Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Petrolimex Kiên Giang tập huấn triển khai mô hình 5S

 

Petrolimex Kiên Giang tập huấn triển khai mô hình 5S

Mới đây, Công ty TNHH Xăng dầu Kiên Giang (Petrolimex Kiên Giang/Công ty) tổ chức Hội nghị triển khai Mô hình thực hành 5S cho toàn thể CB-CNV với sự hỗ trợ đào tạo của các chuyên gia từ Công ty Xăng dầu Khu vực II – TNHH MTV (Petrolimex Sài Gòn).

Hội nghị được chia ra làm 03 buổi dành riêng cho từng đối tượng: Cán bộ quản lý cấp cao, gồm Ban Tổng giám đốc và các Trưởng phòng nghiệp vụ; Khối tác nghiệp gián tiếp gồm cấp Phó phòng, chuyên viên văn phòng và Khối tác nghiệp trực tiếp gồm các Cửa hàng trưởng, Thủ kho và Đội vận tải thủy – bộ.

Khi triển khai 5S sẽ mang lại những lợi ích rất thiết thực cho Công ty và cho mỗi CB-CNV: Đây là công cụ rất thực tiễn, dễ hiểu, dễ thực hiện, có thể áp dụng cho cả mỗi cá nhân, mỗi gia đình; là nền tảng trong ngôi nhà chất lượng. Thực hiện Mô hình 5S sẽ góp phần thay đổi nhận thức, hành vi, hình thành thói quen tốt, tác phong làm việc khoa học, chính xác, chuyên nghiệp, tạo sự khác biệt và nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.

 
 
Phó Tổng giám đốc kiêm Trưởng ban ISO-5S Nguyễn Phong Thiên Phát biểu khai mạc Hội nghị
 
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Tổng giám đốc kiêm Trưởng ban ISO-5S Nguyễn Phong Thiên thể hiện sự quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của Ban lãnh đạo Công ty trong việc triển khai áp dụng Mô hình thực hành 5S, xem đây là công cụ hữu ích để xây dựng môi trường là việc “An toàn – Chất lượng – Hiệu quả”, định hình nền tảng văn hóa doanh nghiệp đậm chất Petrolimex.
 
 
Trực tiếp truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm tại Hội nghị gồm có các chuyên gia đến từ Petrolimex Sài Gòn: Phó Giám đốc Đào Văn Hùng, người được xem là một trong những chuyên gia hàng đầu về chất lượng và 5S của ngành; Phó Phòng Hành chính Tổng hợp – Tổ trưởng Tổ 5S Lê Mạnh Hùng.

Mô hình thực hành 5S có nguồn gốc từ Nhật Bản. 5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật: “SERI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”

Khi dịch sang tiếng Việt đó là “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, SĂN SÓC” và “SẴN SÀNG”.

1. Sàng lọc: Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc. Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng …) không/chưa liên quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi sản xuất. Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất định kì.

2. Sắp xếp: Sắp xếp là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa … tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận biết, dễ lấy, dễ trả lại. Nguyên tắc chung của S2 là bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. S2 là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.

 

3. Sạch sẽ: Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc hay các khu vực xung quanh nơi làm việc để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc. S3 cũng là hoạt động cần được tiến hành định kì.

4. Săn sóc: Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu tiên một cách có hệ thống. Để đảm bảo 3S được duy trì, người ta có thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi cá nhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí. S4 là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ của CBCNV trong một tổ chức được rèn rũa và phát triển.

5. Sẵn sàng: Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc. Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công việc cá nhân và năng suất chung của Công ty cao hơn.

 Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương

Sinopec: Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc vượt 400 triệu tấn trong năm nay

 

Sinopec: Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc vượt 400 triệu tấn trong năm nay

Vinanet - Một giám đốc điều hành tại công ty Sinopec cho biết nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ vượt 400 triệu tấn trong năm nay, do giá dầu tiếp tục thấp và sản lượng trong nước đang sụt giảm gây ra lượng nhập khẩu gia tăng.

Zhang Haichao, phó chủ tịch của tập đoàn Sinopec đã trả lời Reuters bên lề một hội nghị tại Bắc Kinh ngày 25/7, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc cũng được dự kiến tăng trưởng 2 con số trong năm 2018.

