Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Ông Mai Tiến Dũng: Giảm 1% lãi vay sẽ có 50.000 tỷ đầu tư cho sản xuất kinh doanh

Quy mô tín dụng nền kinh tế hơn 5 triệu tỷ đồng, nếu giảm lãi vay 1% thì có 50.000 tỷ đồng để tái đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Tính toán này được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu khi đề cập tới yêu cầu giảm lãi suất cho vay cho doanh nghiệp, tại cuộc làm việc của Tổ công tác Chính phủ với Ngân hàng Nhà nước sáng 18/7. 

Đây cũng là một trong 6 vấn đề Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giải trình, có phương án thực hiện trong nửa cuối năm 2017.

Theo ông Mai Tiến Dũng, điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng qua của ngành ngân hàng được đánh giá "đã có sự chủ động, linh hoạt", lãi suất cho vay ổn định có thời điểm đã giảm, tỷ giá ổn định, tăng tín dụng hợp lý...

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, bình quân lãi vay ngắn hạn hiện ở mức 4-6% một năm; lãi vay trung dài hạn 9-11% một năm... Tính toán doanh nghiệp phải có lãi gộp ở mức 25-27% thì sau khi trừ các loại chi phí mới có lãi. "Lãi suất cho vay với doanh nghiệp vẫn cần giảm thêm, phấn đấu hạ tiếp 0,5-1% nữa", ông Mai Tiến Dũng nói. 

Ông đơn cử, với dư nợ tín dụng cả nước hiện trên 5 triệu tỷ đồng, nếu giảm lãi suất 1% thì sẽ có khoảng 50.000 tỷ đồng tái đầu tư, sản xuất. Với phương thức đầu tư "5 đồng vốn, 1 đồng lãi" thì khoản lãi thu về dự kiến khoảng 10.000 tỷ đồng; ngân sách thu thêm 2.000 tỷ đồng. Chưa kể, 10.000 tỷ đồng quay trở lại đầu tư có thể tạo ra 0,25% điểm tăng trưởng GDP... 

ong-mai-tien-dung-giam-1-lai-vay-se-co-50000-ty-dau-tu-cho-san-xuat-kinh-doanh

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu 6 vấn đề Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giải trình, làm rõ. Ảnh: VGP

Hay với khoản nợ công hiện khoảng 1 triệu tỷ đồng, lãi suất giảm 1% thì sẽ tiết kiệm ngân sách khoảng 10.000 tỷ. Đây là khoản tiền tốt, tạo điều kiện bù đắp các khoản đầu tư, phát triển.

"Đề nghị Thống đốc chỉ đạo các ngân hàng thương mại cố gắng giảm lãi suất, quản lý nợ xấu... để minh bạch tài chính, thanh khoản, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển và đưa nguồn tiền vào sản xuất kinh doanh", Bộ trưởng Dũng nói, đồng thời nhấn mạnh, Thủ tướng cũng yêu cầu ngành ngân hàng tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất cho vay.

Năm 2016 có 110.000 doanh nghiệp thành lập mới, nhưng cũng có 93.000 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, đóng cửa. Doanh nghiệp thành lập nhiều nhưng đóng cửa cũng không ít, trong đó có yếu tố liên quan tới tiếp cận vốn tín dụng. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách giúp các doanh nghiệp mới thành lập, khởi nghiệp tiếp cận được vốn. 

Nhắc lại lời của Thủ tướng tại cuộc họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương tổ chức cuối tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Dũng lưu ý, "tín dụng tăng nhưng không nên 'chảy' vào một số đại gia, mà phải vào doanh nghiệp khởi nghiệp, cơ sở hạ tầng, sản xuất...".

Nhiệm vụ tiếp theo Thủ tướng yêu cầu cơ quan quản lý tiền tệ giải trình là xử lý nợ xấu. Hiện Nghị quyết về xử lý nợ xấu đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ 15/8 tới. Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp hướng dẫn các ngân hàng thương mại trong thu bán tài sản đảm bảo, bán nợ xấu... khi thời hiệu của Nghị quyết đã cận kề. 

