Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Phát triển cụm công nghiệp các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tháo gỡ điểm nghẽn

 

Phát triển cụm công nghiệp các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tháo gỡ điểm nghẽn

Khó khăn trong thu hút đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Trước những trở ngại trong thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng và quản lý cụm công nghiệp (CCN), các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ điểm nghẽn này.
Khó thu hút đầu tư
Theo thống kê từ Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương), tổng số CCN theo quy hoạch của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là 813 cụm. Hiện 353 cụm đã đi vào hoạt động, thu hút 7.487 dự án đầu tư sản xuất, đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân trên 58%. Hầu hết các tỉnh, thành phố đã ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với CCN để phân công trách nhiệm giữa các cấp, ngành ở địa phương. Đồng thời, lồng ghép cơ chế hỗ trợ CCN trong các chính sách hỗ trợ chung của tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển cũng như quản lý CCN của các tỉnh, thành phố trong khu vực còn nhiều hạn chế, đặc biệt thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng rất khó khăn. 
Hải Dương là một điển hình, trên địa bàn tỉnh hiện có 33 CCN đã được thành lập, tuy nhiên chỉ có 2 cụm Lương Điền và Ba Hàng có chủ đầu tư hạ tầng và cũng mới đầu tư xây dựng xong hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước. Điều đáng nói là cả 31 CCN đang hoạt động đều chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung nên doanh nghiệp phải tự xử lý tại cơ sở và thải ra nguồn tiếp nhận chung của địa phương.
Thanh Hóa cũng gặp phải những khó khăn tương tự, toàn tỉnh chưa có CCN nào được đầu tư hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh. Hạ tầng giao thông ngoài CCN chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là cụm có doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động... gây nên tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm. 
Theo ghi nhận chung, những khó khăn trong thu hút đầu tư hạ tầng CCN của các địa phương hầu hết do chưa có cơ quan đầu mối xúc tiến doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng; nhu cầu vốn đầu tư lớn trong khi ngân sách địa phương, vốn của chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật hạn hẹp, thời gian hoàn vốn chậm; cơ chế thu hút đầu tư hạ tầng cũng như sản xuất, kinh doanh vào CCN chưa hấp dẫn. Cùng với đó, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cũng chưa xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trong quản lý, phát triển CCN. Đề xuất giải pháp
Từ những bất cập trên, đại diện Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đề xuất: Các đơn vị có thẩm quyền sớm xây dựng và ban hành đồng bộ các quy định mới, tạo hành lang pháp lý ổn định cho công tác quản lý nhà nước, cũng như hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh tại CCN. Về lâu dài, cần ban hành nghị định quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương, Sở Công Thương các địa phương về quản lý, phát triển CCN; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Sở Công Thương trong lĩnh vực thu hút đầu tư hạ tầng, các dự án đầu tư thứ cấp trong CCN… 
Đồng quan điểm, đại diện Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên cho rằng: Theo Nghị định 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phát triển CCN (Nghị định 68), Sở Công Thương được giao là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với CCN. Vì vậy, Bộ Công Thương sớm có hướng dẫn cụ thể việc giao đầu mối quản lý nhà nước về CCN theo hướng các thủ tục liên quan đến đầu tư trong cụm cho Sở Công Thương quản lý và cấp phép cho doanh nghiệp; ưu đãi tín dụng cho các đối tượng đầu tư xây dựng hạ tầng CCN ở địa bàn miền núi khó khăn…
 
Trước đề xuất của các địa phương, đại diện Cục Công Thương địa phương cho hay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách như: Nghị định 68; Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”... Theo đó, các địa phương huy động thêm nguồn lực từ các chương trình này cho phát triển CCN. Cục cũng sớm hoàn thành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 68 làm cơ sở cho các địa phương triển khai thực hiện.

 Cụm công nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đã thu hút 7.487 dự án đầu tư sản xuất, tạo việc làm và ổn định thu nhập cho nhiều lao động nông thôn. 

