Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Điện, xăng dầu, than phải theo giá thị trường

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: Khi đã bán theo thị trường rồi thì vấn đề còn lại là phải minh bạch, công khai chi phí, giá thành, lợi nhuận, thuế… để nhân dân kiểm tra

Chiều 2-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm.

Tăng trưởng công nghiệp tốt, GDP lạc quan

Báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 9-2014 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng, chỉ số tăng trưởng công nghiệp đạt 6,7%, cao hơn so với mức 5,3% cùng kỳ năm 2013 và 4,8% cùng kỳ năm 2012. Đáng lưu ý, sản xuất và phân phối điện 9 tháng đầu năm tăng 11,2 %, cao hơn mức tăng trưởng 8,3% của cùng kỳ năm trước. Trong đó, điện phục vụ cho tăng trưởng tăng 13,26%, điện phục vụ cho nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 19,68%, điện cho khu vực thương nghiệp, khách sạn nhà hàng tăng 10,95%...  “Thông qua mức tăng trưởng hằng tháng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và tăng trưởng của ngành điện có thể thấy sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi” - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương cần ban hành chính sách cụ thể để đẩy mạnh tái cơ cấu toàn ngành Ảnh: DƯƠNG DŨNG

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương cần ban hành chính sách cụ thể để đẩy mạnh tái cơ cấu toàn ngành Ả

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng mục tiêu đạt tăng trưởng toàn ngành công nghiệp trong năm 2014 ở mức 7,2% là hoàn toàn khả thi khi 9 tháng đầu năm, mức tăng trưởng đã là 6,7%. “Tăng trưởng công nghiệp đạt và có khả năng vượt chỉ tiêu đề ra là 7,2% thì tăng trưởng GDP toàn quốc hoàn toàn có khả năng đạt mức 5,8% và cao hơn” - Thủ tướng nhận định.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý ngành công thương phải gấp rút hoàn thiện thể chế chính sách nhằm tạo ra cơ chế thị trường hoàn thiện, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, phân bổ nguồn lực... Theo Thủ tướng, 3 mặt hàng thiết yếu là than, điện và xăng dầu nhất thiết phải bán theo giá thị trường. “Trước đây, chúng ta mới chỉ đặt ra giá thị trường đối với điện, xăng dầu còn bây giờ hoàn toàn có thể vận hành cơ chế thị trường đối với 3 loại hàng hóa rất quan trọng của đất nước. Nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường là hàng hóa không được bán dưới giá thành. Than còn bán dưới giá thành, điện còn bù lỗ như hiện nay thì làm sao thị trường được, xăng dầu cũng không được bù lỗ nữa” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Yêu cầu quan trọng được Thủ tướng lưu ý là khi đã bán theo thị trường rồi thì vấn đề còn lại là phải minh bạch, công khai. “Phải công khai minh bạch chi phí, giá thành, lợi nhuận, thuế… để nhân dân kiểm tra. Tiến hành cổ phần hóa cũng phải công khai, đó là quy định của thể chế” - Thủ tướng nhắc nhở.

Quyết liệt cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước

Về tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) thuộc Bộ Công Thương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết tình hình thoái vốn đầu tư ra ngoài DN, tình hình thoái vốn của các DN thuộc bộ khá tốt. Điển hình, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản đã hoàn thành 3 đơn vị, thu về 1.437 tỉ đồng, thặng dư 42,8 tỉ đồng; Tập đoàn Hóa chất hoàn thành 4 đơn vị, thu về 247,7 tỉ đồng, thặng dư 14,3 tỉ đồng; Tập đoàn Điện lực hoàn thành 2 đơn vị, thu về 104,7 tỉ đồng, thặng dư 864 triệu đồng...

