Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Mỹ đề nghị cắt giảm tổng nhu cầu nhiên liệu sinh học trong năm 2018

Mỹ đề nghị cắt giảm tổng nhu cầu nhiên liệu sinh học trong năm 2018

Vinanet - Chính phủ Mỹ đã đề xuất giảm khối lượng nhiên liệu sinh học yêu cầu được sử dụng trong xăng và dầu diesel trong năm tới, do họ bước đầu tiên hướng tới việc cải tổ rộng rãi chương trình nhiên liệu sinh học của mình.
Tổng khối lượng đã đề xuất của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA đánh dấu sự sụt giảm nhẹ từ những mức hiện nay và thấp hơn 20% mục tiêu đưa ra trong một dự luật năm 2007. Chuẩn Nhiên liệu Tái tạo của Mỹ hay RFS yêu cầu tăng khối lượng nhiên liệu tái tạo mỗi năm, nhưng đề xuất này sẽ giữ mục tiêu sử dụng nhiên liệu sinh học thông thường ở mức hiện nay.
Scott Pruitt, người điều hành EPA cho biết cơ quan này đã bắt đầu chuẩn bị thiết lập lại các mục tiêu nhiên liệu sinh học. Đề xuất của ông đã được ca ngợi và kêu gọi cải tổ rộng rãi từ ngành dầu mỏ và đã có những phản ứng trái chiều từ các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học.
Các nhà môi trường học, người đã phê phán ethanol, kêu gọi quốc hội cải tổ chương trình này.
RFS đã trở thành một chiến trường giữa nhu cầu ngô và dầu mỏ. Dự luật này đã trở thành một mối lợi cho nông nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế khắp vành đai trồng ngô của Midwest.
Thượng nghị sỹ bang Iowa, Chuck Grassley cho biết đề xuất cắt giảm nhiên liệu sinh học tiên tiến và xenlulô của EPA sẽ có tác dụng giảm nhiệt huyết trong việc thúc đẩy các nhiên liệu sinh học thế hệ tiếp theo.
Các công ty dầu mỏ cho biết mục tiêu nhiên liệu sinh học là không thể đáp ứng và bổ sung chi phí hàng tỷ đô la. Kế hoạch này sẽ yêu cầu các công ty pha trộn tổng cộng 19,24 tỷ gallon nhiên liệu tái tạo trong nguồn cung nhiên liệu của nước này vào năm tới.
Ông Pruitt cho biết đề xuất này là thích hợp với thị trường thực tế đã tập trung vào sản xuất thực và nhu cầu người tiêu dùng, trong khi nhận thức được những thách thức đang tồn tại trong việc đưa nhiên liệu sinh học tiên tiến vào thị trường.
Công ty này sẽ giữ mục tiêu ethanol thông thường trong năm 2018 là 15 tỷ gallons, không đổi so với năm 2017, và thiết lập yêu cầu đối với nhiên liệu sinh học tiên tiến gồm ethanol xenlulô ở mức 4,24 tỷ gallon.
Khối lượng mới nhất này khẳng định một báo cáo trước đó của Reuters về khối lượng chưa tới 26 tỷ gallon nhiên liệu tái tạo đã được quốc hội phác thảo trong năm 2007. Luật này nhằm cắt giảm nhập khẩu dầu thô của Mỹ và tăng sử dụng nhiên liệu tái tạo.
EPA cũng yêu cầu các ý kiến liên quan tới những lo ngại rằng nhu cầu nhiên liệu sinh học gia tăng được đáp ứng bởi các nguồn cung cấp từ Brazil, Argentina và Indonesia.
EPA đã đề xuất thiết lập yêu cầu đối với xenlulô thấp hơn mức năm nay tại 238 triệu gallon và giữ nhu cầu dầu diesel sinh khối ở mức 2,1 tỷ gallon năm 2019, không đổi so với mức thiết lập năm 2018 dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.
 
