Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Giá dầu thế giới liệu có nguy cơ “tụt dốc”?

Giá dầu thế giới liệu có nguy cơ “tụt dốc”?OPEC hiện đang nỗ lực giảm lượng dầu tồn kho ở các nền kinh tế phát triển về mức trung bình 5 năm (Ảnh minh họa)

Vinanet - Nguyên nhân chính khiến giá dầu lao dốc hồi đầu tháng 5, là do sản lượng khai thác ở Mỹ, Canada và Libya không ngừng tăng lên.
Theo thông tin từ thị trường thế giới, ngày 25/5 giá dầu thô đã có phiên giảm mạnh, lùi về mốc dưới 50 USD/thùng, bất chấp việc OPEC quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Bảy giảm 2,46 USD (4,8%), xuống 48,90 USD/thùng. Đây là mức giá thấp nhất kể từ 16/5. Tương tự, giá dầu Brent giao tháng Bảy tại Anh cũng giảm 2,50 USD (4,6%), xuống 51,46 USD/thùng. Giá dầu giảm nêu trên được cho là do giới đầu tư thất vọng trước quyết định của OPEC chỉ kéo dài thỏa thuận hạn chế sản lượng thêm 9 tháng, chứ không phải 12 tháng như kỳ vọng.
Từ lượng trữ dầu giảm và dầu đá phiến tăng…
Theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm tuần thứ 7 liên tiếp. Theo đó, lượng dự trữ giảm 4,4 triệu thùng vào tuần trước, cao hơn gần gấp đôi so với mức dự báo của các nhà phân tích là 2,4 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, lượng dự trữ xăng chỉ giảm 787.000 thùng, thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường là 1,2 triệu thùng.
 
Chính việc cắt giảm sản lượng dầu khai thác của OPEC đã thúc đẩy các nhà sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ gia tăng khai thác, khiến cho lượng dự trữ dầu thô toàn cầu vẫn không giảm. Ảnh: BQ Magazine.
Chính việc cắt giảm sản lượng dầu khai thác của OPEC đã thúc đẩy các nhà sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ gia tăng khai thác, khiến cho lượng dự trữ dầu thô toàn cầu vẫn không giảm. Ảnh: BQ Magazine.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu lao dốc hồi đầu tháng 5, là do sản lượng khai thác ở Mỹ, Canada và Libya không ngừng tăng lên. Công ty Dầu khí Quốc gia Libya cho biết sản lượng khai thác của quốc gia này đã tăng lên trên 760.000 thùng/ngày, mức cao kỷ lục kể từ tháng 12/2014. Libya đang lên kế hoạch tiếp tục tăng cường hoạt động khai thác (Libya là một trong 3 nước cùng với Iran và Nigeria, được ưu tiên không phải giảm sản lượng khai thác dầu).
Ngược lại với nỗ lực của OPEC và Nga, Mỹ liên tục tăng cường khai thác dầu đá phiến, khiến sản lượng đã tăng lên mức 10% kể từ giữa năm 2016 với 9,3 triệu thùng/ngày. Theo dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đá phiến tại Mỹ đã tăng từ 6 giàn lên tới 703 giàn, đánh dấu tuần thứ 16 tăng liên tiếp.
Chính việc cắt giảm sản lượng dầu khai thác của OPEC đã thúc đẩy các nhà sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ gia tăng khai thác, khiến cho lượng dự trữ dầu thô toàn cầu vẫn không giảm. Do được hưởng lợi từ hiện tượng giá kỳ hạn cao hơn giá giao ngay (contango), đồng thời với mức giá bình quân đã vượt qua mức 40 USD/thùng nên các công ty khai thác dầu đá phiến ở Mỹ đã tăng cường các hợp đồng kỳ hạn để mở rộng doanh thu. Theo ước tính của Wood Mackenzie, trong thời gian 9 tháng nữa (theo OPEC gia hạn) thì sản lượng dầu đá phiến của Mỹ cũng sẽ tăng lên mức 950.000 thùng/ngày.
Đến sự thất vọng từ quyết định của OPEC…
Một cuộc thăm dò của Platts cho biết trong tháng 4 sản lượng dầu thô từ 10 nước thành viên OPEC đã tham gia thỏa thuận cắt giảm gần như không thay đổi luôn duy trì ở mức 31.85 triệu thùng/ngày. Theo thỏa thuận, OPEC cam kết cắt giảm chỉ còn sản xuất 32,5 triệu thùng/ngày.
Với mức cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày theo thỏa thuận của OPEC và một số nước khác, trong đó có Nga cam kết hồi tháng 9 năm ngoái có hiệu lực đến tháng 6 năm 2017 và ngày 25/5 OPEC đã quyết định kéo dài thêm 9 tháng nữa, nói là để cân bằng lại thị trường, đưa lượng dự trữ trở về mức trung bình.
Theo giới quan sát, ngay từ nửa cuối của tháng 4 và đầu tháng 5, giá dầu thế giới có hiện tượng “lao dốc” hơn 6%/tuần. Sau đó, nhờ các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu tăng mạnh trở lại sau khi sụt giảm gần 5% so với ngày trước đó, dù vậy, giá dầu vẫn ghi nhận đà giảm sâu trong tuần trước nữa.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước có tăng nhưng vẫn chưa trở lại mức giá trước đó, hợp đồng xăng giao tháng 6 tiếp từ 1,6% lên 1,505 USD/gallon, nhưng vẫn sụt 2,8% trong tuần tiếp theo. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 6 tăng 1,7% lên mức 1.437 USD/gallon.
Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 6 cũng tăng 2,5% lên 3.266 USD/MMBtu. Tuy nhiên, tuần qua, hợp đồng này lại bị hạ 0,3%. Giá dầu Mỹ hồi đầu tuần tăng gần 5% được cho là do kỳ vọng OPEC sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung với thời gian là 12 tháng.
Tuy vậy, giá dầu vẫn không giữ được mức đỉnh trong phiên sau khi có báo cáo cho biết số giàn khoan ở Mỹ tăng tuần thứ 18 liên tiếp. Theo đó, giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Sáu tăng 98 cent, tương đương 2%, lên 50,33 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 19/4, theo số liệu Dow Jones. Giá dầu đã tăng khoảng 5,2% trong tuần này. Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 7 tăng 1,1 USD, tương đương 2,1%, lên 53,61 USD/thùng, mức đỉnh trong vòng 1 tháng qua.
 