Tính đến nay, các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công Thương đã hoàn thành thoái vốn nhà nước tại 27/96 đơn vị. Trong đó, dẫn đầu là Tập đoàn Dệt may hoàn thành thoái vốn tại 12 đơn vị. Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định sẽ chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành sắp xếp đổi mới DN nhà nước giai đoạn 2014-2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá cao kết quả đạt được của ngành công thương song Thủ tướng vẫn nhấn mạnh việc tái cơ cấu toàn ngành cần phải được đẩy mạnh hơn nữa theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. “Muốn tồn tại trong điều kiện hội nhập sâu thì không có cách nào ngoài nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; trong đó trước hết là năng suất lao động. Năng suất của Việt Nam hiện nay mới bằng 40% Thái Lan, 10% Singapore… Bởi vậy, phải tái cơ cấu, đưa ra đề án cụ thể, không nói chung chung. Trong đó, cổ phần hóa là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu DN để nền kinh tế năng động hơn, có phương án sản xuất tốt hơn, hiệu quả cao hơn, cạnh tranh nâng lên” - Thủ tướng yêu cầu.

Gợi ý cụ thể, Thủ tướng cho rằng với ngành dệt may, không cho phép đầu tư ở các thành phố mà đưa về các huyện với đội ngũ lao động đào tạo nhanh sẽ góp phần xây dựng nông thôn mới, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Một ví dụ cũng được Thủ tướng nhắc lại là việc tiến hành cổ phần hóa Vinamilk, chỉ giữ lại 40% vốn nhà nước nhưng vẫn có thể chi phối thị trường và cạnh tranh tốt. “Chúng ta đã có mô hình, đã có chủ trương thì phải làm với mục tiêu chính là giúp DN hoạt động hiệu quả, tăng trưởng bền vững hơn” - Thủ tướng nói. 

Xuất khẩu có thể vượt xa mục tiêu

Bộ Công Thương cho biết kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 109,63 tỉ USD, bằng 75,4% mục tiêu kế hoạch, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng ước đạt 107,16 tỉ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Xuất siêu 9 tháng là 2,47 tỉ USD. Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu được kiểm soát tốt, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng cần nhập khẩu tăng 10,5%, chứng tỏ sản xuất phục hồi.

Bộ Công Thương nhận định khả năng xuất khẩu cả năm sẽ đạt 148-150 tỉ USD, tăng khoảng 12%-13,5% so với năm 2013, cao hơn mục tiêu đề ra là tăng 10% với giá trị 145,4 tỉ USD.

 (ST)

Điện, xăng dầu, than phải theo giá thị trường

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: Khi đã bán theo thị trường rồi thì vấn đề còn lại là phải minh bạch, công khai chi phí, giá thành, lợi nhuận, thuế… để nhân dân kiểm tra

Chiều 2-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm.

Tăng trưởng công nghiệp tốt, GDP lạc quan

Báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 9-2014 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng, chỉ số tăng trưởng công nghiệp đạt 6,7%, cao hơn so với mức 5,3% cùng kỳ năm 2013 và 4,8% cùng kỳ năm 2012. Đáng lưu ý, sản xuất và phân phối điện 9 tháng đầu năm tăng 11,2 %, cao hơn mức tăng trưởng 8,3% của cùng kỳ năm trước. Trong đó, điện phục vụ cho tăng trưởng tăng 13,26%, điện phục vụ cho nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 19,68%, điện cho khu vực thương nghiệp, khách sạn nhà hàng tăng 10,95%...  “Thông qua mức tăng trưởng hằng tháng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và tăng trưởng của ngành điện có thể thấy sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi” - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương cần ban hành chính sách cụ thể để đẩy mạnh tái cơ cấu toàn ngành Ảnh: DƯƠNG DŨNG

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương cần ban hành chính sách cụ thể để đẩy mạnh tái cơ cấu toàn ngành Ả

