Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Cán cân quyền lực thế giới sau G-20: Nước Mỹ một mình một lối

Cán cân quyền lực thế giới sau G-20: Nước Mỹ một mình một lối

Nước Mỹ của Tổng thống Donald Trump đang đi con đường riêng có lẽ là kết luận chung nhất sau Hội nghị Thượng đỉnh G-20 vừa diễn ra ở Đức, nơi Washington khác biệt với phần còn lại của thế giới.
 
 Trong vai trò chủ nhà, Thủ tướng Đức Angela Merkel – người chủ trì các cuộc hội đàm – đã làm hết sức với một bản thông cáo chung được chuẩn bị rất cẩn thận. Tuy nhiên, nó không thể che mờ sự thật là kết quả của các chương trình nghị sự không như ý bởi nhiều căng thẳng chưa được giải quyết.

 Về thương mại, các nhà lãnh đạo dành vài tuần để giải quyết những vấn đề âm ỉ trong lĩnh vực sản xuất thép bắt nguồn từ kế hoạch áp thuế nhập khẩu của Mỹ. Về biến đổi khí hậu, chẳng có gì thay đổi sau khi nước Mỹ quyết tâm rút khỏi Hiệp định Paris dù thông cáo cuối cùng kêu gọi sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách “sạch sẽ hơn”.

 
Tuy nhiên, bầu không khí của G20 được đánh giá là đỡ căng thẳng hơn so với G-7 tại Sicily, Italy hồi tháng 5. Tổng thống Trump và nguyên thủ các nước thực sự đã mỉm cười tới khi ông Trump để cô con gái Ivanka dự buổi họp thượng đỉnh với các nguyên thủ hàng đầu như Thủ tướng Đức, Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Anh….
 
Những điểm nhấn khó phai
 
Bản tuyên bố chung: Người ta cố gắng tạo ra một văn bản mà về ngôn từ, tất cả các nhà lãnh đạo có thể ký vào đó. Tuy nhiên, tài liệu này dường như còn không cố giải quyết những mâu thuẫn giữa chính sách nước Mỹ là trên hết với phần còn lại của thế giới.
 
Thiêu cháy Hamburg: Thành phố lớn thứ 2 của Đức, nơi tổ chức G20, vừa phải trải qua đợt bạo động tồi tệ nhất ở quốc gia này trong nhiều năm qua, khi những kẻ quá khích cướp bóc các cửa hàng, đốt phá ô tô đậu trên đường. Tuy nhiên, trên một phương diện khác, những người phản đối toàn cầu hóa và đổ lỗi cho bà Merkel đã thành công. Thậm chí, lãnh đạo đảng đối lập còn gọi “G-20 là lỗi thời và hội nghị thượng đỉnh năm nay đặc biệt thất bại”.
 
Khoảnh khắc của bà Merkel: Khi cuộc bầu cử ở Đức còn chưa đầy 3 tháng, bà Merkel sẽ là người bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu G-20 chìm trong mẫu thuẫn. Tuy nhiên, sự thỏa hiệp mong manh ở phút cuối đã cho phép bà giành được một chiến thắng. Nếu đắc cử, bà Merkel sẽ chèo lái nước Đức trong nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp.
 
Con gái, trợ tá hay cả hai? Tổng thống Trump dường như rất thích thú trong việc xóa mờ những ranh giới giữa việc kinh doanh của gia đình và công việc của Nhà Trắng. Tại G-20, ông Trump đẩy nó lên tới đỉnh điểm khi đưa con gái ngồi vào chiếc ghế của mình trong phiên họp về châu Phi. Hình ảnh Ivanka ngồi giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Anh Theresa May làm dấy lên làn sóng phản đối. Tuy nhiên, trong vai trò chủ nhà, bà Merkel nói không có vấn đề gì khi Ivanka ngồi vào vị trí đó vì cô là một phần của phái đoàn Mỹ.
 
Một cuộc chiến tranh thương mại đang bùng nổ: Cuối cùng, G-20 cũng chẳng thể làm gì nhiều để xua đi nỗi sợ Tổng thống Trump sẽ đánh thuế nhập khẩu thép trong vài tháng tới. Trong khi Mỹ đồng ý về mặt ngôn từ cho một bản thông cáo chung về những nguy cơ từ chủ nghĩa bảo hộ, người ta cũng không thể quên đi câu khẳng định quyền của các thành viên trong việc “áp dụng các công cụ bảo vệ thương mại hợp pháp” được đưa ra để “giải quyết những thực tiễn bất công”.
 
