Xuất khẩu xăng dầu nửa đầu năm 2017 lượng giảm nhưng trị giá tăng

 

Xuất khẩu xăng dầu nửa đầu năm 2017 lượng giảm nhưng trị giá tăng

Vinanet - Campuchia là thị trường chủ lực xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam, chiếm 32,9% thị phần...
Theo thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 6/2017 xuất khẩu xăng dầu của cả nước giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 8,3% và 9,6% tương ứng với 157,1 nghìn tấn, trị giá 77,9 triệu USD so với tháng 5 – đây là tháng thứ ba kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này suy giảm liên tiếp – tính chung từ đầu năm đến hết tháng 6/2017 lượng xăng dầu xuất khẩu là trên 1 triệu tấn, trị giá 534,1 triệu USD, giảm 1,62% về lượng nhưng tăng 30,38% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.
Campuchia là thị trường chủ lực xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam, chiếm 32,9% thị phần, với 349 nghìn tấn, trị giá 188,1 triệu USD, giảm 13,36% về lượng nhưng tăng 14,92% về kim ngạch. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc, đạt 201 nghìn tấn, trị giá 114,4 triệu USD, tăng 7,64% về lượng và tăng 36,94% về trị giá, kế đến là thị trường Lào, đạt 94,2 nghìn tấn, trị giá 50,9 triệu USD, tăng 27,69% về lượng và tăng 67,93% về trị giá so với cùng năm trước.
Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, xăng dầu của Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường như Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan.
Đáng chú ý, xuất khẩu xăng dầu thời gian này sang thị trường Hàn Quốc tăng mạnh vượt trội, tuy lượng xuất chỉ đạt 47,8 nghìn tấn, tị giá 24,5 triệu USD, nhưng tăng 38,08% về lượng và tăng 73,96% về trị giá, ngược lại xuất khẩu sang Thái Lan lại suy giảm mạnh, giảm 98,6% về lượng và giảm 99,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê sơ bộ TCHQ thị trường xuất khẩu xăng dầu 6 tháng 2017

Thị trường

6 tháng 2017

So sánh cùng kỳ (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

1.060.808

534.162.288

-1,62

30,38

Campuchia

349.057

188.315.247

-13,36

14,92

Trung Quốc

201.006

114.428.736

7,64

36,94

Lào

94.216

50.952.902

27,69

67,93

Hàn Quốc

47.868

24.552.959

38,08

73,96

Malaysia

26.930

11.341.907

-51,88

-39,44

Thái Lan

1.761

299.235

-98,60

-99,30

Trích nguồn: http://vinanet.vn

Cận cảnh cây đàn Piano khảm pha lê xa xỉ, có giá bằng cả căn biệt thự cao cấp

 

Cận cảnh cây đàn Piano khảm pha lê xa xỉ, có giá bằng cả căn biệt thự cao cấp

Đáp ứng yêu cầu của một khách hàng giàu có người Qatar, công ty chế tác piano Goldfinch đã tạo nên cây đàn xa xỉ nhất thế giới được khảm hơn nửa triệu viên pha lê với mức giá hơn 14 tỷ đồng.
Cây đàn piano khảm pha lê xa xỉ bậc nhất thế giới được chế tác theo yêu cầu của một khách hàng bí mật ở Doha, Qatar. Ban đầu, nó là một cây đàn piano được chế tác với chất lượng đặc biệt cao. Sau đó khách hàng đã có ý tưởng phủ toàn bộ thân đàn bằng pha lê Swarovski để tạo nên sự đặc biệt so với các sản phẩm khác.
Goldfinch, một công ty chế tạo đàn ở Cambridge, đã mất 6 tháng để hoàn thiện cây đàn piano đặc biệt với hơn 500 nghìn viên pha lê được khảm thủ công.
 
Hơn nửa triệu viên pha lê được gắn thủ công lên cây đàn.
 
Ngoài vẻ bề ngoài lung linh, cây đàn độc đáo này còn có thể tự chơi nhạc. Các nghệ nhân chế tác đã đặt một bộ máy cơ học có nguyên lý hoạt động gần giống với hộp nhạc, cho phép chủ nhân có thể thưởng thức âm nhạc mà không cần nhạc công.
 
"Chúng tôi luôn yêu thích làm mờ ranh giới giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài, kỹ thuật của các nghệ nhân của Goldfinch kết hợp với công nghệ tiên tiến đã cho ra đời sản phẩm với âm tấu hoàn hảo. Thật hạnh phúc khi biến mơ ước của khách hàng thành hiện thực. Chỉ cần tưởng tượng việc 500 ngàn viên pha lê được đính thủ công, chắc cũng đủ để bạn cảm thấy công việc này cầu kỳ đến mức nào", giám đốc Tomas Norman của Goldfinch khẳng định.
 
