Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa công bố báo cáo chế độ tiền lương, thưởng năm 2016. Theo đó, trong năm vừa qua, thu nhập bình quân của người lao động và của viên chức quản lý tập đoàn này đều tăng đáng kể so với năm 2015.
Cụ thể, theo báo cáo, số lao động của tập đoàn này trong năm 2016 là 39.198 người. Với số lượng nhân viên thấp hơn so với năm trước đó, mức thu nhập bình quân người lao động ở đây lại tăng gần 4% lên 18,34 triệu đồng/tháng.
Trước đó, năm 2015, VNPT từng đặt kế hoạch nâng số lao động lên ngưỡng 41.500 người với mức thu nhập bình quân 15 triệu đồng/tháng, tuy nhiên, số lao động thực tế của tập đoàn này chỉ là 39.578 người và thu nhập bình quân lại vượt hơn 17% so với chỉ tiêu đặt ra, đạt 17,6 triệu đồng.
Tổng quỹ lương kế hoạch của VNPT trong năm 2016 là hơn 8.626,7 tỷ đồng, tăng đáng kể so với năm 2015 (tăng hơn 230 tỷ đồng).
Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy, số người quản lý của VNPT hiện là 14 người (không đổi so với năm 2015) và nhận mức lương cơ bản bình quân là 32,35 triệu đồng, gần như không thay đổi so với năm 2015. Tuy nhiên, trong năm 2016, quỹ tiền lương của tập đoàn này dành cho bộ phận quản lý đã tăng rất mạnh, tăng xấp xỉ 55% từ mức 6,4 tỷ đồng thực hiện của năm 2015 lên 9,9 tỷ đồng.
Nhờ đó, mức lương bình quân của viên chức quản lý tập đoàn này cũng tăng lên 64,7 triệu đồng, tăng 43% so với thực hiện năm 2015 (45,23 triệu đồng/tháng).
Đáng chú ý là trong năm 2016, VNPT đã mạnh tay chi đến trên 1,2 tỷ đồng cho quỹ thưởng viên chức quản lý, tăng hơn 400 triệu đồng (tương đương với mức tăng khoảng 54%) so với thực hiện năm trước đó.
Với việc quỹ lương và quỹ thưởng đều gia tăng mạnh, trong năm vừa rồi, 14 viên chức quản lý của VNPT nhận mức thu nhập bình quân 72,78 triệu đồng, tăng mạnh so với mức thu nhập bình quân năm trước đó là 50,89 triệu đồng, tương ứng tăng 43%.
Trước đó, tại phiên làm việc với đoàn công tác của Thủ tướng vào tháng 3/2017, ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT cho biết, trong năm 2016, lợi nhuận của tập đoàn này tăng trên 20%. Như vậy, 3 năm liền tái cơ cấu, lợi nhuận của VNPT đều tăng trên 20%, thu nhập của người lao động tăng lên 60%.
Trích nguồn : http://dantri.com.vn/
* Hoàn thành công trình sau 6 tháng
Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Công thương, chủ dự án và nhà thầu thi công ấn nút khởi công xây dựng Nút giao thông khác mức Nguyễn Bỉnh Khiêm – Đình Vũ. Ảnh: Duy Thính |
Máy khoan cọc nhồi thi công các trụ cầu vượt đường ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm – Đình Vũ. Ảnh: Duy Lê |
Đây là thông tin được ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội cho biết tại buổi họp báo công bố "Khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam" diễn ra tại Hà Nội ngày 14/2.
Đại diện doanh nghiệp Việt Nam kết nối với doanh nghiệp Nhật Bản. Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN |
Khảo sát của JETRO cũng cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam trả lời "có lãi" chiếm trên 60% (tăng 4,0 điểm % so với năm 2015), trong khi đó, số doanh nghiệp trả lời "lỗ" là 25,1% (tăng 1,1 điểm % so với năm 2015). Nếu tính theo loại hình doanh nghiệp, trong ngành công nghiệp chế tạo, tỷ lệ các doanh nghiệp gia công xuất khẩu và doanh nghiệp không gia công xuất khẩu trả lời "có lãi" lần lượt là 59% và 62%, nằm dưới mức trung bình so với tổng thể.
Bên cạnh đó, 88% doanh nghiệp cho rằng, lý do quan trọng để mở rộng kinh doanh là "tăng doanh thu". Đối với ngành công nghiệp phi chế tạo thì có khoảng 63% số doanh nghiệp cho rằng lý do là "khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao".
