Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Kiềng 3 chân phát triển cơ sở hạ tầng tại ASEAN và Nam Á

Kiềng 3 chân phát triển cơ sở hạ tầng tại ASEAN và Nam Á

Vinanet - Cách thức đánh giá, thẩm định, lên kế hoạch, cấp vốn và hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng (CSHT) cần được thay đổi để có thể tối đa hóa tiềm năng kinh tế.
ASEAN và Nam Á đang phát triển CSHT ở tốc độ chưa từng có từ trước đến nay. Bất cứ ai khi đến thăm thủ đô của các nước trong khu vực đều có thể nhận thấy điều này. Đường bộ, đường sắt, cầu, cảng và các hệ thống metro, những công trình này đang giúp làm thay đổi bộ mặt của các thành phố, các trung tâm kinh tế cũng như cải thiện đời sống của 2,4 tỷ người trong khu vực, đồng thời kết nối người dân và các DN với các cơ hội mở ra trong và ngoài khu vực. Tuy nhiên, khi mà các công trình hạ tầng đang tiếp tục được triển khai thì ASEAN và Nam Á vẫn còn nhiều việc phải làm. Cách thức đánh giá, thẩm định, lên kế hoạch, cấp vốn và hỗ trợ các dự án này cũng sẽ cần được thay đổi để có thể tối đa hóa tiềm năng kinh tế.
 Nhu cầu phát triển CSHT tại ASEAN còn rất lớn
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF) diễn ra hồi tháng 5 vừa qua, các nhà lãnh đạo chính phủ và DN đã nhất chí cần thiết phải thiết lập mối quan hệ đối tác công – tư chặt chẽ hơn để thu hẹp khoảng cách về CSHT. Nhằm cung cấp nguồn vốn đầu tư hỗn hợp cho việc phát triển CSHT một cách bền vững, WEF và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhất trí sẽ thành lập một Trung tâm ASEAN (ASEAN Hub) với cách tiếp cận nguồn vốn theo mô hình công – tư. Trung tâm này sẽ quy tụ các chính phủ, NH, quỹ hưu trí và các tổ chức từ thiện để huy động 100 tỷ USD cho các dự án hạ tầng.
Đây là một bước đi đúng hướng dù vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính đến năm 2030, châu Á sẽ cần nguồn vốn đầu tư lên tới 26 nghìn tỷ USD để đáp ứng nhu cầu về CSHT tại khu vực. Việc huy động được số vốn này là cực kỳ cấp thiết và quan trọng. Bởi phát triển CSHT cũng đồng nghĩa với phát triển được một trung tâm kinh tế. Một nền tảng sản xuất và thị trường đồng bộ sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực, cũng như thúc đẩy giao thương giữa khu vực với phần còn lại của thế giới.
Theo kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi, nguồn vốn dành cho các dự án CSHT không hề thiếu hụt. Ngược lại, nhu cầu cấp vốn cho các sáng kiến đã được hoạch định và chuẩn bị kỹ càng cùng với mức cân bằng hợp lý giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi đang ở mức cao chưa từng thấy. Trong môi trường lợi suất thấp và khá ổn định, các dự án CSHT được xem là một loại tài sản với mức sinh lời hấp dẫn trong dài hạn. Và trong khi quan hệ đối tác công - tư là một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề thiếu ngân sách dành cho CSHT thì vẫn có một mô hình hợp tác khác cần được đẩy mạnh.
Vai trò của NH trong việc tài trợ vốn cho các tài sản dài hạn đang thay đổi và sẽ còn tiếp tục thay đổi khi mà chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9 - với những thay đổi đáng kể - sẽ đi vào thực tiễn triển khai năm 2018. Nhưng mặc cho các thay đổi này, hệ thống NH vẫn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình khởi tạo các tài sản liên quan đến CSHT.
Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa NH và các nhà đầu tư (NĐT) sẽ trở thành điều kiện cần thiết cho sự thành công của việc phát triển CSHT. Các NH có kinh nghiệm trong việc cấp vốn cho các dự án sẽ hiểu được các thách thức mà các NĐT tổ chức phải đối mặt khi đầu tư vào CSHT.
Đối với các NĐT, họ thiếu sự hiểu biết chuyên sâu cũng như các kỹ năng về xác định và định giá rủi ro cho các dự án hạ tầng, trong khi lại chịu trách nhiệm với các quyết định của mình. Trong bối cảnh đó, nếu có sự hợp tác của NH, các dự án sẽ được phân chia theo cấu trúc và được cấp vốn đến khi có thể nhận được nguồn tài trợ của các quỹ hưu trí, các quỹ đầu tư quốc gia và các tổ chức từ thiện.
Thế kiềng 3 chân bền vững
Bởi lẽ đó, sự hợp tác giữa chính phủ, NĐT và NH sẽ tạo thành thế kiềng 3 chân mạnh mẽ và bền vững. Một mô hình bình đẳng và được định hình rõ ràng sẽ giúp phân bổ rủi ro một cách hợp lý và giải quyết được các kỳ vọng tối thiểu của NĐT. Các dự án CSHT đáp ứng được các điều kiện tiên quyết này sẽ tạo ra cả lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Trong khi nhu cầu ưu tiên cho việc phát triển CSHT tập trung vào “phần cứng” đã đạt được sự đồng thuận, kêu gọi được vốn và dự án được triển khai thì sự tồn tại của những “phần mềm” để CSHT phát triển cũng không thể bị xem nhẹ. Và phần nhiều trong việc phát triển các “phần mềm” này cần được thực hiện từ lâu trước khi “động thổ” một dự án CSHT cứng trên thực tế.
Trong đó, một “phần mềm” quan trọng là môi trường chính sách. Yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo việc ra quyết định không bị gián đoạn và các mục tiêu không bị điều chỉnh khi các dự án đã đi được nửa quãng đường. Một hệ thống điều tiết độc lập, minh bạch và có thể dự đoán, được hỗ trợ bởi khung pháp lý mạnh mẽ sẽ giúp tăng cường niềm tin của NĐT.
Trong khi những điều kiện này có thể giảm thiểu tối đa các rủi ro về tiền tệ và hàng hóa cho các NĐT quốc tế, thì việc quản lý và đánh giá ngay từ giai đoạn đầu sẽ vẫn đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của mỗi dự án. Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro liên quan đến các dự án hạ tầng, chính phủ có thể khuyến khích các tổ chức đa phương tham gia cung cấp bảo lãnh hoặc bảo hiểm cho các dự án.
 
