Cập nhật lúc 16h30 ngày 24/3:
Thế giới: 383.345 người mắc, 16.582 người tử vong, trong đó:
- Ý: 63.927 người mắc; 6.077 người tử vong.
- Mỹ: 46.148 người mắc; 582 người tử vong.
Ý: Nhà chức trách Ý cho hay tính đến sáng ngày 24/3 số ca tử vong do COVID-19 ở nước này đã tăng thêm 602 ca, lên 6.078 ca tử vong. Số ca tử vong tăng thêm 11%, nhưng là mức tăng ít nhất xét về số ca kể từ hôm 19/3.
Trước đó, vào các ngày 20/3, 21/3 và 22/3, nước Ý lần lượt ghi nhận số ca tử vong mới là 627, 793 và 651 ca.
Trong khi đó, tổng số ca nhiễm ở Ý đã tăng từ 59.138 ca lên 63.927 ca, tức tăng khoảng 8%. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ khi dịch lây lan nhanh ở Ý vào ngày 21/2. Số ca hồi phục ở Ý đã tăng từ 7.024 ca lên 7.432 ca.
Mỹ: Theo cập nhật của trang Worldometers tính hết ngày 23/4, số ca nhiễm COVID_19 ở Mỹ đã tăng thêm 9.883 ca, tổng cộng 46.148 ca. Số ca tử vong thêm 132 ca, lên 545 ca. Hiện Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ý.
Tại Anh: Nước này có thêm 54 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 ở nước này lên 335 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm đã tăng từ 5.683 lên 6.650 ca trong ngày 23/3.
Thổ Nhĩ Kỳ: Theo thông báo mới nất tính đến chiều 24/3, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng thêm 7 ca, lên 37 ca. Số ca nhiễm tăng lên 293 ca, nâng tổng lên 1.529 ca.
Ấn Độ Tính đến sáng 24/3, nước này ghi nhận gần 500 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 9 trường hợp tử vong. New Delhi đã phong tỏa hoàn toàn 30 bang và vùng lãnh thổ liên bang, bao gồm tổng cộng 548 quận huyện, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
-
-
- Đồ họa: Ngọc Thành
- Nguồn Tuổi trẻ
- Malaysia: Bộ Y tế Malaysia ghi nhận thêm 106 ca COVID-19 trong ngày 24/3, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 lên 1.624 ca, bao gồm 15 ca tử vong. Bộ cho biết 43 ca mới có liên quan đến một buổi lễ tôn giáo tụ tập đông người hồi tháng 2. Hiện Malaysia vẫn có số ca nhiễm cao nhất Đông Nam Á.
Philippines: Theo cơ quan ngôn luộn Philippines, nước này ghi nhận thêm 90 ca COVID-19 mới trong ngày 24/3, mức tăng lớn nhất hàng ngày tại nước này, nâng tổng số ca nhiễm lên 552 ca. Bộ cũng báo cáo thêm 2 ca tử vong, nâng số ca tử vong vì COVID-19 của nước này lên 35 ca.
Indonesia: Theo báo cáo mới nhất từ bộ y tế Indonesia ngày 24/3 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 107 ca nhiễm mới, số lượng ca nhiễm nhiều nhất trong một ngày, nâng tổng số ca COVID-19 toàn quốc lên 686 ca.
Thái Lan: Thủ tướng Prayuth Chan-ocha thông báo trong cuộc họp báo ngày 24/3 rằng Thái Lan sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp một tháng, bắt đầu từ 26/3 để ứng phó với dịch COVID-19. Hiện Thái Lan đã ghi nhận thêm 3 ca tử vong và 106 ca nhiễm mới trong ngày 24/3, nâng tổng số ca nhiễm cả nước lên 827 ca.
Lào: Tại Lào, trong cuộc họp báo chiều 24/3, đại diện Bộ Y tế Lào cho biết, nước này đã có 2 trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên. Như vậy, Lào là quốc gia cuối cùng tại Đông Nam Á đã bị nhiễm COVID-19. Cả hai bệnh nhân đều đi thăm và làm việc tại Thái Lan trong thời gian qua.
Đài Loan: (Trung Quốc) Theo thông báo chiều 24/3 cho biết, có thêm 20 ca mắc bệnh Covid-19, nâng tổng số ca mắc bệnh dịch nguy hiểm tại vùng lãnh thổ này lên 215 ca. Trong khi, các quan chức tỉnh Hồ Bắc - tâm dịch Covid-19 ở Trung Quốc thông báo, tỉnh này sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại sau 2 tháng bị phong tỏa.
Hàn Quốc: Bộ Y tế nước này này vừa ghi nhận thêm 76 ca nhiễm, nâng tổng số ca COVID-19 ở nước này lên 9.037 ca, trong đó 118 ca tử vong.
Việt Nam: Tính đến 16h30 ngày 24/3 Việt Nam có 123 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, 16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1); 01 bệnh nhân (BN18) mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến 20/3) được chữa khỏi (giai đoạn 2).
Xem chi tiết tại đây
Bộ Công Thương thực hiện kế hoạch ứng phó COVID-19- Bảo đảm nguồn cung khi thị trường xảy ra biến động
Thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Công Thương ứng phó với tác động của dịch Covid-19, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày tình hình kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và cập nhật kết quả kiểm tra, xử lý thường xuyên lên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, Chuyên trang hành động của Bộ và trang thông tin điện tử của Tổng cục. Theo đó, đến nay, tổng số vụ kiểm tra, giám sát, xử lý của lực lượng quản lý thị trường: 6.709 vụ; Số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 2.487.381.000 đồng.
-
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương
- Đối với công tác bảo đảm cân đối, cung ứng hàng hóa phục vụ người dân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông thông tin, Bộ đã thường xuyên theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường thông qua trao đổi trực tiếp, tổng hợp thông tin báo cáo từ các địa phương về diễn biến tình hình thị trường, cung cầu, giá cả các hàng hóa thiết yếu trong thời gian diễn ra dịch Covid-19; Kịp thời phối hợp chỉ đạo các Sở Công Thương địa phương có phương án bảo đảm nguồn cung khi thị trường xảy ra biến động, nhất là tại các địa phương đang có dịch như Thành phố Hà Nội, các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Hải Dương... Bên cạnh đó, Bộ cũng hỗ trợ kết nối và cung ứng mặt hàng khẩu trang trong hệ thống phân phối, phục vụ đủ cho nhu cầu của người dân. Vụ Thị trường trong nước cũng đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất các giải pháp liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm gia súc, gia cầm, nông sản, giấy…
Bộ Công Thương cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp do Lãnh đạo Bộ chủ trì, trao đổi, làm việc với các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, Hiệp hội dệt may, Tập đoàn dệt may để nắm bắt tình hình sản xuất, cung ứng của các đơn vị.Cho đến nay, qua tổng hợp tình hình sản xuất khẩu trang vải của hơn 20 đơn vị, gồm: Tập đoàn, các doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may tham gia may khẩu trang, tổng lượng khẩu trang vải kháng khuẩn có thể đưa ra thị trường cho tới 31/3/2020 vào khoảng gần 60 triệu triếc triệu chiếc với năng lực may trung bình trên 1,1 triệu chiếc/ngày. Dự kiến trong nửa đầu tháng 4/2020, các doanh nghiệp sẽ sản xuất và cung ứng ra thị trường trên 30 triệu khẩu trang vải kháng khuẩn, và khẩu trang vải kháng giọt bắn./.