CHÀO MỪNG BẠN TRUY CẬP WEBSITE

      Xin gửi tới Quý Khách hàng lời chào trân trọng !

      Công ty cổ phần Dầu khí Trung Đông Á thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2006, Ngành nghề kinh doanh chính: dầu nhờn, mỡ bôi trơn, dầu đốt và các loại phụ gia của dầu. Cung ứng tàu biển, kinh doanh hoá chất các loại(trừ mặt hàng Nhà nước cấm), vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, lốp ô tô. Dịch vụ vệ sinh công nghiệp...

EVN không đề xuất điều chỉnh giá điện từ nay đến cuối năm

Trao đổi với báo chí ngày 15/9, Phó tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), ông Đinh Quang Tri cho biết, từ nay đến cuối năm, EVN sẽ không xin điều chỉnh giá điện. EVN sẽ tìm mọi biện pháp tối ưu hóa chi phí, tăng lợi nhuận để đưa được khoảng chênh lệch tỷ giá 2.000 tỷ đồng năm 2015 vào mà không bị lỗ.

Tại các cuộc họp của Bộ Công Thương gần đây có ý kiến cho rằng việc nới biên độ tỷ giá vừa qua ảnh hưởng khá lớn đến ngành than, dầu khí và ngành điện. Cụ thể tác động như thế nào thưa ông?

Chúng tôi tính sơ bộ, từ đầu năm 2015 đến nay, do điều chỉnh tỷ giá và nới biên độ, các khoản nợ ngắn hạn (các khoản phải trả nợ ngay) của EVN tăng lên khoảng 240 tỷ.

 EVN không đề xuất điều chỉnh giá điện từ nay đến cuối năm - 1

Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri.

Tỷ giá cũng tác động trực tiếp đến chi phí của EVN ở khâu giá khí vì hiện nay đang tính bằng đồng đô la Mỹ. Vì vậy khi tỷ giá tăng lên, chi phí mua điện của các nhà máy chạy khí sẽ tăng lên, ước tính chi phí tăng lên trong năm 2015 do chênh lệch tỷ giá dẫn đến việc giá mua điện của các nhà máy tăng là khoảng 1.800 tỷ đồng. Như vậy tổng cộng các khoản phải hạch toán ngay trong năm 2015 này là 2.000 tỷ đồng.

Do EVN vay của các tổ chức tín dụng lớn với số lượng lớn, từ nhiều nguồn khác nhau, vay cả bằng đồng đô la Mỹ, đồng yên Nhật và đồng Euro, nên chênh lệch tỷ giá do các khoản vay dài hạn của EVN tăng thêm do điều chỉnh tỷ giá theo chúng tôi tính toán đến cuối năm 2015 là khoảng 10.000 tỷ đồng. Khoản chênh lệch tỷ giá 10.000 tỷ đồng này không phải hạch toán ngay vào trong giá thành. Theo Thông tư 179, các công trình đầu tư, sau khi quyết toán thì các khoản chênh lệch tỷ giá được trích, phân bổ dần trong vòng 5 năm chứ không phải đưa hết ngay vào giá thành. Đối với nhưng khoản vay hình thành tài sản đã đưa vào sử dụng, EVN sẽ phải tính toán để báo cáo Chính phủ cho phép phân bổ dần chi phí này trong nhiều năm, tương tự chênh lệch tỷ giá năm 2011, EVN đã xin phép Chính phủ cho phân bổ dần đến năm 2015 sẽ phân bổ hết. EVN đến nay đã giải quyết còn 4.800 tỷ đồng.

Vậy các khoản chênh lệch này sẽ được xử lý thế nào? Sẽ tính hết vào giá điện?

Với khoản 2.000 tỷ chênh lệch tỷ giá năm 2015 phải đưa ngay vào chi phí sản xuất, EVN sẽ chỉ đạo các Tổng Công ty trực thuộc tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng các nhà máy điện, đặc biệt là các nhà máy thủy điện có giá thành thấp, yêu cầu các nhà máy phát tăng sản lượng, huy động tối đa công suất để tăng lợi nhuận để bù vào. Doanh nghiệp sẽ tìm mọi biện pháp tối ưu hóa chi phí, tăng lợi nhuận để đưa được khoảng chênh lệch tỷ giá 2.000 tỷ đồng năm 2015 vào mà không bị lỗ.

Đối với khoản chênh lệch tỷ giá 10.000 tỷ, có khoản trả trong vòng 20 năm, hoặc có những khoản vay ODA trả trong vòng 30 năm, 10 năm ân hạn thì EVN sẽ xin phép Chính phủ sẽ phân bổ dần chứ không đưa ngay vào giá thành điện. Như vậy trong năm 2015 việc xử lý tài chính của EVN sẽ không có vấn đề gì lớn, vẫn bảo đảm sản xuất kinh doanh được. Chênh lệch giá chúng tôi sẽ giải quyết bằng các giải pháp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận từ các nhà máy có giá thành sản xuất thấp.

Đối với đề xuất của Tập đoàn TKV về việc hạch toán lại các chi phí tăng lên, EVN có ý kiến gì?

Đến nay Bộ Công thương chưa cho phép điều chỉnh tỷ giá đối với bất kỳ doanh nghiệp, kể cả trong hay ngoài EVN, vì vậy EVN sẽ phải chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương, nhưng tôi cho rằng là cũng không điều chỉnh lên được mà trước tiên phải phấn đấu bù đắp chi phí bằng các hoạt động hiệu quả. Trong trường hợp bất khả kháng, không thể xử lý được thì phải báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính có biện pháp xử lý, cũng tương tự như EVN đã kiến nghị là không hạch toán vào chi phí ngay mà cho phép phân bổ dần, lấy lợi nhuận từ những năm sau bù vào, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng vì những khoản nợ này chưa đến hạn trả                   

Vừa qua có một số báo chí đưa tin EVN đang muốn tăng giá điện. Tôi xin khẳng định là trong năm 2015 EVN không đề xuất điều chỉnh giá điện, EVN sẽ chỉ đạo các đơn vị bằng mọi biện pháp khắc phục. Hiện nay các doanh nghiệp khác trong nên kinh tế cũng đang gặp khó khăn, nếu EVN xin điều chỉnh giá điện thì lại càng khó khăn hơn nữa. EVN thấy cần có trách nhiệm phải giữ ổn định từ nay đến cuối năm. Sang năm EVN vẫn phải tính toán tiếp để giữ mức ổn định càng lâu càng tốt.

Trích nguồn :http://www.24h.com.vn/

Hỗ trợ trực tuyến

4384972
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1816
4123
5939
2330825
84918
4384972

Your IP: 3.15.225.177
Server Time: 2024-11-25 09:50:43

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
58 khách & 0 thành viên trực tuyến