Phát triển của nhiên liệu sinh học xenlulô là chậm lại so với dự kiến của các nhà lập pháp khi họ thiết lập chương trình này, bởi sự chậm trễ về quy định và suy thoái kinh tế.
Viện Dầu mỏ Mỹ API, đại diện cho các công ty dầu mỏ, gồm BP Mỹ và tập đoàn Chevron đã khen ngợi động thái giảm nhu cầu tổng thể nhưng cho biết đề xuất này không đủ mạnh.
Các tổ chức ethanol ca ngợi EPA duy trì mục tiêu đối với ethanol thông thường, chủ yếu được sản xuất từ ngô tại Mỹ, nhưng bị chỉ trích với hành động giảm mục tiêu nhiên liệu sinh học tiên tiến.
Nguồn: VITIC/Reuters

Khai mạc kỳ họp thứ 5 HĐND thành phố khóa XV: Xem xét quyết định 15 vấn đề quan trọng

Kỳ họp thứ 5 HĐND thành phố khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 được tiến hành từ ngày 11 đến ngày 13-7. Xung quanh những nội dung chủ yếu của kỳ họp, Báo An ninh Hải Phòng đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Đình Bích, Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố.

PV: Xin đồng chí cho biết những nội dung chủ yếu của kỳ họp thứ 5 HĐND thành phố khóa XV?

Đồng chí Nguyễn Đình Bích: Theo kế hoạch, kỳ họp thứ 5 HĐND thành phố sẽ xem xét, quyết định 15 vấn đề quan trọng do đây vừa là kỳ họp thường lệ giữa năm, vừa là kỳ họp chuyên đề, được các đại biểu, cử tri và nhân dân thành phố quan tâm.

Cụ thể, theo thông lệ, kỳ họp xem xét việc thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh thành phố 6 tháng đầu năm, từ đó quyết định bổ khuyết nhiệm vụ, biện pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2017; phê chuẩn quyết toán ngân sách thành phố năm 2016; thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và dự kiến Kế hoạch đầu tư công năm 2018 lần 1; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) thành phố Hải Phòng.

Ngoài ra, HĐND thành phố xem xét các báo cáo công tác của Thường trực HĐND, các ban HĐND, UBND TP, TAND, Viện KSND, Cục thi hành án dân sự về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm; xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tham gia nội dụng kỳ họp, báo cáo giải trình những vấn đề cử tri và đại biểu quan tâm.

Đối với các Nghị quyết chuyên đề, HĐND thành phố sẽ xem xét, quyết định một số chuyên đề quan trọng gồm: quyết định một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân thành phố giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; quyết định Quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030; nhiệm vụ giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; quyết định chương trình giám sát của HĐND TP năm 2018.

PV: Việc lựa chọn xem xét, thông qua các Nghị quyết chuyên đề có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Đình Bích: Tại kỳ họp, HĐND thành phố lựa chọn thông qua 2 Nghị quyết về phát triển nông nghiệp nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Thành ủy về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi nhiều nguồn lực, không chỉ của Nhà nước mà của toàn xã hội, doanh nghiệp và hộ nông dân.

Trên thực tế, thành phố từng ban hành nhiều chính sách liên quan đến nông nghiệp song yêu cầu trong tình hình mới đòi hỏi phải tái cơ cấu, xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế. Mặt khác, hướng phát triển tất yếu của sản xuất nông nghiệp là phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao.

Bên cạnh việc thành phố có cơ chế chính sách để huy động nguồn lực đầu tư, việc cần là quy hoạch các khu, vùng sản xuất tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng thực hiện, trên cơ sở đó hình thành hạ tầng thiết yếu và thu hút các doanh nghiệp đầu tư về trang thiết bị, ứng dụng kỹ thuật cao trong sản xuất.

Về du lịch, thời gian qua đã có những đổi mới được cử tri và nhân dân ghi nhận song phát triển chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tương xứng với tài nguyên du lịch của thành phố. Tại kỳ họp thứ 5, HĐND thành phố cấp thiết bàn, ban hành Nghị quyết, giao nhiệm vụ cho UBND TP huy động sức mạnh của toàn dân, doanh nghiệp tham gia phát triển du lịch. Trên cơ sở Nghị quyết 32 và Kết luận 72 của Bộ chính trị, Nghị quyết của Thành ủy, nhất là trong bối cảnh thành phố đang thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư lớn vào xây dựng, phát triển du lịch để tương xứng với tiềm năng, lợi thế, yêu cầu phát triển mới Hải Phòng trở thành trọng điểm du lịch quốc gia, quốc tế. Đây cũng là một trong lĩnh vực được xác định góp phần thay đổi cơ cấu nền kinh tế thành phố.

