Ảnh minh họa.
|
Trích nguồn : VnExpress.net
Canifa - thương hiệu thời trang nổi tiếng được khá nhiều khách hàng ưa chuộng cũng giảm giá tới 50%.
|
Trích nguồn : http://www.ktdt.vn
Nội dung nổi bật:
- Bước vào năm 2015, với kế hoạch triển khai hàng loạt dự án, các DN BĐS đã đưa ra kế hoạch tuyển dụng một lượng lớn nhân sự ở hầu hết các bộ phận.
- Trung tâm Dự báo và thông tin thị trường lao động (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) dự báo trong báo cáo về xu hướng việc làm cách đây 4 năm, rằng năm 2015, có 9 ngành nghề sẽ tăng nhu cầu việc làm, trong đó có ngân hàng, tài chính và hoạt động kinh doanh BĐS.
Khác với lĩnh vực tiêu dùng nhanh hay sản xuất với nhu cầu tuyển dụng tương đối ổn định hằng năm, nhân sự trong ngành bất động sản (BĐS) lại chịu cảnh “nóng - lạnh” theo độ lên xuống của thị trường.
Còn nhớ, năm 2006 - 2007, thời điểm BĐS nóng hầm hập, nhân viên kinh doanh của các công ty được thưởng Tết 4 - 5 tháng lương là chuyện bình thường, nhưng giai đoạn ảm đạm, từ 2009 - 2012, việc DN cắt giảm gần 50% để tinh gọn bộ máy, giảm thiểu chi phí điều hành DN cũng không phải là vấn đề to tát.
Thậm chí, một công ty nghiên cứu, tư vấn thị trường nước ngoài có tiếng tại thị trường Việt Nam đã cắt hẳn bộ phận kinh doanh căn hộ. Những công ty trong nước như Bất động sản Phúc Đức, nổi bật một thời tại TP.HCM, nhưng đến năm 2012, khi chúng tôi có dịp gặp lại người sáng lập công ty này thì được biết, DN đã cắt giảm gần như hoàn toàn bộ phận môi giới bán hàng, tinh giảm hơn 50% nhân sự.
Song, sang đầu năm 2014, với sự hồi phục của thị trường BĐS, nhân sự ngành BĐS cũng bắt đầu “có giá” trở lại. Theo Manpower Group, nếu năm 2013, BĐS không nằm trong Top 10 ngành tuyển dụng nhiều nhất thì 5 tháng đầu 2014, BĐS đã vọt lên vị trí thứ 4, chủ yếu rơi vào các vị trí như kinh doanh, marketing online, tư vấn BĐS.
Trong đó, mức lương của nhân viên kinh doanh dao động từ 8 - 15 triệu đồng/người (cộng thêm hoa hồng bán hàng). Mức độ thu hút của lĩnh vực BĐS diễn ra mạnh mẽ vào quý III, IV/2014, đặc biệt là vị trí quản lý cấp trung, cao cấp khi một số ngân hàng hình thành bộ phận đầu tư, xử lý nợ xấu (bất động sản thế chấp); cũng như sự gia nhập thị trường của nhiều quỹ đầu tư ngoại đã săn lùng ráo riết nhân sự có kinh nghiệm quản lý lẫn khả năng tìm kiếm, thương lượng mua bán dự án.
Và chắc chắn thị trường sẽ không quên việc 1 trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn của Việt Nam đã “cuỗm” gần hết bộ phận phân tích, tư vấn, kinh doanh tại thị trường TP.HCM của một công ty tư vấn ngoại.
Bước vào năm 2015, với kế hoạch triển khai hàng loạt dự án, các DN BĐS đã đưa ra kế hoạch tuyển dụng một lượng lớn nhân sự ở hầu hết các bộ phận.
Điều này đã được Trung tâm Dự báo và thông tin thị trường lao động (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) dự báo trong báo cáo về xu hướng việc làm cách đây 4 năm, rằng năm 2015, có 9 ngành nghề sẽ tăng nhu cầu việc làm, trong đó có ngân hàng, tài chính và hoạt động kinh doanh BĐS.
Nói về kế hoạch tuyển dụng nhân sự sau Tết, ông Phan Thành Huy, Tổng giám đốc Novaland Group, cho biết, hầu như DN nào cũng có kế hoạch tuyển thêm nhân sự cho năm mới để phát triển dự án.
Ngay như Novaland, cuối 2010, có 100 nhân viên, năm 2013, con số này đã tăng lên 400 và cuối 2014 là 1.000. Mức độ tuyển dụng của công ty BĐS này diễn ra liên tục, khoảng 100 người/tháng cho tất cả các bộ phận từ tài chính, đầu tư, kế toán cho đến nhân viên kinh doanh.