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng mục tiêu đạt tăng trưởng toàn ngành công nghiệp trong năm 2014 ở mức 7,2% là hoàn toàn khả thi khi 9 tháng đầu năm, mức tăng trưởng đã là 6,7%. “Tăng trưởng công nghiệp đạt và có khả năng vượt chỉ tiêu đề ra là 7,2% thì tăng trưởng GDP toàn quốc hoàn toàn có khả năng đạt mức 5,8% và cao hơn” - Thủ tướng nhận định.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý ngành công thương phải gấp rút hoàn thiện thể chế chính sách nhằm tạo ra cơ chế thị trường hoàn thiện, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, phân bổ nguồn lực... Theo Thủ tướng, 3 mặt hàng thiết yếu là than, điện và xăng dầu nhất thiết phải bán theo giá thị trường. “Trước đây, chúng ta mới chỉ đặt ra giá thị trường đối với điện, xăng dầu còn bây giờ hoàn toàn có thể vận hành cơ chế thị trường đối với 3 loại hàng hóa rất quan trọng của đất nước. Nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường là hàng hóa không được bán dưới giá thành. Than còn bán dưới giá thành, điện còn bù lỗ như hiện nay thì làm sao thị trường được, xăng dầu cũng không được bù lỗ nữa” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Yêu cầu quan trọng được Thủ tướng lưu ý là khi đã bán theo thị trường rồi thì vấn đề còn lại là phải minh bạch, công khai. “Phải công khai minh bạch chi phí, giá thành, lợi nhuận, thuế… để nhân dân kiểm tra. Tiến hành cổ phần hóa cũng phải công khai, đó là quy định của thể chế” - Thủ tướng nhắc nhở.

Quyết liệt cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước

Về tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) thuộc Bộ Công Thương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết tình hình thoái vốn đầu tư ra ngoài DN, tình hình thoái vốn của các DN thuộc bộ khá tốt. Điển hình, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản đã hoàn thành 3 đơn vị, thu về 1.437 tỉ đồng, thặng dư 42,8 tỉ đồng; Tập đoàn Hóa chất hoàn thành 4 đơn vị, thu về 247,7 tỉ đồng, thặng dư 14,3 tỉ đồng; Tập đoàn Điện lực hoàn thành 2 đơn vị, thu về 104,7 tỉ đồng, thặng dư 864 triệu đồng...

Tính đến nay, các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công Thương đã hoàn thành thoái vốn nhà nước tại 27/96 đơn vị. Trong đó, dẫn đầu là Tập đoàn Dệt may hoàn thành thoái vốn tại 12 đơn vị. Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định sẽ chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành sắp xếp đổi mới DN nhà nước giai đoạn 2014-2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá cao kết quả đạt được của ngành công thương song Thủ tướng vẫn nhấn mạnh việc tái cơ cấu toàn ngành cần phải được đẩy mạnh hơn nữa theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. “Muốn tồn tại trong điều kiện hội nhập sâu thì không có cách nào ngoài nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; trong đó trước hết là năng suất lao động. Năng suất của Việt Nam hiện nay mới bằng 40% Thái Lan, 10% Singapore… Bởi vậy, phải tái cơ cấu, đưa ra đề án cụ thể, không nói chung chung. Trong đó, cổ phần hóa là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu DN để nền kinh tế năng động hơn, có phương án sản xuất tốt hơn, hiệu quả cao hơn, cạnh tranh nâng lên” - Thủ tướng yêu cầu.

Gợi ý cụ thể, Thủ tướng cho rằng với ngành dệt may, không cho phép đầu tư ở các thành phố mà đưa về các huyện với đội ngũ lao động đào tạo nhanh sẽ góp phần xây dựng nông thôn mới, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Một ví dụ cũng được Thủ tướng nhắc lại là việc tiến hành cổ phần hóa Vinamilk, chỉ giữ lại 40% vốn nhà nước nhưng vẫn có thể chi phối thị trường và cạnh tranh tốt. “Chúng ta đã có mô hình, đã có chủ trương thì phải làm với mục tiêu chính là giúp DN hoạt động hiệu quả, tăng trưởng bền vững hơn” - Thủ tướng nói. 