PV: Một nội dung mà cử tri thành phố quan tâm là chất vấn và trả lời chất vấn. Tại kỳ họp thứ này, hoạt động này sẽ tiếp tục được đổi mới như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Đình Bích: Thường trực HĐND tiếp tục chủ trương đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trên cơ sở yêu cầu phát huy cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu. Mục đích hoạt động giám sát tại kỳ họp bằng chất vấn và trả lời chất vấn là để giúp cho việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước được tốt hơn. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là câu hỏi chất vấn phải sát với những vấn đề ở địa phương, những vấn đề cử tri quan tâm, bức xúc đồng thời đảm bảo để thúc đẩy giải quyết công việc và người được chất vấn sau khi trả lời xong sẽ làm tốt hơn công việc của mình.

Có như vậy, chất vấn mới đạt yêu cầu và cử tri và thành phố, cơ quan, đơn vị được hưởng lợi từ hoạt động chất vấn. Tại kỳ họp này, HĐND thành phố yêu cầu đồng chí Chủ tịch UBND thành phố và giám đốc các sở, ngành có cam kết với cử tri tại kỳ họp trước phải báo cáo việc triển khai thực hiện cam kết, việc gì đã làm xong, việc gì phải làm tiếp để đại biểu, cử tri nắm rõ, tiếp tục giám sát. Qua đó khẳng định, việc thực hiện trả lời chất vấn không chỉ dừng lại ở kỳ họp mà phải chuyển động mạnh mẽ trong thực tiễn, giải quyết những vấn đề bức xúc ở địa phương.

Qua tổng hợp cho thấy, các câu hỏi cử tri thành phố gửi về rất nhiều. Thường trực HĐND TP đã có văn bản chính thức gửi 20 câu hỏi tới trực tiếp Chủ tịch UBND TP, 24 câu hỏi tới Giám đốc 2 sở là Giáo dục & đào tạo, LĐTB&XH. Đây đều là những vấn đề thiết thực mà lâu nay cử tri quan tâm, theo dõi. Khi chọn những vấn đề liên quan đến lĩnh vực xã hội, tôi cho rằng chúng ta đang mở rộng diện quan tâm xem xét nhằm giải quyết, đáp ứng yêu cầu của cử tri đặt ra với cơ quan chức năng.

PV: Báo An ninh Hải Phòng trân trọng cảm ơn đồng chí!

THỦY NGUYÊN (thực hiện)

Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm: Trên đà khởi sắc

Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm: Trên đà khởi sắc

Trong sáu tháng đầu năm nay, sự phục hồi được ghi nhận đều khắp ở các nền kinh tế Mỹ, châu Âu cũng như Nhật Bản...

 
Sự khởi sắc được thấy ở hàng loạt các số liệu như tăng trưởng, việc làm cũng như lạm phát, mở đường cho quyết định tăng lãi suất một lần nữa như ở Mỹ. Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, bất ổn địa chính trị hay những chính sách khó đoán là những rủi ro đe dọa đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Phục hồi đều khắp

Bộ Thương mại Mỹ ngày 29/6 cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 1,4% trong quý I/2017, cao hơn so với báo cáo trước đó, nhờ xuất khẩu và chi tiêu tiêu dùng cải thiện. Chi tiêu tiêu dùng đã tăng 1,1% trong quý I/2017, gần gấp đôi con số 0,6% của quý trước, song vẫn là mức thấp nhất kể từ quý II/2013. Cùng kỳ, xuất khẩu của Mỹ cũng được điều chỉnh tăng lên 7%, từ mức 5,8% đưa ra trước đó.
 
Dù có phần khởi sắc hơn so với dự đoán ban đầu, nhưng mức tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý I năm nay vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng 2,1% trong ba tháng cuối cùng của năm 2016. Các chuyên gia kinh tế cho hay quý đầu tiên của những năm gần đây đều ghi nhận các mức tăng trưởng dưới mức tăng trung bình, đồng thời dự đoán kinh tế sẽ tăng tốc trong quý hiện nay. Chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Atlanta dự đoán nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng 2,9% trong quý II.
 
Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng Tư, nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo ra được 211.000 việc làm, tăng đáng kể so với mức dự báo 180.000 việc làm do giới chuyên gia đưa ra, đưa tỷ lệ thất nghiệp hiện giảm xuống chỉ còn 4,3%. Trung bình mỗi tháng nền kinh tế nước này tạo ra 185.000 việc làm mới kể từ đầu năm tới nay.
 
Nhận định nền kinh tế Mỹ hiện đủ mạnh, Fed tại cuộc họp vào tháng Sáu đã đi tới quyết định tăng lãi suất ngắn hạn thêm 0,25 điểm phần trăm, qua đó nâng biên độ lãi suất hiện nay lên mức 1-1,25%. Đây là lần tăng lãi suất thứ hai trong năm 2017 và là lần thứ ba kể từ tháng 12/2016.
 
Tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì xu hướng tích cực khi giảm xuống 9,3%, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Vào thời kỳ khủng hoảng nợ tồi tệ nhất của Eurozone, tỷ lệ thất nghiệp của khối này đã lên mức cao nhất là 12,1% với 19,3 triệu người phải tìm việc làm vào tháng 4/2013.
 
Trong quý I/2017, kinh tế Eurozone tăng trưởng 0,5%. Số liệu lạc quan này củng cố thêm kết quả của một cuộc khảo sát trước đó cho rằng kinh tế Eurozone đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ khi ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ sáu năm trước, bất chấp những bất ổn chính trị ở châu Âu.
 
Ở Nhật Bản, số liệu của chính phủ được công bố ngày 30/6 cho thấy, tỷ lệ lạm phát (không tính giá thực phẩm tươi sống dễ biến động) của nước này ở mức 0,4% trong tháng Năm, so với mức 0,3% trong tháng Tư và 0,2% trong cả tháng Hai và tháng Ba. Đây là tháng thứ năm liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng ở nước này tăng.
 
Triển vọng của nền kinh tế Nhật Bản đang dần cải thiện nhờ xuất khẩu tăng mạnh, và các hoạt động đầu tư liên quan đến Thế vận hội Olympics Tokyo năm 2020. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 0,3% trong quý I/2017, thấp hơn so với mức ước tăng 0,5% đưa ra trong báo cáo sơ bộ trước đó, nhưng vẫn đánh dấu quý tăng trưởng thứ năm liên tiếp, giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong hơn một thập niên.
 
Còn không ít rủi ro
 
Môi trường chính sách bất ổn và khó lường của Mỹ, các cuộc đàm phán về Brexit, sự cần thiết phải cải tổ các thể chế châu Âu được Conference Board xác định là những yếu tố chính cản trở đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong khi các thị trường mới nổi đang tiến hành một loạt điều chỉnh mang tính trung hạn, khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm.
 
Báo cáo của Conference Board cũng nêu bật một số thách thức khác đối với nền kinh tế thế giới như: các chính sách tiền tệ vẫn gây áp lực lên các thị trường tài chính, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm, nguồn cung ứng lao động đang trở nên khan hiếm do dân số già, mức độ đầu tư trên phạm vi toàn cầu mới chỉ bước đầu khởi sắc, còn năng suất lao động tăng nhưng chưa đạt tới sự cải thiện mang tính cơ cấu.
 
Còn theo dự báo mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo "những rủi ro lớn" có thể ảnh hưởng tới những dự báo tăng trưởng về kinh tế toàn cầu của tổ chức này, chủ yếu là do các mối đe dọa của làn sóng bảo hộ. Theo WB, "những hạn chế mới về thương mại có thể làm hỏng sự phục hồi trên toàn cầu" khi Mỹ tiếp tục đe dọa áp thuế trả đũa đối với một số đối tác, bao gồm Trung Quốc, Đức...
 
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cũng thận trọng trước các “cú sốc” về địa chính trị và việc gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại và cũng nêu lên những nguy cơ tiềm ẩn khác như “đầu máy” kinh tế Trung Quốc có thể sẽ chạy chậm lại, trong bối cảnh các khoản nợ, nhất là nợ công, của cường quốc này đang ngày càng cao và rất khó kiểm soát.
 
 
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới trong hai ngày 7-8/7, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde kêu gọi hành động để giải quyết các vấn đề như nợ doanh nghiệp cao ở các nền kinh tế thị trường mới nổi (đặc biệt là Trung Quốc), tăng trưởng năng suất thấp và chính sách khó đoán định của Mỹ.
 
Theo bà, những vấn đề này có thể gây ra cú sốc tài chính, khi các nền kinh tế trên thế giới cũng tiếp tục đối mặt với một số vấn đề về dài hạn. Bà cho rằng, cùng với những lo ngại về dân số già hóa và tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng, những thách thức này hạn chế tăng trưởng, khiến cho việc nâng cao thu nhập và chất lượng sống khó khăn hơn.
 
IMF cảnh báo, mặc dù các rủi ro liên quan đến bầu cử đã giảm, chính sách vẫn rất không rõ ràng, do các chính sách tài khóa và các quy định khó đoán của Mỹ, các cuộc đàm phán về việc nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, Brexit hay các rủi ro địa chính trị, làm giảm sút lòng tin, hạn chế đầu tư tư nhân và làm suy yếu tăng trưởng.
 
