Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Sản lượng dầu của OPEC trong tháng 10/2019 tăng

 Khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng dầu của OPEC phục hồi trong tháng 10/2019 từ mức thấp nhất 8 năm, do sản xuất của Saudi Arabia nhanh chóng phục hồi sau cuộc tấn công bù cho sản lượng sụt giảm của Ecuador và việc cắt giảm tự nguyện theo thỏa thuận nguồn cung.

Sản lượng của 14 quốc gia OPEC đạt 29,59 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2019, tăng 690.000 thùng/ngày so với tháng liền trước (tháng có sản lượng thấp nhất kể từ năm 2011).
Dự kiến ban đầu sẽ phải mất vài tháng, sản lượng của Saudi Arabia phục hồi sau cuộc tấn công ngày 14/9/2019 chỉ mất vài tuần. Giá dầu đã giảm xuống 60 USD/thùng sau khi tăng vọt lên 72 USD/thùng ngay sau cuộc tấn công, và giới phân tích dự kiến vương quốc này tiếp tục nỗ lực hỗ trợ thị trường.
Carsten Fritsch, nhà phân tích tại Commerzbank nói “Saudi Arabia sẽ tăng cường cắt giảm sản lượng nếu cần thiết để giữ thị trường cân bằng và đảm bảo ít nhất giá ổn định”.
OPEC, Nga và các nhà sản xuất dầu đồng minh khác gọi là OPEC+ đang giảm sản lượng 1,2 triệu thùng từ ngày 1/1/2019. Trong đó OPEC cắt giảm khoảng 800.000 thùng/ngày được phân bổ cho 11 nước thành viên, ngoại trừ Iran, Libya và Venezuela.
Mười một thành viên OPEC bị ràng buộc bởi thỏa thuận này (kéo dài cho tới tháng 3/2020) đã dễ dàng vượt mức cắt giảm đã cam kết. Tuân thủ đã giảm xuống 140% trong tháng 10/2019 do sản lượng tăng tại Saudi Arabia, từ tuân thủ 222% trong tháng 9/2019.
Sản lượng của OPEC giảm nhiều nhất tại Ecuador, trong ngày 9/10 đã dừng bán dầu thô vì ít nhất 20 mỏ đã dừng hoạt động trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống lại các biện pháp khắc khổ của chính phủ. Công ty dầu nhà nước Petroecuador đã khôi phục xuất khẩu dầu thô vào ngày 20/10.
Saudi Arabia đã sản xuất 9,9 triệu thùng/ngày, tăng 850.000 thùng/ngày so với tháng 9/2019. Trước cuộc tấn công trong tháng trước, Saudi Arabia đã hạn chế sản lượng nhiều hơn so với thỏa thuận nguồn cung để hỗ trợ thị trường. Quốc gia này vẫn bơm ít hơn thỏa thuận cắt giảm 400.000 thùng/ngày.
Venezuela đang chiến đấu với các lệnh trừng phạt của Mỹ và sụt giảm sản lượng trong dài hạn, đã tăng sản lượng. Việc lọc dầu trong nước khôi phục và xuất khẩu tăng trong tháng 10/2019.
Sản lượng tại 2 quốc gia được miễn trừ, Libya và Iran thay đổi ít.
UAE đã tăng xuất khẩu. Tuy nhiên sản lượng dầu chỉ tăng nhẹ trong tháng 10/2019.
Sau Ecuador, quốc gia có sản lượng giảm nhiều nhất trong OPEC là Iraq đã xuất khẩu dầu thô ít hơn từ các cảng miền bắc. Nhà sản xuất lớn thứ 2 của OPEC này đang tiếp tục vượt mục tiêu của OPEC.
 
Nigeria (liên tục bơn nhiều hơn so với mục tiêu của OPEC) đã tiếp tục bơm nhiều hơn trong tháng 10/2019. Mức độ tuân thủ của Nigeria đã cải thiện vì quốc gia này đã nhận mục tiêu cao hơn theo thỏa thuận, chi tiết được công khai đầu tháng này.
Sản lượng của OPEC trong tháng 9/2019 là thấp nhất kể từ năm 2011 (khi cuộc nội chiến của Libya khiến sản lượng của nước này sụt giảm) không bao gồm sự thay đổi thành viên diễn ra kể từ đó.
Khảo sát này nhằm theo dõi nguồn cung ra thị trường và dựa vào số liệu vận chuyển được cung cấp bởi các nguồn bên ngoài, số liệu của Refinitiv Eikon và thông tin cung cấp từ các công ty dầu mỏ, OPEC và công ty tư vấn.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 1/11: Dầu ổn định, khí tự nhiên giảm từ mức cao 7 tháng

