Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Thủ tướng Chính phủ: Hải Phòng phải trở thành trung tâm đóng tàu

Thủ tướng Chính phủ: Hải Phòng phải trở thành trung tâm đóng tàu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố Hải Phòng.

Ngày 3/10, trong Chương trình công tác tại Thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội chín tháng năm 2014 và triển khai các giải pháp, nhiệm vụ trong các tháng còn lại nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 của Thành phố.

Theo Báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, thực hiện chủ đề hành động năm 2014 là “Phục hồi kinh tế - Đổi mới mô hình tăng trưởng,” tình hình kinh tế-xã hội của thành phố trong chín tháng năm 2014 đạt kết quả khá toàn diện, có đột phá, tạo cơ sở hoàn thành vượt mức nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2014 với 15/16 chỉ tiêu chính đạt và vượt.

Theo Báo cáo, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn chín tháng là 7,86% và cả năm dự kiến đạt trên 8,3%, cao nhất trong ba năm qua.

Tăng trưởng công nghiệp cả năm dự kiến tăng trên 12%, xuất khẩu chín tháng đạt gần 2,5 tỷ USD và cả năm dự kiến tăng 18%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả năm dự kiến đạt trên 45.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra, tăng xấp xỉ 14%, trong đó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến đạt gần 1,2 tỷ USD.

Hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cảng Hải Phòng trong chín tháng đạt gần 45 triệu tấn và cả năm dự kiến sẽ vượt con số 60 triệu tấn.

Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch rõ rệt, khu vực dịch vụ đạt trên 54%, công nghiệp-xây dựng gần 37%, trong khi khu vực nông nghiệp chỉ còn chiếm 9%.

Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả mà Hải Phòng đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, thể hiện tinh thần chỉ đạo quyết liệt của thành phố trong tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xây dựng các dự án hạ tầng lớn; thu hút mạnh đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và tái cơ cấu kinh tế.

Thủ tướng đề nghị trong những tháng còn lại, thành phố cần tập trung chỉ đạo trên tất cả các mặt công tác nhằm hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hải Phòng phát huy đà tăng trưởng đã có, kiên trì định hướng tái cơ cấu, khai thác tốt các công trình kết cấu hạ tầng lớn trên địa bàn sắp đưa vào hai thác sử dụng như Sân bay Cát Bi, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, cao tốc nối Hải Phòng-Quảng Ninh; cảng cửa ngõ Quốc tế Lạch Huyện để có những bước phát triển mạnh mẽ, đột phá trong những năm tới.

Thủ tướng chỉ đạo thành phố cần tập trung thu hút các dự án đầu tư lớn về công nghệ cao từ các tập đoàn xuyên quốc gia; tập trung triển khai các công trình hạ tầng lớn phục vụ trực tiếp cho phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ cảng biển, hàng không, du lịch.

Đây chính là những tiền đề quan trọng để thành phố triển khai thành công nhiệm vụ tái cơ cấu, chuyển dịch từ các ngành công nghiệp, dịch vụ truyền thống sang các ngành công nghiệp, dịch vụ mới, hiện đại, gia trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu; từ đó góp phần quyết định đưa kinh tế thành phố phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý là cái nôi của ngành cơ khí, đóng tàu, Hải Phòng cần tập trung tháo gỡ khó khăn, tái cơ cấu, thu hút đầu tư, hợp tác với các tập đoàn lớn của nước ngoài, đưa Hải Phòng trở thành một trung tâm cơ khí và đóng tàu của cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ sẽ quan tâm, thúc đẩy, hỗ trợ phù hợp để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng và khai thác đồng bộ các công trình, dự án kết cấu hạ tầng quan trọng trên địa bàn là cao tốc Hà Nội-Hải Phòng; cảng hàng không quốc tế Cát Bi; Cảng cửa ngõ Quốc tế Lạch Huyện.

Các công trình này sẽ thực sự tạo ra bước đột phá trong triển kinh tế-xã hội không chỉ của Hải Phòng mà còn cả các địa phương trong tam giác phát triển Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh./.
(ST)

Quốc lộ 18 Uông Bí - Hạ Long chuẩn bị được thu phí

Khi được phép thu phí, các phương tiện lưu thông trên đoạn đường này sẽ chịu mức phí từ 30.000 - 160.000 đồng/lượt.