Xuất khẩu có thể vượt xa mục tiêu

Bộ Công Thương cho biết kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 109,63 tỉ USD, bằng 75,4% mục tiêu kế hoạch, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng ước đạt 107,16 tỉ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Xuất siêu 9 tháng là 2,47 tỉ USD. Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu được kiểm soát tốt, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng cần nhập khẩu tăng 10,5%, chứng tỏ sản xuất phục hồi.

Bộ Công Thương nhận định khả năng xuất khẩu cả năm sẽ đạt 148-150 tỉ USD, tăng khoảng 12%-13,5% so với năm 2013, cao hơn mục tiêu đề ra là tăng 10% với giá trị 145,4 tỉ USD.

 (ST)

Vùng kinh tế động lực Hải An Sẵn sàng "cất cánh"

Chỉ còn hơn 1 năm nữa, dự án đầu tư nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cát Bi hoàn thành. Một cảng hàng không theo tiêu chuẩn cấp 4E với đầy đủ trang thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất lần đầu có tại Hải Phòng được đưa vào sử dụng và khai thác. Dự án này hoàn thành cũng đánh dấu bước ngoặt, tạo động lực phát triển kinh tế của quận Hải An - vùng đất duy nhất của Hải Phòng hội tụ đủ các loại hình giao thông.

Đầu mối của đầu mối giao thông

Phó giám đốc Sở GTVT Mai Xuân Phương cho biết, vị thế của Hải An bắt đầu từ hệ thống giao thông đường bộ vì hầu hết các điểm nút giao thông quan trọng tại thành phố Hải Phòng đều nằm trên địa bàn quận. Quốc lộ 5-tuyến đường huyết mạch lưu thông tới gần 40 triệu tấn hàng hóa qua cảng biển Hải Phòng có điểm cuối tuyến giao với đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng. Tại đây, một dự án xây dựng khu dịch vụ cuối tuyến lớn nhất cả nước từ trước đến nay với tổng diện tích lên đến 83 ha đang được triển khai thi công. Điểm nút giao cuối tuyến này cũng là điểm nút quan trọng của tuyến đường cao tốc ven biển Hải Phòng- Quảng Ninh. Từ đây, chỉ 25km nối thẳng đến Bãi Cháy (Quảng Ninh), mở ra tiềm năng du lịch, vận tải của cả vùng. Chưa hết, địa bàn Hải An còn là điểm cuối của dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng với số vốn đầu tư lên đến hơn 276 triệu USD.

Các cầu cảng phục vụ xếp dỡ hàng hóa nằm trên khu vực quận Hải An.                  Ảnh: duy thính

Các cầu cảng phục vụ xếp dỡ hàng hóa nằm trên khu vực quận Hải An.

Cùng với đường bộ, đường thủy xuất phát từ Hải An từ lâu đã là “thương hiệu” nổi tiếng của miền Bắc với hàng trăm lượt tàu biển đi/đến mỗi ngày vào các cảng biển làm hàng. Cùng với đó, hệ thống đường thủy pha sông biển tuyến Quảng Ninh- Hải Phòng- Quảng Bình mới được Bộ GTVT đưa vào hoạt động, trong đó Hải An được xem là khu vực chính bởi có những điều kiện cần thiết để tiếp nhận hàng hóa xuống tàu pha sông biển đi miền Trung.

Tại cuộc làm việc với thành phố về dự án nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Tấn Viên nhấn mạnh, dự án nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cát Bi hoàn thành, Hải An có được thế mạnh riêng biệt khi đường hàng không là động lực thúc đẩy các hoạt động dịch vụ đi theo. Như vậy, hệ thống giao thông đầu mối của Hải An tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho thành phố Hải Phòng trong quá trình thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thế mạnh về cảng biển

Chủ tịch UBND quận Hải An Phạm Văn Hưởng tự hào, Hải An có thế mạnh về cảng biển. Hiện 100% số cảng nước sâu (dưới -6m) ở Hải Phòng đều tập trung tại Đình Vũ, thuộc phường Đông Hải 2 của quận Hải An. Giai đoạn 2003- 2014, các doanh nghiệp đã đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng vào Đình Vũ để xây dựng cảng biển và cho đến nay, những doanh nghiệp cảng có mức doanh thu cao nhất đều từ Đình Vũ.

