Sau hai lần hoãn, ngày 23 – 24/9 vừa qua, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa hành chính sơ thẩm vụ Cty TNHH Mạnh Cầm (quận Thanh Xuân, Hà Nội) kiện Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội liên quan đến sản phẩm sữa dê Danlait.
Thời gian tạm giữ quá dài
Theo hồ sơ vụ việc, ngày 21/2/2013 Đội Quản lý thị trường số 12 (Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã kiểm tra kho hàng của Cty TNHH Mạnh Cầm tại địa chỉ 32 Nguyễn Viết Xuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội và niêm phong toàn bộ 5.600 hộp sữa dê Danlait của Cty do nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm.
Cơ quan QLTT đã gửi mẫu đi kiểm nghiệm chất lượng. Đến tháng 3/2013, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Bộ Y tế đã có kết luận kiểm nghiệm sữa Danlait do Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội gửi mẫu. Kết quả cho thấy tất cả chỉ số của sữa đều trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, QLTT Hà Nội vẫn giữ lô hàng gần 3 tháng. Sau gần 3 tháng tạm giữ từ ngày 21/2-13/5/2013, phía Chi Cục QLTT Hà Nội đã trả lại toàn bộ số sữa dê Danlait bị tạm giữ. Đáng chú ý, cùng với việc trả lại sữa, Chi cục QLTT Hà Nội đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Cty Mạnh Cầm vì lỗi ghi sai nhãn phụ hàng hóa và xử phạt 15 triệu đồng trên toàn bộ giá trị lô hàng.
Theo đại diện Cty Mạnh Cầm, do không được bảo quản theo đúng quy trình đã khiến hầu hết sản phẩm bị mốc, móp méo và không bán được nên DN đã khởi kiện Chi cục QLTT ra tòa án. Đơn khởi kiện Cơ quan QLTT và cá nhân ông Vương Trí Dũng - Phó Chi cục trưởng, Chi Cục QLTT Hà Nội (người ký quyết định) đã được TAND TP Hà Nội tiếp nhận từ 9/7/2013.
Theo đơn kiện, Cty Mạnh Cầm cho rằng, lô hàng 5.600 hộp sữa đã thu giữ bị Chi cục QLTT Hà Nội bảo quản không tốt khiến hư hỏng gây thiệt hại 1,25 tỷ đồng. Cty Mạnh Cầm yêu cầu Chi cục QLTT Hà Nội phải bồi thường hoàn toàn. Bên cạnh đó, QLTT Hà Nội đã có những phát biểu không đúng sự thật trước một số cơ quan báo chí về sản phẩm sữa dê Danlait, gây thiệt hại về uy tín, thương hiệu cho công ty. Do đó, Cty Mạnh Cầm yêu cầu mức bồi thường thiệt hại lên tới 26 tỷ đồng.
Theo ông Đặng Vinh Sang - Phó GĐ Cty Mạnh Cầm, các mẫu kiểm tra sữa dê Danlait đều được cơ quan y tế của cả phía VN và Cộng hòa Pháp khẳng định, đây là sản phẩm nhập khẩu và phân phối tại VN đạt chất lượng như thành phần đã công bố trên nhãn mác, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ cũng như an toàn cho người tiêu dùng. Cty Mạnh Cầm là DN phân phối độc quyền sản phẩm này tại VN. Trong khi chưa có kết quả kiểm nghiệm, ông Vương Chí Dũng đã cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và thương hiệu của DN. Tính đến nay, cơ hội tồn tại của sản phẩm sữa dê Danlait tại thị trường VN đã gần như không còn.
Thiệt hại DN chịu
Tại phiên tòa, luật sư đại diên cho cơ quan QLTT cho rằng, Đội GLTT số 12 kiểm tra Cty Mạnh Cầm theo công văn khẩn của Cục trưởng Cục QLTT, Bộ Công Thương. Việc làm của Đội là đúng vì đã phát hiện sai phạm của Cty Mạnh Cầm và đã xử phạt hành chính. Do số tiền xử phạt hơn 10 triệu đồng, Đội trưởng 12 không đủ thẩm quyền phải đề xuất Chi cục ra quyết định. Chi cục trưởng có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đã ủy quyền cho cấp phó là ông Dũng. Theo luật sư, điều đó đúng quy định của pháp luật.