Ngoài ra còn phải kể đến yếu tố chính trị mà giới đầu tư quan tâm như cuộc bầu cử Tổng thống ở Iran, Pháp, Anh; chuyến công du của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhất là tình hình ở “điểm nóng” Trung Đông. Tuy nhiên, sau khi có tin chính thức từ OPEC thì giá cả thị trường dầu mỏ thế giới lại trở về xu thế ảm đạm của nó.
Theo Phil Flynn, chuyên gia phân tích cao cấp tại Price Futures Group. “Thị trường phát đi tín hiệu rằng, giới đầu tư muốn nhiều hơn kết quả tại cuộc họp của OPEC, có thể là gia hạn thỏa thuận thêm 12 tháng”. “Đây là lý do giá dầu thô không phản ứng tích cực sau khi tin về thỏa thuận được công bố”.
Như vậy, với những yếu tố thuận, nghịch đan xen khiến cho giá dầu thế giới giao động mạnh trong phạm vi từ 47 - 55 USD/thùng, trong đó có các yếu tố chủ đạo đó là lượng dự trữ dầu ở Mỹ giảm, lượng khai thác dầu từ đá phiến của nước này lại tăng đáng kể, cùng với quyết định của OPEC không được như kỳ vọng của giới đầu tư.
Vì thế, giới phân tích dự báo cho rằng, trong thời gian tới giá dầu thế giới vẫn có nguy cơ “tụt dốc” và trở về mức 40 - 50 USD/thùng là có cơ sở.
Nguồn: Nguyễn Nhâm/VOV

Nhờ Việt Nam, Philippines và Campuchia, doanh số ô tô trong khu vực sẽ cao nhất TG

Nhờ Việt Nam, Philippines và Campuchia, doanh số ô tô trong khu vực sẽ cao nhất TGDoanh số bán ô tô ở các nước phát triển tăng mạnh