TT năng lượng TG ngày 1/11: Dầu ổn định, khí tự nhiên giảm từ mức cao 7 tháng

 Giá dầu ổn định trong ngày hôm nay sau một tuần sụt giảm khoảng 4%, bởi nguồn cung toàn cầu đang tăng và nhu cầu trong tương lai không rõ ràng.
Dầu thô Mỹ tăng lần đầu tiên trong 4 ngày, tăng 15 US cent hay 0,3% lên 54,33 USD/thùng. Hợp đồng này hướng tới tuần giảm giá hơn 4%. Dầu thô Brent tăng 6 US cent hay 0,1% lên 59,68 USD/thùng, cũng theo xu hướng giảm gần 4% trong tuần này.
Lo lắng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cùng với nhu cầu dầu tiếp tục ám ảnh thị trường do các nhà lãnh đạo từ Mỹ và Trung Quốc tiếp tục vật lộn để kết thúc tranh chấp kéo dài 16 tháng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Stephen Innes, nhà chiến lược thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại AxiTrader nói “những lo ngại về tranh chấp thương mại Mỹ - Trung cuối cùng cũng có hậu quả”. Đó là quan điểm u ám về tồn kho khổng lồ của Mỹ đang tăng và số liệu kinh tế khủng khiếp phát hành trong 24 giờ qua.
Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 5,7 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 25/10, so với dự đoán của giới phân tích tăng chỉ 494.000 thùng.
Trong khi đó, hoạt động sản xuất của Nhật Bản tháng 10/2019 giảm xuống dưới mức thấp nhất trong 3 năm.
Và ngày hôm qua (31/10) số liệu chính thức từ Trung Quốc cho thấy hoạt động sản xuất tháng trước giảm trong 6 tháng liên tiếp, trong khi tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của quốc gia này là thấp nhất kể từ tháng 2/2016.
Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy giá dầu có thể vẫn bị áp lực giảm trong năm nay và năm tới. Thăm dò 51 nhà kinh tế và phân tích dự báo dầu thô Brent sẽ đạt trung bình 64,16 USD/thùng trong năm 2019 và 62,38 USD/thùng trong năm tới.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ tăng gần 600.000 thùng/ngày trong tháng 8 lên mức kỷ lục 12,4 triệu thùng, bởi sản lượng tăng 30% ở Vịnh Mexico. Các số liệu này công bố khi một cuộc khảo sát của Reuters cho biết sản lượng của OPEC phục hồi trong tháng 10/2019 từ mức thấp nhất 8 năm, với sản lượng dầu của Saudi Arabia phục hồi nhanh chóng bù cho sự sụt giảm tại Ecuador và việc hạn chế sản lượng theo hiệp ước giảm sản lượng.
Khí tự nhiên giảm trở lại từ mức cao nhất 7 tháng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm hơn 2% sau dự báo thời tiết trong 2 tuần tới lạnh và dự trữ cao hơn so với dự kiến trong tuần trước.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn New York giảm 5,8 US cent tương đương 2,2% xuống 2,633 USD/mmBtu. Tính chung cả tháng, giá khí tự nhiên tăng gần 13%, tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2018.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ bổ sung 89 tỷ feet khối khí, nhiều hơn bình thường trong tuần kết thúc vào 25/10, đưa dự trữ lên 3,695 nghìn tỷ feet khối (tcf), tăng 1,4% so với mức trung bình tại thời điểm này trong năm nay.
Hồi tháng 3/2019, dự trữ khí thấp hơn trung bình 5 năm khoảng 33%, nhưng với sản lượng ở mức cao kỷ lục, các nhà phân tích cho biết dự trữ tăng trên mức bình thường lên khoảng 3,75 tcf vào ngày 31/10.
Tuy nhiên, các thương nhân cho biết nếu các dự báo thời tiết lạnh hiện nay được duy trì, các cơ sở tiện ích sẽ bắt đầu giảm dự trữ trong tuần kết thúc vào ngày 8/11.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 1/11/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

