Thông tin cơ bản về Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Singapore
Thời gian kí kết: ngày 24/9/1992.
Nơi kí kết: Singapore.
Danh sách thành viên tham gia kí kết: Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Singapore.
Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Singapore được kí kết với mong muốn phát triển và tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
Việt Nam và Singapore thúc đẩy mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa hai nước trên cơ sở pháp luật đang được thực thi tại từng nước.
Các sản phẩm xuất nhập khẩu sẽ được vận chuyển dựa trên những điều khoản cơ bản của những hợp đồng đó được kí kết giữa những người có thẩm quyền của hai nước theo sự điều chỉnh của pháp luật và qui định hiện hành tại mỗi nước.
Mỗi nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của bên kia hoặc các doanh nghiệp và tổ chức thương mại tham gia vào hội chợ triển lãm được tổ chức trên lãnh thổ và khu vực triển lãm do bên kia thực hiện hoặc những doanh nghiệp và những tổ chức thương mại tại lãnh thổ nước mình, sẽ chịu sự điều chỉnh những qui tắc, qui định và luật lệ của nước tổ chức hội chợ và triển lãm đó.
Quan hệ thương mại Việt Nam và Singapore
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam – Singapore 2 tháng đầu năm 2019 đạt 1,11 tỉ USD (giảm 3% so với 2 tháng đầu năm 2018).
Trong đó nhập khẩu từ Singapore trên 624,18 triệu USD (giảm 10,1%), xuất khẩu sang thị trường này 486,47 triệu USD (tăng 7,9%). Như vậy Việt Nam nhập siêu từ Singapore trên 137,71 triệu USD (giảm 43,5% so với cùng kì).
Xăng dầu luôn là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu từ Singapore, chiếm 27,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này, trị giá 173,07 triệu USD, giảm 26,5% so với cùng kì năm 2018.
Trong 2 tháng đầu năm 2019, có rất nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ Singapore tăng cao về kim ngạch so với cùng kì năm ngoái; trong đó nhập khẩu tăng mạnh ở các nhóm hàng như chế phẩm thực phẩm tăng 174,5%, đạt 35,5 triệu USD; dầu mỡ động, thực vật tăng 171,7%, đạt 0,37 triệu USD; phương tiện vận tải khác và phụ tùng tăng 129,5%, đạt 0,33 triệu USD; dược phẩm tăng 108,1%, đạt 2,03 triệu USD.
Ngược lại, nhập khẩu sụt giảm mạnh ở một số nhóm hàng như sắt thép giảm 71,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 51%; vải giảm 56,6%.
Nguồn: vietnambiz/Kinh tế & Tiêu dùng
Trích: http://vinanet.vn