Vinanet - Theo nghiên cứu của ngành công nghiệp xe hơi, doanh số bán ô tô ở Đông Nam Á sẽ vượt qua tất cả các khu vực khác trên thế giới trong năm 2017, phản ánh tăng trưởng kinh tế ở một số vùng trong khu vực.
Tổng doanh số bán xe trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN sẽ tăng trưởng 8,1% trong năm 2017, một mức tăng đáng kể so với mức 3,1% năm trước, và tăng hơn gấp đôi tốc độ tăng trưởng dự kiến cho toàn châu Á năm 2017 (3,7%), công ty thông tin tài chính BMI Research của Tập đoàn Fitch dự báo.
Trong đó, Việt Nam, Philippines và Campuchia sẽ trở thành những thị trường hiệu quả nhất trong khu vực ASEAN vào năm 2017 với mức tăng trưởng dự báo lần lượt là 18%, 19,2%, 20,4% và về doanh số bán xe hơi. BMI cho biết "tăng trưởng kinh tế vững chắc, tiêu dùng cá nhân mạnh mẽ và cải cách thuế" là động lực thúc đẩy doanh số bán xe.
Ước tính cho thấy có rất nhiều chỗ cho sự tăng trưởng doanh số xe ô tô trong khu vực Đông Nam Á trong những năm tới. Trong khi các nước giàu hơn như Malaysia và Thái Lan hiện có mức sở hữu xe hơi tương đối cao, 82% và 51% số hộ gia đình vào năm 2014, theo Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ. Trong khi đó, con số của Philippines, Indonesia và Việt Nam lần lượt là 6%, 4% và 2%.
Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh số bán ô tô ở Đông Nam Á dựa trên mức thu nhập cao hơn và tầng lớp trung lưu đang mở rộng ở các nền kinh tế đang phát triển. Đô thị hoá ở đây tuy là một quá trình chuyển đổi tương đối mới nhưng tiến triển rất nhanh chóng.
Đến năm 2025, các thành phố đang phát triển của nhóm City 600 sẽ có khoảng 235 triệu gia đình trung lưu có thu nhập trên 20.000 USD một năm theo sức mua tương đương, viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey cho biết.
Trong số 3 quốc gia được dự đoán đạt mức tăng trưởng doanh số bán xe khoảng 20% vào năm 2017, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,2% trong năm 2016, với dự báo tăng trưởng 6,3% vào năm 2017 theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
 
Tuy nhiên, lượng xe ô tô và xe tải tại các trung tâm đô thị tăng lên làm giao thông ở các thành phố lớn như Bangkok, Jakarta hay Hồ Chí Minh càng thêm tắc nghẽn, cho thấy sự bức thiết trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông trên khắp khu vực. 

Trích nguồn: http.vinanet.vn

 

TT dầu TG ngày 23/5: Giá giảm do Nhà Trắng đề xuất bán dầu dự trữ của Mỹ

TT dầu TG ngày 23/5: Giá giảm do Nhà Trắng đề xuất bán dầu dự trữ của Mỹ

Vinanet - Giá dầu giảm trong ngày hôm nay 23/5 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất bán một nửa dự trữ dầu chiến lược trong kế hoạch ngân sách của ông, đúng ngay lúc OPEC và các đồng minh của họ cắt giảm sản lượng để siết chặt thị trường.
Sau khi tăng trong phiên giao dịch châu Á sáng nay, dầu thô Brent đã đảo ngược chiều tăng và giảm 16 cent hay 0,3% so với mức đóng cửa phiên trước, xuống 53,71 USD/thùng. Dầu thô ngọt nhẹ WTI ở mức 51,00 USD/thùng, giảm 13 cent hay 0,3%.
Các thương nhân cho biết vẫn chưa có sự biến động lớn do hầu hết các thương nhân tại Mỹ và châu Âu, nơi hầu hết các giao dịch dầu thô kỳ hạn diễn ra, đang nghỉ trong giờ này.
Theo các tài liệu chính phủ phát hành cuối ngày 22/5, kế hoạch của Nhà Trắng sẽ bán một nửa kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của quốc gia này để tăng 16,5 tỷ USD từ tháng 10/2018.
Ngân sách của Tổng thống thường bị Quốc hội Mỹ bỏ qua, họ thường kiểm soát chuỗi ngân sách liên bang.
Bất kỳ việc giải phóng mạnh dầu dự trữ chiến lược của Mỹ sẽ chấn động cho các thị trường dầu mỏ, nơi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nhà sản xuất khác, gồm Nga đã cam kết cắt giảm nguồn cung khoảng 1,8 triệu thùng/ngày để siết chắt thị trường và hỗ trợ giá.
OPEC và các nhà sản xuất khác sẽ nhóm họp vào ngày 25/5 để bàn luận việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm trong cả năm 2017 và trong quý 1/2018.
Dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ SPR, lớn nhất thế giới, hiện nay ở mức 688 triệu thùng, một nhu cầu dầu mỏ toàn cầu cho một tuần.
Sản lượng của Mỹ ở mức 9,3 triệu thùng/ngày không xa với mức của các nhà cung cấp hàng đầu thế giới Saudi Arabia và Nga.
Động thái này đến chỉ sau khi ngân hàng Mỹ Goldman Sachs cảnh báo nguy cơ dư thừa mới và năm tới nếu việc tăng sản lượng của OPEC và Nga tăng lên đến khả năng mở rộng và dầu đá phiến tăng trưởng ở tốc độ không mệt mỏi.
 
