Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Mùa đại hội cổ đông - 2015: Luật doanh nghiệp sửa đổi mở ra cách làm mới

Mặc dù doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến việc tổ chức Đại hội, đến nay mùa Đại hội hàng năm vẫn còn những vấn đề nổi cộm chưa được giải quyết.

Khó khăn vướng mắc: do đâu?

Mùa Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) năm nào cũng có nhiều Doanh nghiệp thất bại và tốn kém trong tổ chức Đại hội, phải tổ chức lạị đến lần 2, lần 3. Có nhiều nguyên nhân để một doanh nghiệp thất bại trong lần tổ chức ĐHCĐ lần 1, 2 như: cổ đông quá phân tán; tỷ lệ sở hữu của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn quá thấp; nhiều cổ đông không quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp không quan tâm đến nhu cầu của cổ đông; công tác quan hệ cổ đông... hay chỉ đơn giản là doanh nghiệp tổ chức ĐHCĐ ở địa điểm xa cổ đông không tham dự do đi lại khó khăn, tốn kém chi phí.

Thêm vào đó, việc tổ chức ĐHCĐ vẫn có thể thất bại nếu không có sự đồng thuận giữa các nhóm cổ đông lớn, giữa cổ đông và Hội đồng quản trị (HĐQT) hay giữa các thành viên HĐQT. Không đủ tỷ lệ biểu quyết thông qua các vấn đề trong chương trình nghị sự của Đại hội cũng là một rủi ro. Đó là chưa kể đến rủi ro Nghị quyết ĐHCĐ bị hủy do những sai sót trong trình tự thủ tục tổ chức đại hội.

Các vụ kiện tụng liên quan đến ĐHCĐ hầu hết đều xoay quanh vấn đề thủ tục, trình tự tổ chức Đại hội, từ những vấn đề về thẩm quyền triệu tập họp, chốt danh sách, gửi thông báo mời họp, tài liệu gửi cho cổ đông….đến việc thông qua chương trình, thay đổi chương trình, cách thức biểu quyết, bầu cử dồn phiếu, thông qua Biên bản, Nghị quyết ĐHCĐ.

Còn nhớ, vụ kiện đối với Nghị quyết ĐHCĐ bất thường 2013 của CTCP Cơ khí và thiết bị điện Hà Nội giữa hai nhóm cổ đông lớn; cổ đông đòi hủy Nghị quyết ĐHCĐ của CTCP Tài chính Xi măng - CFC do không nhận được thư mời; nhóm cổ đông của CTCP Công nghệ phẩm Hải Phòng đệ đơn khởi kiện, đề nghị Tòa án hủy Nghị quyết ĐHCĐ bất thường; hay vụ kiện liên quan đến bầu dồn phiếu và tỷ lệ thông qua nghị quyết của ĐHCĐ tại CTCP Công nghiệp hoá chất và vi sinh - BICICO….

Phụ trách pháp chế/phòng quan hệ cổ đông của một số công ty cho biết, quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 còn những “khoảng trống” chưa rõ ràng, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đúng mức đến trình tự thủ tục tổ chức Đại hội, coi chỉ là vấn đề nhỏ. Nhưng đến khi cổ đông khởi kiện, Nghị quyết ĐHCĐ bị hủy khiến cho việc triển khai hoạt động của Hội đồng quản trị bị gián đoạn, hoạt động SXKD gặp nhiều khó khăn doanh nghiệp  mới nhận ra vấn đề không phải là nhỏ.

Bên cạnh đó, cách thức tổ chức Đại hội còn chưa chuyên nghiệp, rất nhiều doanh nghiệp biểu quyết bằng giơ phiếu, không có bằng chứng lưu lại, nếu phát sinh tranh chấp kiện tụng thì không có giá trị.

Luật doanh nghiệp sửa đổi 2014 – Một bước tiến mới để tổ chức ĐHCĐ

Họp ĐHCĐ là để thông qua những vấn đề quan trọng, định hướng hoạt động SXKD, bầu chọn HĐQT, Ban Kiểm soát - những người đại diện cho cổ đông giám sát hoạt động điều hành của Giám đốc công ty,… Nhiều doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí thường sử dụng nguồn lực nội bộ trong việc chuẩn bị tài liệu Đại hội, nhận ủy quyền, đăng ký cổ đông, kiểm phiếu bầu cử, biểu quyết bằng phương thức truyền thống… Tuy nhiên, cách tổ chức này khó tránh khỏi những sai sót, nhất là khi xử lý những tình huống phát sinh tại đại hội.

