Ông cho biết liên quan tới thỏa thuận hạn chế sản lượng dầu mỏ toàn cầu “trong quan điểm của tôi, các yếu tố cơ bản của thị trường đang đi đúng hướng, nhưng đứng trên góc độ tồn kho dư thừa lớn trong những năm qua, việc cắt giảm cần phải có thời gian để đạt được hiệu quả”. “Các dự đoán hiện nay chỉ ra thị trường sẽ tái cân bằng trong quý 4 năm nay, có tính đến sự gia tăng trong sản lượng dầu đá phiến”.
Khi được hỏi về giá dầu giảm gần đây, Falih cho biết “các thị trường xác định giá nhưng bản thân nó được xác định bởi các biến số không thể xác định được bên ngoài tầm kiểm soát của các quốc gia sản xuất”. “Biến động trong ngắn hạn chủ yếu phản ánh các yếu tố ngắn hạn ... cũng như vai trò của các nhà đầu cơ trên thị trường chứng khoán gia tăng sự biến động của thị trường”.
Giá dầu giảm trong phiên 19/6 bị sức ép giảm của số giàn khoan tại Mỹ tiếp tục tăng hỗ trợ nguồn cung toàn cầu duy trì ở mức cao, bất chấp nỗ lực cắt giảm sản lượng để siết chặt thì trường của OPEC.
Giá dầu giảm khoảng 14% kể từ cuối tháng 5, khi các nhẩn xuất dẫn đầu là OPEC gia hạn cam kết cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày thêm 9 tháng nữa.
Ông Falih cho biết các bể chứa nổi giảm tương đối mạnh khoảng 50 triệu thùng và lượng lưu kho trên đất liền của các quốc gia công nghiệp hóa giảm 65 triệu thùng so với tháng 7/2015.
Ông cho biết việc tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC trong tháng 4 và tháng 5 là trên 100%, ông cũng dự kiến sản lượng của Libya trở lại mức bình thường.
Hai thành viên của OPEC, Libya và Nigeria được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung do bất ổn đã hạn chế sản lượng của họ.
 
Ông cho biết mức sản lượng tại Libya và Nigeria là trong phạm vi đã xác định khi OPEC nhóm họp vào tháng 9/2016 tại Algeria, để quyết định cắt giảm sản lượng lần đầu tiên kể từ năm 2008, nên sản lượng của họ không đe dọa sáng kiến của OPEC.
Sản lượng của OPEC tăng 336.000 thùng/ngày trong tháng 5 lên 32,14 triệu thùng/ngày, bởi sự phục hồi sản lượng của Nigeria và Libya.
Nguồn: VITIC/Reuters