Kỹ năng người lao động cũng là một “phần mềm” cực kỳ cần thiết khác để các dự án hạ tầng thành công. Việc liên tục trau dồi kỹ năng, có thể là thông qua trao đổi kinh nghiệm hoặc qua các khóa đào tạo tăng cường, đóng một vai trò quan trọng. Cách triển khai các dự án đã thay đổi theo thời gian. Chúng ta cần xây dựng một lực lượng lao động được đào tạo bài bản về công nghệ và các phương thức mới để đảm bảo phát triển CSHT một cách hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Quan trọng hơn nữa, chúng ta cần phát triển một hệ thống tập trung các nguồn lực để có thể thực hiện các dự án xuyên biên giới với mức độ rủi ro và phức tạp cao hơn. Thông qua việc trao đổi nhân sự và chuyên môn, các đội nhóm sẽ nhanh chóng học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện dự án. Rõ ràng là, các công cụ và kỹ năng phù hợp sẽ giúp cho ASEAN và Nam Á chuẩn bị tốt hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng trên khía cạnh xây dựng một thế giới kết nối hiệu quả hơn.
Xét cả về nghĩa đen và nghĩa bóng thì ASEAN và Nam Á đều đang trong quá trình thực hiện những nội dung trên. Sự hợp tác mạnh mẽ giữa các đối tác và ý chí chính trị là những điều cần thiết nhất để tối đa hóa tiềm năng của làn sóng đầu tư khổng lồ đang chảy vào CSHT của khu vực.