Liên quan đến các hạng mục hàng đầu chung của toàn khu vực về "rủi ro trong môi trường đầu tư", thứ hạng của Việt Nam tại các hạng mục đang được giảm xuống cùng với đó là môi trường đầu tư kinh doanh đang được cải thiện.
Tuy nhiên, khoảng 60% doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng "Chi phí nhân công tăng cao" (58,5%), khoảng 40% doanh nghiệp nhận thấy "Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện" (44,4%) và "Cơ chế, thủ tục thuế phức tạp" (41,8%) là vấn đề rủi ro. Ngoài ra, Việt Nam xếp thứ 4 trong tổng số 15 quốc gia có "ngành công nghiệp phụ trợ còn non kém, chưa phát triển" với 34,9% ý kiến doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, có hơn 60% doanh nghiệp đưa ra vấn đề về "lương cho nhân viên sở tại tăng" và "khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại". Tỷ lệ áp dụng EPA/FTA của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 47,2%, tăng 2,2% so với năm trước.
Trích nguồn : http://baotintuc.vn/
Năm 2017, tổng nguồn vốn đầu tư công của Hải Phòng khoảng hơn 11.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu thuộc ngân sách thành phố ( 9452 tỷ đồng). Đây là mức đầu tư khá cao trong những năm gần đây, thể hiện tiềm lực kinh tế của thành phố tăng cao. Trao đổi với phóng viên Báo Hải Phòng, đồng chí Lê Trung Kiên, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng nhấn mạnh: vốn đầu tư công sẽ được ưu tiên cho các dự án cấp bách, quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo thành phố.
Cầu vượt khác mức nút giao thông Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Duy Đức |
- Đồng chí cho biết nét mới trong việc phân bổ và thực hiện vốn đầu tư công của Hải Phòng năm nay là gì?
- Căn cứ các nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công, thứ tự ưu tiên bố trí vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2016- 2020 được HĐND thành phố thông qua, nguồn vốn đầu tư công năm 2017 được phân bổ phù hợp mục tiêu, định hướng phát triển thành phố theo tinh thần Kết luận 72 của Bộ Chính trị, các quy hoạch phát triển KTXH, định hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của thành phố, theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước; bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng. Đáng lưu ý, nguồn vốn đầu tư công được phân bổ phù hợp khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; các chương trình, dự án phải phù hợp phương án dự kiến kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 5 năm 2016- 2020; danh mục dự án bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 thuộc danh mục dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020. Việc bố trí vốn đầu tư công năm 2017 cho các dự án khởi công mới phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư công, trong đó phải hoàn thành các thủ tục đầu tư và được phê duyệt quyết định đầu tư chậm nhất đến ngày 31- 10- 2016.
- Vậy, nguồn vốn đầu tư công của thành phố sẽ được ưu tiên bố trí như thế nào?
- Thành phố sẽ tập trung cao nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng KTXH đồng bộ, tạo lợi thế mới cho thành phố, góp phần thực hiện một trong 3 đột phá chiến lược theo NQ Đại hội 12 của Đảng, Nghị định Đại hội 15 Đảng bộ thành phố như cầu Hoàng Văn Thụ, hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Bắc Sông Cấm; tuyến đường bộ ven biển; mở rộng quốc lộ 37 và các công trình trọng điểm được HĐND thành phố khóa 15 thông qua tại kỳ họp thứ 3. Đặc biệt, thành phố sẽ tập trung giải quyết yêu cầu cấp bách xây dựng lại các khu chung cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng, trong đó ngân sách thành phố sẽ tập trung hỗ trợ người dân tạm lánh, GPMB, bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư triển khai ngay từ đầu năm 2017…
- Có điều gì cần lưu ý trong thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2017?
- Thành phố tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư công cho các quận, huyện để tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện mục tiêu phát triển KTXH của địa phương cũng như góp phần hoàn thành mục tiêu chung của thành phố. Các quy định cụ thể của thành phố về quản lý đầu tư công sẽ tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và ban hành trong thời gian tới để tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho các địa phương thực hiện. Rút kinh nghiệm công tác này năm 2016, các địa phương cần chú trọng tập trung xử lý nợ đọng XDCB theo đúng quy định của Luật Đầu tư công; rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án theo tiến độ quy định, ưu tiên các dự án sớm hoàn thành để phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH của các địa phương. Thực hiện Luật Xây dựng, Sở KHĐT sẽ tích cực tham gia, phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu UBND thành phố sắp xếp lại các Ban quản lý dự án; trực tiếp làm việc với các chủ đầu tư để thúc đẩy việc chuyển giao nhiệm vụ chủ đầu tư từ các sở, ngành thành phố cho các Ban quản lý thuộc UBND thành phố hoặc UBND các quận, huyện.