54,4548

0,18

0,33 %

-13,75%

Dầu Brent

USD/thùng

59,7665

0,54

-0,90 %

-17,95%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,6299

0,001

-0,04 %

-19,94%

Xăng

USD/gallon

1,5989

0,0355

-2,18 %

-6,41%

Dầu đốt

USD/gallon

1,8813

0,0009

0,05 %

-13,41%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 31/10: Dầu tiếp tục giảm, khí tự nhiên tăng lên mức cao 6 tháng

TT năng lượng TG ngày 31/10: Dầu tiếp tục giảm, khí tự nhiên tăng lên mức cao 6 tháng

 Giá dầu giảm phiên thứ 4 trong sáng nay, sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng vọt, làm lu mờ tin tức Cục dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 6 US cent xuống 60,55 USD/thùng, giá đã giảm 1,6% trong phiên trước.
Dầu thô WTI cùng kỳ hạn giảm 16 US cent hay 0,3% xuống 54,9 USD/thùng sau khi giảm 0,9% trong phiên trước.
Cục dự trữ Liên bang ngày hôm qua (30/10) đã cắt giảm lãi suất lần thứ 3 trong năm nay và báo hiệu họ dự định không cắt giảm tiếp lãi suất trừ khi nền kinh tế này trở nên tồi tệ hơn.
Trong khi việc cắt giảm lãi suất có thể khiến giá dầu tăng vì một nền kinh tế mạnh lên thường bao hàm nhu cầu dầu thô mạnh hơn, các nhà đầu tư tập trung vào dự trữ dầu thô của Mỹ đang tăng trong bối cảnh nhập khẩu tăng và giải phóng từ kho dự trữ quốc gia.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường tại OANDA cho biết “lo ngại về dư cung đang làm giảm triển vọng lạc quan về nền kinh tế mà Fed vẽ ra”.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô tăng 5,7 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 25/10/2019, so với dự đoán của giới phân tích tăng 494.000 thùng.
Trong ngày 29/10/2019, Viện Dầu mỏ Mỹ đã báo cáo dự trữ giảm 708.000 thùng, nâng hy vọng rằng số liệu chính xác cũng sẽ giảm.
Dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma, điểm phân phối dầu thô WTI tăng tuần thứ 4 liên tiếp, tăng 1,6 triệu thùng trong tuần trước. Tuy nhiên, dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất tiếp tục giảm ngay cả khi các nhà máy lọc dầu tăng cường sản xuất.
Dự trữ xăng giảm 3 triệu thùng, so với dự đoán của giới phân tích trong thăm dò của Reuters giảm 2,2 triệu thùng. Đây là tuần thứ 5 sụt giảm, kéo dự trữ xuống 220,1 triệu thùng, thấp nhất kể từ tháng 11/2017.
Dự trữ sản phẩm chưng cất gồm dầu diesel và dầu sưởi, giảm tuần thứ 6 liên tiếp, giảm 1 triệu thùng trong tuần trước, so với dự đoán giảm 2,4 triệu thùng.
Khí tự nhiên cao nhất 6 tháng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 6 tháng sau khi tăng gần 13% trong đầu tuần này, do dự báo thời tiết lạnh bao trùm sẽ duy trì đến ít nhất vào giữa tháng 11/2019.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn New York tăng 5,2 US cent tương đương 2% lên 2,691 USD/mmBtu, cao nhất kể từ ngày 10/4/2019.
Trong 6 tới 14 ngày tới, Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ dự báo nhiệt độ tại 48 tiểu bang của Mỹ sẽ vẫn thấp hơn so với bình thường ở phần lớn của đất nước ngoại trừ những vùng Tây Nam và Florida.
Refinitiv dự báo nhu cầu khí trung bình tại 48 tiểu bang, gồm cả xuất khẩu sẽ tăng từ 94,8 triệu feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần này lên 102,4 bcfd trong tuần tới.
Các nhà phân tích cho biết các công ty công ích có thể bổ sung hơn 86 tỷ feet khối (bcf) khí vào kho dự trữ trong tuần kết thúc vào ngày 25/10/2019. Nếu đúng, sự gia tăng đó sẽ thúc đẩy dự trữ tăng lên 3,692 nghìn tỷ feet khối (tcf), cao hơn mức trung bình 1,3% tại thời điểm này trong năm.
Sản lượng khí tại 48 tiểu bang xuống mức thấp nhất 2 tuần tại 93,7 bcfd trong ngày 29/10/2019 do sụt giảm nhẹ tại nhiều khu vực, giảm từ kỷ lục 94,9 bcfd trong ngày liền trước.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 31/10/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