Nguồn: Thoibaonganhang.vn

Bất chấp giá dầu yếu, OPEC vẫn bỏ túi thêm nhiều đô la

Bất chấp giá dầu yếu, OPEC vẫn bỏ túi thêm nhiều đô la

Vinanet - Lượng tồn kho trên thế giới tăng lên bất chấp một hiệp ước cắt giảm sản lượng toàn cầu và giá dầu thô đang giảm 20% trong tháng qua, OPEC dường như bị tổn thất trong cuộc chiến cân bằng thị trường.
Nhưng có một cuộc chiến quan trọng tổ chức xuất khẩu dầu mỏ này đang chiến thắng cho đến nay: các thành viên của họ đã kiếm thêm tiền trong năm nay so với năm ngoái và triển vọng thu nhập tăng có thể thúc đẩy OPEC gắn kết với việc cắt giảm sản lượng thậm chí cắt giảm sâu hơn.
Việc cắt giảm sản lượng lần đầu tiên của OPEC trong 8 năm qua đã khiến tổ chức này thu được 1,64 tỷ USD mỗi ngày từ đầu năm tới nay, tăng hơn 10% so với nửa cuối năm 2016, theo tính toán của Reuters dựa trên số liệu sản lượng trung bình của OPEC và giá dầu thô tăng cho đến 20/6/2017.
So với nửa đầu năm 2016, khi giá dầu giảm xuống mức thấp 12 năm gần 27 USD/thùng, sự gia tăng trong thu nhập là một con số ấn tượng 43%, mặc dù sản lượng của OPEC thay đổi ít.
Thu nhập có thể tăng đến hết năm nay như OPEC hy vọng, nếu dư thừa nguồn cung bị giảm đi. OPEC với Nga và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC ngày 25/5 đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng đến hết tháng 3/2018, sau khi thỏa thuận ban đầu diễn ra trong nửa đầu năm 2017.
Chakib Khelil, cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Algeria cho biết “tôi dự kiến lợi ích của OPEC là tăng trong nửa cuối năm 2017 do thị trường hạn hẹp trong quý 3 và quý 4, bất chấp dư cung từ khu vực ngoài OPEC không bị ràng buộc bởi thỏa thuận của OPEC và sản lượng từ Libya và Negeria cao hơn dự kiến”.
Ông ước tính thu nhập của OPEC tăng khoảng 8% trong nửa đầu năm 2017, sau động thái cắt giảm sản lượng tổng thể khoảng 4% được thông báo cuối năm 2016.
Cựu Bộ trưởng này cho biết “sự gia tăng tổng thể trong thu nhập của OPEC sẽ là 9 tới 10% đối với cả năm 2017 so với năm 2016”.
Quyết định cuối năm 2016 của OPEC trở lại chính sách hạn chế nguồn cung, hợp tác với Nga và các thành viên khác ngoài OPEC, chấm dứt giai đoạn hai năm tổ chức này bơm dầu theo ý muốn để tăng thị phần và hạn chế sản lượng của đối thủ, mà đã làm tăng tốc độ giảm giá.
David Fyfe, nhà kinh tế trưởng tại công ty kinh doanh Gunvor cho biết “tôi nghĩ mức độ chảy máu thu nhập của Saudi Arabia trong giai đoạn 2014-2016 buộc họ trở lại bàn OPEC, trước khi việc này thực sự làm tình hình tồi tệ hơn đối với dầu đá phiến Mỹ và nguồn cung khác ngoài OPEC được hoàn thành”.
Tính toán của Reuters dựa trên số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế và số liệu công bố bởi OPEC về sản lượng của họ theo ước tính của 6 nguồn thứ cấp.
Về giá, Reuters sử dụng rổ giá của OPEC, một chỉ số dầu thô đã bán bởi các nước thành viên.
OPEC và các thành viên ngoài OPEC dẫn đầu bởi Nga đã đồng ý ban đầu cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017. Nhưng với dư thừa nguồn cung đang chậm thay đổi, ngày 25/5 họ đã đồng ý kéo dài thỏa thuận này đến hết quý I/2018.
Giá giảm kể từ đó đã thúc đẩy một số đại biểu OPEC hỏi liệu thỏa thuận này đã đủ chưa, nhưng tổ chức này không vội vàng cắt giảm sản lượng sâu.
Sản lượng của Mỹ đang gia tăng đã phá hoại một số ảnh hưởng của thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Ngoài ra Libya và Nigeria, hai nước thành viên OPEC được miễn trừ khỏi việc cắt giảm đã tăng sản lượng, mặc dù không đủ để thay đổi bức tranh tổng thể việc cắt giảm sản lượng của OPEC trong giai đoạn 6 tháng.
 
Trong khi các nước OPEC vẫn chào đón thu nhập tăng thêm, họ vẫn không chặn được thâm hụt ngân sách. Công ty quản lý tài sản AB Bernstein ước tính để cân bằng sổ sách kế toán, Saudi Arabia cần giá dầu gần 75 USD/thùng.
Tuy nhiên, Fyfe cho biết thu nhập tăng trong nửa đầu năm nay sẽ có thể cung cấp cho các nhà sản xuất đủ động lực để tiếp tục và thậm chí xem xét các biện pháp tiếp nữa.
Lấy dầu thô Dubai làm chuẩn, giá từ đầu năm 2017 tới nay cao hơn 25% so với trung bình 41 USD/thùng năm ngoái, trong khi sản lượng của OPEC trong cùng khoảng thời gian này thấp hơn 2% hay 700.000 thùng/ngày so với mức trung bình năm 2016.
Ông Khelil cho biết ông nghĩ OPEC cần tiếp tục hạn chế nguồn cung ngoài thời hạn thỏa thuận hiện tại để bảo vệ sự gia tăng trong thu nhập năm nay.
Nguồn: VITIC/Reuters

Giá dầu thế giới có thể sắp ngừng giảm

Giá dầu thế giới có thể sắp ngừng giảm

Một trạm xăng ở thành phố San Francisco, bang California, Mỹ - Ảnh: CNBC.