“Hiện tại công việc khắc phục một số đoạn bị lún vỡ, hằn vết bánh xe mặt đường Dự án BOT QL18 Uông Bí - Hạ Long đã cơ bản hoàn thành, trong tuần tới Đoàn kiểm tra của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ đi kiểm tra nếu đạt tiêu chuẩn sẽ cho nghiệm thu và được phép bắt đầu thu phí”. Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết về Dự án BOT QL18 Uông Bí - Hạ Long hiện nay.

Được biết, trước đó, Bộ GTVT đã có văn bản số 6052/BGTVT-CQLXD ngày 26/5/2014 chỉ đạo các ngành chức năng và đơn vị thi công khẩn trương khắc phục hư hỏng Dự án BOT Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long (Quảng Ninh) vừa mới khánh thành đưa vào sử dụng đã bị bị lún vỡ, hằn vết bánh xe mặt đường tại một số đoạn, đồng thời lùi thời gian thu phí đường bộ tuyến đường sau khi công việc sửa chữa hoàn thành.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng yêu cầu Ban quản lý dự án 2, Công ty cổ phần BOT Đại Dương (đơn vị thi công) khẩn trương xác định nguyên nhân và sửa chữa, khắc phục triệt để tình trạng hư hỏng nêu trên để đảm bảo khai thác, giao thông an toàn tuyệt đối.

Đồng thời, việc tổ chức thu phí dự án chỉ được triển khai sau khi công tác sửa chữa khắc phục đã hoàn thành đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn giao thông.

Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long do Công ty cổ phần BOT Đại Dương làm chủ đầu tư khởi công từ giữa tháng 10/2011 và khánh thành vào ngày 18/5 vừa qua. Quy mô dự án là đường cấp 3 đồng bằng, 3 làn xe, tốc độ thiết kế 80 km/h, nền đường rộng 20,5m.

Khi được phép thu phí thì các phương tiện lưu thông trên đoạn đường này sẽ chịu mức phí từ 30.000 - 160.000 đồng/lượt./.

(ST)

Điện, xăng dầu, than phải theo giá thị trường

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: Khi đã bán theo thị trường rồi thì vấn đề còn lại là phải minh bạch, công khai chi phí, giá thành, lợi nhuận, thuế… để nhân dân kiểm tra

Chiều 2-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm.

Tăng trưởng công nghiệp tốt, GDP lạc quan

Báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 9-2014 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng, chỉ số tăng trưởng công nghiệp đạt 6,7%, cao hơn so với mức 5,3% cùng kỳ năm 2013 và 4,8% cùng kỳ năm 2012. Đáng lưu ý, sản xuất và phân phối điện 9 tháng đầu năm tăng 11,2 %, cao hơn mức tăng trưởng 8,3% của cùng kỳ năm trước. Trong đó, điện phục vụ cho tăng trưởng tăng 13,26%, điện phục vụ cho nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 19,68%, điện cho khu vực thương nghiệp, khách sạn nhà hàng tăng 10,95%...  “Thông qua mức tăng trưởng hằng tháng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và tăng trưởng của ngành điện có thể thấy sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi” - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương cần ban hành chính sách cụ thể để đẩy mạnh tái cơ cấu toàn ngành Ảnh: DƯƠNG DŨNG

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương cần ban hành chính sách cụ thể để đẩy mạnh tái cơ cấu toàn ngành Ả