Sự nhiệt tình của Macron: Trước mắt công chúng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là người bạn thân thiết của Tổng thống Trump, luôn đi bên cạnh ông, cười, nghiêng đầu hay có những cử chỉ thân thiện khác. Tuy nhiên, các quan chức Pháp mô tả một ông Macron rất khác phía sau cánh cửa đóng kín. Đó là một Macron đầy mạnh mẽ, với những ngôn từ cứng rắn phản đối việc Mỹ đi ngược lại hiệp định về biến đổi khí hậu. Thậm chí, có lúc ông Macron rút chiếc iPhone của mình ra để giải thích với phái đoàn Mỹ về thương mại toàn cầu.
 
 
Những điều bất ngờ: Ngay cả các nhà lãnh đạo thế giới cũng luôn phải đấu tranh để đi sát với chương trình nghị sự. Hôm 8/7, người ta thấy bà Merkel nhìn Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông cử động những ngón tay để nhắc bà nhấn mạnh vào một điểm trong sự kiện. Trong một cuộc hội đàm khác, ông Trump tỏ thái độ cau mày và khoanh tay khi ông Tập phát biểu. Vào chiều ngày cuối cùng, Thủ tướng Canada Justin Trudeau khiến một nhóm phụ nữ ngạc nhiên khi ông ngồi ở bàn tiếp tân và làm vai trò phục vụ: “Xin chào mừng tới Hamburg. Tôi giúp gì được các vị?”.
 
Cuối cùng, bạn chắc chắn đã có cơ hội nhìn thấy những kiểu bắt tay của Tổng thống Trump với các nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Tổng thống Nga Purin. “Thật vinh dự khi gặp ngài”, Tổng thống Trump nói với người đồng cấp Nga trước khi bắt đầu cuộc hội đàm kéo dài nhiều giờ. Hình ảnh đó khá quen thuộc với người hâm mộ chương trình truyền hình House of Cards dù đây là cuộc gặp giữa nguyên thủ hai cường quốc hàng đầu thế giới.
 Nguồn: Linh Anh/Tri thức trẻ

Toàn cảnh cơ chế điều chỉnh giá điện có hiệu lực từ ngày 15/8/2017

Toàn cảnh cơ chế điều chỉnh giá điện có hiệu lực từ ngày 15/8/2017

Vinanet - Theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, ngày 30/6/2017, quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bản lẻ điện bình quân có hiệu lực từ ngày 15/8/2017. Việc vận hành được diễn giải theo infographic dưới đây.


 
Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) - khẳng định: Quyết định 24 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và sửa đổi, bổ sung Quyết định 69 có 4 điểm mới: Thứ nhất, quy định rõ hơn cơ chế điều chỉnh GBĐBQ trong năm theo biến động các thông số đầu vào cơ bản và cơ chế điều chỉnh giá điện hàng năm theo biến động thông số đầu vào của tất cả các khâu. Thứ hai, bổ sung thêm 1 điều về phương pháp lập GBĐBQ, quy định rõ ràng các thành phần chi phí sản xuất, kinh doanh điện. Thứ ba, sửa đổi thẩm quyền quyết định điều chỉnh GBĐBQ tại Điều 4, Quyết định 69 theo hướng cho phép EVN được quyết định điều chỉnh tăng GBĐBQ ở mức từ 3% đến dưới 5% so với GBĐBQ hiện hành. Thứ tư, bổ sung quy định về chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát và công bố thông tin.

Nguồn: Báo Công Thương điện tử

Trung Quốc có thể “xuất khẩu” suy thoái sang các nước khác?

 

Trung Quốc có thể “xuất khẩu” suy thoái sang các nước khác?

Theo cựu chuyên gia kinh tế Kenneth Rogoff của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ tăng cao ở Trung Quốc là một mối lo ngại nghiêm trọng vì bất kì cuộc khủng hoảng nào tại nước này sẽ ảnh hưởng đến mọi người.
 