Nhu cầu cũng có thể chậm lại theo số liệu của OECD.
Tổ chức Phát triển Hợp tác Kinh tế OECD cho biết “tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP hàng quý tại khu vực OECD giảm mạnh xuống 0,4% trong quý 1/2017, so với 0,7% trong quý trước, theo ước tính tạm thời”.
Nguồn: VITIC/Reuters  

Hàng hóa TG sáng 25/5: Giá dầu giảm trước thềm cuộc họp OPEC

Hàng hóa TG sáng 25/5: Giá dầu giảm trước thềm cuộc họp OPEC

Vinanet - Phiên giao dịch 24/5 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 25/5 giờ VN), giá dầu và đường giảm, trong khi vàng tăng.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu quay đầu giảm lần đầu tiên trong 6 phiên do giới đầu tư đánh giá các kịch bản của phiên họp của các nước OPEC diễn ra vào ngày 25/5 để quyết định sản lượng dầu trên toàn cầu.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 7 trên sàn New York giảm 11 US cent, tương đương 0,2%, xuống 51,36 USD/thùng; dầu Brent giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 19 cent, tương đương 0,4%, xuống 53,96 USD/thùng.
Ủy ban chung gồm các thành viên thuộc và không thuộc OPEC trong ngày hôm nay 25/5 khuyến nghị gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng. Một số báo còn đưa tin rằng có khả năng thỏa thuận này sẽ được kéo dài thêm 1 năm đến cuối tháng 6/2018. Tuy nhiên, tin này không đủ khả năng đẩy giá dầu lên.
Số liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy lượng tồn kho trong nước giảm 4,4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 19/5. Đây là tuần giảm thứ bảy liên tiếp theo số liệu của EIA.
Trong khi đó, Viện Dầu mỏ Mỹ cuối ngày thứ Ba cho biết lượng tồn kho giảm 1,5 triệu thùng, so với mức 2,8 triệu thùng được S&P Global Platts khảo sát.
Tồn kho dầu ở Mỹ giảm do sự hoạt động mạnh của các nhà máy lọc dầu, với đầu vào cao hơn 1 triệu thùng so với mức 1 năm trước, và lượng nhập khẩu dầu từ Canada giảm, theo Matt Smith, Giám đốc bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData.
Sự kiện chính trong tuần là cuộc họp của OPEC. Thị trường kỳ vọng tổ chức này và các nước sản xuất dầu lớn khác đồng thuận gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Richey nhận định rằng có 1 số yếu tố khiến cho quyết định của OPEC có thể đẩy giá dầu đi xuống hoặc lên. Mức cắt giảm mạnh hơn sẽ kéo giá dầu đi lên do achaten-suisse.com điều này chưa được phản ánh vào mức giá hiện tại.
Công ty tư vấn năng lượng, Wood Mackenzie dự báo nếu các nước OPEC nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng cho đến cuối năm 2018 tại cuộc họp diễn ra tại Vienna (Áo) ngày 25/5, mức giá trung bình của dầu Brent có thể sẽ tăng lên 63 USD/thùng năm 2018. Mức giá bình quân của dầu Brent là 53,90 USD/thùng trong các tháng đầu năm nay.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do đồng USD trượt giá và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đánh đi tín hiệu thận trọng trong kế hoạch tăng lãi suất.
Giá vàng giao ngay tăng 0,42% lên 1.256,02 USD/ounce, vàng Mỹ giao tháng 6 giảm 0,2% xuống mức 1.253,1 USD/ounce.
Đồng USD phiên này giảm khoảng 0,2% giá trị so với rổ các đồng tiền chủ chốt.
Biên bản cuộc họp đầu tháng Năm của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, cho thấy các nhà hoạch định chính sách nhất trí không thắt chặt tín dụng cho tới khi họ thấy được các bằng chứng cho thấy đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ vừa qua chỉ là tạm thời.
Giới giao dịch cho rằng có 83% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng Sáu và 46% khả năng ngân hàng này sẽ tiến hành hai lần tăng lãi suất nữa vào cuối năm. Triển vọng Fed nâng lãi suất luôn là một yếu tố chính giữ giá vàng ở dưới mức kháng cự 1.300 USD/ounce trong năm nay.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,8% lên 17,16 USD/ounce. Giá bạch kim cũng tăng 0,8% lên 947,3 USD/ounce. Giá cả hai kim loại quý này đều tăng đạt mức đỉnh kể từ cuối tháng Tư trong phiên trước. Giá palladium giảm 1,04% xuống 762,5 USD/ounce.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê robusta giảm 31 USD tương đương 1,6% xuống 1.905 USD/tấn; arabica giảm 1,7US cent tương đương 1,31% xuống 1,2855 USD/lb.
Giá đường thô giao tháng 7 giảm 0,2 US cent tương đương 1,26% xuống 15,67 US cent/lb, trong khi đường trắng giao tháng 8 giảm 1,9 USD tương đương 0,42% xuống 451,40 USD/tấn.
Goldman Sachs vừa hạ dự báo về giá đường trong bối cảnh nguồn cung của Ấn Độ tăng hơn dự kiến.
Trung Quốc đã giảm khối lượng đường cấp phép nhập khẩu trong hạn ngạch năm nay xuống chỉ bằng gần một nửa mức của năm ngoái.
Theo tổ chức phân tích Platts Kingsman, số lượng đường tiêu thụ trong tài khóa 2017-2018 có thể tăng ở mức thấp nhất trong bảy năm. Dự đoán mức tăng này sẽ chỉ là 1,04%, tức bằng một nửa mức tăng bình quân khoảng 2% của thập niên vừa qua.
Với dầu thực vật, theo các nguồn tin công nghiệp, nhu cầu dầu cọ của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm trong những tháng tới do nguồn cung các loại dầu thực phẩm thay thế "tràn ngập” thị trường trong nước.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