 Nguồn: Nga Việt/Báo Công Thương điện tử

Xuất khẩu dầu thô, khí ngưng tụ của Iran giảm xuống mức thấp 19 tháng trong tháng 10

 

Xuất khẩu dầu thô, khí ngưng tụ của Iran giảm xuống mức thấp 19 tháng trong tháng 10

 Xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ của Iran trong tháng 10 được dự kiến giảm gần 20% so với tháng trước xuống mức thấp nhất 19 tháng, bởi vấn dề sản xuất.
Sự sụt giảm sản lượng từ nhà sản xuất lớn thứ 3 OPEC sẽ giúp tổ chức này hạn chế nguồn cung toàn cầu, hỗ trợ giá dầu đã đạt mức cao nhất 27 tháng trong tuần trước do quyết tâm giải quyết dư thừa của Saudi Arabia để kết thúc dư thừa dầu mỏ toàn cầu.
Giám đốc các vấn đề quốc tế Saeid Khoshrou trả lời Reuters vào cuối tháng 9 rằng xuất khẩu khí ngưng tụ đã giảm do một vấn đề kỹ thuật tại mỏ South Pars, với việc bảo dưỡng dự kiến mất hai tháng để hoàn thành.
Theo lịch trình sơ bộ tháng 10 cho thấy sụt giảm khoảng 800.000 thùng/ngày từ mức cao 6 năm gần 2,9 triệu thùng/ngày trong tháng 2. Tehran đang lấy lại thị phần ở tốc độ nhanh hơn so với giới phân tích dự kiến kể từ khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ tháng 10 sẽ là 2,09 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016, giảm từ 2,57 triệu thùng/ngày trong tháng 9.
Nước cộng hòa Hồi giáo này được miễn trừ khỏi thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC, cho phép nước này lấy lại thị phần sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây về chương trình hạt nhân gây tranh chấp của họ được dỡ bỏ hồi tháng 1/2016.
Xuất khẩu sang châu Âu có thể giảm 39% xuống 510.000 thùng/ngày trong tháng 10 so với một tháng trước, trong khi xuất khẩu sang châu Á sẽ giảm 9% xuống 1,47 triệu thùng/ngày. Xuất khẩu sang Trung Đông giữ ở mức 111.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên xuất khẩu sang Nhật Bản có thể tăng vọt 83% trong tháng 10 so với tháng trước đó lên 218.000 thùng/ngày, trong khi xuất khẩu sang khách hàng Trung Quốc sẽ tăng 2%.
Ấn Độ có thể vượt qua Hàn Quốc là nước nhập khẩu thứ hai, nhận 377.000 thùng/ngày. Xuất khẩu sang Hàn Quốc có thể giảm 48% so với một tháng trước xuống 238.000 thùng/ngày, một phần do mùa bảo dưỡng nhà máy lọc dầu. Belarus tiếp nhận thùng dầu đầu tiên kể từ tháng 2.
Iran sản xuất khoảng 3,8 triệu thùng/ngày trong vài tháng qua, theo một khảo sát của Reuters.
Amir Zamaninia, thứ trưởng Bộ Dầu mỏ phụ trách về thương mại và các vấn đề quốc tế cho biết nhà sản xuất này của OPEC có mục tiêu nâng sản lượng thành 4,7 triệu thùng/ngày vào năm 2021.

 Bảng xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ từ Iran

ĐVT: thùng/ngày

Thị trường châu Á

Tháng 10

Tháng 9

+/- (%)

Trung Quốc

640.000

625.000

2

Ấn Độ

377.000

360.000

5

Nhật Bản

218.000

119.000

83

Hàn Quốc

238.000

456.000

-48

Đài Loan

0

65.000

-100

Tổng sang châu Á

1.473.000

1.625.000

-9

TT Trung Đông

 

 

 

UAE

111.000

112.000

-1

Tổng Trung Đông

111.000

112.000

-1

TT châu Âu

 

 

 

Belarus

26.000

0

n/a

Hy Lạp

97.000

71.000

37

Italy

129.000

178.000

-28

Tây Ban Nha

32.000

137.000

-77

Thổ Nhĩ Kỳ

97.000

277.000

-65

Các nước khác

129.000

173.000

-25

Tổng châu Âu

510.000

837.000

-39

Tổng xuất khẩu

2.094.000

2.573.000

-19

Kho chứa ngoài khơi của Iran

65.000

67.000

-3

Trích Nguồn: VITIC/Reuters - http:vinanet.vn

 

Năm nay, thu hút vốn nước ngoài sẽ vượt mốc 30 tỉ đô la

 