55,2915

0,12

0,22 %

-13,16%

Dầu Brent

USD/thùng

60,9599

0,24

0,40 %

-16,36%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,7045

0,01

0,30%

-16,45%

Xăng

USD/gallon

1,6650

0,0014

-0,08 %

-3,02%

Dầu đốt

USD/gallon

1,9205

0,0031

0,16 %

-12,71%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

Lợi nhuận của BP giảm 40% do giá dầu giảm

Lợi nhuận của BP giảm 40% do giá dầu giảm

 Lợi nhuận của BP giảm mạnh trong quý 3/2019 bởi giá dầu giảm, nhưng hoạt động lọc dầu mạnh hỗ trợ công ty này đánh bại dự đoán ngay cả sau khi mất khoản phí một lần 2,6 tỷ USD liên quan tới bán tài sản.
BP giống các công ty năng lượng lớn khác, đã bị thiệt hại bởi giá dầu giảm mạnh do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tác động tới nhu cầu dầu toàn cầu.
Công ty dầu của Anh này bị lỗ ròng lần đầu tiên trong hơn 3 năm vào quý 3/2019 do phí trả một lần, nhưng giám đốc điều hành Bob Dudley, người sẽ từ chức vào năm tới sau một thập kỷ cầm quyền, cho biết lợi nhuận và dòng tiền mặt cơ bản rất mạnh.
Dòng tiền mặt từ các hoạt động không thay đổi trong quý này so với một năm trước tại 6,1 tỷ USD bất chấp giá dầu giảm 17%.
Nhà phân tích Oswald Clint thuộc Bernstein nói “trong một quý đầy thách thức về năng lượng, kết quả BP phục hồi đáng kể”.
 
Khoản phí 2,6 tỷ USD dẫn tới lỗ ròng 700 triệu USD nhưng điều này sẽ không gây ngạc nhiên cho các nhà đầu tư. BP đã báo hiệu đầu tháng này họ sẽ mất một khoản phí phi tiền mặt 2 tỷ tới 3 tỷ USD trong quý 3/2019, do họ gần hơn tới việc xử lý tài sản trị giá 10 tỷ USD vào cuối năm 2019, trước một năm so với kế hoạch.
 
Từ đầu năm tới nay, số tiền BP nhận được từ việc thoái vốn đạt 1,4 tỷ USD.
Năm ngoái BP đã mua lại tài sản dầu đá phiến tại BHP trị giá 10,25 tỷ USD, biến BP trở thành 1 trong số các nhà khoan dầu đá phiến lớn nhất. Họ cũng thông báo bán doanh nghiệp Alaska của mình cho tập đoàn năng lượng Hilcorp với giá 5,6 tỷ USD.
Lợi nhuận ròng của công ty đã giảm 40% so với năm trước xuống 2,3 tỷ USD. Lợi nhuận này vượt dự báo 1,73 tỷ USD trong một cuộc khảo sát các nhà phân tích và so với 2,81 tỷ USD trong quý 2/2019.
Trong một dấu hiệu của sự tự tin, BP đã loại bỏ cổ tức theo kịch bản trong quý này (cho phép các nhà đầu tư nhận cổ phiếu thay vì tiền mặt, một biện pháp được sử dụng trong thời kỳ suy thoái của ngành).
Sản lượng dầu và khí, ngoại trừ 19,75% cổ phần của BP ở công ty Rosneft thuộc Nga, giảm 2,5% so với một năm trước xuống 2,568 triệu thùng tương đương dầu mỗi ngày là kết quả của bảo dưỡng tại một số mỏ và gián đoạn sản xuất trong 2 tuần tại Bờ Vịnh Mexico do cơn bão Barry.
BP cho biết sản xuất trong quý 4/2019 sẽ cao hơn so với quý trước do bảo trì giảm.
Về triển vọng nhu cầu dầu, giám đốc tài chính Brian Gilvary cho biết nhu cầu vẫn bị áp lực giảm trên toàn cầu do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Sự suy yếu trong sản xuất dầu và khí được bù bởi diễn biến mạnh trong các doanh nghiệp lọc dầu và hóa dầu của BP và lợi nhuận cao hơn dự kiến từ Rosneft giúp giảm thuế của BP.
Chi phí đầu tư của BP có thể dưới 16 tỷ USD trong năm 2019.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Đông Nam Á có thể trở thành nhà nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch những năm tới

