Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Việt Nam trước cơ hội lớn xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Nga

Các biện pháp trừng phạt lẫn nhau về kinh tế giữa Nga và phương Tây đang là cơ hội lớn để Việt Nam nhanh chóng tăng thị phần tại trị trường được coi là tiêu thụ thực phẩm lớn nhất châu Âu này.

Hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu sang Nga.					 Ảnh: Vietnam+
Hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu sang Nga

Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga Phạm Quang Niệm cho biết đây là cơ hội rất tốt với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bởi tất cả những mặt hàng như rau, củ, quả, hàng nông sản, sản phẩm thịt, Việt Nam đều có thế mạnh. Ông Phạm Quang Niệm cũng kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam không nên bị động ngồi chờ mà chủ động tiến vào thị trường Nga. Theo ông, mặt hàng có nhiều triển vọng tăng mạnh xuất khẩu vào Nga là thủy sản.

 Tham tán Phạm Quang Niệm cho biết thêm Mát-xcơ-va cũng quan tâm tới hàng hóa của Việt Nam, gần đây Sở Nội thương tỉnh Mát-xcơ-va đã mời Thương vụ Việt Nam tới làm việc. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể kết nối với tỉnh Mát-xcơ-va cũng như các tỉnh khác để tạo “sân chơi” rộng, giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển vào thị trường Nga.

(ST)

 

Dịch vụ Hoá đơn điện tử: Bước "đột phá" về cải cách thuế

Tổng cục Thuế cho biết, từ đầu năm 2014, ngành Thuế sẽ triển khai thí điểm dịch vụ hoá đơn điện tử ở một số ngành trên địa bàn cả nước.

Đây được xem là động thái tích cực của cơ quan Thuế trong việc tiếp tục giảm thủ tục hành chính thuế thông qua việc rút gọn các thủ tục đăng ký phát hành, báo cáo tình hình sử dụng, lập bảng kê hóa đơn; ngăn chặn và kiểm soát việc sử dụng hoá đơn giả để trốn thuế.

Theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đã cho phép doanh nghiệp được phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử nhằm tạo thuận lợi trong việc lưu trữ, bảo quản và tìm kiếm hóa đơn, tránh trường hợp thất lạc, hư hỏng, đồng thời cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc quyết toán thuế.

Trên cơ sở đó, vào tháng 3-2013, Tổng cục Thuế đã đồng ý cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lựa chọn một đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh triển khai thí điểm hóa đơn điện tử áp dụng đối với hóa đơn GTGT trong hoạt động bán điện cho khách hàng.

Theo đó, để lựa chọn hình thức sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng, bên bán điện phải thông báo đến từng khách hàng về định dạng hóa đơn điện tử, phương thức truyền nhận hóa đơn điện tử để khách hàng biết và hợp tác triển khai. Hóa đơn điện tử sử dụng cho hoạt động bán điện không bắt buộc có chữ ký điện tử của bên mua điện. Bên bán điện không phải nhận lại hóa đơn điện tử đã gửi cho khách hàng.

Bên bán điện được lưu trữ hóa đơn điện tử theo dạng cấu trúc dữ liệu, nhưng đảm bảo có thể truy cập được và phải xác định được nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày gửi hoặc nhận hóa đơn điện tử, đồng thời đảm bảo thời gian lưu trữ tối thiểu theo Luật Kế toán (10 năm)...

Như vậy, bắt đầu từ ngày 1-12 tới, Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh sẽ chính thức triển khai diện rộng dịch vụ hoá đơn điện tử. Để đăng ký tham gia dịch vụ, khách hàng vào trang web (www.hcmpc.com.vn) điền mã số khách hàng. Theo đó, hàng tháng, công ty điện sẽ gửi thông báo phát sinh tiền điện và thông báo thanh toán tiền điện đến khách hàng qua các phương tiện như: tin nhắn SMS, email, giấy báo...

Ngoài ra, khách hàng truy cập vào website để biết thông tin về lượng điện sử dụng, số tiền... như thông tin trên hoá đơn điện bằng giấy hiện nay. Các phiếu thanh toán tiền điện hoặc phiếu thu đều có các thông tin chính trên hóa đơn như: Tên khách hàng, mã khách hàng, sêri hoá đơn điện tử, tháng lập hóa đơn, điện năng tiêu thụ và số tiền thanh toán... Đối với khách hàng DN có đăng ký thuế sử dụng các thông tin thể hiện của hoá đơn điện tử để kê khai thuế với cơ quan Thuế.

Trên địa bàn Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Hà Nội cũng có văn bản đề xuất phối hợp với Cục Thuế Hà Nội triển khai thí điểm hóa đơn điện tử với khách hàng sử dụng điện tại Công ty Điện lực Hoàn Kiếm và Cầu Giấy. Dự kiến, Hà Nội sẽ có 130.000 khách hàng chuyển sang dùng hóa đơn điện tử, bằng 7% tổng số khách hàng dùng điện trên toàn thành phố. Điều này cho thấy, các ngành dịch vụ đã nhận thấy những tiện ích từ hoá đơn điện tử đem lại cho cả DN cung cấp dịch vụ cũng như khách hàng.

