Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Giá dầu lấy lại đà tăng trên thị trường châu Á ngày 24/4

Sáng 24/4, giá dầu phục hồi trên thị trường châu Á sau khi trượt dốc hồi tuần trước, nhờ được hỗ trợ bởi những đồn đoán rằng OPEC sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến hết năm 2017.

Gia dau lay lai da tang tren thi truong chau A ngay 24/4 - Anh 1

Giá dầu tăng trên thị trường châu Á ngày 24/4. Ảnh: AFP

Cụ thể, tại thị trường Singapore, vào lúc 7h37 phút (giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng 23 xu Mỹ (0,5%) lên 49,85 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc tăng 27 xu Mỹ (0,5%) và được giao dịch ở mức 52,23 USD/thùng.

Một nhân tố cũng góp phần hỗ trợ giá dầu trong phiên này đó là sản lượng dầu của Iran bất ngờ giảm. Lượng dầu thô xuất khẩu của Iran được dự đoán sẽ chạm mức thấp nhất trong 14 tháng vào tháng Năm tới, qua đó cho thấy Tehran vẫn đang gặp khó khăn trong việc thúc đẩy xuất khẩu "vàng đen".

Các nhà sản xuất dầu ở Mỹ đã tiếp tục gia tăng số giàn khoan dầu trong tuần thứ 14 liên tiếp, lên 688 giàn. Thông tin này đã hạn chế đà tăng của giá dầu trong phiên này. Sản lượng dầu của Mỹ đang ở mức 9,25 triệu thùng/ngày, tăng gần 10% kể từ giữa năm 2016 và đang sắp "đuổi kịp" Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).

Trích nguồn: http:/baomoi.vn

TT dầu TG ngày 18/4: Giá dầu trái chiều sau khi sản lượng của Mỹ tăng

Giá dầu thô trái chiều trong phiên giao dịch trầm lắng ngày 18/4, sau đợt nghỉ lễ Phục sinh đóng cửa nhiều thị trường trong vòng 4 ngày và một báo cáo của chính phủ Mỹ cho thấy sản lượng ngày càng tăng, điều này có thể hạn chế giá sau khi tăng gần đây.

TT dau TG ngay 18/4: Gia dau trai chieu sau khi san luong cua My tang - Anh 1

Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 5 cent lên 55,41 USD/thùng. Đóng cửa phiên trước giá đã giảm 53 cent xuống 55,36 USD/thùng sau khi tăng trong 3 tuần trước.

Dầu thô ngọt nhẹ WTI đã giảm 1 cent xuống 52,64 USD/thùng, chốt phiên trước giá cũng giảm 53 cent xuống 52,65 USD/thùng.

Dầu thô của Mỹ cũng tăng 3 tuần liên tiếp trước khi nghỉ lễ Phục sinh.

Theo số liệu của chính phủ mới công bố hôm 17/4, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ trong tháng 5 có thể tăng mạnh nhất một tháng trong hơn hai năm qua, do các nhà sản xuất tăng cường khoan khi giá dầu giữ trên 50 USD/thùng.

Sản lượng dầu thô trong tháng 5 được dự kiến tăng 123.000 thùng/ngày lên 5,19 triệu thùng/ngày, theo báo cáo năng suất khoan của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Nếu điều đó đúng, tháng 5 sẽ là tháng sản lượng dầu tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2015 và có sản lượng một tháng cao nhất kể từ tháng 11/2015.

Giới phân tích của Reuters cho biết sẽ có thêm dầu mỏ đưa ra thị trường từ các mỏ dầu đá phiến của Mỹ do các công ty tài chính đầu tư hàng tỷ đồng trong sản xuất.

Bất kỳ việc tăng sản lượng của Mỹ, hiện nay là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba thế giới, sẽ có thể gây áp lực cho Tổ chức cialisfrance24.com Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng.

OPEC sẽ nhóm họp vào 25/5 để cân nhắc việc kéo dài thời hạn cắt giảm sản lượng, nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa nguồn cung đã kéo giá giảm trong gần ba năm qua.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia cho biết còn quá sớm để bàn luận về việc kéo dài thỏa thuận này.

Nguồn: VITIC/Reuters

Ngân hàng Thế giới: Lạc quan về phát triển kinh tế Việt Nam

Theo báo cáo công bố sáng ngày 13/4 của Ngân hàng Thế giới (WB), nhận định về Việt Nam, WB đánh giá năm 2016, tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ xuống 6,2%, trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát vừa phải và tình hình kinh tế đối ngoại vững chắc. Triển vọng trung hạn của Việt Nam được nhìn nhận theo hướng tích cực trong bối cảnh vẫn còn nhiều rủi ro trong và ngoài nước.

