Tại cuộc hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, diễn ra từ 12/11 đến 12/12 ở tổ hợp đa chức năng Hà Nội - Moscow (Incentra), gây nhiều chú ý với người tiêu dùng Nga không phải mặt hàng quần áo, vốn có lợi thế xuất khẩu lâu nay, mà chính là sữa, đồ gỗ và hàng mỹ nghệ.
Hơn 160 doanh nghiệp Việt Nam cùng 12 nghìn mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vừa có chuyến “xuất quân” tới thủ đô Moscow của Nga.
Các đơn vị nòng cốt tổ chức sự kiện này như Incentra, BIDV đang tìm cách đẩy mạnh dòng chảy thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Tâm điểm sữa và đồ gỗ
Tại cuộc hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, diễn ra từ 12/11 đến 12/12 ở tổ hợp đa chức năng Hà Nội - Moscow (Incentra), gây nhiều chú ý với người tiêu dùng Nga không phải mặt hàng quần áo của Việt Nam, vốn có lợi thế xuất khẩu lâu nay, mà chính là sữa, đồ gỗ và hàng mỹ nghệ.
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Đối ngoại và Dịch vụ khách hàng của Tập đoàn TH nói, TH đã chuyển đến Moscow 3 tấn hàng, trong đó có 1 tấn hàng lạnh, bao gồm 38 dòng sản phẩm sữa nước, sữa chua, lợi khuẩn, sữa chức năng và kem. Lô hàng này dự kiến bán trong 10 ngày, nhưng chỉ sau 2 ngày đã... bán gần hết.
“Rất ngạc nhiên là người Nga lại thích kem và sữa chua TH, dù sản phẩm bản địa tràn ngập các siêu thị. Nhiều người xếp hàng mua 4 - 5 lần và gọi bạn bè đến mua. Một người Việt ở Nga lâu năm tưởng chê nhưng lại khen: ngon như kem Nga”, ông Thành kể.
Với đồ gỗ cao cấp, ông Nguyễn Thanh Sơn, nhân viên kinh doanh Công ty TNHH Hiệp Long nói, công ty này mang theo 2 container, tương đương 30 tấn đồ gỗ cao cấp, dành cho resort, bể bơi, khu nghỉ dưỡng, trong 2 ngày đầu đã bán được một nửa. Tất cả sản phẩm đều thu trước tiền đặt cọc và giao hàng vào ngày công ty rời hội chợ.
“Bán lẻ rất chạy hàng nhưng bán buôn thì ít. Một số khách hàng kêu giá cao khi so bì với sản phẩm IKEA nhưng phân khúc của Hiệp Long là cao cấp nên không lo”, ông Sơn lạc quan.
Mặc dù dệt may là thế mạnh xuất khẩu sang châu Âu, nhưng chủ một thương hiệu may có tiếng trong các siêu thị lớn như Lotte tại Hà Nội than phiền: “Ai đời quần áo lại đánh thuế theo kg! Nếu biết trước thuế đánh kiểu này, tôi không mang nhiều đồ như thế!”. Bà cho biết thêm đã mang theo 600 kg hàng, riêng tiền thuế ngốn gần 80 triệu đồng nên giá hơi cao, bán chậm.
Về vấn đề này, một thành viên ban tổ chức giải thích: “Sở dĩ hải quan Nga đánh thuế hàng may mặc theo kg là vì doanh nghiệp Việt Nam tưởng khôn, kê khai đơn giá theo sản phẩm thấp để tránh thuế, ví dụ, rất nhiều chiếc áo giá chỉ…1 USD. Tuy nhiên, hải quan nước nào cũng vậy, nếu áp thuế theo đơn giá/sản phẩm mà thấp, họ sẽ xoay sang lô với lạng ngay!”.
Phép thử cho kỳ vọng
12 nghìn mặt hàng nông sản thực phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, gốm sứ, thủy sản, bánh kẹo trà cà phê và sữa… cùng các gian hàng của doanh nghiệp Nga được bố trí tại 3 tầng của tổ hợp Incentra, có diện tích 40 nghìn m2, trong những ngày diễn ra hội chợ.
Đến Incentra ở Moscow lần này, khá nhiều doanh nghiệp lo âu về hiệu quả kinh tế nếu thuê mặt bằng để bán lẻ. Chủ gian hàng mỹ nghệ Minh Tiến nói: “Incentra nên là chợ đầu mối cho hàng Việt ở Moscow, từ đó bành trướng ra cả thị trường Nga và các nước lân cận hơn là kéo nhau lũ lượt sang đây ngồi để bán lẻ”.
Theo ông này, nếu mang hàng sang đây bán lẻ, giá bán không thể cân đối với giá vốn, chi phí thuê mặt bằng, giá sinh hoạt, kể cả khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ từng phần hoặc dỡ bỏ ngay với một số ngành hàng. Vì thế, mục tiêu của các doanh nghiệp khi mang hàng sang là bán lẻ để thu hồi vốn, bù đắp một phần chi phí chuyến đi; đồng thời, tìm kiếm các đơn hàng lớn để xuất khẩu hàng loạt sau này.