Ước tính của Zhang nghĩa là nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 400.000 thùng/ngày trong năm nay, có thể sẽ làm Trung Quốc lần đầu tiên trở thành nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Đối với 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 212 triệu tấn dầu thô hay 8,55 triệu thùng/ngày, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2016, theo số liệu của hải quan.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng trong năm nay trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung dầu thô hạn hẹp tại châu Á, do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nhà sản xuất khác gia hạn cắt giảm sản lượng đến hết tháng 3/2018.
Ông Zhang dự kiến nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc mạnh đến hết năm, bất chấp kế hoạch của các công ty dầu khí quốc doanh cắt giảm 10% của công suất lọc dầu ở Trung Quốc trong quý 3 do dư thừa sản phẩm nhiên liệu.
 
Tuy nhiên trong tháng trước, Bắc Kinh đã công bố hạn ngạch nhập khẩu dầu thô đợt hai, đưa tổng khối lượng năm nay cao hơn năm trước, giúp củng cố nhu cầu của quốc gia này.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Trung Quốc đặt mục tiêu “nhất thế giới” về trí tuệ nhân tạo

 

Trung Quốc đặt mục tiêu “nhất thế giới” về trí tuệ nhân tạo

Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI) vào năm 2030, với mục tiêu đưa lĩnh vực này thành một ngành công nghiệp trị giá 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương gần 148 tỷ USD, tại nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Theo hãng tin CNBC, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ngày 21/7 đã công bố một lộ trình gồm ba phần cho việc phát triển và áp dụng AI trong các lĩnh vực từ quân sự tới quy hoạch đô thị.
 
“Trí tuệ nhân tạo đã trở thành một đầu tàu phát triển kinh tế mới”, tài liệu của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc có đoạn viết.
 
Phần đầu của kế hoạch dự kiến từ nay đến năm 2020 Trung Quốc sẽ đạt tiến bộ trong việc phát triển một thế hệ mới lý thuyết và công nghệ AI, đồng thời phát triển các quy chuẩn và chính sách cho AI.
 
Phần thứ hai của kế hoạch áp dụng trong thời gian đến năm 2025, dự kiến Trung Quốc sẽ đạt bước đột phá lớn trong công nghệ AI và ứng dụng công nghệ này, nhằm dẫn tới “sự nâng cấp trong công nghiệp và dịch chuyển kinh tế”.
 
Phần cuối của kế hoạch dự kiến đến năm 2030 Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về AI và ngành công nghiệp này tại Trung Quốc sẽ đạt quy mô 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ.
 
Kế hoạch của Trung Quốc không chỉ muốn đẩy mạnh thương mại hóa AI trong những lĩnh vực như thành phố thông minh, mà còn trong cả lĩnh vực quân sự. Điều này đã khiến Mỹ lo ngại.
 
Một báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc đã cho thấy sự lo ngại của Chính phủ Mỹ trước việc các công ty Trung Quốc đầu tư vào các công ty công nghệ khởi nghiệp (start-up) của Mỹ. Báo cáo này cho thấy Washington có thể đang cân nhắc tăng cường kiểm soát việc Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp Mỹ.
 
“Nếu chúng ta để Trung Quốc đồng thời tiếp cận với cùng những công nghệ này, thì sẽ đến lúc chúng ta không chỉ để mất ưu thế công nghệ của mình, mà thậm chí sẽ tạo điều kiện để Trung Quốc chiếm ưu thế công nghệ”, báo cáo của Lầu Năm Góc có đoạn viết.
 
Trung Quốc hiện đã có một vài trong số những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, như Alibaba và Baidu, và các công ty này đều đang tập trung phát triển năng lực AI.
 
Chẳng hạn, Baidu có một phòng thí nghiệm AI ở Thung lũng Silicon và đang khảo sát những lĩnh vực như xe không người lái. Trong khi đó, mảng điện toán đám mây của Alibaba đang tập trung mạnh vào sử dụng AI trong những lĩnh vực từ mua sắm tới y tế.
 
Tuy nhiên, sự hứa hẹn của AI cũng đi kèm với lời cảnh báo từ các nhà công nghệ hàng đầu về khả năng ảnh hưởng đến việc làm và xã hội nói chung. Chẳng hạn, Giám đốc điều hành (CEO) Elon Musk của hãng xe điện Tesla đã cảnh báo rằng AI có thể dẫn tới việc buộc phải áp dụng chính sách thu nhập cơ bản cho toàn dân.
 
 
Các CEO công nghệ hàng đầu của Trung Quốc cũng đã đưa ra những lời cảnh báo. Gần đây, Chủ tịch Jack Ma của Alibaba nói xã hội có thể phải trải qua “hàng thập kỷ đau thương” do sự gián đoạn gây ra bởi Internet và những công nghệ mới đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
 
“Trong 30 năm tới, thế giới sẽ trải qua nhiều đau thương hơn là hạnh phúc, bởi có nhiều hơn những vấn đề mà chúng ta phải vượt qua”, ông Ma nói về nguy cơ mất việc làm do công nghệ gây ra hồi tháng 4 năm nay.
 