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng mục tiêu đạt tăng trưởng toàn ngành công nghiệp trong năm 2014 ở mức 7,2% là hoàn toàn khả thi khi 9 tháng đầu năm, mức tăng trưởng đã là 6,7%. “Tăng trưởng công nghiệp đạt và có khả năng vượt chỉ tiêu đề ra là 7,2% thì tăng trưởng GDP toàn quốc hoàn toàn có khả năng đạt mức 5,8% và cao hơn” - Thủ tướng nhận định.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý ngành công thương phải gấp rút hoàn thiện thể chế chính sách nhằm tạo ra cơ chế thị trường hoàn thiện, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, phân bổ nguồn lực... Theo Thủ tướng, 3 mặt hàng thiết yếu là than, điện và xăng dầu nhất thiết phải bán theo giá thị trường. “Trước đây, chúng ta mới chỉ đặt ra giá thị trường đối với điện, xăng dầu còn bây giờ hoàn toàn có thể vận hành cơ chế thị trường đối với 3 loại hàng hóa rất quan trọng của đất nước. Nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường là hàng hóa không được bán dưới giá thành. Than còn bán dưới giá thành, điện còn bù lỗ như hiện nay thì làm sao thị trường được, xăng dầu cũng không được bù lỗ nữa” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Yêu cầu quan trọng được Thủ tướng lưu ý là khi đã bán theo thị trường rồi thì vấn đề còn lại là phải minh bạch, công khai. “Phải công khai minh bạch chi phí, giá thành, lợi nhuận, thuế… để nhân dân kiểm tra. Tiến hành cổ phần hóa cũng phải công khai, đó là quy định của thể chế” - Thủ tướng nhắc nhở.

Quyết liệt cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước

Về tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) thuộc Bộ Công Thương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết tình hình thoái vốn đầu tư ra ngoài DN, tình hình thoái vốn của các DN thuộc bộ khá tốt. Điển hình, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản đã hoàn thành 3 đơn vị, thu về 1.437 tỉ đồng, thặng dư 42,8 tỉ đồng; Tập đoàn Hóa chất hoàn thành 4 đơn vị, thu về 247,7 tỉ đồng, thặng dư 14,3 tỉ đồng; Tập đoàn Điện lực hoàn thành 2 đơn vị, thu về 104,7 tỉ đồng, thặng dư 864 triệu đồng...

Tính đến nay, các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công Thương đã hoàn thành thoái vốn nhà nước tại 27/96 đơn vị. Trong đó, dẫn đầu là Tập đoàn Dệt may hoàn thành thoái vốn tại 12 đơn vị. Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định sẽ chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành sắp xếp đổi mới DN nhà nước giai đoạn 2014-2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá cao kết quả đạt được của ngành công thương song Thủ tướng vẫn nhấn mạnh việc tái cơ cấu toàn ngành cần phải được đẩy mạnh hơn nữa theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. “Muốn tồn tại trong điều kiện hội nhập sâu thì không có cách nào ngoài nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; trong đó trước hết là năng suất lao động. Năng suất của Việt Nam hiện nay mới bằng 40% Thái Lan, 10% Singapore… Bởi vậy, phải tái cơ cấu, đưa ra đề án cụ thể, không nói chung chung. Trong đó, cổ phần hóa là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu DN để nền kinh tế năng động hơn, có phương án sản xuất tốt hơn, hiệu quả cao hơn, cạnh tranh nâng lên” - Thủ tướng yêu cầu.

Gợi ý cụ thể, Thủ tướng cho rằng với ngành dệt may, không cho phép đầu tư ở các thành phố mà đưa về các huyện với đội ngũ lao động đào tạo nhanh sẽ góp phần xây dựng nông thôn mới, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Một ví dụ cũng được Thủ tướng nhắc lại là việc tiến hành cổ phần hóa Vinamilk, chỉ giữ lại 40% vốn nhà nước nhưng vẫn có thể chi phối thị trường và cạnh tranh tốt. “Chúng ta đã có mô hình, đã có chủ trương thì phải làm với mục tiêu chính là giúp DN hoạt động hiệu quả, tăng trưởng bền vững hơn” - Thủ tướng nói. 

Xuất khẩu có thể vượt xa mục tiêu

Bộ Công Thương cho biết kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 109,63 tỉ USD, bằng 75,4% mục tiêu kế hoạch, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng ước đạt 107,16 tỉ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Xuất siêu 9 tháng là 2,47 tỉ USD. Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu được kiểm soát tốt, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng cần nhập khẩu tăng 10,5%, chứng tỏ sản xuất phục hồi.

Bộ Công Thương nhận định khả năng xuất khẩu cả năm sẽ đạt 148-150 tỉ USD, tăng khoảng 12%-13,5% so với năm 2013, cao hơn mục tiêu đề ra là tăng 10% với giá trị 145,4 tỉ USD.

 (ST)

Năng suất lao động ở Việt Nam thấp, vì sao?

