Năm 2015 là năm kết thúc của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015) và cũng được xem là năm bản lề với hoạt động ngân hàng (NH) cho giai đoạn tới.
Nội dung nổi bật:
- Theo TS. Cao Sỹ Kiêm, hoạt động ngân hàng năm 2015 sẽ diễn biến khá tốt và đúng với sự hồi phục của nền kinh tế. Bên cạnh tín dụng thông thường thì tín dụng BĐS năm 2015 cũng sẽ tốt lên. Vì khả năng thanh khoản của hệ thống NH tốt lên, lãi suất thấp xuống là các yếu tố để tín dụng tăng tốt hơn.
- Theo Nguyễn Thanh Toại – Phó tổng giám đốc ACB, Năm 2015 cũng tiếp tục là năm cạnh tranh trong tìm kiếm khách hàng giữa các nhà băng, đặc biệt là trong việc tìm kiếm khách hàng tốt.
Theo Ông Võ Tấn Hoàng Văn – Tổng giám đốc SCB: 2015 là năm bản lề của hoạt động ngân hàng.
TS. Cao Sỹ Kiêm – Chủ tịch Hội đồng quản trị DongA Bank:
Tăng trưởng tín dụng sẽ tốt lên
Tình hình hoạt động NH năm 2015 nói chung là diễn biến khá tốt theo đúng dự báo và đúng với sự hồi phục của nền kinh tế. Có thể nói, những kết quả về kinh tế vĩ mô, về hoạt động NH của năm 2014 vẫn đang chuyển giao sang năm nay. Ví dụ tín dụng vẫn tăng đều, tỷ giá cũng không có vấn đề gì lớn, dù đã được điều chỉnh tăng 1% nhưng đúng với dự kiến. Đặc biệt, thuận lợi nữa của hoạt động NH trong năm nay chính là sự đánh giá chung của xã hội với hệ thống NH là khá tốt.
Bên cạnh tín dụng thông thường thì tín dụng BĐS năm 2015 cũng sẽ tốt lên. Vì khả năng thanh khoản của hệ thống NH tốt lên, lãi suất thấp xuống là các yếu tố để tín dụng tăng tốt hơn. Tất nhiên, nếu các NH quan tâm tới bài học của những năm trước thì sẽ không NH nào dám nới điều kiện cho vay. Hay có nới một chút thì cũng phải rất thận trọng để tránh bị rủi ro.
Tôi cho rằng, Thông tư 36 sẽ có tác động mạnh tới hoạt động NH trong năm 2015 bởi có nhiều quy định theo xu hướng chặt chẽ, giúp dòng vốn NH đi đúng và hiệu quả, tránh được rủi ro. Trước đây, đôi khi dòng vốn NH không được cho vay đúng địa chỉ dẫn tới vi phạm pháp luật thì năm 2015 Thông tư 36 chắc chắn sẽ “uốn nắn” lại, nhất là vấn đề sở hữu chéo. Qua đó góp phần thúc đẩy cổ phần hóa DN Nhà nước, vấn đề xử lý nợ xấu cũng tốt hơn.
Theo tôi, những quy định của Thông tư 36 giúp chúng ta nâng chất lượng NH lên, siết lại hoạt động NH theo thông lệ quốc tế. Đây là đường đi duy nhất, không có hướng nào khác để giúp nền kinh tế của chúng ta phát triển bền vững được. Qua đó, cũng giúp cho khả năng hội nhập của Việt Nam vào sự sôi động của nền kinh tế thế giới sẽ phát huy được hiệu quả.
Ông Nguyễn Thanh Toại – Phó tổng giám đốc ACB:
NH không thể ngồi để chờ DN đến
Hoạt động của NH giống như “nhiệt kế” phản ánh hoạt động của nền kinh tế. Nếu kinh tế khởi sắc thì hoạt động NH cũng tốt lên còn kinh tế trì trệ thì NH chưa thể thoát khỏi khó khăn. Những dự báo gần đây của các tổ chức như HSBC cho thấy chỉ số mua hàng tăng lên hay ANZ cũng lạc quan về tình hình tăng trưởng của kinh tế trong năm 2015.
