Các chuyên gia chỉ ra rằng do việc sử dụng kháng sinh quá thường xuyên, kể cả trong chăn nuôi, nhiều bệnh nhiễm khuẩn, kể cả các chủng vi khuẩn như lậu, lao và salmonella cũng trở nên rất phức tạp và đôi khi không thể điều trị được.
Giáo sư y khoa Steffany Strathdee ở Đại học California ở San Diego lưu ý, trong bối cảnh đại dịch và lượng kháng sinh tiêu thụ không kiểm soát, thế giới có thể nhanh chóng phải đối mặt với vi khuẩn gây bệnh mới.
"Không giống như Covid-19 là dịch bệnh phát sinh đột ngột, khủng hoảng siêu vi khuẩn chỉ đang nóng lên nhưng đã là một đại dịch. Đây đã là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, và vì hậu quả Covid-19, tình hình ngày càng tồi tệ hơn" - giáo sư Steffany Strathdee nhấn mạnh.
Trước đó, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu (ECDC) cũng đưa ra cảnh báo, các bệnh nhiễm trùng do siêu vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc kháng sinh làm 33.000 người tử vong mỗi năm tại châu Âu, gây thiệt hại tương đương các bệnh cúm, lao và HIV cộng lại.
Nghiên cứu của ECDC cho thấy, ảnh hưởng của các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc gia tăng kể từ năm 2007, trong đó các trường hợp siêu vi khuẩn kháng phần lớn những loại kháng sinh mạnh nhất được dự phòng như phương án điều trị cuối cùng, gồm cả loại thuốc carbapenem. ECDC bày tỏ lo ngại rằng, hiện nay các thuốc kháng sinh này là phương án điều trị cuối cùng nhưng khi chúng không có hiệu quả nữa, thì việc điều trị các bệnh nhiễm trùng trở nên vô cùng khó khăn, trong nhiều trường hợp là không thể điều trị.
Các chuyên gia ước tính, khoảng 70% vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đã kháng ít nhất một loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị. Điều này đã khiến sự tiến hóa của các loại siêu vi khuẩn có thể kháng một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với y học.
Trích: https://dantri.com.vn
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
Trang web hiện có:
80 khách & 0 thành viên trực tuyến