Chớ xem nhẹ việc xây dựng thương hiệu

- Theo các chuyên gia kinh tế, giá trị thương hiệu tạo nên 70% giá thành sản phẩm.
Muốn hàng Việt chiếm được lòng tin của người tiêu dùng đòi hỏi các DN Việt Nam phải chú trọng xây dựng nhãn hàng riêng, đồng thời đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu.
Vay mượn nhãn hiệu ngoại
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong thời gian qua, mặc dù sản phẩm dệt may của Việt Nam không thua kém hàng ngoại nhập, thế nhưng ngày càng nhiều DN dệt may lại sử dụng nhãn hiệu ngoại thông qua việc chuyển nhượng. Cụ thể, Tổng Công ty May An Phước với nhãn hiệu Pierre Cardin, Tổng Công ty Việt Tiến với Manhattan, Tổng Công ty May Nhà Bè với Mattana… Trong “Tuần hàng Việt 2015” do Bộ Công Thương vừa tổ chức, đại diện Tổng Công ty May Việt Tiến cho biết: Manhattan là thương hiệu thời trang cao cấp thuộc Tập đoàn Perry Ellis International và Perry Ellis International Europe của Mỹ đã nhượng quyền cho Việt Tiến sử dụng nhãn hiệu này với mức giá 36.000 USD/năm.
Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm may mặc nhãn hiệu Mattana của DN May Nhà Bè. 	Ảnh: Hoài Nam
Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm may mặc nhãn hiệu Mattana của DN May Nhà Bè. Ảnh: Hoài Nam
Theo các DN ngành dệt may, sở dĩ các DN trong nước phải sử dụng nhãn hiệu ngoại gắn lên hàng nội là do người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, cứ thấy hàng ngoại là mua mà không cần suy xét cùng một mặt hàng thì hàng nội tốt hơn hay hàng ngoại tốt hơn. Trong khi có rất nhiều mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm dệt may, giày dép, nông sản... vẫn được thị trường nước ngoài ưa chuộng nhưng người tiêu dùng trong nước lại chưa mặn mà. Tuy nhiên, về vấn đề này, theo bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công Thương: Mặc dù việc sử dụng nhãn hiệu ngoại sẽ có tác dụng giúp DN tiêu thụ sản phẩm, nhưng điều đó cũng cho thấy chính bản thân DN lại “quên” xây dựng nhãn hiệu hàng hóa thuần Việt.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, dệt may Việt Nam một thời gian dài đã đi ngược với sự phát triển của thế giới, thay vì phát triển nội địa trước mới ra nước ngoài, lại phát triển xuất khẩu trước và đang chật vật khó khăn để trở lại sân nhà.
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp
Tại buổi giao lưu trực tuyến “Để hàng Việt mở rộng thị trường trong nước và thế giới” do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức mới đây, nhiều DN đều cho rằng không phải DN trong nước lãng quên việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa. Song để làm được việc này đòi hỏi sự giúp đỡ của cơ quan quản lý. “Tuy nhiên, các cơ quan quản lý chưa hỗ trợ DN tối đa trong việc xây dựng thương hiệu, nhãn hàng hóa” - đại diện DN thuộc Hiệp hội DN vừa và nhỏ Hà Nội nêu ý kiến. Chính vì vậy, các DN mong muốn cơ quan quản lý hỗ trợ trong hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nhất là khi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.
Bà Nguyễn Thị Mai Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch TP Hà Nội (HITTPC) cho biết: Các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các DN Việt Nam khi phải đối mặt với hàng ngoại nhập. HITTPC mặc dù mới được thành lập nhưng với chức năng, nhiệm vụ được UBND TP giao đã xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là làm thế nào có thể đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, HITTPC phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương Hà Nội tổ chức chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Trong những tháng cuối năm 2015, HITTPC sẽ tổ chức Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam, qua đó liên kết các tỉnh, thành cả nước đưa sản phẩm về tiêu thụ tại Hà Nội, đồng thời giúp DN cải tiến bao bì, mẫu mã sản phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Dự kiến, trong năm 2016, HITTPC sẽ đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, qua đó quảng bá hàng Việt. Cụ thể: Duy trì chương trình nâng cao năng lực phát triển sản phẩm DN thông qua hoạt động hợp tác với Viện Thiết kế sản phẩm Thụy Điển hỗ trợ DN cải tiến mẫu mã sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc - vốn là điểm lợi thế của Hà Nội. “Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý còn đòi hỏi các DN sản xuất phải chủ động trong việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu. Đây là điều mà các DN phải nhận thức rất rõ ràng, nếu không khó có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Việt” - bà Anh cảnh báo.

 Trích nguồn : ktdt.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4385508
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2352
4123
6475
2330825
85454
4385508

Your IP: 3.133.108.224
Server Time: 2024-11-25 13:29:21

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
80 khách & 0 thành viên trực tuyến