Những chính sách của Chính phủ trong năm 2014 cũng tạo cơ hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, trong đó phải kể tới một số Luật được sửa đổi như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS… có hiệu lực thời gian tới sẽ mở rộng hơn cho tiêu thụ BĐS. Tuy vậy, đó mới là dấu hiệu, còn sự khởi sắc có bền vững và tác động mạnh tới hoạt động NH hay không thì phải mất vài ba tháng nữa mới rõ.
Tuy nhiên, với những tín hiệu nền kinh tế gần đây cùng với việc khu vực nhà nước và tư nhân đã đưa vốn ra đầu tư thì có hy vọng cho tăng trưởng tín dụng tốt hơn.Với sự thận trọng, hoạt động của NH năm nay không nên quá bi quan nhưng lạc quan cũng chưa rõ nét.
Năm 2015 cũng sẽ có những quan tâm nhất định về vấn đề lãi suất NH. Theo tôi, nếu nguồn vốn huy động của NH vào nhiều nhưng không có đầu ra thì đương nhiên NH phải giảm lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay. Mặc dù, việc giảm lãi suất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố lạm phát. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là vẫn phải tiếp tục tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn cho DN, nhất là về các chi phí thuế, phí để DN thấy sản xuất kinh doanh có lãi thì họ mới vay vốn NH.
Năm 2015 cũng tiếp tục là năm cạnh tranh trong tìm kiếm khách hàng giữa các nhà băng, đặc biệt là trong việc tìm kiếm khách hàng tốt. Vì hoạt động NH hiện nay không phải như thời bao cấp, chỉ ngồi chờ khách hàng đến vay, thậm chí khách hàng phải chi hoa hồng mới được vay vốn. Giờ NH không đi tìm khách hàng tốt thì “chết” ngay trong cuộc cạnh tranh với nhau. Nếu là khách hàng làm ăn bài bản đương nhiên NH sẽ tự hạ lãi suất cho họ vay chứ không phải kêu gọi hạ lãi suất. Bên cạnh đó, việc kết nối NH-DN sẽ tiếp tục là công việc phải làm thường xuyên. NH và DN lúc nào cũng cần nhau, chứ không phải ngồi chỗ để chờ DN đến.
Ông Võ Tấn Hoàng Văn – Tổng giám đốc SCB:
2015 - năm bản lề của hoạt động NH
Những chính sách, pháp luật của Nhà nước được thông qua từ cuối năm 2014 rất tích cực, khuyến khích đầu tư nước ngoài, hỗ trợ thu hút kiều hối cũng tốt hơn. Do đó, tôi cho rằng, năm 2015 là năm bản lề cho việc phục hồi nền kinh tế và hoạt động NH. Những yếu tố vĩ mô sẽ vẫn được giữ vững, độ trễ của các chính sách Nhà nước đã ban hành đến năm 2015 bắt đầu có hiệu quả. Trên cơ sở nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định như vậy, cùng với quyết tâm xử lý nợ xấu thì hoạt động NH năm 2015 sẽ tốt hơn.
Thực ra trong năm 2014 với sự quyết liệt của NHNN, hoạt động NH cũng đã ổn định nhiều. Và nếu như năm 2014 các NHTM vẫn còn áp lực về chi trả cổ tức thì năm 2015 áp lực không quá nhiều, điều này giúp cho việc chỉnh lợi nhuận phản ánh đúng hơn với bản chất thực tế hoạt động kinh doanh.