Năm nay, thu hút vốn nước ngoài sẽ vượt mốc 30 tỉ đô la

 Trong tháng 10, ước có thêm 2,86 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài cam kết vào Việt Nam, nâng tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 28,24 tỉ đô la Mỹ, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm nay đến ngày 20-10, cả nước có 2.070 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 16,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm ngoái; và hơn 1.000 lượt dự án FDI đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7,27 tỉ đô la Mỹ, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm ngoài. Ngoài ra, cùng thời gian trên có đến 4.156 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 4,67 tỉ đô la Mỹ, tăng 58,8% so với cùng kỳ 2016.
Như vậy, tính chung trong 10 tháng đầu năm nay, cả nước thu hút được 28,24 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài. Với đà tăng trưởng này, nguồn vốn đầu tư nước ngoài của năm nay có thể vượt 30 tỉ đô la Mỹ.
Đáng chú ý, theo cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài, từ đầu năm đến nay, nguồn vốn đầu tư nước ngoài cam kết vào Việt Nam có sự thay đổi rất rõ. Cụ thể là nguồn vốn khu vực này đăng ký đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 13,75 tỉ đô la Mỹ, chiếm 48,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Dù vẫn đứng đầu về số vốn cam kết, nhưng so với những tháng đầu năm và nhiều năm qua vốn nắm trên dưới 70% tổng vốn đăng ký, cho thấy nguồn vốn rót vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đang có xu hướng giảm.
 Theo đối tác đầu tư, có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 7,62 tỉ đô la, chiếm 27% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,07 tỉ đô la, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,59 tỉ đô la, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,63 tỉ đô la Mỹ, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, chủ yếu dựa vào 3 dự án lớn được cấp phép trước đó gồm hai dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) nhà máy nhiệt điện được cấp phép ở Thanh Hóa và Nam Định với tổng vốn đăng ký lên đến 4,863 tỉ đô la Mỹ.
Đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,04 tỉ đô la Mỹ, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, việc triển khai đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khu vực này trong cùng thời gian trên cũng tăng khá, như các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 14,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 125,49 tỉ đô la Mỹ, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 72,2% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 123,1 tỉ đô la Mỹ, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 70,9% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 107,85 tỉ đô la Mỹ, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 62,5% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 10 tháng năm 2017, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,63 tỉ đô la Mỹ (kể cả dầu thô) và xuất siêu 15,24 tỉ đô la Mỹ (không kể dầu thô).
10 tháng, Bình Dương thu hút vốn nước ngoài vượt 55% kế hoạch cả năm
Tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp Nhật Bản năm 2017 của tỉnh Bình Dương vào ngày 25-10, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết tổng vốn nước ngoài vào tỉnh trong 10 tháng đầu năm nay đạt 2,171 tỉ đô la Mỹ, vượt 55% kế hoạch cả năm, tăng 131% so cùng kỳ năm ngoái.
 
Trong đó gồm 160 dự án mới có tổng vốn đầu tư 1,203 tỉ đô la Mỹ, 99 dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 906 triệu đô la Mỹ và 57 dự án đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đầu tư là 61,4 triệu đô la Mỹ.
Tỷ trọng đầu tư vào các khu công nghiệp chiếm 89% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh với 120 dự án mới và 61 dự án điều chỉnh vốn.
Lũy kế đến nay, Bình Dương đã cấp phép 3.009 dự án FDI từ các nhà đầu tư đến từ hơn 62 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 28 tỉ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 2 và chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài cả nước, chỉ sau TPHCM.
Về đầu tư Nhật Bản, Bình Dương hiện có 249 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 5,218 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ 2 và chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Nguồn: Hùng Lê/TBKTSG online

 

Đức vẫn là “tượng đài kinh tế” vững chắc của châu Âu

 

Đức vẫn là “tượng đài kinh tế” vững chắc của châu Âu

Viện kinh tế Ifo của Đức vừa công bố kết quả khảo sát cho hay, lòng tin của khối doanh nghiệp nước này đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 10/2017.
 Điều này cho thấy "sức khỏe" của nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn rất vững chắc.
   Chỉ số điều kiện kinh doanh của Ifo đạt 116,7 điểm trong tháng 10/2017, sau khi sụt giảm trong tháng Chín và ngược với dự báo của giới phân tích.
 Chủ tịch Ifo, Clemens Fuest nhấn mạnh, nền kinh tế Đức vẫn tiến triển tích cực, bởi vậy các doanh nghiệp cũng lạc quan hơn về triển vọng hoạt động những tháng sắp tới. Trong mọi lĩnh vực, từ chế tạo, bán lẻ, cho tới xây dựng, lòng tin của các doanh nghiệp vào triển vọng kinh doanh đều tăng lên.
 Các nhân tố chính tạo thuận lợi cho hoạt động của khối doanh nghiệp Đức phải kể đến đà tăng trưởng của các nền kinh tế láng giềng và các đối tác thương mại gần gũi trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), cũng như lòng tin tiêu dùng trong nước có xu hướng cải thiện.
Tuy nhiên, theo công ty nghiên cứu thị trường GfK, người tiêu dùng Đức sẽ kém lạc quan hơn trong tháng 11 tới, do lo ngại về tình trạng lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát của Đức đứng ở mức 1,8% trong tháng 9/2017, vẫn chưa đạt mức mục tiêu mà ECB đề ra. Đây chưa phải là con số đáng lo ngại song vẫn ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý người tiêu dùng.
Mới đây, Chính phủ Đức đã điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 của nước này từ 1,5% lên 2%.
 