Ngoài ra, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng cũng là một trong những vấn đề được lãnh đạo Chính phủ lưu ý. Sau khi Thông tư 36 ra đời, sở hữu chéo đã tốt hơn, nhưng "không phải không còn".

Ví dụ trước thời điểm Thông tư 36 có hiệu lực, Vietcombank sở hữu 9,8% cổ phần MBB, 8,2% Eximbank, 5,26% SaigonBank và 4,6% OCB, thì hiện Vietcombank vẫn đang nắm hơn 7,16% cổ phần MBB, 8,19% Eximbank, 5,07% OCB và 4,3% Saigonbank. Cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư 36, đây là giải pháp căn cơ.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần sớm có chủ trương huy động nguồn lực trong dân bởi nguồn lực này rất lớn. Thay vì gửi lãi suất USD 0%, có chính sách huy động nguồn lực này để hoà vào huy động khác phục vụ đầu tư. Đây cũng là một trong số tiêu chí để phấn đấu hạ lãi suất. "Chúng ta có chủ trương chống đôla hoá nhưng trong điều kiện có thể kiểm soát được thì cần huy động", ông Dũng nhấn mạnh. 

Cơ quan quản lý tiền tệ cũng được yêu cầu cần tiếp tục quan tâm tới một số lĩnh vực như vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 ở một số địa phương; triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao với lãi suất thấp hơn mức vay thông thường. 

Liên quan tới gói tín dụng này, ông Đào Minh Tú – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải trình, hiện đã có 7 ngân hàng cam kết số vốn trên 100.000 tỷ cho vay nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, gói này hiện vẫn chưa triển khai giải ngân do còn một số vấn đề về thủ tục pháp lý của các địa phương liên quan tới đất đai.

Cuối cùng, lưu ý của Thủ tướng với Ngân hàng Nhà nước là phải tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, an toàn cho người gửi tiền. “Chúng ta đang khuyến khích người dân thay vì sử dụng tiền mặt thì sử dụng các hình thức khác, nên việc bảo đảm an toàn là rất quan trọng, nếu không sẽ ảnh hưởng tới lòng tin”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Nhắc lại mục tiêu của Chính phủ năm nay phải đạt tăng trưởng GDP 6,7%, ông Dũng nhấn mạnh, cần sự chủ động đóng góp nhiều hơn của hệ thống ngân hàng.

Báo cáo của Văn phòng Chính phủ cũng cho thấy, trong số 477 nhiệm vụ Ngân hàng Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng giao thì hiện cơ quan này đã hoàn thành được 397 nhiệm vụ, 80 nhiệm vụ chưa hoàn thành, trong đó quá hạn 5 nhiệm vụ. 

Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo quyết liệt các ngân hàng từ nay tới cuối năm, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% năm nay. Với 5 nhiệm vụ quá hạn, ông Hưng nhìn nhận đều là nhiệm vụ có tính chất phức tạp, trong đó 3 nhiệm vụ mật và tối mật. 

Trích nguồn: http://vnexpress.vn

Tp. Hồ Chí Minh ưu tiên kích cầu đầu tư bốn ngành công nghiệp trọng yếu

 

Tp. Hồ Chí Minh ưu tiên kích cầu đầu tư bốn ngành công nghiệp trọng yếu

Vinanet - Trong những tháng cuối năm 2017, ngành công thương sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án, quy hoạch ngành đã được phê duyệt, nhất là các dự án thuộc bốn ngành công nghiệp trọng yếu.

 Chiều 14/7, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, cho biết trong những tháng cuối năm 2017, ngành công thương sẽ tập trung các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án, quy hoạch ngành đã được phê duyệt, nhất là các dự án thuộc bốn ngành công nghiệp trọng yếu theo Chương trình kích cầu đầu tư của thành phố.

Cụ thể, Sở Công Thương thành phố đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, hoàn thiện cơ sở dữ liệu công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ, nhằm tạo thông tin kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất với nhau và giữa doanh nghiệp sản xuất với nhà phân phối.

Đặc biệt, đẩy mạnh Chương trình kết nối cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường, kết hợp thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nhằm khai thác tiềm năng thị trường các địa phương để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thành phố, phát triển điểm kinh doanh và nâng cao thương hiệu của chợ truyền thống...