Trong khi đó, sự thất bại của Trung Quốc trong việc đối phó với rủi ro từ việc tăng trưởng tín dụng quá mức có thể khiến tăng trưởng giảm tốc, với những tác động tiêu cực đến các nước khác.
 Nguồn: Lê Minh/thoibaonganhang.vn

Thái Lan - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Vinanet - Trong 5 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Thái Lan đạt 5,67 tỷ USD (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016)

 

Thái Lan là đối tác thương mại lớn thứ nhất của Việt Nam trong khu vực ASEAN và Việt Nam là bạn hàng lớn thứ hai của Thái Lan. Thương mại Việt Nam – Thái Lan đã tăng trưởng hơn 40% trong những năm qua. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu bất ổn, năm 2015 mức tăng trưởng vẫn đạt 10% với tổng kim ngạch lên tới gần 13 tỷ USD.

Trong 5 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Thái Lan đạt 5,67 tỷ USD (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016); trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 1,79 tỷ USD (tăng 23,6%) và nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan 3,88 tỷ USD (tăng 23%).

Mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 2 nước đến năm 2020 sẽ đạt 20 tỷ USD. Để đạt mục tiêu này, Việt Nam hiện đã xóa bỏ hơn 8.600 dòng thuế và sẽ tiếp tục xóa bỏ 669 dòng thuế vào năm 2018. Thái Lan cũng đã xóa bỏ hơn 9.500 dòng thuế theo cam kết ATIGA. Mặt khác, theo lộ trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do ASEAN và những hiệp định khác mà hai nước cùng tham gia thì kim ngạch song phương sẽ tiếp tục gia tăng.

Việt Nam hiện đang là nước nhập siêu do cơ cấu mặt hàng của hai nước tương đối giống nhau, nhưng nhiều mặt hàng của bạn luôn có tính cạnh tranh cao hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng thường thích nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Thái Lan thay vì ở Việt Nam. Mặt khác, các doanh nghiệp Thái Lan thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại rất hiệu quả tại Việt Nam.

Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Thái Lan nhiều nhất là hàng điện gia dụng và linh kiện chiếm 11,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu háng hóa các loại từ thị trường này, trị giá trên 454,4 triệu USD, giảm 3,2% so với 5 tháng đầu năm 2016.

Nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng thứ 2 về kim ngạch (đạt 348,9 triệu USD, chiếm 9% trong tổng kim ngạch, tăng 11%)

Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Thái Lan đứng thứ 3 về kim ngạch (đạt 287,5 triệu USD, chiếm 7,4%, tăng 27,4%); Tiếp sau đó là nhóm hàng rau quả (đạt 286,9 triệu USD, chiếm 7,4%, tăng mạnh 143%); chất dẻo nguyên liệu (đạt 236,5 triệu USD, chiếm 6%, tăng 15%).

Trong 5 tháng đầu năm nay , hầu hết các loại hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Thái Lan đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nổi bật nhất là mặt hàng ngô tăng mạnh 323% so với cùng kỳ năm ngoái, trị giá 44,3 triệu USD.

Bên cạnh đó, nhập khẩu từ Thái Lan cũng tăng mạnh ở một số nhóm hàng như: Hóa chất tăng 82%, trị giá 148 triệu USD; kim loại thường (tăng 181%, trị giá 84,4 triệu USD); Sắt thép (tăng 91%, trị giá 37,7 triệu USD); thuốc trừ sâu và nguyên liệu (tăng 88%, trị giá 21,2 triệu USD); đá quý, kim loại quý và sản phẩm (tăng 65%, trị giá 3,6 triệu USD).

Ngược lại, nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm từ Thái Lan sụt giảm rất mạnh 93,4% về kim ngạch so với cùng kỳ, chỉ đạt 0,4 triệu USD. Bên cạnh đó, nhập khẩu phân bón, sữa và dầu mỡ động thực vật cũng giảm mạnh với mức giảm tương ứng 25%, 27% và 20% so với cùng kỳ.

Hiện Thái Lan cũng là nhà đầu tư lớn thứ 10 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 8,13 tỷ USD trong 458 dự án, tính đến hết tháng 3-2017. Cơ hội hợp tác giữa hai nước còn rất nhiều, Chính phủ đang tích cực phối hợp thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp để tăng cường xuất khẩu.