Đây là điều mà Bác Kinh đã nhận thức được. Kế hoạch của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cam kết sẽ phát triển AI một cách có trách nhiệm. “Dù đẩy mạnh phát triển trí tuệ ảo, chúng ta cần hết sức chú ý rủi ro đi kèm”, kế hoạch có đoạn viết.
 Nguồn: Vneconomy.vn

TT dầu TG ngày 25/7: Giá tiếp tục tăng do OPEC hạn chế sản lượng Nigeria

 

TT dầu TG ngày 25/7: Giá tiếp tục tăng do OPEC hạn chế sản lượng Nigeria

Vinanet - Giá dầu tiếp tục tăng trong ngày 25/7 sau khi OPEC hạn chế sản lượng dầu mỏ của Nigeria và Saudi Arabia cam kết hạn chế xuất khẩu trong tháng tới giúp hạn chế dư cung toàn cầu.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 9 tăng 7 cent lên 48,67 USD/thùng sau khi chốt phiên trước tăng 54 cent hay 1,1%. Dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 10 cent hay 46,44 USD/thùng.
Nigeria thành viên của OPEC được miễn trừ khỏi thỏa thuận của OPEC và một số nhà sản xuất chủ chốt ngoài OPEC cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày từ 1/1/2017 tới hết tháng 3/2018.
OPEC đã đồng ý rằng Nigeria sẽ tham gia hiệp ước bằng cách hạn chế hay thậm chí cắt giảm sản lượng của họ từ mức 1,8 triệu thùng/ngày, khi sản lượng của họ ổn định ở mức 1,7 triệu thùng/ngày gần đây.
Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi các bình luận từ Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih cho biết nước ông sẽ hạn chế xuất khẩu dầu thô ở mức 6,6 triệu thùng/ngày trong tháng 8, thấp hơn gần 1 triệu thùng/ngày so với mức một năm trước.
Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak trả lời các phóng viên rằng thêm 200.000 thùng dầu mỗi ngày có thể bị loại bỏ khỏi thị trường nếu tuân thủ với thỏa thuận cắt giảm sản lượng đạt 100%.
 
Tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ dường như giảm 3 triệu thùng trong tuần trước, theo số liệu thăm dò sơ bộ của Reuters trước khi có số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ cuối ngày hôm nay.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Bóng tối bao trùm thị trường dầu thô, giá có thể lao dốc xuống dưới 40 USD/thùng

Bóng tối bao trùm thị trường dầu thô, giá có thể lao dốc xuống dưới 40 USD/thùng

Vinanet - Goldman Sachs không chắc chắn liệu rằng giá dầu đã ngừng giảm hay chưa. Thậm chí Ngân hàng này còn cảnh báo giá dầu có thể giảm xuống dưới 40 USD/thùng do thị trường vẫn đang thừa dầu thô.
Thị trường dầu thô sắp tới có thể sẽ phải gặp rắc rối nếu OPEC không sớm thực hiện các biện pháp giải cứu bằng cách giảm sâu hơn nữa sản lượng khai thác.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs hôm thứ Ba cảnh báo, giá dầu có thể sớm giảm xuống dưới 40 USD/thùng nếu tình trạng thừa sản lượng vẫn tồn tại dai dẳng và OPEC không có thêm bất kỳ động thái nào trong cắt giảm sản lượng.
"Thị trường dầu thô hiện đang dần mất bình tĩnh" Damien Courvalin, Giám đốc nghiên cứu năng lượng tại Ngân hàng Goldman Sachs cho biết.
Thị trường dầu thô nổi tiếng với việc biến động thất thường. Nỗi lo thừa sản lượng từ các nhà khai thác dầu đá phiến từ Mỹ đã đẩy giả dầu rơi vào "thị trường gấu" vào tháng trước khi giảm tới 20% so với hồi đầu năm - thời điểm thỏa thuận cắt giảm sản lượng được ký kết.
 