Bà Trần Thị Kim Thư, Thư ký Hiệp hội Đồ gỗ Tp.HCM đồng ý với quan điểm này: “Ở Việt Nam, nhiều nhà sản xuất mở showroom nhưng phải đóng cửa vội vì không kham nổi. Thị trường đã phân công rất rõ chức năng sản xuất và thương mại. Không thể ôm đồm vừa sản xuất vừa phân phối vì như thế sẽ không chuyên nghiệp”.
Theo bà Kim, không nên hy vọng Incentra trở thành kênh phân phối cho tất cả ngành hàng, mà chỉ là trung tâm đầu mối hàng Việt tại Moscow; từ đó, thu hút cộng đồng bán buôn, bán lẻ ở Nga và các nước lân cận.
Bà Nguyễn Thị Xuân, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Huyền với thương hiệu quần áo Spring Leaf, nói: “Đứng bán lẻ mỏi chân nhưng tốc độ tiêu thụ quần áo chậm. Vì mục tiêu thăm dò thị trường nên tôi chấp nhận thế này. Hy vọng sau đợt này tìm được các đối tác, ký kết, xuất được mẻ lớn vẫn hơn”.
Ngoài xúc tiến thương mại, sự kiện nói trên còn nhắm thêm một mục đích nữa là tạo cú hích đầu tư đối với doanh nghiệp hai nước. Theo ông Lê Trường Sơn, Tổng giám đốc Incentra, các lĩnh vực đầu tư tại Nga mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể quan tâm là nông sản, thực phẩm, sữa và công nghiệp nhẹ.
Ông Nguyễn Văn Thành, đại diện TH nói: “Nếu mang sữa từ Việt Nam sang Nga bán thì lỗ ngay. Vì vậy, hội chợ lần này là một trong nhiều phép thử, làm cơ sở để TH triển khai dự án chuỗi sản xuất, làm sữa tươi sạch từ trang trại tới bàn ăn, từ trồng cỏ nuôi bò chế biến sữa và phân phối tới người tiêu dùng tại ngoại ô Moscow”.
Bà Thái Hương, Chủ tịch TH thì hy vọng, việc tham gia hội chợ này là bước tiếp theo để tìm thêm cơ hội hợp tác đầu tư đối với dự án sữa trị giá 2,7 tỷ USD, dự kiến khởi công vào tháng 4/2016. Theo bà, đầu tư dự án này có hai lợi thế: Nga đang bị cấm vận trong khi nhu cầu nhập khẩu sữa lên tới 50%; đồng thời, Chính phủ Nga đang có chính sách hỗ trợ nông nghiệp rất lớn.
Các đơn vị nòng cốt tổ chức sự kiện này như Incentra, BIDV đang tìm cách đẩy mạnh dòng chảy thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Tâm điểm sữa và đồ gỗ
Tại cuộc hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, diễn ra từ 12/11 đến 12/12 ở tổ hợp đa chức năng Hà Nội - Moscow (Incentra), gây nhiều chú ý với người tiêu dùng Nga không phải mặt hàng quần áo của Việt Nam, vốn có lợi thế xuất khẩu lâu nay, mà chính là sữa, đồ gỗ và hàng mỹ nghệ.
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Đối ngoại và Dịch vụ khách hàng của Tập đoàn TH nói, TH đã chuyển đến Moscow 3 tấn hàng, trong đó có 1 tấn hàng lạnh, bao gồm 38 dòng sản phẩm sữa nước, sữa chua, lợi khuẩn, sữa chức năng và kem. Lô hàng này dự kiến bán trong 10 ngày, nhưng chỉ sau 2 ngày đã... bán gần hết.
“Rất ngạc nhiên là người Nga lại thích kem và sữa chua TH, dù sản phẩm bản địa tràn ngập các siêu thị. Nhiều người xếp hàng mua 4 - 5 lần và gọi bạn bè đến mua. Một người Việt ở Nga lâu năm tưởng chê nhưng lại khen: ngon như kem Nga”, ông Thành kể.
Với đồ gỗ cao cấp, ông Nguyễn Thanh Sơn, nhân viên kinh doanh Công ty TNHH Hiệp Long nói, công ty này mang theo 2 container, tương đương 30 tấn đồ gỗ cao cấp, dành cho resort, bể bơi, khu nghỉ dưỡng, trong 2 ngày đầu đã bán được một nửa. Tất cả sản phẩm đều thu trước tiền đặt cọc và giao hàng vào ngày công ty rời hội chợ.
“Bán lẻ rất chạy hàng nhưng bán buôn thì ít. Một số khách hàng kêu giá cao khi so bì với sản phẩm IKEA nhưng phân khúc của Hiệp Long là cao cấp nên không lo”, ông Sơn lạc quan.