Ngan hang The gioi: Lac quan ve phat trien kinh te Viet Nam - Anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo WB, Việt Nam sẽ duy trì được tốc độ phát triển dài hạn nếu tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm hỗ trợ cho mô hình tăng trưởng dựa vào năng suất. Tâm lý bảo hộ và những rủi ro liên quan đến các biện pháp bảo hộ ở các nền kinh tế lớn cũng là những rủi ro lớn cho nền kinh tế đã rất mở của Việt Nam.

WB ghi nhận những điểm sáng về tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam, đó là:

Tăng trưởng GDP dự kiến tăng dần trong các năm 2017 - 2019, chủ yếu do sức cầu mạnh trong nước và các hoạt động chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu. Áp lực lạm phát nhìn chung ở mức thấp do giá năng lượng và giá thương phẩm toàn cầu đang giảm. Về ngân sách, tình hình ngân sách sẽ được củng cố phần nào trong thời gian tới, bên cạnh đó quá trình thoái vốn sẽ tăng nhanh, nhưng sẽ được triển khai dần dần nhằm kiềm chế tăng nợ công.

Tăng trưởng ngành dịch vụ được đẩy lên gần 7% so với mức 6,3% của năm 2016 do tiêu dùng tư nhân và kết quả khả quan của ngành du lịch. Xét từ góc độ cầu, tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ đầu tư (đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng mạnh) và tăng tiêu dùng tư nhân.

Thị trường lao động tiếp tục phát triển tạo điều kiện cải thiện tổng phúc lợi và tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm. Gần một triệu người dân rời nông thôn để tìm kiếm việc làm, chủ yếu trong các ngành công nghiệp và xây dựng, với tốc độ tăng trưởng ngành là 7,6%so với cùng kỳ năm trước, và một phần trong các ngành dịch vụ.

Theo quan sát, tăng trưởng về việc làm ở các ngành phi nông nghiệp dự kiến sẽ bù đắp hoặc tạo ra cơ chế đối phó với suy giảm về thu nhập nông nghiệp do đợt hạn hán El Nino gây ra.

Mặc dù môi trường kinh tế đối ngoại không thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (theo giá hiện hành) tăng trưởng 9% năm 2016, cao hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

Tăng trưởng xuất khẩu, kết hợp với nhập khẩu chững lại, dẫn đến thặng dư thương mại, khiến cho thặng dư tài khoản thanh toan vãng lai tăng từ 0,5% GDP năm 2015 lên hơn 3% năm 2016. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn là động lực chính về tăng trưởng kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng của Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kỷ lục năm 2016 ở mức gần 16 tỷ US$ (7,7% GDP).

Cùng với đó, WB đánh giá, tỷ giá năm qua tương đối ổn định, mặc dù đồng Việt Nam bắt đầu có hiện tượng mất giá vào cuối năm 2016. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã từng bước khôi phục được. Xét từ góc độ cầu, tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ đầu tư (đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng mạnh) và tăng tiêu dùng tư nhân.

Mặc dù môi trường kinh tế đối ngoại không thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (theo giá hiện hành) tăng trưởng 9% năm 2016, cao hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

Tuy vậy, WB cũng đưa ra nhận định: "Trong bối cảnh đồng đô-la Mỹ mạnh lên và hầu hết đối tác thương mại chính của Việt Nam đều giảm mạnh tỷ giá, khả năng đồng Việt Nam tăng giá thực và khả năng ảnh hưởng tiêu cực của nó đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam vẫn là một quan ngại".

Trích nguồn:http://baomoi.vn

Dự án cầu, đường Tân Vũ - Lạch Huyện: Bảo đảm thông xe vào tháng 5

Với chiều dài 5,44km, cầu Tân Vũ – Lạch Huyện sau khi hoàn thành sẽ là cây cầu vượt biển có chiều dài lớn nhất Việt Nam

Sáng 15-4, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Xuân Bình kiểm tra công tác thi công dự án đầu tư xây dựng cầu, đường Tân Vũ cialisfrance24.com - Lạch Huyện.

Lễ thông xe kỹ thuật cầu, đường Tân Vũ - Lạch Huyện dự kiến diễn ra vào giữa tháng 5 tới. Theo báo cáo của Ban quản lý dự án 2, Bộ Giao thông Vận tải, đến nay phần cầu cơ bản thi công xong, nhà thầu đang tiến hành trải thảm bê-tông nhựa mặt cầu.