Không có gì ngạc nhiên khi năng suất lao động của Việt Nam lại quá thấp so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Gần đây thông tin đề cập đến “năng suất lao động của Việt Nam thấp”, hay so sánh “năng suất lao động của 15 người Việt Nam chỉ bằng 1 người Singapore” khiến không ít ý kiến băn khoăn, lo ngại về chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay. Liệu con số này đã phản ánh chính xác, đúng thực tế của lao động Việt Nam chưa? Điều này đặt ra vấn đề gì cho lao động của Việt Nam trong thời gian tới?

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế công bố mới đây, năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần.... Lý giải con số này, ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Cách tính năng suất lao động của Tổ chức Lao động Tổ chức lao động thế giới (ILO) là lấy tổng thu nhập quốc nội (GDP) chia cho số lao động làm việc. Trong khi, cũng theo cách tính về tỷ lệ thất nghiệp, mỗi nước một khác. Tại Việt Nam, lao động không coi là thất nghiệp được tính bằng việc người lao động đó trong 1 tuần, ít nhất có 1 giờ làm việc tạo ra thu nhập chính đáng. Do đó, chỉ số thất nghiệp của Việt Nam rất thấp có 1,84%, trong khi các nước khác là 7 đến 8%.

Ông Nguyễn Thế Phương khẳng định: Với cách tính này, không có gì đáng ngạc nhiên khi năng suất lao động của Việt Nam lại quá thấp so với những nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, nơi có GDP bình quân đầu người đều cao hơn chục lần so với Việt Nam. Vì vậy, con số này là chưa sát với thực tế, cũng như đánh giá đúng bản chất năng suất lao động của Việt Nam hiện nay.

Giải thích rõ hơn, ông Nguyễn Thế Phương nói:  “Theo Quyết định 43 của Chính phủ, năng suất lao động của Việt Nam được tính là giá trị tổng sản phẩm quốc nội chia cho tổng số người làm việc bình quân. Rõ ràng, tỷ lệ thất nghiệp ít (1,84%) thì mẫu số ít, tử số tăng với các chỉ số 5,3%, 5,5%, và năm nay dự kiến là 5,8%. Tuy nhiên, việc phân tích chỉ số năng suất lao động cho sát thực còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác. Việc lấy GDP chia cho  tổng số người làm việc nên sẽ thấp”.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9 mới đây, trả lời những thắc mắc liên quan đến việc Việt Nam thuộc nhóm nước có năng suất lao động thấp nhất khu vực ASEAN, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp phân tích: Hiện người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp tại Hàn Quốc thì năng suất lao động không thua gì năng suất lao động của Hàn Quốc. Để đánh giá chính xác chỉ số về năng suất lao động của người trong độ tuổi lao động thì cách tính xem đóng góp của người lao động trong việc tạo ra GDP sẽ chính xác hơn vì GDP ít nhất phải có 3 yếu tố: Chỉ số lao động, vốn đầu tư và trình độ công nghệ. Trong khi, thời gian qua, Việt Nam đã và đang nỗ lực cải thiện chất lượng nguồn lao động, gia tăng giá trị lao động qua việc tái cơ cấu nền kinh tế từ chiều rộng theo chiều sâu, đầu tư khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao trình độ người lao động. Đặc biệt là chuyển đổi hoạt động sản xuất hướng vào những ngành có giá trị gia tăng cao đã từng bước góp phần nâng cao chất lượng, năng suất lao động. Hiện, chúng ta đang tái cơ cấu nền kinh tế, đầu tư từ chiều rộng sang chiều sâu, đầu tư vào công nghệ, đào tạo nâng cao chất lượng lao động, tiến tới năng suất lao động sẽ được cải thiện.

Trên trang Thông tấn xã Việt Nam, ông Malte Luebker, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Lao động Quốc tế tại Châu Á-Thái Bình Dương cũng cho rằng: Năng suất lao động của một quốc gia hầu như không thể phản ánh mức độ chuyên cần và khả năng của người lao động của quốc gia đó. Năng suất lao động của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công nghệ, và lượng máy móc và công nghệ mà một người lao động của quốc gia đó được sử dụng. Bởi vậy, nếu từ các thống kê năng suất lao động mà kết luận rằng người lao động ở Malaysia hoặc Singapore có thể tạo ra một sản phẩm cụ thể nào đó nhanh hơn người lao động ở Việt Nam là chưa chính xác.