Đối với những doanh nghiệp có mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm cổ đông, khi tổ chức Đại hội, gặp phải những vấn đề còn chưa nhất quán, rõ ràng, doanh nghiệp cần yêu cầu cơ quan ban hành và thực thi luật (như Sở Kế hoạch Đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước….) giải thích rõ ràng để có thể tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Doanh nghiệp cũng có thể tìm đến những tổ chức tư vấn chuyên nghiệp để được tư vấn những nội dung về pháp lý và quản trị công ty, kết hợp với giải pháp công nghệ để triển khai họp ĐHCĐ hiệu quả.

Luật Doanh nghiệp 2014 vừa được thông qua với nhiều quy định mới rõ ràng hơn, tạo thuận lợi hơn cho Doanh nghiệp trong việc tổ chức họp ĐHCĐ. Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định hình thức tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông: “thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác”. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí tổ chức, cổ đông tiết kiệm chi phí di chuyển,… Tuy nhiên, nó đặt ra yêu cầu về giải pháp công nghệ, đường truyền và đối xử công bằng giữa các cổ đông.

CTCP Chứng khoán FPT – FPTS, công ty đầu tiên nghiên cứu và xây dựng giải pháp EzGSM – Đại hội đồng cổ đông trực tuyến nhận định rằng, với những quy định mở về quyền tham dự ĐHCĐ của cổ đông trong Luật Doanh nghiệp 2014, xu hướng Doanh nghiệp lựa chọn đơn vị chuyên nghiệp tư vấn triển khai họp ĐHCĐ kết hợp với những giải pháp công nghệ hiện đại là tất yếu. Các giải pháp này là một cách làm mới, giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh và uy tín trong mắt các cổ đông, giảm đi nỗi lo một mùa Đại hội không thành công để tập trung vào hoạt động SXKD.

Trích nguồn : http://cafef.vn/

Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp ngành giao thông

 Năm 2014, Bộ GTVT đã triển khai cổ phần hóa (CPH) 41 DN, đơn vị sự nghiệp, đạt 152% kế hoạch năm, trong đó có 3 công ty mẹ - tổng công ty: Hàng hải Việt Nam, Cảng hàng không Việt Nam, Công nghiệp tàu thủy, và 38 công ty thuộc Bộ và các tổng công ty.
Đối với các DN do các Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam thực hiện, Bộ GTVT đã chỉ đạo 2 tổng công ty thực hiện CPH 12 DN thành viên. Năm 2015, Bộ GTVT yêu cầu trong quý I, các đơn vị phải tập trung hoàn thành việc thoái vốn tại các đơn vị đã CPH; xây dựng kế hoạch chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập sang công ty CP. Cùng với đó, tập trung hoàn thành CPH Bệnh viện GTVT, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt; tập trung CPH Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.

 Trích nguồn : http://ktdt.vn/

Cải cách thủ tục thuế của Việt Nam đang đi đúng hướng

 Đây là nhận định của bà Joanna Nasr - chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới (WB), khi đánh giá về tiến trình cải cách thủ tục hành chính thuế của Việt Nam, tại Hội thảo “Chỉ số nộp thuế và đề xuất cải cách cho Việt Nam”, sáng 15/1.
 

Bà Joanna Nasr cho biết, thời gian qua Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa các thủ tục kê khai đối với thuế giá trị gia tăng, bảo hiểm bắt buộc và thuế thu nhập doanh nghiệp; phần mềm mới của thuế đã gắn kết với phần mềm kế toán của doanh nghiệp để tự động tính toán theo yêu cầu của kê khai thuế; triển khai hệ thống khai thuế qua mạng…

“Với cách làm này, Việt Nam đang đi đúng hướng. Trong thời gian tới, cơ quan thuế cần tiếp tục chương trình cải cách theo lộ trình đã đề ra và mở rộng hơn các nội dung về cải cách, nhất là khâu sau kê khai như: thanh tra thuế, hoàn thuế và xử lý khiếu nại…” - bà Joanna Nasr nói.

cải cách thủ tục hành chính thuế 
Toàn cảnh buổi hội thảo sáng 15/1. Ảnh: MN.

