Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Niềm tin của người mua bất động sản phải chăng đang bị xói mòn?

Niềm tin của người mua bất động sản phải chăng đang bị xói mòn?

Theo các chuyên gia trong ngành, tâm lý của người mua bất động sản (BĐS) cực kì quan trọng đối với việc “xuống tiền” của họ. Một dự án có được hấp thụ tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào niềm tin của người mua dành cho chủ đầu tư.

Rõ ràng, sau tất cả những sự việc đã diễn ra trên thị trường BĐS thời gian qua đã tác động khá rõ nét đến tâm lý của cả người mua thực lẫn giới đầu tư địa ốc. Theo các chuyên gia trong ngành, sự e dè, nghe ngóng và chờ đợi là những cụm từ thể hiện động thái của khách mua BĐS hiện nay.

Trao đổi về câu chuyện này, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, tâm lý của người mua BĐS rất quan trọng đối với dự án và thị trường BĐS nói chung. Trong đó, vai trò của cả chính quyền lẫn chủ đầu tư  tác động đến mạnh nhất đếnn tâm lý khách mua, đặc biệt sau rất nhiều những “sự cố” về pháp lý dự án.

Ở vai trò của chính quyền, bà Dung cho rằng, đầu tiên chính quyền địa phương phải có cách nào đó để người dân có thể tiếp cận tốt nhất với quy hoạch của dự án, chẳng hạn như công khai những quy hoạch tổng thể lên phần mềm ứng dụng. Hiện tỉnh Đồng Nai đã làm được điều này. Thời gian qua, nhiều dự án “ma” đã chào bán trên thị trường, có những người mua không thể lên trang Web để tìm hiểu thì bản thân chính quyền ở một số địa phương đã cho người xuống tận khu đất để treo băng rôn, chủ động đưa tin đến người dân.

Niềm tin của người mua bất động sản phải chăng đang bị xói mòn?  - Ảnh 1.

Niềm tin của người mua BĐS rất quan trọng trong quyết định mua sản phẩm. Ảnh: Minh họa internet

Còn đối với chủ đầu tư, cần có những đảm bảo cho người mua bằng cách trình được giấy tờ pháp lý về khu đất dự án để người mua yên tâm. Theo bà Dung, thời gian qua tâm lý của người mua BĐS không ổn định, lùm xum về pháp lý dự án xảy ra cũng bởi phần lớn liên quan đến việc chủ đầu tư không rõ ràng.

“Bản thân người mua phải chủ động yêu cầu chủ đầu tư đưa ra những giấy tờ này: Sổ đỏ, quy hoạch tổng thể, quy hoạch 1/500…tuy nhiên, trên thực tế thị trường có những khu đất chủ đầu tư còn làm giả sổ đỏ hoặc quy hoạch 1/500 để xuất trình cho người mua. Trường hợp như này cũng rất khó cho người mua xác định đâu là thật, đâu là giả”, bà Dung cho hay.

Theo đó, theo bà Dung, bản thân người mua phải tỉnh táo, tên tuổi, uy tín của chủ đầu tư là rất trong trọng trong trường hợp này. Với những chủ đầu tư hoàn toàn mới xuất hiện trên thị trường, người mua cần phải thực sự cẩn trọng.

“Đứng về phía chủ đầu tư thì tạo dựng niềm tin với người mua là quan trọng nhất. Tâm lý của người mua BĐS rất quan trọng, dự án có hấp thụ tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào niềm tin của người mua dành cho các CĐT. Với những chủ đầu tư đã có sẵn uy tín trên thị trường, đặc biệt luôn có khả năng giao sản phẩm đúng tiến độ thì khả năng bán được hàng bao giờ cũng cao hơn các chủ đầu tư khác”, bà Dung nhấn mạnh.

Mà niềm tin đó được tạo dựng từ việc chủ đầu tư đảm bảo bàn giao sản phẩm đúng hạn, hoàn thành đúng tiến độ. Theo bà Dung, nếu bản thân chủ đầu tư chưa đủ điều kiện phát triển dự án đúng tiến độ hoặc luôn trong tư thế cứ chào bán còn khởi công hay hoàn thành lúc nào cũng được sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của chính doanh nghiệp và tâm lý của khách hàng.

“Doanh nghiệp nên tránh những trường hợp như vậy. Trong bối cảnh thị trường như hiện nay hãy đảm bảo đủ điều kiện phát triển dự án, giấy tờ sạch sẽ hãy chào bán, tránh trường hợp bán rồi phải dừng lại do không đủ điều kiện, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín doanh nghiệp về lâu dài”, Giám đốc CBRE Việt Nam khuyến cáo,