Vinanet - Đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư dầu lửa có thể đã bi quan quá đà...
Cách đây 6 tháng, nhiều nhà đầu tư còn tin rằng giá dầu thế giới sẽ dễ dàng đạt mốc 60 USD/thùng. Giờ đây, sự đặt cược này hóa ra là một sai lầm - hãng tin CNN nhận định.
Vào tuần trước, giá dầu thô có lúc sụt xuống mức 42 USD/thùng và rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market) do những lo ngại rằng tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu sẽ không sớm được khắc phục. Một số nhà đầu tư thậm chí còn lo giá dầu sụt dưới ngưỡng 30 USD/thùng như hồi đầu năm 2016.
Tuy nhiên, theo CNN, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đầu tư dầu lửa có thể đã bi quan quá đà.
Sau khi lao dốc hơn 10% trong tháng 6 này, giá dầu thô đã có 4 ngày tăng liên tục, vượt ngưỡng 44 USD/thùng.
Lúc hơn 4h chiều ngày 28/6 theo giờ Việt Nam, giá dầu thô WTI tại New York đứng ở 44,01 USD/thùng, giảm 0,23 USD/thùng so với đóng cửa phiên ngày 27/6. Cùng thời điểm, giá dầu Brent tại London đứng ở 46,51 USD/thùng, giảm 0,14 USD/thùng.
Ông Edward Morse, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản thuộc ngân hàng Citigroup, tin rằng giá dầu sẽ sớm vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất.
“Giá dầu có thể sắp chạm đáy”, ông Morse viết trong một báo cáo ra đầu tuần này.
Ông Rob Thummel, nhà quản lý danh mục thuộc công ty đầu tư năng lượng Tortoise Capital, cho rằng nhu cầu tiêu thụ dầu của Mỹ sẽ tăng trong mùa hè, thời gian mà người dân Mỹ đi lại nhiều.
“Xét cho cùng, tôi không cho là giá dầu sẽ về vùng 30 USD/thùng, mà nếu có xảy ra thì cũng chỉ trong thời gian rất ngắn”, ông Thummel nói.
Mặc dù vậy, hầu như không có chuyên gia nào cho rằng giá dầu sẽ nhanh chóng tăng trở lại mức giá mà giới đầu tư đã đặt cược vào cuối năm ngoái, khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm vực dậy giá “vàng đen”.
Trước khi đạt thỏa thuận này, OPEC dưới sự dẫn đầu của Saudi Arabia đã đẩy mạnh khai thác dầu trong cuộc chiến giành lại thị phần bị mất vào tay các nhà khai thác dầu đá phiến ở Mỹ.
Với thỏa thuận cắt giảm sản lượng, OPEC dường như thừa nhận rằng chiến lược giành thị phần của họ không mang lại hiệu quả.
Nhưng việc OPEC giảm sản lượng đến nay cũng chưa thể giải quyết được tình trạng thừa dầu. Dự trữ dầu thô của Mỹ đang ở mức cao hơn so với vào thời điểm trước khi OPEC đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào tháng 11/2017.
“Lượng tồn kho dầu của Mỹ vẫn tăng lên. Dự trữ này sẽ không giảm xuống nhiều như mọi người tưởng”, ông Thummel nói.
Citigroup thì nói rằng một số nhà đầu tư lớn từng đặt cược vào sự tăng mạnh của giá dầu hồi cuối năm ngoái có thể sẽ không lặp lại sự đặt cược như vậy vào thời điểm hiện nay.
 