 

Sự khác biệt của hệ thống cảng biển tại Đình Vũ chính là thế mạnh về giao thông sau cảng và có diện tích đất xây dựng hệ thống kho bãi rộng lớn, liên hoàn. Hải An nổi lên là khu vực có cảng biển tiếp nhận hàng công ten nơ hấp dẫn nhất miền Bắc. Hiện cảng biển trên địa bàn quận đón nhận tới 90% số lượng công ten nơ bắt đầu từ khu vực Chùa Vẽ đến hết Đình Vũ. Chính phủ đã đồng ý và tiến hành xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện. Chủ trương đưa cảng gần với biển được thành phố thực hiện nhất quán từ nhiều năm qua đã đưa Hải An trở thành vùng đất có hệ thống cảng biển sôi động đứng thứ 2 của cả nước. “Hướng ra cảng, biển” cũng là khẩu hiệu được quận Hải An xây dựng và cùng với thành phố thực hiện chủ trương này. Đến nay, địa bàn Hải An có hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc với đa dạng các cảng hàng tổng hợp, hàng rời, hàng công ten nơ, hóa dầu…

 (ST)

Điểm thu hút đầu tư lớn

 

Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đan Đức Hiệp cho rằng, thế mạnh về giao thông, cảng biển là động lực để Hải An trở thành địa phương nổi trội về thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Trong sản xuất công nghiệp, Hải An tập trung nhiều doanh nghiệp lớn như xơ sợi, phân bón, thép, đóng mới- sửa chữa tàu biển và đặc biệt là nhà máy của tập đoàn sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới Brigestone. Từ đây, hàng chục nghìn chiếc lốp xe mỗi ngày được làm ra, xuất đi khắp thế giới.

 

Kết luận 72 của Bộ Chính trị chỉ rõ yêu cầu xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ cảng, thực sự đã tác động lớn đến Hải An. Thực tế cho thấy, dịch vụ cảng biển mới chính là thế mạnh của Hải An khi vùng đất này đã và đang chuyển mình theo xu thế mới. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận đến 2020 định hướng đến 2025 xác định sẽ phát triển dịch vụ cảng biển và các dịch vụ hàng hải như: đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, dịch vụ đại lý vận tải biển, giao nhận và kiểm đếm hàng hóa, dịch vụ xếp dỡ. Đối với chuỗi dịch vụ logistics sẽ phát triển theo hướng tích hợp nhiều dịch vụ với công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp…Trong hiện tại và tương lai, Hải An sẽ là trung tâm công nghiệp dịch vụ, là đầu mối giao thông đối ngoại của thành phố Hải Phòng.

 

Sự đa dạng về các loại hình giao thông tạo cho Hải An một thế đứng vững chắc trong lĩnh vực phát triển kinh tế của thành phố. Có tới 70-80% lượng hàng hóa qua cảng biển Hải Phòng phải đi qua Hải An, mang lại nguồn thu thuế Hải quan hàng chục nghìn tỷ đồng. Đó còn chưa kể nguồn thu phí tạm nhập tái xuất với khoảng 250 tỷ đồng mỗi năm…

 

Giá gas tăng 333 đồng/kg (01/10/2014)

Theo thông tin từ các đơn vị đầu mối kinh doanh phân phối mặt hàng gas từ hôm nay, 1/10, giá gas tăng 333 đồng/kg, tương đương 4.000 đồng/bình 12 kg. Với mức tăng này, giá gas bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng trong tháng 10/2014 của các hãng sẽ dao động ở mức từ 380.000-385.000 đồng/bình 12 kg. 
 