51,36

-0,11

-1,01%

Dầu Brent

USD/thùng

53,96

-0,56

-1,04%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

37.680,00

+10,00

+0,03%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,21

+0,01

+0,16%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

166,71

+1,45

+0,88%

Dầu đốt

US cent/gallon

162,13

+1,50

+0,93%

Dầu khí

USD/tấn

483,25

+3,00

+0,62%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

50.480,00

+150,00

+0,30%

Vàng New York

USD/ounce

1.257,10

+4,00

+0,32%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.498,00

+18,00

+0,40%

Bạc New York

USD/ounce

17,19

+0,07

+0,40%

Bạc TOCOM

JPY/g

61,60

+0,90

+1,48%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz,

948,05

-1,82

-0,19%

Palladium giao ngay

USD/t oz,

767,72

+0,36

+0,05%

Đồng New York

US cent/lb

258,20

-0,15

-0,06%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.682,00

-32,00

-0,56%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.945,00

+2,00

+0,10%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.635,00

-23,00

-0,87%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.375,00

-125,00

-0,61%

Ngô

US cent/bushel

371,50

+0,25

+0,07%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

432,75

+0,25

+0,06%

Lúa mạch

US cent/bushel

239,00

+0,50

+0,21%

Gạo thô

USD/cwt

11,03

-0,03

-0,27%

Đậu tương

US cent/bushel

949,00

+0,75

+0,08%

Khô đậu tương

USD/tấn

306,60

+0,20

+0,07%

Dầu đậu tương

US cent/lb

32,35

+0,07

+0,22%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

523,90

+0,20

+0,04%

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.894,00

-127,00

-6,28%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

128,55

-1,70

-1,31%

Đường thô

US cent/lb

15,67

-0,20

-1,26%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

135,90

+0,10

+0,07%

Bông

US cent/lb

72,68

-0,40

-0,55%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

361,60

-1,10

-0,30%

Cao su TOCOM

JPY/kg

226,90

-1,80

-0,79%

Ethanol CME

USD/gallon

1,51

+0,02

+1,01%

Nguồn: VITIC/Reuters. Bloomberg

 

Phát triển công nghiệp Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030: Chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu

Đồng ý chủ trương đầu tư khách sạn  5 sao, Trung tâm mua sắm thương mại Aeonmall và khu kinh doanh cơ sở hạ tầng công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu

 

(HPĐT) - Ngày 22-5, Ban Thường vụ Thành ủy họp tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 03- NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển công nghiệp đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, ban hành Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai thu hút đầu tư tại khu đất số 12, phố Trần Phú (địa điểm cũ của Trường THPT chuyên Trần Phú) cho ý kiến về: chủ trương điều chỉnh vị trí quy hoạch xây dựng Trung tâm Chính trị Hành chính quận Lê Chân và chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm mua sắm thương mại Aeonmall; chủ trương dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu tại huyện Cát Hải của Công ty cổ phần đầu tư Xuân Cầu Lạch Huyện. Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì cuộc họp.

