Warning
  • Sorry No Product Found!!.

OPEC dự đoán dư thừa dầu mỏ năm 2020 sẽ giảm đi

OPEC dự đoán dư thừa dầu mỏ năm 2020 sẽ giảm đi

 OPEC cho biết họ dự kiến nhu cầu dầu của họ giảm trong năm 2020 do các đối thủ bơm thêm dầu bất chấp dư thừa dầu thô ít hơn trên thị trường toàn cầu, trong trường hợp tổ chức này duy trì nguồn cung hạn chế khi họ nhóm họp để bàn luận về chính sách trong tháng tới.
Trong báo cáo tháng 11/2019, OPEC cho biết nhu cầu dầu thô của họ sẽ đạt trung bình 29,58 triệu thùng/ngày trong năm tới ít hơn 1,12 triệu thùng/ngày so với năm 2019. Điều đó chỉ ra dư thừa trong năm 2020 khoảng 70.000 thùng/ngày, ít hơn so với các báo cáo trước đây.
Nhu cầu giảm có thể khuyến khích OPEC và các đồng minh duy trì hạn chế nguồn cung khi họ nhóm họp tại Vienna trong đầu tháng tới. Nhưng báo cáo này giữ các dự báo tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu năm 2020 ổn định và lạc quan hơn về triển vọng.
Báo cáo này lặp lại các bình luận từ Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo, người đã cho biết triển vọng trong năm 2020 có thể bất ngờ tăng, do khả năng giải quyết tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc và nguồn cung khu vực ngoài OPEC giảm.
Triển vọng sáng sủa hơn sẽ làm dịu đi sức ép cho các nhà sản xuất gọi là OPEC+ cắt giảm sâu sản lượng của họ. Hồi tháng 10/2019 Barkindo cho biết tất cả các lựa chọn, gồm cả việc cắt giảm sâu hơn đã đưa ra, mặc dù các bình luận gần đây ông đã giảm khả năng cắt giảm sản lượng sâu hơn nữa.
OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác đã thực hiện thỏa thuận giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ 1/1/2019. Trong tháng 7/2019, OPEC+ đã gia hạn hiệp ước này tới tháng 3/2020.
Báo cáo này cho biết dự trữ dầu tại các nền kinh tế phát triển giảm trong tháng 9/2019, một xu hướng có thể làm dịu đi lo ngại của OEPC về dư thừa. Nhưng dự trữ vẫn cao hơn mức trung bình 5 năm 28 triệu thùng.
OPEC và các đối tác của họ đang hạn chế sản lượng kể từ năm 2017, để hỗ trợ giá, xóa dư thừa tăng trong giai đoạn 2014 - 2016.
Nhưng giá tăng cũng thúc đẩy các nguồn cung cấp dầu đá phiến Mỹ và các đối thủ khác. OPEC dự kiến tỷ trọng của họ giảm trong 5 năm tới trước khi phục hồi.
Trong báo cáo này, OPEC đã giảm dự báo tăng trưởng nguồn cung của khu vực ngoài OPEC xuống 2,17 triệu thùng/ngày, ít hơn 40.000 thùng/ngày so với dự báo trước. Nhu cầu dầu thế giới dự kiến tăng 1,08 triệu thùng/ngày hay 1% không đổi so với tháng trước.
 Tăng trưởng nguồn cung khu vực ngoài OPEC chậm lại sẽ hỗ trợ nỗ lực của OPEC để quản lý thị trường này. Nhưng sản lượng khu vực này vẫn dự kiến tăng gần gấp đôi mức độ tăng trưởng nhu cầu thế giới trong năm 2020, là một thách thức cho OPEC và các đồng minh cân bằng thị trường.
Sản lượng của OPEC trong tháng 10/2019 tăng 943.000 thùng/ngày lên 29,65 triệu thùng/ngày, do sản lượng của Saudi Arabia phục hồi sau cuộc tấn công hồi tháng 9/2019.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 19/11: Dầu giảm, khí tự nhiên cũng giảm gần 5%