Ông Rogoff, hiện đang là giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard, nói với CNBC vào hôm thứ Năm rằng: "Nếu có một quốc gia trên thế giới thực sự ảnh hưởng đến người khác và đang trong tình trạng dễ bị tổn thương, thì đó phải là Trung Quốc”.
Rogoff, vốn từng là kinh tế gia trưởng và giám đốc nghiên cứu của IMF giai đoạn 2001-2003, cho biết: "Toàn bộ khu vực đang phụ thuộc vào Trung Quốc ... vì vậy tôi chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ xuất khẩu suy thoái ra bên ngoài.”
Ý kiến của Rogoff được đưa ra giữa lúc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải vật lộn với những bất ổn gia tăng, trong khi cố gắng kiềm chế mức nợ cao ngất.
Ông nói thêm: "Họ đang cố gắng duy trì đà tăng trưởng, nhưng có rất nhiều yếu tố cản trở điều này, đặc biệt là khi họ chuyển từ phụ thuộc vào xuất khẩu sang tiêu dùng trong nước".
Ông Rogoff cho rằng việc chuyển sang một nền kinh tế chú trọng tới tiêu dùng là rất khó khăn với tất cả các nước, và Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Trung Quốc đã bơm một lượng tín dụng khổng lồ vào nền kinh tế để tạo ra tăng trưởng
Rogoff nói: "Trung Quốc có nhiều công cụ để giải quyết các vấn đề về tín dụng, bởi vì ở một khía cạnh nào đó thì khu vực tư nhân được chính phủ bảo bọc, nhưng điều này dựa trên việc tăng trưởng tín dụng nhanh". Ông nói thêm: "Khi Trung Quốc kiểm soát tín dụng, tăng trưởng chậm lại. Vì vậy, không cần phải có những vụ vỡ nợ lớn thì mới dẫn tới giảm tăng trưởng".
Các mối lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc đã tăng lên khi những nỗ lực kích thích kinh tế của các nhà hoạch định chính sách tại nước này cũng thúc đẩy tỷ lệ đòn bẩy gia tăng.
Vào cuối tháng 5, Moody's đã bày tỏ mối quan ngại rằng nỗ lực của Trung Quốc trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng tổng dư nợ tín dụng. Moody's đã hạ bậc tín dụng của trái phiếu chính phủ Trung Quốc từ mức Aa3 xuống mức A1, cũng như thay đổi triển vọng của nó từ ổn định sang tiêu cực.
 
Trong một lưu ý gần đây, Nomura ước tính nợ trong khu vực phi tài chính của Trung Quốc đạt 191,3 nghìn tỷ nhân dân tệ (27,96 nghìn tỷ USD), tương đương 251% GDP)trong quý I, so với mức 231% GDP vào cuối năm 2015.
Moody ước tính rằng thâm hụt ngân sách của chính phủ Trung Quốc vào năm 2016 ở mức "vừa phải" là khoảng 3% GDP. Nhưng theo dự kiến, gánh nặng nợ của chính phủ sẽ tăng lên 40% GDP vào năm 2018 và 45% vào cuối thập kỷ này.
trong một thông báo phát hành hồi tháng 5, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết rằng tổng nợ công của Trung Quốc vào cuối năm 2016 là 37% GDP.
Nguồn: nhipcaudautu.vn