 

 

Phát triển mạnh công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao

 

Tại cuộc họp, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất đánh giá, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 03 của Ban Thường vụ Thành ủy, công nghiệp của Hải Phòng tiếp tục phát triển về quy mô, duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2015 gấp 3,28 lần năm 2006, đứng thứ 8 trong 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Cơ cấu công nghiệp có chuyển dịch tích cực, các ngành công nghiệp mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao phát triển mạnh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Bước đầu, thành phố quan tâm đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Các khu công nghiệp, khu kinh tế của Hải Phòng thu hút một số dự án quy mô lớn về vốn đầu tư, sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nằm trong chuỗi sản phẩm toàn cầu của các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia đứng trong nhóm 500 công ty có thương hiệu hàng đầu thế giới. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp liên tục giữ tỷ trọng lớn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và thu hút lao động. Phát triển công nghiệp đã gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi khu vực đô thị được thực hiện quyết liệt. Có được kết quả trên là nhờ Thành ủy chỉ đạo thực hiện bài bản, sâu sát, quyết liệt điều chỉnh các chỉ tiêu, giải pháp thực hiện phù hợp thực tế sau khi sơ kết 3 năm và 5 năm thực hiện.

 

Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố phát biểu kết luận về Tổng kết              10 năm thực hiện Nghị quyết 03 - NQ/TU.							Ảnh: Duy THính
Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố phát biểu kết luận về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 03 - NQ/TU. Ảnh: Duy Thính

 

Các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy chỉ rõ một số hạn chế, bất cập trong triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển công nghiệp như: tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, cơ cấu ngành công nghiệp còn hạn chế, sự phát triển của các nhóm ngành công nghiệp chủ lực chưa đạt được mục tiêu đề ra của Nghị quyết và Kết luận số 41 sau hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết; sản phẩm công nghiệp của thành phố khả năng cạnh tranh còn yếu; kết quả thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của một thành phố trọng điểm kinh tế Bắc bộ; tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp còn thấp…Các Ủy viên Ban Thường vụ tham gia một số ý kiến để chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 03 về phát triển công nghiệp như: cần cập nhật số liệu mới cuối năm 2015 và năm 2016 để đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu sát hợp hơn. Từ đó, đưa ra dự báo chính xác tình hình để xây dựng mục tiêu, giải pháp phát triển công nghiệp trong giai đoạn mới sát với sự phát triển thực tế; đánh giá rõ hiệu quả của các ngành công nghiệp mũi nhọn xác định rõ trong Nghị quyết 03 và sau khi chỉnh sửa theo Kết luận số 41 để quyết định ngành nào sẽ tiếp tục đầu tư phát triển trong giai đoạn mới; đưa vào báo cáo nội dung quan tâm đến đời sống người lao động trong quá trình phát triển công nghiệp; hiệu quả tăng cường lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng, đoàn thể tại các doanh nghiệp công nghiệp; nghiên cứu đưa vào phát triển công nghiệp phụ trợ cho nông nghiệp và dịch vụ; trong phát triển công nghiệp giai đoạn mới phải nêu rõ chủ thể của thực hiện phát triển công nghiệp là các doanh nghiệp tư nhân, gắn kết với những quan điểm mới của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghệ, ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4…

 