TT năng lượng TG ngày 19/11: Dầu giảm, khí tự nhiên cũng giảm gần 5%

 Giá dầu Mỹ giảm phiên thứ hai liên tiếp trong ngày hôm nay, trong bối cảnh thị trường lo lắng về tiến triển hạn chế giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc đẩy lùi thuế quan thương mại, bị trầm trọng hơn bởi dự trữ của Mỹ đang tăng.
Dầu thô WTI kỳ hạn giảm 10 US cent hay 0,18% xuống 56,95 USD/thùng, giảm một lần nữa từ mức cao nhất trong 8 tuần đã đạt được trong ngày 15/11 khi hy vọng về thỏa thuận thương mại.
Dầu thô Brent giảm 12 US cent hay 0,19% xuống 62,32 USD/thùng.
Một nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc được đài truyền hình CNBC trích dẫn cho biết Bắc Kinh đã cảm nhận u ám về tiến triển thỏa thuận thương mại, các quan chức Trung Quốc gặp khó khăn bởi bình luận của Tổng thống Mỹ rằng không có thỏa thuận nào về việc giảm thuế.
Michael McCarthy, giám đốc chiến lược thị trường tại công ty môi giới CMC Markets, Sydney cho biết “chúng tôi đã báo cáo đêm qua rằng tâm trạng ở Bắc Kinh là rất bi quan”. “Thiếu thông báo thực sự liên quan tới triển vọng nhu cầu ... thị trường này rất lo lắng về các cuộc đàm phán thương mại”.
Cuộc chiến thương mại kéo dài khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp đặt thuế quan trả đũa lẫn nhau đã gây thiệt hại cho triển vọng tăng trưởng toàn cầu và gây u ám cho triển vọng nhu cầu dầu.
Trong khi đó, một thăm dò sơ bộ của Reuters chỉ ra dự trữ dầu thô của Mỹ đang tăng tuần thứ 4 liên tiếp cũng gây sức ép lên giá.
Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường tại OANDA, New York nói “trừ khi chúng tôi nhận được những dấu hiệu cụ thể hơn về tăng trưởng toàn cầu hay việc gia hạn cắt giảm sản lượng của OPEC+ (tổ chức OPEC cùng với các nhà sản xuất đồng minh gồm cả Nga), WTI sẽ vật lộn để cố gắng giành lại mốc 60 USD/thùng”.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm gần 5% do thời tiết ấm hơn dự kiến
Khí tự nhiên của Mỹ giảm gần 5% xuống mức thấp nhất 3 tuần trong ngày 18/11 do các dự báo thời tiết ấm hơn so với dự đoán trước đây trong 2 tuần tới.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 12,2 US cent hay 4,5% đóng cửa tại 2,566 USD/mmBtu, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 28/10/2019.
Công ty cung cấp số liệu Refinitiv dự đoán nhu cầu khí đốt trung bình tại 48 tiểu bang, gồm xuất khẩu, sẽ tăng từ 106,9 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần này lên 110,0 bcfd trong tuần tới.
Tuy nhiên, các dự báo nhu cầu giảm so với dự đoán trước đó của Refinitiv là 110,1 bcfd trong tuần này và 112,4 bcfd trong tuần tới.
Sản lượng khí tại 48 tiểu bang giữ ở mức 95,1 bcfd ngày thứ 2 liên tiếp trong ngày chủ nhật 17/11, so với trung bình 94,7 bcfd trong tuần trước và mức cao kỷ lục 95,2 bcfd vào ngày 3/11.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 19/11/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