Năm 2015 này, với việc triển khai khoảng 17 dự án tại TP.HCM, số lượng nhân viên của Novaland sẽ tăng dự kiến 2.800 người.
Theo ông Huy, hiện nay, hầu như các vị trí đều khó tuyển dụng bởi 2 nguyên nhân, thứ nhất là trong thời gian vừa qua, nhiều DN ngừng xây dựng dự án, Novaland đã “thu nạp” ồ ạt những người có kinh nghiệm trong ngành; hai là các DN BĐS lớn khác cũng tung ra nhiều chính sách để thu hút nhân tài. Nhu cầu tuyển dụng nhiều nhưng không phải lúc nào các DN cũng tuyển được người như ý muốn.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2014, có 4.825 lượt đăng tuyển nhưng chỉ có 803 hồ sơ ứng tuyển. Ngoài ra, BĐS cũng là ngành có mức độ đào thải khắc nghiệt, cụ thể, với những DN lớn, tỷ lệ sa thải người ở khoảng 30%, trong khi những DN cỡ trung khoảng 10%.
Tỷ lệ này không bao gồm bộ phận kinh doanh vì với những DN có quy mô lớn thì sau 2 tháng được tuyển, nếu kết quả kinh doanh không đạt là nhân sự đã phải nói lời “giã từ” DN.
Cũng liên quan hoạt động tuyển nhân sự sau Tết, ông Lê Vũ Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Thăng Long Real tiết lộ, năm 2015, Công ty sẽ triển khai ít nhất 3 dự án lớn ở khu Đông TP nên cần khoảng 100 - 120 người cho các vị trí quản lý cấp cao, giám đốc sàn, phát triển kinh doanh - marketing, nhân viên kinh doanh.
Tuy nhiên, chuyện cạnh tranh nhân sự trong ngành hiện nay diễn ra khá mạnh mẽ, cấp càng cao thì càng khó tuyển dụng. Trong khi đó, việc tuyển nhân viên kinh doanh cũng không hề dễ dàng do các DN lớn tung chiêu “càng quét” nên để có được nhân viên đủ kinh nghiệm, DN cần đáp ứng được chính sách lương, thưởng, hoa hồng tốt và có sản phẩm phù hợp, liên tục tung ra thị trường.
Theo ông Tuấn Anh, đây là hai yếu tố tối quan trọng để kéo nhân viên kinh doanh giỏi.
Trích nguồn : http://cafebiz.vn
Ngày 03/02/2015, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1093/QĐ-BCT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Quyết định số 1093/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với các nội dung như: Phát triển hệ thống kho bãi trở thành một trong các cơ sở hạ tầng thương mại nòng cốt phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu. Số lượng, loại hình, quy mô và công năng kho bãi do nhu cầu về kho bãi của hàng hóa xuất nhập khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu quyết định; Phát triển hệ thống kho bãi đồng bộ và tương thích với phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của khu vực cửa khẩu; Phát triển hệ thống kho bãi về công suất hay sức chứa đi đôi với phát triển về dịch vụ kho bãi (dịch vụ logistics về kho bãi hay gắn với kho bãi) theo hướng từng bước đi vào chuyên nghiệp và hiện đại; Phát triển hệ thống kho bãi dựa trên sự cân đối và tính khả thi trong từng thời kỳ giữa nhu cầu về kho bãi và khả năng nguồn lực đầu tư phát triển kho bãi của xã hội, trong đó chủ yếu là của thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu và thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; bảo đảm kho bãi và kinh doanh khai thác kho bãi đạt hiệu quả kinh tế cao và ổn định, v.v...
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch nhằm phát triển hệ thống kho bãi đồng bộ cùng với tích hợp các dịch vụ logistics trọn gói kèm theo, từng bước đi vào chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng đầy đủ và thường xuyên nhu cầu tập kết lưu giữ và bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc phát triển mạnh và bền vững.
Cụ thể, đến năm 2025: Có các kho bãi chủ yếu đủ để đáp ứng 80% nhu cầu về quy mô kho bãi (diện tích, sức chứa) của hàng hóa xuất nhập khẩu; cung cấp các dịch vụ quan trọng và cần thiết nhất trong quá trình tập kết, lưu giữ, chỉnh lý, bảo quản, sang xe sang tải, kiểm tra và làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu; duy trì sự ổn định và từng bước nâng cao tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Tầm nhìn đến năm 2035: Có hệ thống kho bãi hoàn chỉnh và đồng bộ, đáp ứng được 100% nhu cầu về quy mô kho bãi (diện tích, sức chứa) của hàng hóa xuất nhập khẩu; cung cấp trọn gói theo hướng tích hợp đồng bộ các dịch vụ logistics gắn với kho bãi (trong tất cả các công đoạn của xuất nhập khẩu hàng hóa); thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc phát triển mạnh và bền vững.