Tuy vậy, nhìn nhận thực tế, thì lao động Việt Nam vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cần khắc phục, nhất là trong vấn đề đào tạo, ông Phạm Văn Sơn, Thư ký Ban chỉ đạo Quốc gia thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và Đào tạo theo nhu cầu xã hội, Bộ Giáo dục đào tạo cho rằng: “Việt Nam có điểm mạnh là có số lượng nhân lực đáp ứng theo nhu cầu xã hội, Tuy nhiên kỹ năng, chất lượng là điểu phải bàn. Thể hiện cơ cấu nhân lực về Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trình độ còn vênh nhau, phân bố chưa đều, có những nơi thừa thầy thiếu thợ, chưa theo quy luật về năng lực kinh doanh. Chúng ta phải có quy hoạch phát triển nhân lực, trình độ ngoại ngữ và khai thác thông tin của công nghệ thông tin để phục vụ cho vị trí việc làm”.

Có thể thấy, vấn đề năng suất lao động cần xem xét ở mọi khía cạnh, để có kết quả chính xác. Tuy vậy, đây cũng là dịp để các ngành chức năng cùng nhau nhìn vào thực tế, khắc phục những hạn chế, yếu kém nguồi lao động trong nước, để từng bước có giải pháp đồng bộ khắc phục tình trạng này. Bởi, những bất cập tồn tại hạn chế về nguồn lao động là có, nhưng điều đó không đánh giá hay nói lên toàn bộ bản chất về chất lượng, cũng như năng suất lao động của Việt Nam hiện nay. Do vậy, hướng tương lai là khi ngành nông nghiệp được hiện đại hóa, các ngành công nghiệp chủ đạo có công nghệ cao hơn, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu thì chắc chắn năng suất lao động Việt Nam sẽ tăng lên theo chỉ số của ILO./.

(ST)

Điện, xăng dầu, than phải theo giá thị trường

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: Khi đã bán theo thị trường rồi thì vấn đề còn lại là phải minh bạch, công khai chi phí, giá thành, lợi nhuận, thuế… để nhân dân kiểm tra

Chiều 2-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm.

Tăng trưởng công nghiệp tốt, GDP lạc quan

Báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 9-2014 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng, chỉ số tăng trưởng công nghiệp đạt 6,7%, cao hơn so với mức 5,3% cùng kỳ năm 2013 và 4,8% cùng kỳ năm 2012. Đáng lưu ý, sản xuất và phân phối điện 9 tháng đầu năm tăng 11,2 %, cao hơn mức tăng trưởng 8,3% của cùng kỳ năm trước. Trong đó, điện phục vụ cho tăng trưởng tăng 13,26%, điện phục vụ cho nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 19,68%, điện cho khu vực thương nghiệp, khách sạn nhà hàng tăng 10,95%...  “Thông qua mức tăng trưởng hằng tháng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và tăng trưởng của ngành điện có thể thấy sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi” - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương cần ban hành chính sách cụ thể để đẩy mạnh tái cơ cấu toàn ngành Ảnh: DƯƠNG DŨNG

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương cần ban hành chính sách cụ thể để đẩy mạnh tái cơ cấu toàn ngành Ả

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng mục tiêu đạt tăng trưởng toàn ngành công nghiệp trong năm 2014 ở mức 7,2% là hoàn toàn khả thi khi 9 tháng đầu năm, mức tăng trưởng đã là 6,7%. “Tăng trưởng công nghiệp đạt và có khả năng vượt chỉ tiêu đề ra là 7,2% thì tăng trưởng GDP toàn quốc hoàn toàn có khả năng đạt mức 5,8% và cao hơn” - Thủ tướng nhận định.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý ngành công thương phải gấp rút hoàn thiện thể chế chính sách nhằm tạo ra cơ chế thị trường hoàn thiện, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, phân bổ nguồn lực... Theo Thủ tướng, 3 mặt hàng thiết yếu là than, điện và xăng dầu nhất thiết phải bán theo giá thị trường. “Trước đây, chúng ta mới chỉ đặt ra giá thị trường đối với điện, xăng dầu còn bây giờ hoàn toàn có thể vận hành cơ chế thị trường đối với 3 loại hàng hóa rất quan trọng của đất nước. Nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường là hàng hóa không được bán dưới giá thành. Than còn bán dưới giá thành, điện còn bù lỗ như hiện nay thì làm sao thị trường được, xăng dầu cũng không được bù lỗ nữa” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Yêu cầu quan trọng được Thủ tướng lưu ý là khi đã bán theo thị trường rồi thì vấn đề còn lại là phải minh bạch, công khai. “Phải công khai minh bạch chi phí, giá thành, lợi nhuận, thuế… để nhân dân kiểm tra. Tiến hành cổ phần hóa cũng phải công khai, đó là quy định của thể chế” - Thủ tướng nhắc nhở.