Ông Cao Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên quan tâm và đặt ra mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Do đó thời gian qua, Tổng cục Thuế luôn ưu tiên quan tâm về vấn đề này, cùng với nhiệm vụ quản lý thu ngân sách nhà nước. “Đây là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục để ngành Thuế theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý thuế, phục vụ người nộp thuế theo những thông lệ quốc tế tốt”- ông Tuấn nói.

Cũng theo vị lãnh đạo Tổng cục Thuế: “Tuy cách đánh giá về chỉ số nộp thuế của Báo cáo môi trường kinh doanh không phản ánh toàn diện về năng lực hay trình độ quản lý thuế của các cơ quan thuế, nhưng đây là một kênh thông tin hữu ích, cung cấp một cách nhìn khác về chi phí tuân thủ thuế từ phía người nộp thuế, để giúp cho cơ quan thuế nhìn nhận lại, đề ra các chương trình cải cách phù hợp hơn, mạnh mẽ hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”.

Hội thảo cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến của các đại diện đến từ Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Hội tư vấn thuế Việt Nam, Công ty Kiểm toán Quốc tế PwC. Đây là những đơn vị đã đồng hành cùng với Tổng cục Thuế trong việc cải cách TTHC thuế, thời gian qua.

Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Cao Anh Tuấn cho biết, trong thời gian tới Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, báo cáo, đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm đơn giản hoá thủ tục, giảm thời gian thực hiện các thủ tục về thuế cho người nộp thuế trên cơ sở các nội dung mà chuyên gia đã cung cấp và các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội thảo.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có liên quan nghiên cứu, sửa đổi các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, thực hiện chuyển đổi dần từ quản lý dựa trên hóa đơn sang quản lý theo đối tượng, theo đánh giá rủi ro; đặc biệt là việc phòng ngừa, chống thất thu, chống gian lận về khấu trừ, hoàn thuế GTGT khi bỏ quy định doanh nghiệp gửi bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra.

Tổng cục Thuế cũng sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) rà soát, trình các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm đơn giản hoá TTHC về thuế và BHXH cho các doanh nghiệp; nghiên cứu, xây dựng, triển khai hệ thống kết nối thông tin giữa hai cơ quan được thống nhất và tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện các TTHC về BHXH./.

Trích nguồn : http://thoibaotaichinhvietnam.vn/

Đầu tư hơn 19.500 tỷ đồng cho hệ thống truyền tải điện

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2015 của Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) diễn ra ngày 16/1, ông Trần Quốc Lẫm, Phó Tổng Giám đốc NPT cho biết, năm nay, Tổng Công ty có kế hoạch đầu tư 19.515 tỷ đồng cho các dự án lưới điện truyền tải, tăng 1.520 tỷ đồng so với mức đầu tư năm trước.

(Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Như vậy, trong năm 2015, Tổng Công ty sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành 72 dự án; trong đó có 12 dự án 500kV và 60 dự án 220kV. Điển hình là các dự án giải tỏa công suất các dự án nguồn điện như đường dây 500kV Sơn La-Lai Châu, nâng công suất trạm biến áp 500kV Sơn La; đường dây 500kV Vũng Áng-nhánh rẽ Hà Tĩnh-Đà Nẵng; đường dây Vũng Áng-Ba Đồn-Đồng Hới; trạm biến áp 500kV Duyên Hải; các dự án thu gom công suất thủy điện nhỏ như trạm biến áp 220kV Than Uyên, Kon Tum…

Cùng với việc triển khai các dự án đảm bảo cấp điện cho Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực kinh tế trọng điểm miền Bắc và miền Nam như trạm biến áp 500kV Phố Nối, trạm biến áp 220kV Bắc Ninh 2; đường dây 500/220kV Bắc Ninh 2-Phố Nối; các đường dây 220kV Vân Trì-Chèm, Cầu Bông-Đức Hòa, Tân Định-Uyên Hưng, Trảng Bàng-Tây Ninh…, Tổng Công ty cũng thực hiện các dự án cấp điện cho các phụ tải quan trọng và chống quá tải ở Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Phan Thiết, Sóc Trăng… NPT còn tiếp tục thực hiện các dự án nâng cao năng lực lưới điện truyền tải và tăng cường cung cấp điện cho miền Nam.