 
Giá trị của cây đàn có một không hai này là 613.510USD (khoảng 14 tỉ đồng). Sau khi được hoàn thiện tại xưởng chế tác của Goldfinch, Cambridge, Anh, nó được chuyển đến nhà riêng của chủ nhân ở Doha bằng chiếc tàu thủy thuộc sở hữu của vị khách bí mật này.
Nguồn: Cafef.vn

Tesoro có thể bắt đầu vận chuyển nhiên liệu qua đường ống Pemex trong tháng 9

 

Tesoro có thể bắt đầu vận chuyển nhiên liệu qua đường ống Pemex trong tháng 9

Vinanet - Tập đoàn lọc dầu Tesoro của Mỹ có thể bắt đầu vận chuyển xăng và dầu diesel qua mạng lưới đường ống của công ty dầu mỏ Pemex, Mexico vào tháng 9.
Ngày 18/7, Tesoro đã ký các hợp đồng 3 năm với Pemex để sử dụng công suất dư thừa trên đường ống Pemex và các cơ sở chứa dầu tại các bang biên giới phía bắc của Baja California và Sonora, một chiến thắng của nhà máy lọc dầu Mỹ hồi tháng 5.
Ignacio Aguilar, giám đốc Pemex Logistics cho biết “Tesoro phải thông báo cho Pemex ít nhất 30 ngày trước khi lô hàng đầu tiên của họ tới, và vì thế đầu tháng 9 chúng tôi dự kiến sẽ nhận lô hàng đầu tiên”. Tesoro đã không đáp lại yêu cầu bình luận về khởi động hoạt động vận chuyển nhiên liệu của họ tại Mexico.
Năm ngoái, chính phủ Mexico cho phép lần đầu tiên nhập khẩu xăng và dầu diesel của các công ty tư nhân, một hoạt động đã được Pemex độc quyền cho đến khi một cuộc cải tổ năng lượng hoàn toàn trong năm 2014 dẫn tới việc mở cửa dần.
Việc mở cửa cho các nhà nhập khẩu nhiên liệu ngoài Pemex tại Mexico đang xảy ra song song với việc tự do hóa giá nhiên liệu theo khu vực, trước đây được chính phủ ấn định.
 
Trong những tuần tới Pemex dự kiến hoàn thành kế hoạch được gọi là bán đấu giá đầu màu cho việc sử dụng công suất đường ống nhiên liệu dư thừa và kho lưu trữ tại các bang biên giới phía bắc còn lại.
Nguồn: VITIC/Reuters

Bộ Xây dựng gợi ý những vật liệu có thể thay thế cát tự nhiên

 

Bộ Xây dựng gợi ý những vật liệu có thể thay thế cát tự nhiên Xỉ từ các nhà máy luyện gang, thép có thể dùng thay thế cát tự nhiên. Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Vinanet - Cát tự nhiên đang ngày càng khan hiếm và giá liên tục tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng của nhiều công trình. Bộ Xây dựng gợi ý một số giải pháp vật liệu thay thế cát tự nhiên.
Cát nghiền cho bê tông và vữa
Cát nghiền là hỗn hợp các hạt cốt liệu có kích thước 5mm thu được do đập hoặc nghiền từ các loại đá tự nhiên có cấu trúc đặc sắc.
Cát nghiền có thể được sử dụng trong công trình xây dựng tùy theo thiết kế cấp phối và phải đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9205:2012 "Cát nghiền cho bê tông và vữa".
Xỉ gang và xỉ thép
Xỉ gang (xỉ lò cao) và xỉ thép là phụ phẩm của quá trình sản xuất gang và thép tương ứng. Do đặc tính khác nhau của mỗi loại xỉ nên xỉ gang và xỉ thép có khả năng sử dụng trong phạm vi nhất định.
Xỉ gang, xỉ thép sử dụng làm vật liệu xây dựng cần phải được thử nghiệm và đáp ứng theo quy định về kiểm soát chất lượng.
Xỉ gang và xỉ thép có thể ứng dụng cho các hạng mục sau:
- Làm cốt liệu cho bê tông: Đối với ứng dụng làm cốt liệu cho bê tông, xỉ lò cao làm nguội chậm và xỉ hạt lò cao là 2 lại xỉ thường được sử dụng. Xỉ thép có cường độ cao, độ bền tốt nhưng do có tính nở nên ít được sử dụng làm bê tông trong thực tế.
- Làm vật liệu cho san lấp, đắp nền cho công trình xây dựng và giao thông: Xỉ gang và xỉ thép rất thích hợp làm vật liệu cấp phối hạt không trộn với chất kết dính (vật liệu rời) do chúng có những đặc tính tốt như: cường độ cao, chống mài mòn tốt, góc nội ma sát cao.
Vì vậy, xỉ gang, xỉ thép được ứng dụng nhiều làm vật liệu đắp, san lấp trong xây dựng và làm lớp nền, móng cho công trình giao thông, đặc biệt xỉ thép làm vật liệu cho lớp móng đường có khả năng chịu tải trọng lớn.
 