Theo vị LS này, qua kiểm tra, đã phát hiện Cty Mạnh Cầm vi phạm. Trong đó, nhãn phụ hàng hóa của sữa Danlait bắt buộc phải chú thích thêm khuyến cáo là pha chế bằng cốc chén, muỗng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, trên các sản phẩm sữa của Cty Mạnh Cầm không hề có nội dung này. Sữa Danlait được xác định là thực phẩm bổ sung, nhưng trên tờ khai hải quan lại ghi là sữa.
Đặc biệt là quá trình kiểm tra đã phát hiện sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị sản phẩm ghi trong phiếu xuất kho và giá trị sữa ghi trong hóa đơn GTGT của DN. Điều này cho thấy, Cty Mạnh Cầm có dấu hiệu trốn thuế. Theo QLTT Hà Nội, 190 tờ phiếu xuất kho của Cty Mạnh Cầm ghi giá trên phiếu là 410.000 đồng một lon song trên hóa đơn GTGT chỉ là 115.000 đồng. Vì vậy Chi cục chuyển số tang vật này cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Đại diện DN thì cho rằng, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan QLTT còn yêu cầu chuyển 190 phiếu xuất kho của DN cho cơ quan thuế quận Thanh Xuân là trái luật. Bởi vì, trong biên bản vi phạm hành chính không hề đề cập đến số phiếu xuất kho là đối tượng bị xử lý.
Ngoài việc đòi bồi thường, phía DN đã đề nghị tòa tuyên buộc ông Vương Trí Dũng phải xin lỗi công khai vì đã cung cấp thông tin cho báo chí không đúng sự thật, gây ảnh hưởng trầm trọng đến uy tín của thương hiệu. Đồng thời, Cty Mạnh Cầm cũng yêu cầu tòa tuyên hủy quyết định do ông Vương Trí Dũng đã ký về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với DN.
Trong ngày thứ hai của phiên xử, đại diện VKS đã chỉ ra một số thiếu sót của hội đồng xét xử. VKS cho rằng, trong vụ kiện này TAND Hà Nội không xác minh, thu thập chứng cứ cũng như yêu cầu các bên đương sự cung cấp bằng chứng làm rõ các tình tiết. Với 190 phiếu xuất kho thu giữ của Cty Mạnh Cầm rồi chuyển cơ quan thuế, đại diện Chi cục QLTT Hà Nội cho là đã giải quyết đúng quy định vì nghi có vi phạm pháp luật về thuế. Nhưng theo VKS, đến giờ Chi cục chưa cung cấp kết luận của cơ quan chức năng xác định Cty Mạnh Cầm sai phạm như thế nào. Hơn nữa, tòa án cũng chưa thu thập chứng cứ trong việc này để làm căn cứ giải quyết. Thứ hai, với 7.190 lon sữa được phía nguyên đơn cho là có giá trị 1,25 tỷ đồng và coi đây là số tiền thiệt hại để đòi bị đơn bồi thường, VKS cho rằng tòa chưa yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ hay tổ chức xác minh thẩm định. Tòa nghỉ nghị án đến 27/9.
Tính đến nay, cơ hội tồn tại của sản phẩm sữa dê Danlait tại thị trường VN đã gần như không còn.