Theo các chuyên gia, Việt Nam và Thái Lan tuy không có chung đường biên giới, nhưng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại-đầu tư như nhiều nét tương đồng về văn hóa, sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao, sự năng động của giới doanh nghiệp hai nước. Việc đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp Thái Lan sẽ khai thác được tiềm lực sẵn có của cả hai bên, để cùng thâm nhập thị trường AEC với hơn 600 triệu dân và tổng GDP lên tới 3.000 tỷ USD.

Trích nguồn: http://vinanet.vn

 

Mời tham dự Triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao Vladivostok 2017

Mời tham dự Triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao Vladivostok 2017

Vinanet - Triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao Vladivostok 2017 là triển lãm hàng Việt Nam đầu tiên được tổ chức tại thành phố cảng Vladivostok, Liên bang Nga.  

Triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao Vladivostok 2017 là triển lãm hàng Việt Nam đầu tiên được tổ chức tại thành phố cảng Vladivostok, Liên bang Nga nhằm củng cố cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp vùng Viễn Đông, Liên bang Nga, góp phần thúc đẩy sự hợp tác kinh tế thương mại bình đẳng, cùng có lợi giữa hai bên trong bối cảnh triển khai các ưu đãi về thuế và thủ tục xuất nhập khẩu của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu và việc thực hiện các chính sách ưu đãi mới phát triển kinh tế xã hội vùng Viễn Đông của Liên bang Nga, trong đó có Diễn đàn kinh tế Phương Đông lần thứ 3 tại thành phố Vladivostok tháng 9/2017.

Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Tổng lãnh sự quán nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thành phố Vladivostok, kết hợp với các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn, tổ chức Triển lãm này với mong muốn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước giới thiệu, quảng bá sản phẩm, gặp gỡ, trao đổi, liên doanh liên kết, tăng cường xúc tiến thương mại, nắm bắt thị trường, và hạn chế rủi ro trong kinh doanh,từng bước hình thành trung tâm giao dịch, hợp tác kinh tế thương mại lâu dài, hiệu quả giữa Việt Nam và vùng Viễn Đông Nga. Đối tác khách mời của Triển lãm sẽ bao gồm Phòng thương mại và công nghiệp Viễn Đông, Phòng thương mại và công nghiệp tỉnh Primorye, Hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Primorye, cùng các hệ thống bán buôn Samberi; Tri kоta …, bán lẻ Remi; Pres 25; 5+; Parus; Kalinka; Perekrestok …, các đối tác nhập khẩu và nhà đầu tư Nga triển vọng trong nhiều lĩnh vực.

Quy mô mục tiêu năm 2017 của Triển lãm gồm:

* Khoảng 50 gian hàng của hơn 40 doanh nghiệp từ trong nước và hơn 10 doanh nghiệp sở tại, đến từ các tỉnh/thành trên cả nước và đến từ tỉnh Primorye, tỉnh Khabarovsk.

* Ngành hàng: mọi ngành hàng Việt Nam có thế mạnh và có thể xuất khẩu, đặc biệt trong các lĩnh vực nông sản, thực phẩm chế biến, thủy hải sản đông lạnh, may mặc, da giầy và hàng gia dụng.

* Diện tích khu vực Triển lãm 1500 m2 với các gian hàng được bố trí chuyên nghiệp và cung cấp miễn phí.

* Địa điểm: Trung tâm thương mại Việt Nam (thuộc Công ty cổ phần Druzba), số 16-18 đường Russkaia, thành phố Vladivosotok, Liên bang Nga.

 

* Thời gian: Ngày 28/9 đến ngày 02/10 năm 2017.

Vụ Thị trường Châu Âu, Bộ Công Thương xin trân trọng kính mời các Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm tham dự Triển lãm.

Đầu mối liên hệ:

- Anh Phan Huy Anh, Vụ Thị trường Châu Âu, Bộ Công Thương, SĐT: 024.2220.5381/0965229751, email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. .

- Anh Nguyễn Hồng Thành, Lãnh sự phụ trách các vấn đề về kinh tế thương mại, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok, Tel/Fax: +7 8423 2226948/ +784232261496, DĐ: +7 9244238999, email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ; This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ;

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương

Hỗ trợ trực tuyến

3721808
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1101
2723
12252
1623386
1101
3721808

Your IP: 3.145.65.134
Server Time: 2024-05-01 07:37:26

SUPPORT ONLINE

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs. Nga - 0903.228.574

 

 

We have 30 guests and no members online