Sự sụt giảm sản lượng từ nhà sản xuất lớn thứ 3 OPEC sẽ giúp tổ chức này hạn chế nguồn cung toàn cầu, hỗ trợ giá dầu đã đạt mức cao nhất 27 tháng trong tuần trước do quyết tâm giải quyết dư thừa của Saudi Arabia để kết thúc dư thừa dầu mỏ toàn cầu.
Giám đốc các vấn đề quốc tế Saeid Khoshrou trả lời Reuters vào cuối tháng 9 rằng xuất khẩu khí ngưng tụ đã giảm do một vấn đề kỹ thuật tại mỏ South Pars, với việc bảo dưỡng dự kiến mất hai tháng để hoàn thành.
Theo lịch trình sơ bộ tháng 10 cho thấy sụt giảm khoảng 800.000 thùng/ngày từ mức cao 6 năm gần 2,9 triệu thùng/ngày trong tháng 2. Tehran đang lấy lại thị phần ở tốc độ nhanh hơn so với giới phân tích dự kiến kể từ khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ tháng 10 sẽ là 2,09 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016, giảm từ 2,57 triệu thùng/ngày trong tháng 9.
Nước cộng hòa Hồi giáo này được miễn trừ khỏi thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC, cho phép nước này lấy lại thị phần sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây về chương trình hạt nhân gây tranh chấp của họ được dỡ bỏ hồi tháng 1/2016.
Xuất khẩu sang châu Âu có thể giảm 39% xuống 510.000 thùng/ngày trong tháng 10 so với một tháng trước, trong khi xuất khẩu sang châu Á sẽ giảm 9% xuống 1,47 triệu thùng/ngày. Xuất khẩu sang Trung Đông giữ ở mức 111.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên xuất khẩu sang Nhật Bản có thể tăng vọt 83% trong tháng 10 so với tháng trước đó lên 218.000 thùng/ngày, trong khi xuất khẩu sang khách hàng Trung Quốc sẽ tăng 2%.
Ấn Độ có thể vượt qua Hàn Quốc là nước nhập khẩu thứ hai, nhận 377.000 thùng/ngày. Xuất khẩu sang Hàn Quốc có thể giảm 48% so với một tháng trước xuống 238.000 thùng/ngày, một phần do mùa bảo dưỡng nhà máy lọc dầu. Belarus tiếp nhận thùng dầu đầu tiên kể từ tháng 2.
Iran sản xuất khoảng 3,8 triệu thùng/ngày trong vài tháng qua, theo một khảo sát của Reuters.
Amir Zamaninia, thứ trưởng Bộ Dầu mỏ phụ trách về thương mại và các vấn đề quốc tế cho biết nhà sản xuất này của OPEC có mục tiêu nâng sản lượng thành 4,7 triệu thùng/ngày vào năm 2021.
Bảng xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ từ Iran
ĐVT: thùng/ngày
Thị trường châu Á
|
Tháng 10
|
Tháng 9
|
+/- (%)
|
Trung Quốc
|
640.000
|
625.000
|
2
|
Ấn Độ
|
377.000
|
360.000
|
5
|
Nhật Bản
|
218.000
|
119.000
|
83
|
Hàn Quốc
|
238.000
|
456.000
|
-48
|
Đài Loan
|
0
|
65.000
|
-100
|
Tổng sang châu Á
|
1.473.000
|
1.625.000
|
-9
|
TT Trung Đông
|
|
|
|
UAE
|
111.000
|
112.000
|
-1
|
Tổng Trung Đông
|
111.000
|
112.000
|
-1
|
TT châu Âu
|
|
|
|
Belarus
|
26.000
|
0
|
n/a
|
Hy Lạp
|
97.000
|
71.000
|
37
|
Italy
|
129.000
|
178.000
|
-28
|
Tây Ban Nha
|
32.000
|
137.000
|
-77
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
97.000
|
277.000
|
-65
|
Các nước khác
|
129.000
|
173.000
|
-25
|
Tổng châu Âu
|
510.000
|
837.000
|
-39
|
Tổng xuất khẩu
|
2.094.000
|
2.573.000
|
-19
|
Kho chứa ngoài khơi của Iran
|
65.000
|
67.000
|
-3
|
Trích Nguồn: VITIC/Reuters - http:vinanet.vn