Qua quá trình tái cơ cấu, các NH cũng sẽ biết mình là ai để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong khi đó, với khách hàng, đến nay DN nào trụ được thì đều là những DN tốt rồi. Và cùng với cơ chế chính sách phù hợp, cả NH và DN bắt đầu cho một chu kỳ mới. Năm 2015, các quy trình, quy chế của NHNN cũng sẽ rất chặt chẽ nên buộc các NH phải nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, đầu tư, đổi mới công nghệ, đưa ra sản phẩm dịch vụ hiện đại. Tôi tin rằng năm 2015 rất quan trọng để khẳng định kinh tế phục hồi chắc chắn và hoạt động NH sẽ khởi sắc. Với sự chuẩn bị tốt trong năm 2015 thì năm 2016, 2017 sẽ có sức bật lên tốt hơn.
Trích nguồn : Thời báo Ngân hàng
Ngày 25/1, đầu sông Bạch Đằng, xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ khởi công Dự án xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến theo hình thức BOT do UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thành phố Hải Phòng và Bộ Giao thông Vận tải phối hợp tổ chức. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và lãnh đạo các bộ, ban, ngành |
Phát biểu chỉ đạo tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của tỉnh Quảng Ninh trong việc triển khai dự án, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng và các nhà thầu phải tổ chức giám sát, theo dõi và hỗ trợ Nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với dự án theo đúng quy định. Cùng đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các nhà đầu tư phối hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Ninh, các bộ, ngành và thành phố Hải Phòng tập trung giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án.
Dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến dài 5,41 km, diện tích sử dụng đất: 41,9ha. Điểm đầu: Kết nối với điểm cuối dự án đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng tại Km 19+800; Điểm cuối: Kết nối với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Đây là công trình giao thông cấp đặc biệt, quy mô đường cao tốc vận tốc thiết kế 100km/giờ theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường cao tốc (tiêu chuẩn TCVN5729-2012). Thời gian thực hiện dự án: Từ đầu năm 2015 – hoàn thành vào 31/12/2016. Tổng mức đầu tư của dự án trên 7.600 tỷ đồng.
Dự án này được xây dựng theo hình thức BOT, là một trong hai dự án thành phần trên tuyến đường cao tốc nối thành phố Hạ Long - thành phố Hải Phòng, nối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nhằm hoàn chỉnh tuyến đường kết nối tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông tuyến đường cao tốc ven biển vùng duyên hải Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, giảm tải lưu lượng cho Quốc lộ 18 và Quốc lộ 10, đồng thời rút ngắn thời gian lưu thông từ Quảng Ninh đi Hà Nội và từ Quảng Ninh đi Cảng Hải Phòng.
Đáng chú ý, dự án hoàn thành sẽ góp phần quan trọng trong phát triển hệ thống giao thông liên vùng, phát huy lợi thế thu hút đầu tư, tạo động lực mang tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng./.
Trích nguồn : TTXVN
- Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) đã trình Bộ Giao thông Vận tải phương án thoái vốn tại Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng cho đối tác nước ngoài.
Ảnh minh họa
|
- Có 3 loại câu lạc bộ xuất khẩu đạt kim ngạch từ 3 tỷ USD trở lên, đó là: Mặt hàng xuất khẩu, địa bàn xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Đây là các “đại gia” làm nên kết quả xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Điểm danh “hàng khủng”
Năm 2014 Việt Nam có 10 mặt hàng tham gia "Câu lạc bộ đạt kim ngạch từ 3 tỷ USD trở lên", với tổng kim ngạch đạt 104,14 tỷ USD, chiếm 69,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
10 mặt hàng xuất khẩu đạt 3 tỷ USD trở lên
Nguồn: Tổng cục Hải quan
So với năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của 10 mặt hàng này (xem bảng trên) tăng 13,9%, cao hơn tốc độ tăng chung (13,7%), đóng góp mức tăng tuyệt đối lên tới 12,7 tỷ USD, chiếm trên 2/3 tổng mức tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Tăng cao hơn tốc độ chung có dệt may (tăng 16,8%), giày dép (tăng 23,1%), thủy sản (tăng 17,1%), máy móc thiết bị và dụng cụ, phụ tùng (tăng 21,4%), cà phê (tăng 30,9%).