57,0391

0,0173

0,03 %

6,75%

Dầu Brent

USD/thùng

62,3854

-0,0056

-0,01 %

-0,21%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,5492

0,0041

0,16 %

-43,63%

Xăng

USD/gallon

1,6216

-0,0008

-0,05 %

8,37%

Dầu đốt

USD/gallon

1,9027

-0,0016

-0,08 %

-4,43%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 18/11: Dầu ổn định

TT năng lượng TG ngày 18/11: Dầu ổn định

  Giá dầu thay đổi ít trong ngày hôm nay, sau khi tăng trong tuần trước với nhà đầu tư chờ đợi các manh mối mới về triển vọng một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, lờ đi những lo ngại về nguồn cung dầu đang tăng ổn định.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 5 US cent hay 0,1% xuống 63,25 USD/thùng. Hợp đồng này tăng 1,3% trong tuần trước. Dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ ở mức 57,72 USD/thùng, không đổi so với phiên trước, giá đã tăng 0,8% trong tuần trước.
Stephen Innes, nhà chiến lược thị trường nói “bất chấp dự trữ của Mỹ tăng lớn hơn dự kiến ... các thương nhân chủ yếu tập trung vào sự tiến triển thương mại Mỹ - Trung Quốc nơi lạc quan tiếp tục tăng lên”. “Thị trường này nhìn vào thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khả thi hơn, khả năng tăng giá dầu”.
Cuộc chiến thương mại kéo dài 16 tháng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã làm chậm lại tăng trưởng kinh tế khắp thế giới và thúc đẩy giới phân tích giảm dự báo nhu cầu dầu, nâng lo ngại rằng dư thừa nguồn cung có thể phát triển trong năm 2020.
Hãng truyền thông Tân Hoa Xã cho biết Trung Quốc và Mỹ đã có các cuộc đàm phán thương mại mang tính chất xây dựng trong một cuộc đàm phán cấp cao ngày 16/11, nhưng đưa ra một vài chi tiết khác với báo cáo phát hành trong ngày 17/11.
Nhưng trong một báo cáo hàng tháng từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã giảm áp lực về giá, sau khi họ ước tính rằng tăng trưởng nguồn cung ngoài khu vực OPEC sẽ tăng 2,3 triệu thùng/thùng trong năm tới so với 1,8 triệu thùng/ngày trong năm 2019, do sản lượng từ Mỹ, Brazil, Na Uy và Guyana.
Số liệu phát hành trong ngày 14/11 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ tăng 2,2 triệu thùng vượt dự đoán tăng 1,649 triệu thùng của giới phân tích trong một thăm dò của Reuters.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 16/11/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

57,9070

0,1416

-0,24 %

2,02%

Dầu Brent

USD/thùng

63,4588

0,0735

-0,12 %

-4,99%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,6446

0,04

-1,40%

-43,73%

Xăng

USD/gallon

1,6403

0,0013

-0,08 %

3,66%

Dầu đốt

USD/gallon

1,9524

0,0032

-0,16 %

-6,42%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

TT khí gas tuần qua: Trong nước tiếp tục bình ổn, thế giới xu hướng giảm

TT khí gas tuần qua: Trong nước tiếp tục bình ổn, thế giới xu hướng giảm

 Thị trường khí gas tự nhiên tuần đến ngày 15/11 biến động trái chiều. Tại thị trường nội địa giá tiếp tục ổn định, trên thế giới giá khí với xu hướng sụt giảm.
Sau khi điều chỉnh tăng kể từ ngày đầu tháng 11/2019 đến nay giá khí gas trong nước vẫn tiếp tục ổn định và không đổi cho đến khi có thông báo mới.
Hiện giá khí gas bán lẻ đến người tiêu dùng tại Tp.HCM Petrolimex Gas SaiGon 330.500 đồng/bình 12 kg; Gas Pacific Petro, City Gas, EFF Gas không vượt quá 327.000 đồng/bình 12 kg.
Tương quan biến động giữa giá gas trong nước và thế giới kể từ đầu năm

Trên thị trường thế giới biến động với xu hướng giảm nhẹ. Cu thể, phiên đầu tuần 11/11 giá khí gas tự nhiên tiếp đà giảm mạnh hơn 3,5% từ tuần trước do nguồn khí gas tăng xuống còn 2,69 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí giao tháng 12/2019 vào lúc 9h26 (giờ Việt Nam).
 
