NGHỊ ĐỊNH 83/2014/NĐ-CP: Có xóa được những “cơn sóng lớn” về giá xăng dầu?

Việc điều hành giá xăng dầu tăng, giảm liên tục thời gian qua đã gây “sốc” đối với doanh nghiệp (DN) và người dân, tác động tiêu cực đến thị trường tiêu dùng và gây bức xúc dư luận. Do đó, việc Chính phủ ban hành Nghị định 83 thay thế Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng (NTD). Tại Hội nghị phổ biến Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu diễn ra sáng 19.9, ông Phan Thế Ruệ - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam - khẳng định, Nghị định 83 có nhiều tiến bộ nhưng vẫn tồn tại những vấn đề phải xem xét.

DN bị dồn nén
Nghị định 83 có nhiều điểm mới như thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá xăng dầu liên tiếp tối thiểu 15 ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa 15 ngày đối với trường hợp giảm giá; không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa 2 lần giảm và số lần giảm giá; trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi 3% so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá,…
Đây là những điều chỉnh được cho là linh hoạt và thận trọng khi có sự biến động về giá mặt hàng này trên thị trường quốc tế - điều rất đáng mừng đối với DN, cũng như NTD nói chung. Nghị định 83 quy định: nếu giá cơ sở tăng từ 0 - 3% thì DN tự quyết. Nếu tăng từ 3 - 7%, việc điều chỉnh giá có sự chỉ đạo của các bộ và trên 7% là do Chính phủ quyết định. Tuy nhiên, ông Ruệ cho rằng, nếu cho tăng liên tục thì sẽ không có cơ hội để tăng lên 7%. “Đầu tiên ban soạn thảo chỉ cho 2%, nhưng tôi kiến nghị lên 3% để xăng dầu tiếp cận được giá thị trường. Giữa 2 lần điều chỉnh tăng giá tối thiểu là 15 ngày và giảm giá tối đa là 15 ngày, và từ 0-3% là phải 15 ngày nên rất khó cho DN, DN sẽ bị dồn nén”.
Lợi cho người tiêu dùng?
Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng, thị trường kinh doanh xăng dầu nếu được thực hiện theo cơ chế thị trường như trong Nghị định 83 sẽ có tính cạnh tranh, bởi việc tăng giảm sẽ do DN quyết định nên việc kinh doanh xăng dầu sẽ có rất nhiều giá. Điều này sẽ rất tốt cho việc tạo tính cạnh tranh, bởi nếu đã cạnh tranh bằng giá thì hưởng lợi nhiều nhất vẫn là NTD. Đây chính là tiến bộ và cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ đối với việc thị trường hóa xăng dầu. Tuy nhiên, điều này sẽ gây bất cập, mang lại rủi ro trong quản lý.
Khó khăn nữa là việc vận hành Quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng dầu. Ông Ruệ cho biết, ngay từ đầu hiệp hội đã không tán thành quỹ bình ổn giá, nhưng sau khi nghiên cứu lại thì một số nước vẫn dùng quỹ này. Theo đó, nếu giá xăng dầu tăng ở mức vừa phải thì vẫn dùng quỹ được, nên vẫn đồng ý giữ quỹ bình ổn. Mặt khác, bình ổn không phải là để mãi ở mức giá đó, mà là để chống giá đó lên đột biến. Do đó, Nghị định 84 hiểu về quỹ bình ổn không đầy đủ, nhưng lần này đã ghi rất rõ nguyên tắc trích lập và nguyên tắc quản lý.
Mặc dù trong nghị định mới quy định về kinh doanh xăng dầu có những điểm có lợi cho NTD, nhưng nhiều ý kiến vẫn cho rằng, việc tăng, giảm giá xăng dầu có minh bạch hay không, còn phụ thuộc rất lớn vào điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

 (ST)

Hỗ trợ trực tuyến

4381453
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2420
956
18550
2313301
81399
4381453

Your IP: 18.191.165.192
Server Time: 2024-11-24 17:33:28

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
75 khách & 0 thành viên trực tuyến