Cơ cấu các mặt hàng nói trên có 3 mặt hàng thuộc nhóm ngành nông, lâm nghiệp-thủy sản (thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê); 7 mặt hàng thuộc nhóm ngành công nghiệp, trừ dầu thô, thì 6 mặt hàng còn lại thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó có 2 mặt hàng sử dụng nhiều lao động - một lợi thế của Việt Nam - là dệt may, giày dép; có một số mặt hàng có trình độ kỹ thuật-công nghệ cao hoặc tương đối cao (điện thoại, máy vi tính, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải). Đây là điểm tích cực của sản xuất và xuất khẩu.
Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2014 Việt Nam có 10 địa bàn tham gia câu lạc bộ đạt kim ngạch từ 3 tỷ USD trở lên, tăng 3 địa bàn so với năm 2013 là Thái Nguyên, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Chỉ với 10 địa bàn này, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 116,15 tỷ USD, chiếm trên 77,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tốc độ tăng so với năm trước của 10 địa bàn trên cao hơn tốc độ tăng chung (13,8% so với 13,7%), tương đương 14,1 tỷ USD, chiếm gần 70% tổng mức tăng kim ngạch của cả nước. Trong đó có những địa bàn có tốc độ tăng rất cao (như Thái Nguyên gấp 31,7 lần, Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 40,7%, Hải Phòng tăng 26%, Đồng Nai tăng 20,2%, Hải Dương tăng 19,6%, Bình Dương tăng 17%). Đây là những nơi có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn.
Trong 10 địa bàn trên, có 8 địa bàn xuất siêu (TPHCM, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên, Hải Dương, Hải Phòng, Long An). Lớn nhất là Bình Dương 3,86 tỷ USD, Bắc Ninh 3,35 tỷ USD, Thái Nguyên 1,2 tỷ USD… có 2 địa bàn nhập siêu là Hà Nội 13,33 tỷ USD, Bà Rịa-Vũng Tàu 2,2 tỷ USD.
Kết thúc năm 2014 có 12 thị trường đạt từ 3 tỷ USD trở lên, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 95,32 tỷ USD. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, cũng là các thị trường mà Việt Nam xuất siêu lớn nhất (22,37 tỷ USD).
10 địa bàn đạt 3 tỷ USD trở lên
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hai điểm cần lưu ý trong năm 2015
Thứ nhất, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra mắt vào cuối năm nay. Sau 20 năm gia nhập ASEAN, FDI của khu vực này vào Việt Nam theo vốn đăng ký đạt 59,1 tỷ USD, bằng 23,2% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN năm 1995 mới đạt 1,112 tỷ USD, thì năm 2014 đạt trên 19,12 tỷ USD, chiếm trên 12,7% tổng số; nhập khẩu năm 2014 đạt 22,19 tỷ USD; nhập siêu trên 3 tỷ USD. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam nếu năm 2000 có 168.900 lượt người, bằng 7,9% tổng số, thì năm 2014 gần 1,2 triệu lượt người, chiếm 15%.
Việc hình thành AEC tạo cơ hội cho Việt Nam cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu, cơ cấu sản xuất…, nhưng cũng có không ít thách thức, nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh, nếu không Việt Nam sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa cho các nước trong khu vực.
Thứ hai, với các FTA đã ký trước đây, với 3 FTA mới ký gần đây (EU, Hàn Quốc và Liên minh Hải quan), với khả năng TPP tới đây, Việt Nam sẽ càng hội nhập sâu, rộng hơn và chất lượng cao hơn với thế giới. Trong nhiều giải pháp để cải thiện tình hình, đáp ứng nhu cầu hội nhập, cần tập trung vào 3 việc lớn: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; nâng cao hiệu quả đầu tư và năng suất lao động bằng khoa học công nghệ theo Nghị quyết Đại hội Đảng XI.
Trích nguồn : http://dbv.vn
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
We have 81 guests and no members online