Cùng với đó, Sở Công Thương thành phố tăng cường xúc tiến thương mại nội địa, nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của các doanh nghiệp thành phố tại tỉnh, thành trong cả nước; đồng thời, đẩy mạnh triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu.

Theo Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố đạt 449.914 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ); trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá đạt 291.038 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ.

Còn tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố đạt 2.756 triệu USD, tăng 27,24% so với cùng kỳ năm 2016, tuy nhiên, chỉ mới đạt 45,93% so với kế hoạch đặt ra năm 2017. Nguyên nhân là do các đơn hàng đầu năm chưa nhiều và thường tập trung vào 6 tháng cuối năm.

Đánh giá về sức hấp dẫn môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Tp. Hồ Chí Minh, đại diện Sở Công Thương, cho rằng vẫn còn một số hạn chế so với các tỉnh lân cận như về giá đất thuê cao do chi phí đầu tư hạ tầng, khó khăn về giải phóng mặt bằng... Điều này, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp không thể thuê diện tích đất cần thiết để đầu tư, sản xuất kinh doanh.

 Đối với Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp của Sở Công Thương, tính đến nay, tổng số tiền cho vay doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đạt 139.000 tỷ đồng cho hơn 4.600 khách hàng vay vốn; trong đó, Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp vừa tổ chức trong tháng 6, có 21 chi nhánh Ngân hàng thương mại đã hỗ trợ cho 612 khách hàng vay, với tổng số vốn đạt 49.035 tỷ đồng.

Nguồn: bnews.vn

8.200 doanh nghiệp xây dựng được thành lập trong 6 tháng đầu năm

8.200 doanh nghiệp xây dựng được thành lập trong 6 tháng đầu năm

Vinanet - Trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 8.200 doanh nghiệp xây dựng mới được thành lập, chiếm 13,4% tổng số DN thành lập mới của cả nước, tăng 10,7% so với cùng kỳ 2016.
Theo tin tức từ Bộ Xây dựng, từ đầu năm đến nay, cả nước có 8.200 doanh nghiêp xây dựng mới được thành lập, chiếm 13,4% tổng số DN thành lập mới của cả nước, tăng 10,7% so với cùng kỳ 2016. Trong đó có 2.300 DN kinh doanh bất động sản.
Theo đánh giá chung của Bộ Xây dựng, nhìn chung hoạt động kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp thuộc Bộ đáp ứng các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của năm 2017.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang tập trung đôn đốc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020.Trong đó, tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa 4 Tổng công ty, gồm: Sông Đà, HUD, IDICO và VICEM.
Đến nay, Bộ đã chỉ đạo tổ chức đấu giá thành công 120 triệu cổ phần để tăng vốn điều lệ của Tổng công ty VIGLACERA, thu về DN 1.941 tỷ đồng; chấp thuận chủ trương phát hành, thỏa thuận cho 10 tổng công ty thực hiện thoái, tăng, giảm vốn tại 32 công ty con, công ty liên kết; thực hiện thoái vốn thành công tại 5 đơn vị với giá trị 624,83 tỷ đồng, thu về 632,64 tỷ đồng.
Thị trường bất động sản trong nửa đầu năm 2017 tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định, thể hiện qua các yếu tố: giá cả, số lượng giao dịch, tính thanh khoản, tồn kho tiếp tục giảm, cơ cấu hàng hóa được điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu đa dạng của thị trường.
 
Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại các địa phương ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) phát triển mạnh đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Nguồn: doanhnghiepvn.vn

Xăng dầu xuất xứ từ Sigapore chiếm 42% thị phần xăng dầu nhập khẩu tại Việt Nam

 

Xăng dầu xuất xứ từ Sigapore chiếm 42% thị phần xăng dầu nhập khẩu tại Việt Nam

Vinanet - Xăng dầu nhập khẩu từ Singapore chiếm 42% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 39% trong tổng kim ngạch.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2017 cả nước nhập khẩu trên 1,37 triệu tấn xăng dầu, trị giá 643,16 triệu USD; đưa tổng lượng xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017 lên trên 6,4 triệu tấn, trị giá trên 3,32 tỷ USD (tuy giảm 0,3% về lượng nhưng tăng mạnh trên  37% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2016).