Sản lượng dầu mỏ của Nigeria phục hồi bổ sung thêm dư thừa

Sản lượng dầu mỏ của Nigeria phục hồi bổ sung thêm dư thừa

Vinanet - Các nguồn tin kinh doanh dầu mỏ cho biết dầu thô của Nigeria nạp tháng 8 đang chậm tìm được khách hàng trong bối cảnh nguồn cung ngày càng tăng, một dấu hiệu cho thấy việc tái cân bằng của thị trường được mong đợi trong nửa cuối năm đang khởi động chậm.
Sự gia tăng trong sản lượng tại Nigeria và Libya, nơi xung đột và bất ổn đã hạn chế sản lượng hồi đầu năm nay, bổ sung vào khối lượng dầu thô ngọt, nhẹ đang tìm kiếm người mua tại lưu vực Đại Tây Dương, bất chấp việc cắt giảm nguồn cung của OPEC nhằm cắt giảm dư thừa.
Các thương nhân dầu mỏ cho biết ít nhất 40 lô hàng của Nigeria nạp trong tháng 8 đang tìm khách hàng, tương đương gần với nhu cầu thế giới trong nửa ngày và khối lượng cao hơn thời điểm tương tự trong những tháng trước.
Một thương nhân, người cho biết nguồn cung dư thừa nạp tháng 8 đã cao hơn so với những tháng trước do sản lượng tăng, nói “đang bắt đầu loại bỏ nhưng vẫn có 40 lô còn lại”.
Các lô hàng dầu thô còn dư lại từ Nigeria, nước xuất khẩu lớn nhất của châu Phi, là một đặc trưng của thị trường này trong năm nay, đè nặng lên giá kể từ khi dầu thô của Nigeria được bán tương quan với dầu Brent.
Những dấu hiệu dư thừa như vậy bắt đầu ít thấy trong những tháng tới, nếu các nhà phân tích như Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo thị trường thế giới thắt chặt trong nửa cuối năm nay do OPEC cắt giảm sản lượng.
Nhưng xuất khẩu của Nigeria có thể vượt 2 triệu thùng/ngày trong tháng 8, cao nhất trong 17 tháng và giám đốc IEA cho biết sự gia tăng hơn nữa của các nhà sản xuất quan trọng có thể kìm hãm việc tái cân bằng.
Một số nhà kinh doanh cho biết chắc chắn một số loại dầu của Nigeria nạp tháng 8 đang bán tốt, và một số người cho biết số lượng các lô hàng nạp hồi tháng 7 còn lại chưa tới 10 lô.
 
Có thêm những dấu hiệu sức mạnh trong thị trường dầu thô Biển Bắc, nơi số lượng lô hàng trong các kho chứa nổi đã sụt giảm và sản lượng có thể giảm trong tháng 8 trong bối cảnh bảo dưỡng các giếng dầu theo mùa.
Dầu thô của Angola được giao dịch nhanh hơn đối với các lô nạp trong tháng 8 so với những tháng trước, được hỗ trợ bởi nhu cầu tăng từ Trung Quốc, khách hàng lớn nhất.
Nguồn: VITIC/Reuters

G20: Bất đồng sâu thêm hay cơ hội để thiết lập trật tự mới?

 - Hội nghị thượng đỉnh nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G20) năm nay diễn ra trong một bối cảnh thế giới đứng trước nhiều thách thức.

Cả một danh sách những thách thức lớn nhất đã được đặt lên bàn hội nghị như chủ nghĩa khủng bố, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa bảo hộ, châu Phi… Tước tình hình thế giới  ngày nay đang chia rẽ hơn bao giờ hết,  liệu Hamburg sẽ là sân khấu cho kịch bản chia rẽ, bất đồng thêm hay trở thành diễn đàn để tình đoàn kết quốc tế hồi sinh?

G20
Hội nghị thượng đỉnh nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G20) năm nay diễn ra trong một bối cảnh thế giới đứng trước nhiều thách thức. 

Sự thiếu  tiếng nói chung  trên thể hiện rõ nhất ở ba nhà lãnh đạo có mặt tại Hamburg những ngày này: Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. Ba nhà lãnh đạo này đến hội nghị và theo đuổi lịch trình của riêng mình. Ông Erdogan sẽ tận dụng cơ hội này để nói về người Thổ Nhĩ Kỳ đang sống tại Đức, nhưng Chính phủ Đức sẽ không cho phép. Ông Putin sẽ nhân diễn đàn này để kêu gọi phương Tây dỡ bỏ trừng phạt chống lại Nga và thể hiện thiện chí hợp tác. Còn ông Trump muốn sử dụng hội nghị này như một cơ hội để gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Nga lần đầu tiên. Đây là một trong những cuộc gặp được chờ đợi nhất giữa hai nguyên thủ quốc gia này, nơi sẽ tràn ngập những tính toán kinh tế, chính trị và địa chiến lược. Có nhiều điều để thảo luận, từ cuộc khủng hoảng Syria đến cuộc nội chiến tại Syria, các lệnh trừng phạt Nga và cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới nhà lãnh đạo của một siêu cường khác của thế giới là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người cũng đang có mặt ở thành phố này và sẵn sàng lặng lẽ lấp đầy khoảng cách đang ngày càng rộng giữa ông Trump và các đồng minh lâu năm, đồng thời khẳng định vị thế của Bắc Kinh như một người bảo vệ mới nhất, lớn nhất cho hệ thống đa phương dựa trên luật lệ. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng có lẽ ông Tập Cận Bình sẽ thể hiện thái độ kín tiếng tại Hamburg. Sẽ tốt hơn nếu ở Hamburg, dư luận tập trung chú ý vào ông Trump, ông Putin, và thời kỳ hậu Brexit. Bởi tại diễn đàn Hamburg, ông Trump có thể dùng chính sách đối ngoại để lẩn tránh các vấn đề trong nước. Đả kích Trung Quốc, tuy kéo theo đôi chút rủi ro, là canh bạc an toàn để ông Trump tập hợp lực lượng tại Mỹ. Trung Quốc cũng không muốn chọc giận Nga, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Do đó, Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan sát nhiều hơn tại Hamburg, sẵn sàng quan hệ với tất cả, đặc biệt là với các nước châu Âu.