Xỉ gang và xỉ thép còn được ứng dụng làm cốt liệu cho bê tông nhựa nóng asphalt cho đường giao thông.
Nguồn: Hoàng Dương/Báo Tin Tức

Ra mắt mạng lưới sử dụng năng lượng hiệu quả đầu tiên ở Việt Nam

 

Ra mắt mạng lưới sử dụng năng lượng hiệu quả đầu tiên ở Việt Nam

Vinanet - Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) vừa chính thức ra mắt “Mạng lưới hiệu quả năng lượng” với sự tham gia của 8 doanh nghiệp (DN) trong các ngành dệt may, giấy, vận tải, chế biến nhựa.
Mạng lưới hiệu quả năng lượng Việt Nam là sáng kiến trong khuôn khổ Dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng, do Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức cùng phối hợp triển khai dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ).
Phát biểu tại lễ ra mắt, ông Markus Bissel, Trưởng bộ phận Hiệu quả năng lượng của dự án cho biết: "Mục đích của mạng lưới này là kết nối các công ty để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thông qua các hoạt động chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Toàn bộ quy trình sẽ được lên kế hoạch rõ ràng, với sự điều phối của các chuyên gia Đức về hiệu quả năng lượng. Các công ty cũng sẽ được hưởng lợi từ kiểm toán năng lượng cũng như sự tư vấn của các chuyên gia tư vấn Việt Nam, cũng như kết nối với các bên công nghệ và dịch vụ đến từ Đức”.
Mạng lưới hiệu quả năng lượng đầu tiên trên thế giới đã được thành lập vào năm 1987 tại Zurich, Thụy sỹ. Đây đã trở thành mô mình phổ biến trên thế giới, và được chứng minh là một công cụ hiệu quả và quan trọng để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Năm 2009, 30 mạng lưới hiệu quả năng lượng đã được thành lập và tiết kiệm được 12% lượng điện năng sử dụng trong vòng 5 năm. Trong giai đoạn 2014 - 2020, dự kiến có đến 500 mạng lưới khác nhau đã được thành lập tại Đức.
"Nguyên nhân đằng sau việc thành lập mạng lưới Hiệu quả năng lượng Việt Nam đó là vì chúng tôi cho rằng mỗi công ty đều có những thế mạnh nhất định về sử dụng năng lượng hiệu quả. Nếu hợp tác cùng nhau, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu biết nhiều hơn và cùng làm cho việc tiêu thụ năng lượng được hiệu quả hơn. Theo mô hình này, mỗi mạng lưới chỉ có 10-15 doanh nghiệp, để các công ty tham gia đều có nhiều cơ hội thảo luận và chia sẻ ở mức tối đa. Các mạng lưới này sẽ giúp các công ty giảm thiểu chi phí năng lượng, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh. Các mạng lưới cũng sẽ giúp cho việc sử dụng năng lượng và các số liệu liên quan được rõ ràng minh bạch hơn, cũng như thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo trong tất cả các ngành”, ông Bissel cho biết.
Tiêu chí lựa chọn các công ty thành viên tham gia mạng lưới hiệu quả năng lượng Việt Nam là những doanh nghiệp có chi phí tiêu thụ năng lượng cao, có trụ sở tại cùng một khu vực và không là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Để trở thành thành viên chính thức, công ty tham gia sẽ cần chỉ định một giám đốc năng lượng và ký một văn bản nêu rõ nguyện vọng tham gia.
Sau buổi gặp đầu tiên, 8 công ty trong các ngành dệt may, sản xuất giấy, vận tải, chế biến cao su và nhựa đồng thời là thành viên đầu tiên của mạng lưới sẽ được tiến hành kiểm toán năng lượng. Các chuyên gia tư vấn Đức và Việt Nam sẽ thăm các xưởng sản xuất và hỗ trợ quá trình kiểm toán này.
 
Là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển năng động nhất ở khu vực châu Á, Việt Nam phải đối mặt với nhu cầu tiêu thụ điện đang tăng lên nhanh chóng, dự kiến tăng ở mức hai con số trong những năm tới. Các ngành công nghiệp, vận tải, và khu vực cư dân hiện là ba lĩnh vực đang tiêu thụ nhiều điện nhất.
Chính phủ Việt Nam từ trước đến nay đã luôn ưu tiên vấn đề hiệu quả năng lượng. Hiệu quả năng lượng là một trong những nội dung chính của Quy hoạch Phát triển ngành Điện VII và Chiến lượng tăng trưởng xanh của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, những sáng kiến như Mạng lưới Hiệu quả năng lượng Việt Nam sẽ có vai trò quan trọng, bởi chúng sẽ kết nối và tạo điều kiện để các công ty có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc giảm thiểu chi phí tiêu thụ điện và tăng cường hiệu quả kinh doanh.

Nguồn: Báo Công Thương điện tử

Chuyên mục phụ

Hỗ trợ trực tuyến

3717123
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3753
3814
7567
1623386
144285
3717123

Your IP: 18.117.216.229
Server Time: 2024-04-29 17:39:29

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mr Giang Tử - 0913.329.033
Mrs Nga - 0903.228.574

 

 

Trang web hiện có:
24 khách & 0 thành viên trực tuyến