Tiêu chí quy hoạch bao gồm số lượng, quy mô, cơ cấu loại hình theo công năng và mục đích sử dụng của kho bãi phải phù hợp với nhu cầu về kho bãi (nhu cầu về sức chứa, nhu cầu về dịch vụ phục vụ kèm theo) của hàng hóa xuất nhập khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu.
Theo Quyết định số 1093/QĐ-BCT, Bộ Công Thương có trách nhiệm: chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển kho bãi thống nhất theo Quy hoạch. Tham gia và có ý kiến trong quá trình thẩm định, phê duyệt đối với những công trình kho bãi trọng điểm; Chủ trì rà soát cơ chế, chính sách và pháp luật có liên quan đến kho bãi để sửa đổi, bổ sung và ban hành theo thẩm quyền; hoặc thống nhất ý kiến với các bộ, ngành liên quan để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung; Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn vận dụng các chủ trương, chính sách hiện hành nhằm khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ cho đầu tư phát triển kho bãi tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Theo dõi, tổng hợp và đánh giá hàng năm về kết quả đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác kho bãi trong mối quan hệ với hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Chủ động thống nhất với các địa phương trong việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch này cho phù hợp với diễn biến và đòi hỏi của thực tế; Phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu xây dựng và ban hành tiêu chuẩn/quy chuẩn kho bãi hàng hóa trong tổng thể bộ tiêu chuẩn/quy chuẩn quy hoạch - xây dựng các loại hình hạ tầng thương mại, v.v...
Chi tiết Quyết định số 1093/QĐ-BCT xem tại đây.
Trích nguồn : Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương
Việt Nam là điểm đầu tư quan trọng
Theo kết quả khảo sát được JETRO thông báo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 4 điểm chính được các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đó là việc đánh giá mở rộng thị trường tại Việt Nam; Vấn đề rủi ro trong môi trường đầu tư; Tình hình cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện; Kỳ vọng vào việc hội nhập kinh tế.
Đánh giá việc mở rộng thị trường tại Việt Nam, 66% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng thị trường ở Việt Nam và coi Việt Nam là điểm đầu tư quan trọng.
Về rủi ro trong môi trường đầu tư, Việt Nam rơi vào vị trí thứ 3 trong số 15 quốc gia về “Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành không minh mạch”, hơn một nửa số doanh nghiệp chỉ ra vấn đề “Sự phức tạp về cơ chế”, “Chi phí nhân công tăng cao” nhưng bù lại “Thủ tục hành chính phức tạp” đã được cải thiện đôi chút và “Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện” cũng được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, tình hình cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện vẫn khiến doanh nghiệp Nhật không hài lòng. Tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam là 33,2%, tăng 1% so với năm 2013. Tỉ lệ này cao hơn Philippines (28,4%) nhưng thấp hơn Trung Quốc nhiều (66%), Thái Lan (55%). Để nâng cao năng lực cạnh tranh về mặt chi phí, Việt Nam cần tăng thu mua từ doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ bằng các hình thức như cho vay lãi suất thấp, ưu đãi về thuế, đào tạo nguồn nhân lực.
Kỳ vọng vào việc hội nhập kinh tế được các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm và mong muốn được cải thiện nhiều hơn. Trước hết là “Đơn giản hóa thủ tục thông quan”, tiếp đó là “Chế độ thuế”, “Bỏ thuế nhập khẩu”, “Giải thích, vận dụng Quy chế xuất xứ” cũng là những kỳ vọng có tỉ lệ cao.
Đã cải thiện tích cực nhưng DN mong đợi nhiều hơn
Đánh giá về kết quả khảo sát của JETRO tại buổi làm việc mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng: Việc khảo sát này không chỉ giúp cho Chính phủ Nhật Bản mà còn giúp cho Chính phủ các nước nắm bắt được ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp Nhật Bản, so sánh được quy định của nước mình với các nước xung quanh. Từ đó giúp các cơ quan của Chính phủ Việt Nam có những đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách của mình.
Qua kết quả Khảo sát năm 2014 của JETRO, tình hình chung đầu tư của Việt Nam đang được cải thiện rõ rệt, có thể chưa được như mong đợi của doanh nghiệp Nhật Bản nhưng đã có những cải thiện tích cực.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết: Trong năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã có những chỉ đạo quyết liệt để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Trong đó phải kể đến Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản, nhiều vấn đề được minh bạch hơn, nhiều thủ tục hành chính được bãi bỏ. Tuy nhiên, đến ngày 1-7-2015 luật mới có hiệu lực nên chưa được phản ánh trong kết quả điều tra này.
Với việc thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18-3-2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh tin tưởng rằng, trong năm 2015 môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam sẽ có những chuyển biến tích cực.
Trích nguồn :http://cafef.vn
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
We have 42 guests and no members online