Song song với đó, trong năm 2015, Tổng Công ty sẽ hoàn thiện các thủ tục để khởi công 61 dự án, trong đó có các dự án lưới điện đồng bộ với các nguồn điện ở Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải, Vĩnh Tân để cung cấp điện cho miền Nam…

Để thực hiện mục tiêu này, ông Trần Quốc Lẫm cho rằng Tổng Công ty sẽ phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trong tất cả các khâu từ chuẩn bị đến đầu tư, thu xếp vốn, đầu tư theo kế hoạch điều hành tổng thể đã được phê duyệt cho từng dự án. Cụ thể như chú trọng lựa chọn, phê duyệt phương án tuyến đường dây và vị trí trạm ngay từ bước đầu thực hiện dự án để có tính khả thi cao trước khi thỏa thuận với địa phương, trên nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa Tổng Công ty và xã hội để giảm thiểu việc điều chỉnh trong quá trình triển khai. 

Bên cạnh đó, Tổng Công ty tập trung đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế, chất lượng và thời gian thẩm định phê duyệt.

Riêng đối với công tác giải phóng mặt bằng luôn là khâu khó khăn nhất và cũng gây vướng mắc nhất trong quá trình triển khai các dự án truyền tải. Đặc biệt năm 2015 có số lượng lớn các dự án trọng điểm trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh có tính chất phức tạp. Vì vậy, Tổng Công ty yêu cầu các Ban Quản lý, Công ty Truyền tải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác này và kịp thời báo cáo Tổng Công ty, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các cấp có thẩm quyền và Chính phủ sớm có chỉ đạo, xử lý kịp thời.

Đánh giá về việc thực hiện các dự án đầu tư trong năm 2014, ông Vũ Ngọc Minh, Tổng Giám đốc NP, nhận định năm qua, với khối lượng đầu tư đạt 17.995 tỷ đồng, Tổng Công ty đã đóng điện và đưa vào vận hành 52 công trình từ 220-500kV, góp phần cùng EVN đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, nhất là đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam cũng như các vùng kinh tế trọng điểm, các phụ tải quan trọng theo sự chỉ đạo của Chính phủ; đồng thời khởi công 55 công trình, trong đó có nhiều công trình cung cấp điện cho Hà Nội và tăng khả năng cấp điện cho miền Nam.

Đáng chú ý, khối lượng giải ngân vốn đầu tư xây dựng đạt 96,6% so với khối lượng đã thực hiện và vượt 16,7% so với năm 2013. Trong năm, Tổng Công ty đã thu xếp được vốn cho các dự án với tổng số tiền 27.120 tỷ đồng, tăng hơn 42% so với năm 2013; trong đó, thu xếp vốn nước ngoài đạt 16.199 tỷ đồng, còn lại là thu xếp vốn trong nước. Kết quả này khiến các dự án lưới điện đang thi công và khởi công trong năm 2015 được thu xếp đủ vốn vay, đảm bảo tiến độ./.
Trích nguồn : http://www.baomoi.com/

Ngành điện TKV: Hoạt động theo mô hình cổ phần từ 1/4/2015

Năm 2014, Tổng công ty điện lực TKV đã sản xuất 8,5 tỷ kWh điện, đạt 100% kế hoạch năm. Với sản lượng này, doanh thu từ ngành điện của TKV đạt 11.370 tỷ đồng, tăng 9,5% so với kế hoạch đề ra, lợi nhuận 430 tỷ đồng, bằng 287% so với kế hoạch.

Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn (Thái Nguyên) đang hoạt động ổn định.


Sở dĩ doanh thu và lợi nhuận của ngành điện lực TKV tăng cao so với kế hoạch là do hiện nay, thị trường đã phát điện cạnh tranh. TKV có nhiều lợi thế về ứng dụng công nghệ hiện đại là lò tầng sôi tuần hoàn có thể đốt than chất lượng kém, giá thành thấp.

Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TKV cho biết, năm 2014 các nhà máy điện đốt than của TKV có một số thuận lợi như: Những tháng đầu năm, do vào mùa khô, nhu cầu về nhiệt điện lớn nên các nhà máy điện của TKV được Tập đoàn điện lực (EVN) huy động tối đa. Các nhà máy hoạt động tương đối ổn định với công suất cao.

Những tháng mùa mưa, tuy sản lượng thấp vì các nhà máy thủy điện tăng công suất nhưng Tổng công ty Điện lực TKV vẫn bám sát sản lượng theo hợp đồng phối hợp kinh doanh, tiến hành tốt kỳ bảo dưỡng sửa chữa, đảm bảo khả dụng các tổ máy khi có nhu cầu lưới điện tăng trở lại.