Đông Nam Á có thể trở thành nhà nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch những năm tới

Vinanet - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết Đông Nam Á có thể trở thành một nhà nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch trong vài năm tới, tăng gánh nặng tài chính cho các chính phủ và tăng khí thải carbon trong khu vực này.
Điều này diễn ra bất chấp dự đoán tăng trưởng trong nhu cầu năng lượng chậm hơn của khu vực này do các nhà kinh tế chuyển sang sản xuất và dịch vụ tốn ít năng lượng, hiệu quả hơn.
Đông Nam Á đã là một nhà nhập khẩu ròng dầu thô với 4 triệu thùng/ngày trong năm 2018, trong khi tăng trưởng nhu cầu khí tự nhiên mạnh đã giảm dư thừa khí để xuất khẩu.
Đối với than, sản lượng từ các nhà sản xuất hàng đầu của khu vực này, Indonesia vẫn trên 400 triệu tấn tương đương than trong năm ngoái, nhưng nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc và Ấn Độ tăng có thể giảm sự dư thừa này. IEA nói “xu hướng này chỉ ra Đông Nam Á trở thành một nhà nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch trong vài năm tới”.
Tổng thể dư thừa nguồn cung của khu vực này ở mức 120 triệu tấn tương đương dầu trong năm 2011 đã bị xói mòn xuống chỉ hơn 30 triệu tấn tương đương dầu trong năm 2018.
Phụ thuộc vào nhập khẩu ngày càng tăng cũng làm tăng lo ngại về an ninh năng lượng. Ví dụ, phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của khu vực này được dự báo vượt 80% trong năm 2040, tăng từ 65% hiện nay.
Nếu không có sự thay đổi chính sách, nhu cầu năng lượng của Đông Nam Á dự kiến tăng 60% vào năm 2040, chiếm 12% sự gia tăng trong nhu cầu năng lượng toàn cầu do kinh tế tăng hơn gấp đôi. Điều này thấp hơn so với tăng trưởng 80% của khu vực này kể từ năm 2000.
Tăng trưởng nhu cầu điện của Đông Nam Á ở mức trung bình 6% mỗi năm, trong số khu vực tăng nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên khoảng 45 triệu người ở đó vẫn chưa được sử dụng điện. Khu vực này đang hướng tới phổ cập sử dụng điện vào năm 2030.
Nhu cầu dầu tại Đông Nam Á, nơi chiếm gần 10% dân số thế giới, sẽ vượt 9 triệu thùng/ngày vào năm 2040, tăng từ chỉ hơn 6,5 triệu thùng/ngày hiện nay.
IEA nói “dầu tiếp tục thống trị nhu cầu giao thông đường bộ, bất chấp tiêu thụ nhiên liệu sinh học tăng”.
Nhu cầu than cũng dự kiến tăng ổn định trong những thập kỷ tới, phần lớn bởi các nhà máy điện mới đốt than, bất chấp những cơn gió ngược đang đối mặt với các dự án như vậy, bao gồm khó khăn để đảm bảo sự cạnh tranh tài chính cho các cơ sở mới ngày càng tăng.
IEA nói sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí tự nhiên của khu vực này ngày càng tăng khiến cho nhiên liệu này ít cạnh tranh về giá, mặc dù nó phù hợp với các thành phố đang tăng trưởng nhanh và các ngành công nghiệp nhẹ hơn trong khu vực này.
 IEA bổ sung thêm “trong dự đoán của chúng tôi, các khách hàng công nghiệp hơn là các nhà máy điện là nguồn tăng trưởng nhu cầu khí lớn nhất”.
Năng lượng tái tạo có thể đóng vai trò lớn hơn, nhưng không có khung chính sách mạnh mẽ hơn thì tỷ trọng năng lượng tái tạo trong ngành điện sẽ chỉ tăng tới 30% vào năm 2040 từ mức hiện tại 24%.
Năng lượng gió và mặt trời dự kiến tăng nhanh chóng, trong khi thủy điện và năng lượng sinh học hiện đại - gồm nhiên liệu sinh học, sinh khối, khí sinh học và năng lượng sinh học có nguồn gốc từ các chất thải khác - sẽ vẫn là trụ cột danh mục tái tạo của Đông Nam Á.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4387823
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
765
3902
8790
2330825
87769
4387823

Your IP: 3.144.31.64
Server Time: 2024-11-26 04:01:23

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 166 guests and no members online