“Các quỹ đầu tư đã bị ‘bỏng tay’ nặng, nên khó có khả năng họ đặt cược trở lại, cho dù các yếu tố cơ bản trên thị trường có như thế nào đi chăng nữa”, chuyên gia Morse của Citigroup phát biểu.
Vị chuyên gia giảm khả năng giá dầu vượt mức 60 USD/thùng trong năm nay về dưới 50%, với lý do tâm lý trở nên dè chừng ở Phố Wall.
Điều này sẽ là một tin tốt với người dùng ô tô ở Mỹ. Đợt giảm giá dầu thô gần đây đã khiến giá xăng ở nước này giảm xuống mức thấp nhất trong đầu mùa hè của 12 năm qua.
Theo dữ liệu của công ty AAA, giá xăng trung bình toàn quốc ở Mỹ vào hôm thứ Ba tuần này là 2,25 USD/gallon (tương đương khoảng 13.500 đồng/lít), từ mức 2,37 USD/gallon (khoảng 14.200 đồng/lít) cách đây 1 tháng.
Nguồn: Diệp Vũ/Vneconomy

Việt Nam chi gần 10.000 tỷ nhập rau quả Thái Lan, Trung Quốc

Việt Nam chi gần 10.000 tỷ nhập rau quả Thái Lan, Trung Quốc

Vinanet - Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2017 của Việt Nam đạt 655 triệu USD, tăng 87,2% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó thị trường nhập khẩu rau quả của nước ta là Thái Lan, Trung Quốc.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 6/2017 đạt 156 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2017 đạt 655 triệu USD, tăng 87,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 118 triệu USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ 2016 và mặt hàng quả đạt 507 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Xét về thị trường, thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong thời gian qua của Việt Nam là thị Thái Lan (chiếm tới 57,5% thị phần), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (chiếm 15,9%).
Như vậy, 2 thị trường này đã chiếm tới 73,4% thị phần nhập khẩu rau quả của Việt Nam. Tính ra, nước ta đã chi khoảng 440 triệu USD nhập khẩu rau quả từ 2 thị trường này, tương đương khoảng 9.950 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, giá trị nhập khẩu rau quả ở tất cả các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là Thái Lan (tăng hơn 2 lần), tiếp đến là thị trường Ấn Độ (tăng khoảng 2 lần) và Hàn Quốc (tăng khoảng 85,3%).
Ở chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 6/2017 ước đạt 283 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu hàng rau quả 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,7 tỷUSD, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam, chiếm 84,7% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.
 
Nguồn: doanhnghiepvn.vn

Samsung Galaxy S8+ thêm màu tím khói ở VN

 

Samsung Galaxy S8+ thêm màu tím khói ở VN

Samsung Galaxy S8 vừa có thêm màu mới với tên gọi Orchid Gray - Tím khói. Các thông số về cấu hình, giá bán sẽ không khác gì so với bản tiêu chuẩn.
Đây là màu sắc mới nhất trong làng di động 2017. Trước đó, Samsung Galaxy S8 và S8+ có sẵn 5 màu gồm: Midnight Black (đen bóng đêm), Orchid Grey (Xám phong lan), Bạc Arctic (Bạc Bắc cực), Maple Gold (Vàng lá phong), và Coral Blue (Xanh san hô).
Việc bổ sung thêm màu mới nhằm giữ nhiệt thị trường trong khi chờ Galaxy Note 8 ra mắt. Trên thực tế, màu sắc cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người dùng. Năm ngoái Samsung đã rất thành công với màu Coral Blue trên mẫu Galaxy S7/S7 edge. Phiên bản Galaxy S8+ màu đen cũng từng cháy hàng vào thời điểm mới bán ra.
Tại Việt Nam, Samsung Galaxy S8 và S8+ từng phá kỷ lục về doanh số, tăng gấp 4 lần so với bản tiền nhiệm. Tỷ lệ người dùng chọn mua S8+ luôn cao hơn so với bản tiêu chuẩn. Đây là lý do chỉ Samsung Galaxy S8+ được bổ sung màu mới.
Các thông số về cấu hình của S8+ Orchid Gray vẫn không có gì thay đổi so với bản tiêu chuẩn. Máy được trang bị màn hình 6,2 inch, độ phân giải QHD. Samsung Galaxy S8+ chạy hệ điều hành Android 7.0 trên nền tảng chip Exynos 8895, RAM 4 GB, bộ nhớ trong 64 GB, pin 3.500 mAh. Máy ảnh chính vẫn giữ nguyên độ phân giải 12 MP, máy ảnh trước 8 MP, khẩu độ f/1.7.
 
Samsung Galaxy S8+ màu tím khói sẽ chính thức lên kệ vào ngày 8/7. Máy vẫn có giá đề nghị là 20,5 triệu đồng kèm các chương trình ưu đãi tương tự bản tiêu chuẩn.
Trích Nguồn: Zing.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4386636
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3480
4123
7603
2330825
86582
4386636

Your IP: 18.222.92.56
Server Time: 2024-11-25 21:33:36

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 65 guests and no members online