Cụ thể, với khách hàng sử dụng điện có mục đích sinh hoạt lâu nay thường lưu trữ các hóa đơn bằng giấy, giờ chỉ cần truy cập trang website của công ty điện để kiểm tra thông tin liên quan của các kỳ hóa đơn. Nếu khách hàng đăng ký qua email, hằng tháng sẽ nhận được hóa đơn điện tử thông qua email của mình.

Việc không phát hành hóa đơn giấy còn giúp DN giảm chi phí in ấn hóa đơn; chi phí nhân lực đi thu tiền... Hóa đơn điện tử còn giúp thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh của DN, kê khai, nộp thuế bởi thông tin trên hóa đơn điện tử được chuyển thẳng vào hệ thống kế toán và hệ thống thanh toán của DN mua bán hàng hóa, dịch vụ. 

(ST)

Sẽ xây đường nối cao tốc Nội Bài-Lào Cai với Sa Pa

Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa có văn bản gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lào Cai về việc đầu tư xây dựng đường nối cao tốc Nội Bài-Lào Cai với Sa Pa theo chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

 


Một đoạn đường cao tốc từ Hà Nội-Lào Cai

Theo đó, dự án xây đường nối sẽ được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) và giao cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải, các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thiện dự án đầu tư gửi Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến về thiết kế cơ sở trước khi phê duyệt dự án, kêu gọi đầu tư, sớm khởi công dự án.

Được biết, tuyến đường nối này là một trong những tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Tuy nhiên, đây là tuyến đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Tuyến đường nối hoàn thành không chỉ giúp địa phương phát triển du lịch, mà còn đảm bảo sự an toàn của du khách.
(ST)

 

Tiếp tục thực hiện thoái vốn và cổ phần hóa Vinalines

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ, ngành bám sát các nội dung cụ thể của đề án tái cơ cấu Vinalines để chỉ đạo, hỗ trợ Vinalines triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thiết thực, khả thi.

Chỉ đạo về tình hình sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ, ngành bám sát các nội dung cụ thể của Đề án Tái cơ cấu Vinalines để chỉ đạo, hỗ trợ Vinalines triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thiết thực, khả thi.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam  tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực vận tải biển; phối hợp với Bộ Công Thương thống nhất thực hiện các giải pháp nâng cao thị phần vận tải biển cho đội tàu của Vinalines, trong đó lưu ý đến thị trường vận chuyển than, xi măng, quặng, lúa gạo và hàng dệt may. Đồng thời nghiên cứu, thiết lập các tuyến vận tải bằng đường biển và đường thủy nội địa để tăng khối lượng vận chuyển hàng hóa trên các tuyến vận tải thủy trong nước.

Về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinalines tiếp tục thực hiện việc thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp theo phương án đã được duyệt.

(ST)

Ngày 9/9, động thổ nhà máy lọc hóa dầu 4 tỷ USD

Tin từ  UBND tỉnh Phú Yên cho biết, UBND tỉnh và Công ty TNHH dầu khí Vũng Rô đang chuẩn bị để động thổ dự án Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô do công ty này làm chủ đầu tư vào ngày 9/9. 

Lễ bàn giao mặt bằng của Dự án Lọc hóa dầu Vũng Rô vào tháng 5/2014

Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Vũng Rô có tổng vốn đầu tư hơn 4 tỉ USD, công suất 8 triệu tấn/năm, được triển khai xây dựng tại xã Hòa Tâm, Huyện Đông Hòa (Phú Yên) trên diện tích 538 ha; Trong đó, diện tích xây dựng nhà máy là 404 ha, mặt bằng xây dựng cảng Bãi Gốc 134 ha (chưa kể phần diện tích mặt nước từ 500 - 1.300 ha).

Trước đó, ngày 17/5, UBND tỉnh Phú Yên đã chính thức bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 với 134 ha đất thuộc khu vực xây dựng cảng Bãi Gốc  với năng lực dự kiến hơn 17 triệu tấn/năm của Dự án Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô cho Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô.

Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy, chế biến và phân phối các sản phẩm lọc hóa dầu từ dầu thô (bao gồm polypropylen, benzen, toluene, xylene, probane, LPG, xăng RON 92, xăng RON 95, nhiên liệu phản lực, diezel, dầu FO, lưu huỳnh,…) và các sản phẩm hóa dầu khác.

Ngoài ra Nhà máy còn có mục tiêu xuất nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu khí, hóa dầu; vận chuyển, lưu trữ dầu thô, các sản phẩm dầu khí, hóa dầu và kinh doanh bến cảng, kho chứa thuộc công ty.

Khi đi vào hoạt động, nhà máy lọc dầu Vũng Rô sẽ đóng góp ngân sách Nhà nước khoảng 111 triệu USD/năm và tạo việc làm ổn định cho 1.300 lao động.

(ST)

Hỗ trợ trực tuyến

4379843
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
810
956
16940
2313301
79789
4379843

Your IP: 3.145.92.98
Server Time: 2024-11-24 11:30:26

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 56 guests and no members online