- Các dự án đủ thủ tục đầu tư nhưng không được bố trí vốn kế hoạch năm 2017 sẽ được xử lý như thế nào, thưa đồng chí?
- Chủ đầu tư phải chủ động rà soát, đánh giá khả năng hoàn thiện, mức độ hiệu quả của từng dự án, báo cáo người quyết định đầu tư các giải pháp xử lý. Cụ thể, rà soát, xem xét phương án điều chỉnh giảm quy mô đầu tư phù hợp khả năng cân đối nguồn vốn đối với các dự án đầu tư dở dang không được tiếp tục bố trí vốn. Đối với những dự án có khả năng khai thác từng phần, hoàn thiện đưa vào sử dụng từng hạng mục theo khả năng nguồn vốn cho phép; các hạng mục còn lại phải kiên quyết đình hoãn hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền đình hoãn. Đối với các dự án dở dang khác, xem xét khả năng chuyển đổi hình thức đầu tư, dừng việc đầu tư từ ngân sách nhà nước, đề xuất huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách để tiếp tục thực hiện dự án hoặc chấm dứt thực hiện dự án.
Song song với việc thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2017, các sở, ngành, địa phương cũng cần khẩn trương đề xuất danh mục công trình, dự án đầu tư công dự kiến khởi công thực hiện trong năm 2018 và có nhu cầu bố trí vốn chuẩn bị đầu tư trong năm 2017 theo chỉ đạo của UBND thành phố.
- Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Trích nguồn : http://www.baohaiphong.com.vn/
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, những nền kinh tế tí hon tại châu Á lại đang tăng trưởngmạnh hơn những người khổng lồ như Trung Quốc.
Campuchia, Lào và Myanmar sẽ tăng trưởng mạnh nhất tại châu Á trong giai đoạn 2017 – 2019, với tỷ lệ tăng trưởng ở mức gần 7%, chỉ sau Ấn Độ. Đây là dự đoán của Ngân hàng Thế giới vừa công bố trong tuần này.
Nằm trong nhóm các nước ít phát triển nhất, tổng quy mô nền kinh tế của ba nước này chưa đạt 100 tỷ USD, chỉ bằng 1/3 các nước láng giềng như Singapore, Malaysia và Philippines.
Dự báo tăng trưởng GDP một số nước ở Đông Nam Á của Ngân hàng Thế giới.
Quây quần trong khu vực tiểu vùng sông Mekong, các nước cận biên Đông Nam Á này đang thúc đẩy cơ sở hạ tầng để tạo đà cho tăng trưởng, cũng như đa dạng hóa nền kinh tế.
Việt Nam được các nước này xem như mẫu lý tưởng, một quốc gia đã chuyển đổi nền kinh tế từ phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp sang xuất khẩu hàng điện tử, ông Eugenia Victorino, chuyên gia tại ngân hàng Australia & New Zealand Banking ở Singapore, nhận xét.
“Việt Nam là một tấm gương trong việc chuyển động lực kinh tế từ nông nghiệp sang xuất khẩu. Chúng ta đã thấy Myanmar, Lào và Campuchia cố gắng học tập mô hình của Việt Nam trong thu hút FDI để vực dậy xuất khẩu”, ông nói.
Ba nước này đang trông chờ vào Trung Quốc, vốn đang bạo tay đầu tư vào nhiều lĩnh vực, từ đường sắt cao tốc đến bất động sản.
Sau hàng thập kỷ quân chủ chuyên chế, Myanmar đang giải phóng nền kinh tế và thực hiện cải cách sau khi chuyển đổi sang dân chủ. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nước này, đang xây dựng một đặc khu kinh tế, nhà máy điện và cảng nước sâu ở bờ biển phía Tây.
Ở Lào, dự án đường sắt trị giá 5,7 tỷ USD bị đắp chiếu từ lâu nối liền miền Bắc Lào đến Trung Quốc đã chính thức được tái khởi động vào tháng trước.
Còn Campuchia là điểm đến được ưa chuộng của các nhà sản xuất Trung Quốc muốn tái phân bổ nhà máy...
Trích nguồn : http://soha.vn/
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
We have 41 guests and no members online