Các doanh nghiệp cho biết, mặc dù giá gas thế giới bình quân tháng 10/2014 công bố là 750 USD/ tấn, giảm 15 USD/tấn so với tháng 9/2014, nhưng mức Premium (toàn bộ chi phí vận chuyển, bảo hiểm nước ngoài hay còn gọi là phụ phí thị trường) tăng đột biến nên giá gas trong nước vẫn bị điều chỉnh tăng so với tháng trước.

(ST)

Điều hành giá xăng dầu: Tránh “bình mới rượu cũ”

Xăng dầu là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống của người dân, nên luôn được người tiêu dùng quan tâm. Đặc biệt, nó liên quan trực tiếp và quyết định sự thành bại của các DN kinh doanh vận tải. 

Thời gian qua, điều hành giá xăng dầu tăng, giảm liên tục đã gây “sốc” đối với DN và người dân, tác động tiêu cực đến thị trường hàng hóa tiêu dùng và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chính vì thế, đối với việc Chính phủ ban hành Nghị định 83 thay thế Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng.

 

 
Giá xăng dầu tăng, giảm liên tục đã gây “sốc” đối với DN và người dân

 

Nghị định 83 với nhiều điểm mới như: Thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá xăng dầu liên tiếp tối thiểu 15 ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa 15 ngày đối với trường hợp giảm giá; không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa 2 lần giảm và số lần giảm giá; trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi 3% so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá... Theo tôi, đây là điều rất đáng mừng đối với DN, cũng như người tiêu dùng nói chung.

Tuy nhiên, người tiêu dùng nói chung và các DN kinh doanh vận tải nói riêng vẫn quan ngại về việc triển khai hoạt động kinh doanh xăng dầu theo chủ trương mới bởi mục tiêu đặt quyền lợi người tiêu dùng lên trên chưa được thể hiện rõ trong Nghị định mới này. Nguyên nhân là từ trước đến nay thị trường xăng dầu vẫn là độc quyền nhóm nên các DN kinh doanh trong lĩnh vực này thường “tát nước theo mưa”, nhìn nhau tăng giá… Thậm chí, để tăng thị phần và lợi nhuận, các DN xăng dầu đầu mối có thể sẽ tăng chiết khấu để lôi kéo đại lý bán hàng về phía mình, thay vì giảm giá cho người tiêu dùng...

Đấy là những bất cập cần được giải quyết khi thay đổi chủ trương quy định về hoạt động kinh doanh xăng dầu và rất cần những thay đổi mang tính cụ thể, mang tính đột phá để có thể giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích của DN và người tiêu dùng.

Ngoài ra, một vấn đề nữa cần thận trọng là nếu để Quỹ bình ổn xăng dầu tại DN quản lý như hiện nay, trong khi quyền điều hành giá xăng dầu thuộc về Bộ Công Thương thì khó tránh khỏi những hạn chế như thời gian qua. Nên chăng, chuyển quỹ này sang một đơn vị khác để quản lý, chi trả tiền bình ổn giá xăng dầu, như Kho bạc Nhà nước chẳng hạn. Chỉ có như vậy mới tránh được việc lạm dụng trong điều chỉnh giá xăng dầu…

Theo tôi, để giải quyết bài toán lợi ích giữa các bên và đạt mục tiêu nói trên, Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các ban, ngành liên quan như Quản lý thị trường, Hải quan, Thuế… cần phải ngồi lại với nhau để thống nhất ban hành thông tư hướng dẫn việc thực hiện Nghị định mới lần này, đồng thời có những văn bản liên quan nhằm thực hiện rõ ràng, minh bạch đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, nhất là việc điều chỉnh tăng, giảm giá và liên quan đến việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu để tránh trường hợp “bình mới rượu cũ” gây bất an cho người tiêu dùng; ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh dài hạn của cộng đồng DN.

(ST)

Hỗ trợ trực tuyến

4381069
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2036
956
18166
2313301
81015
4381069

Your IP: 3.145.155.149
Server Time: 2024-11-24 15:59:46

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 70 guests and no members online