Dự kiến đến đầu tháng 5 sẽ hoàn thành xong phần thảm nhựa mặt và lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, sơn kẻ mặt cầu. Phần đường nối vào phần cầu phía quận Hải An đang được Tổng công ty xây dựng Trường Sơn tích cực thi công cống chui, mặt đường liền kề nút giao Tân Vũ.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Xuân Bình yêu cầu quận Hải An, huyện Cát Hải tích cực hỗ trợ các đơn vị, bảo đảm mặt bằng phục vụ thi công. Các nhà thầu xây dựng kế hoạch, huy động tối đa thiết bị, phương tiện, nhân lực, bảo đảm hoàn thành đúng kế hoạch tiến độ, trước mắt để phục vụ lễ thông xe kỹ thuật, chào mừng sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của thành phố trong tháng 5.

Trích nguồn:http://anhp.vn

Cần hơn 310.000 tỷ đồng cho toàn dự án cao tốc Bắc - Nam

Tổng chiều dài đầu tư giai đoạn 1 là 684 km, tổng mức đầu tư khoảng 140.116 tỷ đồng...

Cần hơn 310.000 tỷ đồng cho toàn dự án cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị đầu tư theo phương án 2, với vốn Nhà nước phân bổ cho dự án khoảng 55.000 tỷ đồng - Ảnh: Tuổi Trẻ.

KIỀU LINH
Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình (điều chỉnh, bổ sung) gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam. 

Trong tờ trình này, Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 312.435 tỷ đồng. 

Trong đó, giai đoạn phân kỳ khoảng 243.312 tỷ đồng (vốn Nhà nước khoảng 99.456 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư 143.856 tỷ đồng); giai đoạn hoàn thiện khoảng 69.123 tỷ đồng.

Về phương án đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải cho hay đã xây dựng ba phương án, tương ứng với các mức vốn Nhà nước phân bổ cho dự án. 

Trên cơ sở nhu cầu vận tải và nguồn vốn Nhà nước phân bổ cho dự án theo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 22/3/2017 về phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị đầu tư theo phương án 2, với vốn Nhà nước phân bổ cho dự án khoảng 55.000 tỷ đồng.

Cụ thể, với phương án này, dự án sẽ phân kỳ đầu tư thành ba giai đoạn để đảm bảo hiệu quả đầu tư. 

Trong đó, giai đoạn 1, dự kiến từ năm 2017 - 2022, sẽ tiến hành xây dựng mới đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), đoạn Cam Lâm (Khánh Hòa, ĐT 655B) - Phan Thiết (Bình Thuận) theo hình thức đối tác công tư (PPP) và đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m, tổng chiều dài khoảng 603 km.

Mở rộng đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn La Sơn (Thừa Thiên Huế) - Tuý Loan (Đà Nẵng) từ quy mô 2 làn xe lên thành 4 làn, dài khoảng 81 km.

Thực hiện giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư toàn bộ dự án theo quy mô quy hoạch, tổng chiều dài khoảng 1.204 km, không bao gồm đoạn Cam Lộ - La Sơn và đoạn La Sơn - Tuý Loan triển khai theo hình thức BT, dài 168 km.

Tổng chiều dài đầu tư giai đoạn 1 là 684 km, tổng mức đầu tư khoảng 140.116 tỷ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước là 55.000 tỷ đồng; vốn BT trả bằng ngân sách 23.525 tỷ đồng; vốn Nhà đầu tư khoảng 61.591 tỷ đồng.

Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023-2028, đầu tư các đoạn còn lại để nối thông tuyến cao tốc Bắc Nam, bao gồm đoạt Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị) và đoạn Quảng Ngãi - Cam Lâm (Khánh Hoà) với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m.

Tổng chiều dài giai đoạn 2 khoảng 688 km, với tổng mức đầu tư khoảng 103.196 tỷ đồng. Nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ 44.456 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư khoảng 58.740 tỷ đồng.

Giai đoạn 3, dự kiến sau năm 2028, hoàn chỉnh tuyến cao tốc Bắc Nam theo quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt. Tổng mức đầu tư dự kiến 69.123 tỷ đồng.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu thực hiện giải phóng mặt bằng toàn tuyến các đoạn sẽ được tiếp tục đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 và sau năm 2020 theo quy mô quy hoạch đã được phê duyệt.

Ông cũng đồng ý phương án Nhà nước hỗ trợ 55.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016-2020 để thực hiện các dự án; giao Bộ Giao thông Vận tải lập lại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ.
Trích nguồn: http://VnEconomy.vn/

Hỗ trợ trực tuyến

4386384
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3228
4123
7351
2330825
86330
4386384

Your IP: 18.227.72.24
Server Time: 2024-11-25 19:39:46

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 76 guests and no members online