Tổng doanh số bán xe trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN sẽ tăng trưởng 8,1% trong năm 2017, một mức tăng đáng kể so với mức 3,1% năm trước, và tăng hơn gấp đôi tốc độ tăng trưởng dự kiến cho toàn châu Á năm 2017 (3,7%), công ty thông tin tài chính BMI Research của Tập đoàn Fitch dự báo.
Trong đó, Việt Nam, Philippines và Campuchia sẽ trở thành những thị trường hiệu quả nhất trong khu vực ASEAN vào năm 2017 với mức tăng trưởng dự báo lần lượt là 18%, 19,2%, 20,4% và về doanh số bán xe hơi. BMI cho biết "tăng trưởng kinh tế vững chắc, tiêu dùng cá nhân mạnh mẽ và cải cách thuế" là động lực thúc đẩy doanh số bán xe.
Ước tính cho thấy có rất nhiều chỗ cho sự tăng trưởng doanh số xe ô tô trong khu vực Đông Nam Á trong những năm tới. Trong khi các nước giàu hơn như Malaysia và Thái Lan hiện có mức sở hữu xe hơi tương đối cao, 82% và 51% số hộ gia đình vào năm 2014, theo Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ. Trong khi đó, con số của Philippines, Indonesia và Việt Nam lần lượt là 6%, 4% và 2%.
Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh số bán ô tô ở Đông Nam Á dựa trên mức thu nhập cao hơn và tầng lớp trung lưu đang mở rộng ở các nền kinh tế đang phát triển. Đô thị hoá ở đây tuy là một quá trình chuyển đổi tương đối mới nhưng tiến triển rất nhanh chóng.
Đến năm 2025, các thành phố đang phát triển của nhóm City 600 sẽ có khoảng 235 triệu gia đình trung lưu có thu nhập trên 20.000 USD một năm theo sức mua tương đương, viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey cho biết.
Trong số 3 quốc gia được dự đoán đạt mức tăng trưởng doanh số bán xe khoảng 20% vào năm 2017, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,2% trong năm 2016, với dự báo tăng trưởng 6,3% vào năm 2017 theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
 
Tuy nhiên, lượng xe ô tô và xe tải tại các trung tâm đô thị tăng lên làm giao thông ở các thành phố lớn như Bangkok, Jakarta hay Hồ Chí Minh càng thêm tắc nghẽn, cho thấy sự bức thiết trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông trên khắp khu vực. 

Trích nguồn: http.vinanet.vn