Đồng chí Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố khẳng định, Nghị quyết 03 của Ban Thường vụ Thành ủy là hoạch định chiến lược cho  phát triển công nghiệp Hải Phòng trong hơn 10 năm qua, được Thành ủy, các ngành, địa phương triển khai quyết liệt, bài bản, có sơ kết đánh giá kịp thời. Qua 2 lần sơ kết 3 năm và 5 năm thực hiện, Thành ủy có sự điều chỉnh kịp thời, chính xác hướng phát triển của công nghiệp thành phố sát thực tế. Nhờ vậy, công nghiệp của thành phố duy trì sự phát triển trong nhiều khó khăn, chuyển dịch cơ cấu theo hướng song hành giữa phát triển chiều rộng và chiều sâu; hạn chế các dự án công nghiệp gây ô nhiễm môi trường; đầu tư cơ sở hạ tầng các khu kinh tế, cụm công nghiệp được quan tâm; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đóng góp cho thu ngân sách, giải quyết việc làm cho hơn 300 nghìn lao động và giúp người lao động có thu nhập tăng cao hơn trước. Trên cơ sở phân tích những hạn chế trong phát triển công nghiệp, đồng chí Bí thư Thành ủy nhấn mạnh với vị trí, vai trò là động lực, trung tâm phát triển kinh tế lớn của vùng Duyên hải Bắc bộ, Hải Phòng phải phát triển mạnh công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của thu ngân sách. Công nghiệp Hải Phòng trong giai đoạn mới tập trung phát triển theo chiều sâu; các doanh nghiệp công nghiệp phát triển trong các khu kinh tế, cụm công nghiệp, không phát triển nhỏ lẻ ngoài vùng quy hoạch khu kinh tế, cụm công nghiệp; thành phố sẽ thực hiện quyết liệt việc di dời các nhà máy, xí nghiệp ra khỏi khu vực nội thành và sẽ có cơ chế hỗ trợ các đơn vị di dời; thành phố sẽ tập trung cao nguồn lực cho đầu tư hạ tầng cho các khu kinh tế, cụm công nghiệp…Đồng chí Bí thư Thành ủy yêu cầu, Ban cán sự Đảng UBND thành phố tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 03 của Ban Thường vụ Thành ủy và đề án phát triển công nghiệp thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Văn phòng Thành ủy xây dựng dự thảo Nghị quyết về phát triển công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trình Ban Thường vụ Thành ủy xem xét. 

 

 

Đồng ý chủ trương đầu tư khách sạn  5 sao tại khu đất số 12 phố Trần Phú

 

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy cho ý kiến vào chủ trương triển khai thu hút đầu tư tại khu đất số 12 phố Trần Phú.

 

Theo đề nghị của UBND thành phố, khu đất rộng gần 1 ha tại số 12 phố Trần Phú sẽ triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực theo Nghị định 30 của Chính phủ, để xây dựng dự án khách sạn 5 sao. Chủ trương đầu tư này phù hợp với quy hoạch của UBND thành phố, phù hợp với cảnh quan dải trung tâm thành phố và nằm trong chủ trương phát triển du lịch dịch vụ của thành phố theo Kết luận 72 của Bộ Chính trị. Trên cơ sở phân tích hiệu quả của việc chuyển diện tích đất này từ quy hoạch xây dựng nhà ở sang đầu tư xây dựng dự án du lịch, dịch vụ, xem xét sự phù hợp với quy hoạch, các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy đồng tình với chủ trương đầu tư dự án khách sạn 5 sao tại đây, đồng thời đề nghị Ban cán sự Đảng UBND thành phố nghiên cứu tính toán tổng thể chung của dải trung tâm để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp trên cơ sở kết quả đấu thầu, quyết định độ cao tầng của công trình.

 

Đồng chí Bí thư Thành ủy khẳng định, trên cơ sở phân tích lợi ích lâu dài và trước mắt, Ban Thường vụ Thành ủy nhất trí với chủ trương triển khai thu hút đầu tư khách sạn 5 sao tại khu đất số 12, phố Trần Phú theo hướng đấu thầu tìm nhà đầu tư có đủ năng lực. Đồng chí yêu cầu UBND thành phố chỉ đạo việc đấu thầu công khai, rộng rãi, minh bạch theo đúng quy định; chọn lựa nhà đầu tư đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện với cam kết về tiến độ thực hiện. Đồng chí yêu cầu các ngành, địa phương chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu được chủ trương chung của thành phố trong lựa chọn hình thức đầu tư tại khu đất này là phù hợp với quy hoạch, là công trình kiến thiết thành phố, góp phần hoàn thành tiêu chí của thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, là dự án sẽ giải quyết việc làm cho người lao động,  tăng thu ngân sách cho thành phố.

 

 

Đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm mua sắm thương mại Aeonmall

 

Các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh vị trí quy hoạch xây dựng Trung tâm Chính trị Hành chính quận Lê Chân và chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm mua sắm thương mại Aeonmall (Nhật Bản).

 

Ban cán sự Đảng ủy UBND thành phố đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, đồng ý chủ trương việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết 1/2000 quận Lê Chân; cho phép Công ty cổ phần đầu tư Thương mại xuất, nhập khẩu Việt Phát và Công ty TNHH Aeonmall khảo sát khu đất 9,3 ha tại phường Kênh Dương và  phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân để đầu tư trung tâm mua sắm trung tâm thương mại Aeonmall.