Tuy nhiên sau đó, giá dầu phục hồi trở lại trong 8 ngày liên tiếp và hiện đang ở mức thấp hơn so với đầu năm 17%.
Mặc dù vậy, Goldman Sachs không chắc chắn liệu rằng giá dầu đã ngừng giảm hay chưa. Thậm chí Ngân hàng này còn cảnh báo giá dầu có thể giảm xuống dưới 40 USD/thùng do thị trường vẫn đang thừa dầu thô.
Tuần trước, Goldman Sachs cắt giảm chỉ tiêu giá dầu thô Mỹ trong 3 tháng tới xuống còn 47,5 USD/thùng từ mức dự báo từ trước đó là 55 USD/thùng.
Ngân hàng BNP Paribas của Pháp cắt giảm sâu mức dự báo giá dầu xuống còn 49 USD/thùng (giảm 8 USD/thùng) đối với dầu WTI và 51 USD/thùng (giảm 9 USD/thùng) đối với dầu Brent. Đồng thời Ngân hàng này tiếp tục cắt mức dự báo giá dầu trong năm 2018 xuống trung bình còn khoảng 45 USD/thùng (giảm 16 USD/thùng) đối với dầu WTI và 48 USD/thùng (giảm 15 USD/thùng) đối với dầu Brent.
Ngân hàng đầu tư tin tưởng rằng giá dầu sẽ không thể nào lấy lại đà tăng trưởng như trước nếu như hai hoặc ít nhất 1 trong hai sự kiện sau xảy ra. Đó là OPEC can thiệp sâu hơn vào sản lượng khai thác và trữ lượng dầu thô cũng như số lượng giàn khoan của Mỹ đang hoạt động tại các mỏ dầu giảm.
Tình trạng này giống với những gì xảy ra trên thị trường dầu thô cách đây 3 năm, hiện tại nguồn cung đang vượt quá nhu cầu trên toàn thế giới.
OPEC đang nỗ lực khắc phục tình trạng thừa nguồn cung bằng cách hợp tác với Nga nhằm cắt giảm sản lượng khai thác. Tuy nhiên, điều này lại có tác động không muốn khi càng kích thích Mỹ tăng cường khai thác dầu đá phiến, nhất là ở vùng Permian Basin phía Tây Texas.
Dường như cứ khi nào giá dầu tăng thì Mỹ lại càng bơm thêm dầu. Ngay cả khi giá dầu giảm thì họ vẫn bất chấp không giảm sản lượng do công nghệ khai thác dầu đá phiến hiện đại giúp họ tiết kiệm chi phí. Vì vậy, ngay cả khi giá dầu ở mức thấp thì họ vẫn có lãi.
Theo dữ liệu từ Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết số lượng giàn khoan của Mỹ đã tăng trong tuần thứ 24 trên tổng số 25 tuần từ đầu năm đến nay. Chỉ duy nhất hồi đầu tháng 7, số lượng giàn khoan nước này lần đầu tiên giảm 2 giàn xuống còn 756 giàn kéo theo sản lượng giảm 100.000 thùng/ngày xuống còn 9,3 triệu thùng/ngày- mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2016.
Việc số lượng giàn khoan liên tục tăng đã đưa ra tín hiệu rằng niềm tin của các nhà sản xuất dầu đá phiến đang ngày một tăng. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích tại công ty JBC Energy cho rằng số lượng giàn khoan trong tháng 2/2018 có thể giảm tới 20% nhằm khắc phục tình trạng thừa dầu.
 
Một vấn đề khác là sản lượng khai thác của OPEC trong tháng 6 cao hơn rất nhiều so với tháng 5 chủ yếu là do sản lượng khai thác của hai nước được miễn không ký thỏa thuận cắt giảm là Libya và Nigeria.
OPEC đã mời Nigeria và Lybia tới tham dự cuộc họp được tổ chức tại Nga vào ngày 24/7 . Tổ chức này cho biết họ đang xem xét việc đề nghị hai quốc gia hạn chế khai thác. Về phía Libya, nước này cho biết sẽ sẵn sàng tham gia đàm phán tuy nhiên họ nói thêm các nước cần xem xét tình hình kinh tế và nhân đạo của Libya trước khi áp lệnh xóa bỏ miễn trừ cắt giảm.
Tuy nhiên, Goldman Sachs cho rằng vẫn còn cơ hội để OPEC "cứu" thị trường và khắc phục "cơn lũ" dầu bằng cách cắt giảm sâu hơn nữa. "Chúng tôi tin tưởng rằng vẫn còn cơ hội OPEC sẽ cắt giảm sâu hơn nữa sản lượng khai thác. Tuy nhiên điều này sẽ được thực hiện một cách bất ngờ và không báo trước" ngân hàng đầu tư nhận định. Nếu không thị trường dầu thô sẽ tiếp tục phải hứng chịu áp lực.
Nguồn: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4387392
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
334
3902
8359
2330825
87338
4387392

Your IP: 13.58.203.255
Server Time: 2024-11-26 02:01:22

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 89 guests and no members online