Mặt khác, hiện nay giá bán điện cho EVN đều được điều chỉnh mỗi khi có biến động giá nhiên liệu than, góp phần giảm bớt rủi ro khi có biến động tăng giá các nguyên liệu đầu vào v.v…

Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện kế hoạch, ngành điện TKV cũng gặp không ít khó khăn do phụ thuộc nhiều vào điều tiết của EVN. Mùa mưa trong năm kéo dài và có lượng mưa lớn, nước về các hồ thủy điện nhiều nên việc huy động công suất của các nhà máy nhiệt điện chạy than thấp.

Về thị trường, giá điện trên thị trường thấp, có nhiều thời điểm giá điện chỉ đạt mức 1 đồng/kWh. Việc quá tải đường dây 500kV khiến công suất truyền tải hết vào miền Nam, tạo ra tình trạng thừa nguồn cục bộ ở miền Bắc. Do vậy, việc duy trì vận hành các tổ máy nhiệt điện không đạt được hiệu quả về kinh tế, buộc Tổng công ty Điện lực TKV đôi khi phải ngừng một tổ máy, chỉ duy trì tổ máy còn lại phát ở mức công suất tối thiểu.

Ngoài ra, ngành điện TKV cũng gặp phải khó khăn khác như công tác lập kế hoạch sản lượng hợp đồng hàng năm thường trễ so với quy định dẫn đến khó khăn cho các nhà máy trong việc lập kế hoạch sản xuất.

Một vấn đề khác là về các bãi đổ xỉ thải của các nhà máy nhiệt điện của TKV hiện nay về cơ bản đã đầy. Hiện các nhà máy phải thuê ngoài vận chuyển xỉ thải đi cự ly rất xa mới có chỗ đổ dẫn đến chi phí cho hoạt động đổ thải mỗi năm tăng lên đến hang trăm tỷ đồng (các chi phí này hoàn toàn không được tính vào giá điện). Tổng công ty Điện lực TKV đã phải áp dụng nhiều giải pháp trong việc tiết giảm chi phí sản xuất để bù cho khó khăn trên.

Tập đoàn Than & Khoáng sản đang tích cực chỉ đạo triển khai công tác cổ phần hóa Tổng công ty điện lực TKV theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt. Hiện nay về các thủ tục đã cơ bản hoàn thành và dự kiến đến 1/4/2015, tổng công ty này sẽ chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Hiện nay, toàn ngành điện của TKV có 5 nhà máy đang hoạt động ổn định gồm: Nhiệt điện Cao Ngạn (Thái Nguyên), Na Dương (lạng Sơn), Đông Triều, Cẩm Phả (Quảng Ninh) và Sơn Động (Bắc Giang). TKV đang tiến hành nỗ lực để tiếp tục đưa các nhà máy điện khác đi vào hoạt động như: Nông Sơn (Quảng Nam), Thủy điện Đồng Nai 5 (Đăk Nông). Các dự án đang được tích cực đẩy nhanh tiến độ: Nhiệt điện Na Dương 2 (Lạng Sơn), nhiệt điện Cẩm Phả 3 (Quảng Ninh), Quỳnh Lập 1 (Nghệ An), Hải Phòng 3...

Năm 2014, công tác đầu tư cơ bản của Tổng công ty Điện lực được lãnh đạo Tập đoàn TKV giao chuẩn bị và triển khai thực hiện đầu tư 33 dự án trong đó có 10 dự án nhóm A, 2 dự án nhóm B và 23 dự án nhóm C. Giá trị thực hiện kế hoạch đầu tư năm 2014 đạt gần 3.300 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch.

Năm 2015, ngành điện TKV được giao sản xuất 8,6 tỷ kWh điện, tăng cao hơn so với năm 2014, để đạt doanh thu cả năm 11.620 tỷ đồng. Đồng thời, Tập đoàn Than & Khoáng sản đã chỉ đạo Tổng công ty Điện lực TKV tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án theo kế hoạch để sớm đưa một số nhà máy đi vào hoạt động, góp phần tăng sản lượng trong một vài năm tới.

Trích nguồn : Báo Công Thương

Hỗ trợ trực tuyến

4383709
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
553
4123
4676
2330825
83655
4383709

Your IP: 18.117.75.218
Server Time: 2024-11-25 02:13:31

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 83 guests and no members online