Quyết liệt cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước

Về tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) thuộc Bộ Công Thương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết tình hình thoái vốn đầu tư ra ngoài DN, tình hình thoái vốn của các DN thuộc bộ khá tốt. Điển hình, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản đã hoàn thành 3 đơn vị, thu về 1.437 tỉ đồng, thặng dư 42,8 tỉ đồng; Tập đoàn Hóa chất hoàn thành 4 đơn vị, thu về 247,7 tỉ đồng, thặng dư 14,3 tỉ đồng; Tập đoàn Điện lực hoàn thành 2 đơn vị, thu về 104,7 tỉ đồng, thặng dư 864 triệu đồng...

Tính đến nay, các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công Thương đã hoàn thành thoái vốn nhà nước tại 27/96 đơn vị. Trong đó, dẫn đầu là Tập đoàn Dệt may hoàn thành thoái vốn tại 12 đơn vị. Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định sẽ chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành sắp xếp đổi mới DN nhà nước giai đoạn 2014-2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá cao kết quả đạt được của ngành công thương song Thủ tướng vẫn nhấn mạnh việc tái cơ cấu toàn ngành cần phải được đẩy mạnh hơn nữa theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. “Muốn tồn tại trong điều kiện hội nhập sâu thì không có cách nào ngoài nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; trong đó trước hết là năng suất lao động. Năng suất của Việt Nam hiện nay mới bằng 40% Thái Lan, 10% Singapore… Bởi vậy, phải tái cơ cấu, đưa ra đề án cụ thể, không nói chung chung. Trong đó, cổ phần hóa là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu DN để nền kinh tế năng động hơn, có phương án sản xuất tốt hơn, hiệu quả cao hơn, cạnh tranh nâng lên” - Thủ tướng yêu cầu.

Gợi ý cụ thể, Thủ tướng cho rằng với ngành dệt may, không cho phép đầu tư ở các thành phố mà đưa về các huyện với đội ngũ lao động đào tạo nhanh sẽ góp phần xây dựng nông thôn mới, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Một ví dụ cũng được Thủ tướng nhắc lại là việc tiến hành cổ phần hóa Vinamilk, chỉ giữ lại 40% vốn nhà nước nhưng vẫn có thể chi phối thị trường và cạnh tranh tốt. “Chúng ta đã có mô hình, đã có chủ trương thì phải làm với mục tiêu chính là giúp DN hoạt động hiệu quả, tăng trưởng bền vững hơn” - Thủ tướng nói. 

Xuất khẩu có thể vượt xa mục tiêu

Bộ Công Thương cho biết kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 109,63 tỉ USD, bằng 75,4% mục tiêu kế hoạch, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng ước đạt 107,16 tỉ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Xuất siêu 9 tháng là 2,47 tỉ USD. Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu được kiểm soát tốt, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng cần nhập khẩu tăng 10,5%, chứng tỏ sản xuất phục hồi.

Bộ Công Thương nhận định khả năng xuất khẩu cả năm sẽ đạt 148-150 tỉ USD, tăng khoảng 12%-13,5% so với năm 2013, cao hơn mục tiêu đề ra là tăng 10% với giá trị 145,4 tỉ USD.

 (ST)

Hỗ trợ trực tuyến

4380939
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1906
956
18036
2313301
80885
4380939

Your IP: 3.137.159.17
Server Time: 2024-11-24 15:31:03

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 60 guests and no members online