Mặc dù dệt may là thế mạnh xuất khẩu sang châu Âu, nhưng chủ một thương hiệu may có tiếng trong các siêu thị lớn như Lotte tại Hà Nội than phiền: “Ai đời quần áo lại đánh thuế theo kg! Nếu biết trước thuế đánh kiểu này, tôi không mang nhiều đồ như thế!”. Bà cho biết thêm đã mang theo 600 kg hàng, riêng tiền thuế ngốn gần 80 triệu đồng nên giá hơi cao, bán chậm.
Về vấn đề này, một thành viên ban tổ chức giải thích: “Sở dĩ hải quan Nga đánh thuế hàng may mặc theo kg là vì doanh nghiệp Việt Nam tưởng khôn, kê khai đơn giá theo sản phẩm thấp để tránh thuế, ví dụ, rất nhiều chiếc áo giá chỉ…1 USD. Tuy nhiên, hải quan nước nào cũng vậy, nếu áp thuế theo đơn giá/sản phẩm mà thấp, họ sẽ xoay sang lô với lạng ngay!”.
Phép thử cho kỳ vọng
12 nghìn mặt hàng nông sản thực phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, gốm sứ, thủy sản, bánh kẹo trà cà phê và sữa… cùng các gian hàng của doanh nghiệp Nga được bố trí tại 3 tầng của tổ hợp Incentra, có diện tích 40 nghìn m2, trong những ngày diễn ra hội chợ.
Đến Incentra ở Moscow lần này, khá nhiều doanh nghiệp lo âu về hiệu quả kinh tế nếu thuê mặt bằng để bán lẻ. Chủ gian hàng mỹ nghệ Minh Tiến nói: “Incentra nên là chợ đầu mối cho hàng Việt ở Moscow, từ đó bành trướng ra cả thị trường Nga và các nước lân cận hơn là kéo nhau lũ lượt sang đây ngồi để bán lẻ”.
Theo ông này, nếu mang hàng sang đây bán lẻ, giá bán không thể cân đối với giá vốn, chi phí thuê mặt bằng, giá sinh hoạt, kể cả khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ từng phần hoặc dỡ bỏ ngay với một số ngành hàng. Vì thế, mục tiêu của các doanh nghiệp khi mang hàng sang là bán lẻ để thu hồi vốn, bù đắp một phần chi phí chuyến đi; đồng thời, tìm kiếm các đơn hàng lớn để xuất khẩu hàng loạt sau này.
Bà Trần Thị Kim Thư, Thư ký Hiệp hội Đồ gỗ Tp.HCM đồng ý với quan điểm này: “Ở Việt Nam, nhiều nhà sản xuất mở showroom nhưng phải đóng cửa vội vì không kham nổi. Thị trường đã phân công rất rõ chức năng sản xuất và thương mại. Không thể ôm đồm vừa sản xuất vừa phân phối vì như thế sẽ không chuyên nghiệp”.
Theo bà Kim, không nên hy vọng Incentra trở thành kênh phân phối cho tất cả ngành hàng, mà chỉ là trung tâm đầu mối hàng Việt tại Moscow; từ đó, thu hút cộng đồng bán buôn, bán lẻ ở Nga và các nước lân cận.
Bà Nguyễn Thị Xuân, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Huyền với thương hiệu quần áo Spring Leaf, nói: “Đứng bán lẻ mỏi chân nhưng tốc độ tiêu thụ quần áo chậm. Vì mục tiêu thăm dò thị trường nên tôi chấp nhận thế này. Hy vọng sau đợt này tìm được các đối tác, ký kết, xuất được mẻ lớn vẫn hơn”.
Ngoài xúc tiến thương mại, sự kiện nói trên còn nhắm thêm một mục đích nữa là tạo cú hích đầu tư đối với doanh nghiệp hai nước. Theo ông Lê Trường Sơn, Tổng giám đốc Incentra, các lĩnh vực đầu tư tại Nga mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể quan tâm là nông sản, thực phẩm, sữa và công nghiệp nhẹ.
Ông Nguyễn Văn Thành, đại diện TH nói: “Nếu mang sữa từ Việt Nam sang Nga bán thì lỗ ngay. Vì vậy, hội chợ lần này là một trong nhiều phép thử, làm cơ sở để TH triển khai dự án chuỗi sản xuất, làm sữa tươi sạch từ trang trại tới bàn ăn, từ trồng cỏ nuôi bò chế biến sữa và phân phối tới người tiêu dùng tại ngoại ô Moscow”.
Bà Thái Hương, Chủ tịch TH thì hy vọng, việc tham gia hội chợ này là bước tiếp theo để tìm thêm cơ hội hợp tác đầu tư đối với dự án sữa trị giá 2,7 tỷ USD, dự kiến khởi công vào tháng 4/2016. Theo bà, đầu tư dự án này có hai lợi thế: Nga đang bị cấm vận trong khi nhu cầu nhập khẩu sữa lên tới 50%; đồng thời, Chính phủ Nga đang có chính sách hỗ trợ nông nghiệp rất lớn.
Trích nguồn : http://vneconomy.vn/