CHÀO MỪNG BẠN TRUY CẬP WEBSITE

      Xin gửi tới Quý Khách hàng lời chào trân trọng !

      Công ty cổ phần Dầu khí Trung Đông Á thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2006, Ngành nghề kinh doanh chính: dầu nhờn, mỡ bôi trơn, dầu đốt và các loại phụ gia của dầu. Cung ứng tàu biển, kinh doanh hoá chất các loại(trừ mặt hàng Nhà nước cấm), vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, lốp ô tô. Dịch vụ vệ sinh công nghiệp...

Thổ Nhĩ Kỳ quan trọng thế nào với thị trường năng lượng thế giới?

Nước này nằm ở vị trí trung tâm giữa nhiều châu lục và khu vực lớn của thế giới...

Thổ Nhĩ Kỳ quan trọng thế nào với thị trường năng lượng thế giới?

Những năm gần đây, chính phủ Mỹ thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với kế hoạch tăng cường vận chuyển khí đốt sang châu Âu thông qua hệ thống ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: Kurdish.

Những biến động chính trị tiêu cực tại Thổ Nhĩ Kỳ có ý nghĩa quan trọng với thị trường dầu thế giới, bởi dù không phải nước cung cấp nhiều dầu ra thị trường thế giới nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại là nơi tập trung rất nhiều đường ống dẫn dầu từ khu vực Trung Đông, Trung Á và Nga sang châu Âu, theo một bài bình luận mới đây trên Financial Times.
 
Theo số liệu của chính phủ Mỹ, hiện nay khoảng 2,9 triệu thùng dầu thô và xăng dầu, tức tương đương khoảng 3% tổng sản lượng của toàn thế giới, hiện đang được vận chuyển trên các tàu chở dầu chạy trong các eo biển nhỏ hẹp trong tuyến từ biển Đen sang biển Địa Trung Hải. Khu vực này thuộc quản lý của Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Ngoài ra, tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng có hai hệ thống đường ống quan trọng, một hệ thống từ Azerbaijan và hệ thống còn lại chạy từ Iraq. Cả hai hệ thống này đều chạy đến cảng Ceyhan ở biển Địa Trung Hải. 
 
Công suất của hai hệ thống này ước khoảng 2,7 triệu thùng xăng dầu/ngày, thế nhưng trên thực tế lượng dầu mà hai hệ thống đó vận chuyển thấp hơn một chút bởi thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ tấn công làm hư hại đường ống và còn bởi sản xuất năng lượng của Azerbaijan sụt giảm mạnh. 
 
Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một điểm trung chuyển khí đốt quan trọng vào châu Âu. Năm 2013, BP và một số công ty đối tác đã đồng ý xây dựng hệ thống đường ống vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan sang Italy. Hệ thống này được biết đến với cái tên “Hành lang khí đốt phía Nam”, những khối khí đốt đầu tiên sẽ được vận chuyển qua hệ thống này từ năm 2019. Mỗi năm, sản lượng ước tính khoảng 16 tỷ mét khối.
 
Và cho đến trước cuộc đảo chính cuối tuần này, chính phủ và nhiều doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang trong quá trình bàn thảo về việc mua khí đốt từ tập đoàn năng lượng Leviathan của Israel.
 
“Thổ Nhĩ Kỳ là điểm trung chuyển sản phẩm rất quan trọng của thị trường năng lượng thế giới. Nếu có bất kỳ yếu tố nào gây gián đoạn, thị trường năng lượng sẽ chịu tác động không nhỏ”, giáo sư ngành chính sách năng lượng thế giới tại đại học Columbia, ông Jason Bordoff, nhận định. 
 
Những năm gần đây, chính phủ Mỹ thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với kế hoạch tăng cường vận chuyển khí đốt sang châu Âu thông qua hệ thống ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cũng muốn biến nó thành kênh xuất khẩu dầu cho Iraq. Giáo sư Bordoff nhấn mạnh đã đến lúc chính phủ các nước cần phải đa dạng hóa hơn nữa hệ thống cung cấp năng lượng cho nước mình để tránh trường hợp rủi ro như tại Thổ Nhĩ Kỳ mới đây.
 
Trưởng bộ phận kinh doanh hàng hóa tại ngân hàng ING ở Hà Lan, ông Hamza Khan, cho rằng ảnh hưởng của bất ổn chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ lên thị trường năng lượng thế giới có thể sẽ giảm bớt phần nào bởi thông tin dự trữ xăng dầu của cả Mỹ và châu Âu tăng trong những tuần gần đây.
 
Cùng lúc đó các nhà máy sản xuất năng lượng vẫn hoạt động ở công suất cao gần sát mức kỷ lục. ING dự báo giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 40 USD/thùng trong quý 3 và quý 4 năm nay.
Trích nguồn : http://vneconomy.vn/

Hỗ trợ trực tuyến

4386222
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3066
4123
7189
2330825
86168
4386222

Your IP: 18.117.94.77
Server Time: 2024-11-25 18:02:33

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
76 khách & 0 thành viên trực tuyến