Thách thức là tìm ra một công thức làm nền tảng cho Hiệp định Paris mà không có những quan điểm cực đoan (kiểu cô lập). Nhiều chủ đề khác có lẽ dễ thảo luận hơn, như cuộc chiến chung chống chủ nghĩa khủng bố, chính sách đối với phụ nữ và chăm sóc y tế… Bà Merkel nói rằng bà “rất lạc quan” về các chủ đề này. Dự kiến cũng sẽ có ít tranh cãi về chính sách đối với người tị nạn. Ngoài ra, vấn đề Triều Tiên cũng “có chỗ” trên bàn nghị sự, nhất là khi Bình Nhưỡng đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ bằng vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đầu tiên chỉ vài ngày trước khi diễn ra hội nghị này.

 Vì hội nghị thượng đỉnh G20 là diễn đàn chính về hợp tác kinh tế toàn cầu, nên kinh doanh tất nhiên có một vị trí nổi bật trên bàn đàm phán. Tự do thương mại sẽ đóng một vai trò quan trọng. Bà Merkel sẽ muốn G20 gửi đi một thông điệp rõ ràng về sự cần thiết của các hệ thống thị trường tự do và thương mại đa phương.

Ngoài ra, nước chủ nhà Đức cũng muốn tập trung vào hợp tác châu Phi tại hội nghị này. Sáng kiến Thỏa thuận với châu Phi nhằm thu hút các nhà đầu tư công và tư cho các dự án của châu lục này, nhưng không thay thế viện trợ phát triển. Lịch trình Phát triển bền vững đến năm 2030 của LHQ sẽ được đưa ra bàn thảo tại hội nghị.

Đằng sau tất cả các vấn đề và thách thức lớn được đưa ra bàn thảo tại Hamburg, hội nghị G20 lần này còn được chú ý đặc biệt bởi nó sẽ đưa ra câu trả lời cho chiếc “ghế trống” của vị trí lãnh đạo toàn cầu sau khi Mỹ có nhiều dấu hiệu thoái lui. Nếu như 8 năm cầm quyền của cựu Tổng thống Barack Obama được đánh dấu bởi kiểu “lãnh đạo từ phía sau” rất khiêm tốn, thì tân Tổng thống Trump đã đưa ra nhiều quyết định – như rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris và  Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - cho thấy “chú Sam” thực sự đang rút lui khỏi vai trò truyền thống của mình như nhà bảo trợ toàn cầu cho ổn định và an ninh.

Không khí thảo luận tại G20 cũng như các tuyên bố đưa ra trong và sau hội nghị này sẽ cho thế giới thấy Mỹ rốt cuộc đang đứng ở đâu, và hé lộ ít nhiều những dấu hiệu để dự báo tình hình thế giới trong thời gian tới.

Trích nguồn: http://baomoi.vn

Hỗ trợ trực tuyến

3721767
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1060
2723
12211
1623386
1060
3721767

Your IP: 3.145.171.58
Server Time: 2024-05-01 07:16:32

SUPPORT ONLINE

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs. Nga - 0903.228.574

 

 

We have 39 guests and no members online