Giá xăng dầu nhập khẩu trung bình trong 6 tháng đầu năm nay khoảng 518,6 triệu USD (tăng 37,4% so với 6 tháng đầu năm 2016).

Singapore vẫn là cung cấp hàng đầu các loại xăng dầu cho Việt Nam; với trên 2,69 triệu tấn, trị giá trên 1,3 tỷ USD (tăng 5,6% về lượng và tăng 43,8% về trị giá). Xăng dầu nhập khẩu từ Singapore chiếm 42% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 39% trong tổng kim ngạch.

Hàn Quốc - thị trường lớn thứ 2 cung cấp xăng dầu nhập khẩu cho Việt Nam; với 1,45 triệu tấn, trị giá  875,16 triệu USD (tăng tới 71,5% về lượng và tăng 126,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước).  Xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quôc chiếm 22,7% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 26,3% trong tổng kim ngạch.

Nhà cung cấp lớn thứ 3 là Malaysia với 1,25 triệu tấn, trị giá 562,4 triệu USD (chiếm 19% về lượng và chiếm 17% tổng trị giá);

Ngoài ra, xăng dầu còn được nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 511.744 tấn, trị giá 260,85 triệu USD, chiếm 8% thị phần.

Nhập khẩu từ thị trường Thái Lan đạt 422.610 tấn, trị giá 209,69 triệu USD, chiếm 6% thị phần. 

Đáng chú ý, xăng dầu nhập khẩu từ thị trường Nga trong 6 tháng đầu năm nay sụt giảm rất mạnh, giảm 59% về lượng và giảm 51% về trị giá (chỉ đạt 5.247 tấn, trị giá 3,2 triệu USD).

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu xăng dầu 6 tháng đầu năm 2017

 

Thị trường

 

6T/2017

 

+/-(%) 6T/2017 so với cùng kỳ

 

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng kim ngạch

6.407.647

3.322.745.539

-0,26

+37,06

Singapore

2.690.118

1.309.935.301

+5,57

+43,77

Hàn Quốc

1.454.524

875.160.217

+71,52

+126,27

Malaysia

1.245.718

562.406.337

-32,32

-14,91

Trung Quốc

511.744

260.846.401

-16,65

+5,68

Thái Lan

422.610

209.569.088

+5,03

+46,95

Nga

5.247

3.240.904

-58,95

-50,59

 Trích nguồn: http://vinanet.vn

FLC mang xu hướng nghỉ dưỡng mới tới Hạ Long

 