Trong một diễn biến có liên quan, ngân hàng lớn nhất nước này là Deutsche Bank vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2017.
Báo cáo cho hay, lợi nhuận ròng của ngân hàng này trong quý vừa qua tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2016, lên 647 triệu euro (765 triệu USD), dù Deutsche Bank vẫn đang vật lộn với việc tái cơ cấu và đối phó với các "làn gió ngược" tại châu Âu.
Nguồn: BNEWS/TTXVN

Nhật Bản tài trợ trên 30 tỷ đồng hỗ trợ ngành điện giảm thiểu tổn thất điện năng

 

Nhật Bản tài trợ trên 30 tỷ đồng hỗ trợ ngành điện giảm thiểu tổn thất điện năng

Thay thế máy biến áp cũ bằng máy biến áp mới Amorphous thứ 400 do Nhật Bản tài trợ tại xã Vĩnh Phương, TP. Nha Trang

Vinanet -Nhằm hỗ trợ ngành điện Việt Nam giảm thiểu tình trạng tổn thất điện năng và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, Chính phủ Nhật Bản đã và đang tài trợ chi phí mua sắm máy biến áp (MBA) tổn hao thấp để giảm lượng phát thải khí nhà kính theo Nghị định thư Kyoto thể hiện qua biên bản ghi nhớ giữa Nhật Bản và Việt Nam ký ngày 2/7/2013.
Lãnh đạo Công ty CP Điện lực Khánh Hoà đã chủ động liên lạc với Trung tâm Hợp tác môi trường hải ngoại Nhật bản (OECC), Công ty Thibidi để tìm hiểu và xin tham gia dự án Joint Crediting Mechanism- Cơ chế hợp tác tín chỉ (JCM) của Chính phủ Nhật Bản. Trong đó, dự án tài trợ từ 30% đến 50% tổng chi phí mua các MBA Amorphous sử dụng trên lưới điện của Việt Nam.
Việc thay MBA vận hành lâu năm bằng MBA tổn hao thấp (Amorphous) là một trong những giải pháp mà Công ty CP Điện lực Khánh Hoà chọn, phấn đấu thực hiện nhanh để mang lại lợi ích kép về tổn thất điện năng và độ tin cậy cung cấp điện. Tuy nhiên, do giá thành MBA Amorphous khá cao so với giá MBA truyền thống khoảng 30% với cùng công suất, nên đây là một khó khăn trong việc thực hiện giải pháp này.
Qua tìm hiểu tình hình triển khai áp dụng MBA tổn hao thấp Amorphous (tổn hao không tải chỉ bằng 1/3 giá trị so với MBA truyền thống, theo tiêu chuẩn mới của Công ty CP Điện lực Khánh Hoà). Vì vậy, kế hoạch thay thế được chia làm nhiều giai đoạn, từ năm 2016-2017, Công ty CP Điện lực Khánh Hoà đã hoàn thành công tác lắp đặt thay thế 416 MBA cũ đang vận hành hơn 15 năm trên lưới điện Khánh Hòa bằng 416 MBA Amorphous mới. Trong giai đoạn này, Công ty CP Điện lực Khánh Hoà được nhận khoản viện trợ không hoàn lại từ Dự án JCM với mức 33,5% chi phí mua MBA, tương đương khoảng 16 tỷ đồng (trên tổng chi phí mua MBA 48 tỷ đồng); giai đoạn 2017-2019, Công ty CP Điện lực Khánh Hoà đã tiến hành thống kê và lập phương án kỹ thuật đăng ký tham gia Dự án JCM với tổng số 530 MBA, dự kiến mức tài trợ từ Chính phủ Nhật Bản khoảng 18% chi phí mua MBA.
 
Ngoài dự án thay MBA Amorphous, từ năm 2017-2018, Công ty CP Điện lực Khánh Hoà còn lập hồ sơ hệ thống điện năng lượng mặt trời lắp đặt trên các tòa nhà của các đơn vị thành viên, với tổng công suất 430kWp để tham gia tài trợ từ Dự án JCM, dự kiến mức tài trợ từ Chính phủ Nhật Bản khoảng 32% chi phí mua vật tư thiết bị cho dự án lắp đặt điện năng lượng mặt trời.
Nguồ: Quỳnh Mỹ/Báo Công Thương điện tử

Hỗ trợ trực tuyến

4390098
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3040
3902
11065
2330825
90044
4390098

Your IP: 3.149.27.33
Server Time: 2024-11-26 11:41:48

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 75 guests and no members online