 

Theo báo cáo của UBND quận Lê Chân, diện tích này năm 2009 thành phố quy hoạch để xây dựng Trung tâm hành chính quận. Đến năm 2012, thành phố điều chỉnh quy hoạch diện tích này ưu tiên cho phát triển các dự án dịch vụ, thương mại để khai thác vị trí lợi thế của tuyến đường Hồ Sen- Cầu Rào 2. Trên cơ sở sự điều chỉnh quy hoạch này, UBND quận Lê Chân đề xuất thành phố cho mở rộng trung tâm hành chính quận trên cơ sở trụ sở hiện nay đang sử dụng và phần diện tích của Công ty TNHH Tràng An ở ngay phía sau trụ sở tại đường Hồ Sen. Đối với diện tích được quy hoạch xây dựng Trung tâm hành chính quận ngay dưới chân Cầu Rào 2 (thuộc phường Kênh Dương và Vĩnh Niệm) vì sự phát triển chung của thành phố và hiệu quả khi Công ty TNHH Aeonmall đầu tư tại đây, quận Lê Chân ủng hộ cao việc để Công ty cổ phần đầu tư Thương mại xuất, nhập khẩu Việt Phát và Công ty TNHH Aeonmall khảo sát để đầu tư trung tâm mua sắm trung tâm thương mại Aeonmall. Hai công ty này cam kết hỗ trợ đầu tư xây dựng các tuyến đường bảo đảm 4 điểm kết nối giao thông chung quanh khu đất này và hỗ trợ hai đơn vị hành chính thuộc quận Lê Chân đang xây dựng trụ sở tại khu đất này kinh phí giải phóng mặt bằng khi chuyển ra khu vực mới…

 

Trên cơ sở báo cáo của Ban cán sự Đảng ủy UBND thành phố, lãnh đạo Quận ủy, UBND quận Lê Chân, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch về hiệu quả của đầu tư dự án, sự phù hợp về quy hoạch và hướng phát triển chung của thành phố, các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy nhất trí cao về chủ trương điều chỉnh vị trí quy hoạch xây dựng Trung tâm Chính trị Hành chính quận Lê Chân và chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm mua sắm thương mại Aeonmall. Đồng chí Bí thư Thành ủy khẳng định, việc đầu tư trung tâm thương mại Aeonmall tại khu vực này sẽ tạo việc làm cho nhiều lao động, giúp thành phố xúc tiến thương mại khi có sự tham gia kinh doanh của hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản và trong nước tại trung tâm; giúp thành phố tăng thu ngân sách. Đồng chí yêu cầu UBND thành phố phối hợp với chủ đầu tư triển khai khảo sát, xây dựng dự án, thực hiện tốt cam kết về giải phóng mặt bằng, đầu tư hệ thống giao thông kết nối…

 

 

Cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu tại huyện Cát Hải

 

Các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy cũng cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu tại huyện Cát Hải của Công ty cổ phần đầu tư Xuân Cầu Lạch Huyện.

 

Theo báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND thành phố, mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu phi thuế quan với đầy đủ các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật tiện ích công cộng, kho, bãi, các công trình phụ trợ bảo đảm môi trường, các dịch vụ liên quan khác phục vụ hoạt động của khu công nghiệp đồng bộ. Quy mô dự án là 752 ha tại khu vực Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Khu kinh tế Đình Vũ, huyện Cát Hải, tổng vốn đầu tư là 14.162 tỷ đồng. Dự án phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đảo Cát Hải thuộc Khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1161 ngày 28-6-2016; mục tiêu đầu tư cũng phù hợp với quy hoạch chi tiết khu công nghiệp, khu phi thuế quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt…

 

Trên cơ sở những phân tích cụ thể về hiệu quả của dự án, Ban Thường vụ Thành ủy nhất trí về chủ trương đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu tại huyện Cát Hải. Đồng chí Bí thư Thành ủy yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND thành phố làm thủ tục trình Chính phủ quyết định việc đầu tư dự án này. Đồng chí lưu ý, dự án này nằm trong phạm vi Khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải, liền kề dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và gần Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà nên chủ đầu tư phải thực hiện đúng cam kết dịch vụ Logistics cho cảng biển, chỉ sử dụng công nghệ xanh, bảo đảm môi trường trong các khâu dịch vụ cảng biển. Khu vực này là biển, nền địa chất yếu nên trong quá trình thi công dự án phải có công nghệ hiện đại, tham vấn các cơ quan có năng lực để có biện pháp triển khai phù hợp…    

Trich nguồn:http://baohaiphong.com.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4386444
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3288
4123
7411
2330825
86390
4386444

Your IP: 3.142.130.242
Server Time: 2024-11-25 19:51:41

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 75 guests and no members online