FLC mang xu hướng nghỉ dưỡng mới tới Hạ Long

Nghỉ ngơi tại những khu nghỉ dưỡng sang trọng trên các khu đồi, núi cao mát mẻ và ngắm nhìn kỳ quan thế giới, đó là một phong cách nghỉ dưỡng mới, một trào lưu mới xuất hiện trên thế giới thời gian gần đây. Ở Việt Nam, FLC Hạ Long - khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao, đang tiên phong bắt nhịp xu hướng này.
Nghỉ dưỡng trên cao - xu hướng mới
Không phải tự nhiên, một hòn đảo nằm trên tàn dư của một miệng núi lửa tại Hy Lạp như Santorini lại được ví như “thiên đường chốn hạ giới”, một điểm đến nghỉ dưỡng ưa thích của giới nhà giàu trong thời gian gần đây.
Khung cảnh lãng mạn và kiến trúc độc đáo với phong cách “Địa Trung Hải” của các ngôi biệt thự nghỉ dưỡng, hay những khu resort nằm trên đồi núi cao, hướng tầm mắt xuống biển… tạo nên không gian nghỉ ngơi khoáng đạt, thu hút hàng triệu khách từ khắp nơi trên thế giới.
Hay như một địa danh nổi tiếng khác là cao nguyên Genting của Maylaysia. Nằm ở độ cao trên 2.000m so với mực nước biển, Genting Hill có khí hậu rất mát mẻ, từ lâu đã trở thành một địa danh nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí nổi tiếng hàng đầu khu vực và thế giới.
Tại Việt Nam, với sự phát triển bùng nổ của bất động sản nghỉ dưỡng ven biển, những năm gần đây, các “đại gia” địa ốc ồ ạt nối nhau rót vốn vào các quần thể nghỉ dưỡng chạy dọc các bãi biển đẹp như Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang…
Ước tính mỗi năm, có tới hàng trăm nghìn tỷ được rót vào thị trường, “bung hàng” hàng chục nghìn căn biệt thự biển và căn hộ condotel khiến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng biển đang dần bão hòa.
Trong bối cảnh này, chính sự độc đáo mới làm lên sức hút. Không đơn thuần chỉ là các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng ven biển, “khẩu vị” của khách hàng đang chuyển sang những sản phẩm nghỉ dưỡng đắc địa về cả phong thủy và tầm nhìn.
Hội tụ đủ điều kiện để phát triển những sản phẩm như vậy tại Việt Nam, khó có vùng đất nào phù hợp hơn Hạ Long - nơi đã hai lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Năm 2016 khách du lịch đến với Quảng Ninh đạt hơn 8 triệu lượt, trong đó có khoảng 3,5 triệu khách quốc tế, cho thấy tiềm năng thị trường khổng lồ.
Ba năm gần đây, với cơn sóng đầu tư rầm rộ vào bất động sản nghỉ dưỡng và hạ tầng, ước tính đã có khoảng 100.000 tỷ được các nhà đầu tư cam kết rót vào Quảng Ninh, từng bước biến Hạ Long trở mình thành điểm du lịch lý tưởng ở châu Á.
FLC Hạ Long - bước chuyển mới
Trong xu thế mới này, Tập đoàn FLC với dự án FLC Hạ Long đang đánh dấu một bước chuyển mới của thị trường nghỉ dưỡng.
Là dự án đầu tiên và duy nhất hiện nay được xây dựng trên núi tại Hạ Long, với chất lượng chuẩn 5 sao quốc tế, FLC Hạ Long có được thế hưởng trọn sinh khí của thiên nhiên.
Không những nằm trên núi cao với không gian thoáng đãng mát mẻ, FLC Hạ Long còn hưởng tầm nhìn di sản thiên nhiên của thế giới. Dự án được thiết kế và lấy cảm hứng từ phong cách Địa Trung Hải theo địa hình sườn đồi núi…
FLC Hạ Long rộng 157ha, với điểm nhấn là golf 18 hố dạng links của dự án được thiết kế bởi Schmidt Curley - nhà kiến trúc sân golf nổi tiếng quốc tế, hứa hẹn lọt top những sân golf có tầm nhìn đẹp hàng đầu.
 
Đây là dự án quy mô lớn, tạo thành một quần thể nghỉ dưỡng xứng tầm cho thành phố biển, và được chủ đầu tư xác định là dự án chiến lược trọng điểm của tập đoàn tại Quảng Ninh.
260 căn biệt thự trên đồi của FLC Hạ Long được thiết kế tỉ mỉ tạo nên không gian sang trọng có tầm nhìn ra vịnh Hạ Long.
FLC Hạ Long là loại hình sản phẩm để ở có sổ đỏ riêng, sở hữu lâu dài. Hiện FLC đã tung ra 574 căn condotel nằm tại vị trí cao nhất Hạ Long, với tầm nhìn trọn vịnh Hạ Long, đáp ứng nhu cầu của giới đầu tư. 574 căn với diện tích linh hoạt từ 44m2 đến 853m2 có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư đa dạng.
Ngoài ra, với chính sách của chủ đầu tư, FLC Hạ Long cam kết lợi nhuận tối thiểu 12%/năm trong 8 năm - mức lợi nhuận cao nhất ở thị trường Hạ Long hiện nay.
 Nguồn: Kim Xuân/Vneconomy.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4386935
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3779
4123
7902
2330825
86881
4386935

Your IP: 3.15.186.56
Server Time: 2024-11-25 23:31:48

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 54 guests and no members online