Trong nỗ lực giúp ngành than trong nước thoát khỏi cảnh giá và lợi nhuận giảm sút trong khi chi phí lại tăng, Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 9/10 cho biết bắt đầu từ ngày 15/10 tới sẽ xóa bỏ mức thuế nhập khẩu than 0% đối với các loại than không khói, than luyện cốc, than nắm và các loại than khác, đồng thời khôi phục mức thuế 3% đối với than cốc, than không khói và 6% đối với than không luyện.
Các mức thuế trên sẽ tác động mạnh nhất tới các nhà sản xuất Australia vì đối thủ xuất khẩu than chính của họ là Indonesia lại được miễn thuế nhờ Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Trung Quốc.
Tính đến 30/6 năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu gần 1/4 lượng than luyện xuất khẩu của Australia, với giá trị 5,5 tỷ AUD (4,81 tỷ USD). Nước này cũng đã nhập 3,5 tỷ AUD than nhiệt, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng xuất khẩu than được sử dụng trong các nhà máy điện.
Hiệp hội Khoáng sản Australia cho rằng quyết định áp thuế mới này là không sáng suốt, đồng thời gây sức ép với Chính phủ Australia đòi Bắc Kinh phải thay đổi quyết định với lý do nó sẽ làm tổn hại tới người tiêu dùng Trung Quốc do việc gia tăng chi phí mua than.
Trong tuyên bố được gửi qua thư điện tử, Giám đốc điều hành Hiệp hội trên Brenda Pearson cho rằng “quyết định trên gia tăng các mối đe dọa tới kết quả các cuộc đàm phán về FTA với Trung Quốc dự kiến sẽ kết thúc vào tháng tới. Trong các cuộc đàm phán này, ngành than Australia cũng đã tìm cách xóa bỏ ngay lập tức thuế đối với xuất khẩu than của Australia.”
Nếu vấn đề thuế không được giải quyết trong FTA Australia-Trung Quốc, việc xuất khẩu của BHP Billiton Ltd, Glencore Plc, Rio Tinto Group và các nhà sản xuất nhỏ hơn, trong đó có cả Yancoal Australia Ltd của Trung Quốc, sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy vậy, Bộ trưởng Thương mại Australia, Andrew Robb, cho rằng động thái của Trung Quốc sẽ không làm cản trở các cuộc đàm phán về FTA giữa hai nước và hy vọng tác động tới xuất khẩu than của Australia sẽ hạn chế.
Theo ông, Australia nằm trong số những nước có than chất lượng cao nhất thế giới và Trung Quốc có thể sẽ tiêu thụ hơn 1 tỷ tấn trong vòng 5 năm tới và hy vọng Australia sẽ là nguồn cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu này.
Mức thuế mà Trung Quốc vừa đưa ra nằm trong số các biện pháp mà nước này công bố hồi tháng Chín nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, cấm nhập khẩu và kinh doanh than có lượng bụi và hàm lượng sulfur cao bắt đầu từ năm 2015. Tuy nhiên, những hạn chế này không áp dụng đối với các nhà máy điện chạy than.
Khoảng 70% các nhà khai thác than của Trung Quốc bị lỗ vốn do việc tràn ngập nguồn cung từ Indonesia và Australia, khiến giá than ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp trong vòng sáu năm qua./.
Các mức thuế trên sẽ tác động mạnh nhất tới các nhà sản xuất Australia vì đối thủ xuất khẩu than chính của họ là Indonesia lại được miễn thuế nhờ Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Trung Quốc.
Tính đến 30/6 năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu gần 1/4 lượng than luyện xuất khẩu của Australia, với giá trị 5,5 tỷ AUD (4,81 tỷ USD). Nước này cũng đã nhập 3,5 tỷ AUD than nhiệt, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng xuất khẩu than được sử dụng trong các nhà máy điện.
Hiệp hội Khoáng sản Australia cho rằng quyết định áp thuế mới này là không sáng suốt, đồng thời gây sức ép với Chính phủ Australia đòi Bắc Kinh phải thay đổi quyết định với lý do nó sẽ làm tổn hại tới người tiêu dùng Trung Quốc do việc gia tăng chi phí mua than.
Trong tuyên bố được gửi qua thư điện tử, Giám đốc điều hành Hiệp hội trên Brenda Pearson cho rằng “quyết định trên gia tăng các mối đe dọa tới kết quả các cuộc đàm phán về FTA với Trung Quốc dự kiến sẽ kết thúc vào tháng tới. Trong các cuộc đàm phán này, ngành than Australia cũng đã tìm cách xóa bỏ ngay lập tức thuế đối với xuất khẩu than của Australia.”
Nếu vấn đề thuế không được giải quyết trong FTA Australia-Trung Quốc, việc xuất khẩu của BHP Billiton Ltd, Glencore Plc, Rio Tinto Group và các nhà sản xuất nhỏ hơn, trong đó có cả Yancoal Australia Ltd của Trung Quốc, sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy vậy, Bộ trưởng Thương mại Australia, Andrew Robb, cho rằng động thái của Trung Quốc sẽ không làm cản trở các cuộc đàm phán về FTA giữa hai nước và hy vọng tác động tới xuất khẩu than của Australia sẽ hạn chế.
Theo ông, Australia nằm trong số những nước có than chất lượng cao nhất thế giới và Trung Quốc có thể sẽ tiêu thụ hơn 1 tỷ tấn trong vòng 5 năm tới và hy vọng Australia sẽ là nguồn cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu này.
Mức thuế mà Trung Quốc vừa đưa ra nằm trong số các biện pháp mà nước này công bố hồi tháng Chín nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, cấm nhập khẩu và kinh doanh than có lượng bụi và hàm lượng sulfur cao bắt đầu từ năm 2015. Tuy nhiên, những hạn chế này không áp dụng đối với các nhà máy điện chạy than.
Khoảng 70% các nhà khai thác than của Trung Quốc bị lỗ vốn do việc tràn ngập nguồn cung từ Indonesia và Australia, khiến giá than ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp trong vòng sáu năm qua./.
(ST)