Định giá thiệt hại
Những quyết định hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sẽ được nhà nước bồi thường. Thực tế, việc bồi thường này đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Điển hình là vụ việc Cảnh sát Giao thông Hải Dương đã phải bồi thường trên 600 triệu đồng cho lô hàng đông lạnh của một DN. Cán bộ cảnh sát giao thông đã ra quyết định tạm giữ lô hàng không đúng thẩm quyền gây hư hỏng, thiệt hại tài sản của DN và đã phải bồi thường. Cơ quan cấp nào ra quyết định sai trái gây thiệt hại thì ngân sách cấp đó sẽ phải chi trả bồi thường. Giả sử trong trường hợp Cty Mạnh Cầm được tòa tuyên thắng kiện thì ngân sách thành phố sẽ phải trích ra để chi trả. Vì đây là quyết định hành chính của một cơ quan do một người chịu trách nhiệm ký nên cơ quan đó sẽ phải đứng ra bồi thường. Sau đó, cơ quan có thể sẽ đòi lại cá nhân sai phạm sau. Điều đáng bàn tại vụ việc trên, trong khi vi phạm của DN được cơ quan QLTT chỉ ra chỉ là sai về nhãn mác. Lỗi này liệu đã đủ để tạm giữ lâu đến như vậy và gây thiệt hại cho DN với giá trị rất lớn. So sánh với vụ việc tại Hai Dương, sữa có thể để lâu hơn hàng đông lạnh. Nhưng người ra quyết định xử phạt cũng cần tính đến khả năng, DN không vi phạm thì lô hàng đó sẽ phải trả lại. Bên cạnh đó, các thiệt hại như DN nêu về thương hiệu cũng cần phải tính đến. Rõ ràng nếu cơ quan QLTT có những tuyên bố thiếu chuẩn xác hoặc xử lý vấn đề chưa đúng thì thiệt hại về mặt thương hiệu chắc chắn là có. Thành lập một cơ quan định giá thương hiệu trong trường hợp này là cần thiết. |
Loạn tên sữa Từ việc nhãn mác của vụ sữa dê Danlait của Cty Mạnh Cầm trong thời gian gần đây, nhiều người tiêu dùng dường như "tỉnh ngộ" và bắt đầu giật mình về tên gọi của những sản phẩm sữa cho trẻ em. Hiện nay thị trường những mặt hàng đóng hộp như người tiêu dùng vẫn gọi là sữa rất đa dạng và phong phú. Ngay một hãng sữa cũng đã có rất nhiều các loại sữa hay thực phẩm bổ sung với quá nhiều tên gọi khác nhau. Ông Lê Văn Giang, Cục phó Cục An toàn thực phẩm cho hay, trước kia chưa có Quy chuẩn Việt Nam QCVN 5-2:2010/BYT nhiều sản phẩm không đủ hàm lượng 34% vẫn gọi là sữa bột nhưng kể từ ngày 1/1/2011 Quy chuẩn trên có hiệu lực các sản phẩm không đủ hàm lượng protein 34% được gọi theo các tên khác như thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng, thức ăn công thức dinh dưỡng để đúng với bản chất sản phẩm hơn và dễ phân biệt cho người tiêu dùng. Ông Giang cho hay, việc chia nhỏ các tên gọi của các sản phẩm trên là cần thiết để phù hợp cho tùy từng đối tượng. Tuy nhiên, dường như chính sự thay đổi đó để các loại sữa trở về với đúng bản chất của mình nhưng lại trở thành bài toán khó đối với người tiêu dùng bởi nó nảy sinh ra quá nhiều tên gọi. Có một thực tế hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thực phẩm cho trẻ nhỏ lại ghi những dòng chữ về thực phẩm bổ sung hay thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ. Tuy nhiên, do những cái tên mới này nằm ở những góc khuất rất khiêm tốn, cao chưa đến 1cm nên ít người tiêu dùng để ý. Khi được hỏi về vấn đề ghi nhãn chữ chưa thống nhất cách ghi, ông Giang lý giải, đúng là sau khi đổi tên, nhiều hãng vẫn ghi nguyên tên cũ, chỉ bỏ đi một chữ sữa và họ thay vào đó là cụm từ thực phẩm tăng cường chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung... rất nhỏ và khó đọc. Cụm từ này nhiều khi người tiêu dùng và cả nhà quản lý tìm nhòe cả mắt cũng không ra. Tuy nhiên, những quy định về cỡ chữ và vị trí ghi nhãn vẫn chưa hoàn thiện. Bởi vậy, cơ quan chức năng vẫn không đủ pháp lý để xử lý, vì DN vẫn ghi đầy đủ, chỉ khác kích cỡ chữ to nhỏ. |
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
Trang web hiện có:
78 khách & 0 thành viên trực tuyến