Đến phiên ngày 12/11 giá đi ngang và phục hồi trở lại ở phiên kế tiếp trong khi nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại Mỹ tăng và xuất khẩu LNG của Mỹ giảm, tuy nhiên giá khí đã giảm trở lại trong khi tồn kho khí gas tăng ít hơn dự kiến.
Kết thúc phiên cuối tuần 15/11, giá khí giảm 0,42% xuống còn 2,62 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 12/2019 vào lúc 8h37(giờ Việt Nam).
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tính đến thứ Sáu (8/11), tổng lượng tồn kho khí gas tự nhiên Mỹ đạt 3.732 Bcf, tăng 3 Bcf so với tuần trước trong khi tồn kho gas ước tính tăng 10 Bcf.
Ở mức 3.732 Bcf, tồn kho gas tăng 491 Bcf so với cùng kì năm ngoái và tăng 2 Bcf so với mức trung bình 5 năm là 3.730 Bcf, theo FXempire.
Bên cạnh đó, thời tiết vẫn duy trì ấm hơn bình thường trong 6 - 10 hoặc 8 - 14 ngày tới, theo báo cáo từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).
Theo nguồn tin từ TTXVN, Tập đoàn khí đốt Novatek của Nga ngày 5/9 đã công bố một dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn ở Bắc Cực với các đối tác Trung Quốc, Pháp và Nhật Bản.
Novatek cho biết một “quyết định đầu tư chính thức” đã được đưa ra về việc cấp vốn cho dự án Arctic LNG 2 trị giá 21 tỷ USD với các đối tác là Tập đoàn Total của Pháp, CNPC và CNOOC của Trung Quốc và một liên doanh của Nhật Bản.
Theo đó, Novatek sở hữu 60% dự án Arctic LNG 2, Total nắm giữ 10%, CNPC và CNOOC Limited mỗi bên nắm 10% và 10% còn lại thuộc liên doanh giữa Mitsui & Co và JOGMEC của Nhật Bản.
Thông báo trên được đưa ra trong thời gian diễn ra Diễn đàn Kinh tế Viễn Đông tại thành phố Vladivostok (Nga), nơi Tổng thống Vladimir Putin tiếp các nhà lãnh đạo châu Á, trong đó có Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Dự án Arctic LNG 2 sẽ phát triển mỏ Utrenneye và xây dựng một nhà máy hóa lỏng khí tự nhiên trên Bán đảo Gydan Peninsula ở vùng Bắc cực thuộc lãnh thổ Nga. Nhà máy này sẽ có công suất sản xuất 19,8 triệu tấn và được dự đoán sẽ bắt đầu xuất khẩu vào năm 2023.
Giám đốc điều hành (CEO) của Novatek, ông Leonid Mikhelson cho rằng với dự án trên, tập đoàn này đã tiến thêm một bước nữa tới mục tiêu trở thành một trong những nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới. Novatek đã trở thành nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga sau khi khởi động nhà máy Arctic LNG đầu tiên tại Bán đảo Yamal hai năm trước.
Là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới, Nga đang muốn phát triển tiềm năng LNG của mình ở Bắc cực, đặc biệt là để phục vụ cho các thị trường châu Á.
Nguồn: VITIC

OPEC cho biết nguồn cung dầu của đối thủ có thể kém hơn trong năm 2020

OPEC cho biết nguồn cung dầu của đối thủ có thể kém hơn trong năm 2020

 Tăng trưởng nguồn cung dầu thô của Mỹ có thể chậm lại trong năm tới, tổng thư ký của OPEC cho biết trong dấu hiệu mới nhất rằng thị trường dầu trong năm 2020 có thể bất ngờ tăng.
Mohammad Barkindo cho biết có thể điều chỉnh giảm sản lượng trong năm 2020 đặc biệt từ dầu đá phiến Mỹ, bổ sung rằng các công ty dầu đá phiến Mỹ dự kiến sản lượng tăng chỉ khoảng 300.000 - 400.000 thùng/này.
Ông trả lời các phóng viên “điều này diễn ra từ chính các công ty, những người đang nói các thành viên của chúng tôi (OPEC) lạc quan hơn”. “Chúng tôi lạc quan hơn họ. Chúng tôi dự kiến sự sụt giảm sắc nét hơn”. Ông nói “chúng tôi có thể thấy sự điều chỉnh mạnh trong nguồn cung khu vực ngoài OPEC năm 2020 đặc biệt từ lưu vực đá phiến ở Mỹ”.
Điều đó sẽ giảm ảnh hưởng xấu mà OPEC và các đồng minh như Nga đang đối mặt trong một nỗ lực để hạn chế sản lượng và hỗ trợ thị trường này.
Dầu thô Brent đang giao dịch quan 62 USD/thùng, thấp hơn so với mức nhiều nền kinh tế của các quốc gia OPEC cần để hòa vốn.
Ông Barkindo cũng cho biết rằng Saudi Arabia, nhà sản xuất hàng đầu của OPEC và là lãnh đạo của tổ chức này đã trấn an tổ chức xuất khẩu rằng việc niêm yết của Aramco trên thị trường chứng khoán sẽ không ảnh hưởng tới vai trò của tổ chức này hay cam kết thỏa thuận sản lương.
Ông khẳng định rằng OPEC và các đồng minh sẽ tiếp tục hạn chế thỏa thuận nguồn cung trong năm 2020 và các yếu tố cơ bản của năng lượng toàn cầu vẫn mạnh.
 Tuần trước, Barkindo cho biết triển vọng thị trường năm tới có thể tăng, hạ thấp sự cần thiết để cắt giảm sản lượng sâu hơn.
OPEC và các đồng minh của họ gọi là OPEC+ sẽ nhóm họp vào ngày 5,6/12 để thiết lập chính sách dầu. Thỏa thuận giảm sản lượng hiện nay kéo dài cho tới năm 2020.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4387322
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
264
3902
8289
2330825
87268
4387322

Your IP: 3.16.82.208
Server Time: 2024-11-26 01:48:55

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 90 guests and no members online