Cùng quan điểm, một số chuyên gia cho rằng, sau hàng loạt thông tin về những dự án “ma” của công ty Alibaba và một số công ty BĐS khác xuất hiện trên thị trường, niềm tin của người mua BĐS dường như đang dần vơi. Không phải họ không muốn bỏ tiền vào BĐS nhưng tâm lý thận trọng của người mua đã tác động đến giao dịch chung của toàn thị trường. Để quyết định “xuống tiền” một dự án trở nên khó khăn hơn đối với họ, khi bản thân họ không còn cảm thấy dòng tiền bỏ ra được an toàn.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đông Tây Land cho rằng, chính tâm lý e ngại của người mua đã ảnh hưởng đến giao dịch của dự án BĐS. Mua bán BĐS cũng theo kiểu “buôn bán có hội có phường”, nếu nguồn cung càng nhiều thì người mua càng nhiều khiến thị trường sôi động lên. Nhưng nguồn cung ít thì tâm lý “sợ” lại càng thể hiện rõ. Người mua có thể chuyển sang kinh doanh cái khác, thậm chí không dám mua BĐS nữa. Điều này lại càng làm thị trường đi xuống luôn.

Theo ông Bình, trên thị trường hiện nay, phân khúc đất nền đang bị ảnh hưởng tâm lý người mua rõ nét nhất. Một số dự án pháp lý không hoàn thiện, cộng với một số thông tin không tốt về dự án đã ảnh hưởng đến các dự án khác và toàn thị trường. “Có cảm giác là khách hàng bây giờ khi mua BĐS phải tìm hiểu rất kỹ về pháp lý, họ thận trọng hơn xưa rất nhiều, điều này cũng là nguyên nhân khiến thị trường nhà đất chậm đi”, ông Bình nhấn mạnh.

Trích: http://cafef.vn

TT năng lượng TG ngày 2/12: Dầu tăng do tăng trưởng sản xuất của Trung Quốc

TT năng lượng TG ngày 2/12: Dầu tăng do tăng trưởng sản xuất của Trung Quốc

 Giá dầu tăng hơn 1% trong ngày hôm nay do những dấu hiệu hoạt động sản xuất của Trung Quốc đang tăng cho thấy nhu cầu nhiên liệu tăng và khả năng OPEC có thể cắt giảm sản lượng sâu tại cuộc họp trong tuần này.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 74 US cent hay 1,2% lên 61,23 USD/thùng. Dầu thô WTI kỳ hạn tăng 86 USD hay 1,6% lên 56,03 USD/thùng.
Trong ngày thứ sáu tuần trước, dầu thô WTI kỳ hạn đóng cửa giảm 5,1% trong bối cảnh khối lượng giao dịch giảm vì ngày lễ Tạ ơn cuối tuần qua, dầu thô Brent giảm 4,4%. Giá giảm cũng do lo ngại rằng các cuộc đàm phán để kết thúc cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia sử dụng dầu lớn nhất thế giới sẽ bị gián đoạn do Mỹ hỗ trợ người biểu tình ở Hong Kong.
Nhưng giá dầu tăng trong hôm nay sau khi hoạt động sản xuất tháng 11/2019 ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, tăng lần đầu tiên trong 7 tháng vì nhu cầu trong nước tăng trong bối cảnh các biện pháp kích thích của chính phủ.
Stephen Innes, giám đốc chiến lược thị trường Châu Á tại AxiTrader cho biết “giá mở cửa vẫn được hỗ trợ bởi hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ tăng với PMI trong tương lai vượt kỳ vọng”.
Giá cũng được hỗ trợ sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho biết OPEC và các nhà sản xuất đồng minh sẽ xem xét cắt giảm sản lượng dầu sâu hơn khoàng 400.000 thùng/ngày thành 1,6 triệu thùng/ngày.
Tổ chức OPEC và các đồng minh gồm Nga, được gọi là OPEC+ dự kiến gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng hiện nay ít nhất tới tháng 6/2020 khi họ nhóm họp trong tuần này.
Tổ chức OPEC+ đã hợp tác về sản lượng trong 3 năm để cân bằng thị trường và hỗ trợ giá. Thỏa thuận hiện nay của họ cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ tháng 1/2019 hết hạn vào cuối tháng 3/2020.
Các Bộ trưởng OPEC sẽ nhóm họp tại Vienna vào ngày 5/12 và tổ chức OPEC+ sẽ họp vào ngày 6/12/2019 để quyết định thỏa thuận hiện nay.
Dầu tăng trong tháng 11/2019 một phần do dự đoán Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại ban đầu vào cuối năm nay sẽ giúp khôi phục tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu tương lai.
Ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trong giai đoạn một của thỏa thuận thương mại là loại bỏ thuế quan hiện nay của Mỹ với hàng hóa Trung Quốc. Tờ Global Times của Trung Quốc đưa tin, lập trường của Mỹ có thể không đồng ý.
Khả năng không có thỏa thuận thương mại có thể gây sức ép lên giá trong năm tới, cùng với nguồn cung mới có thể tạo ra dư thừa, theo một thăm dò của Reuters.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 2/12/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

55,9498

0,5728

1,03 %

5,68%

Dầu Brent

USD/thùng

61,1151

0,6692

1,11 %

-0,93%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,3541

0,0356

1,54 %

-45,74%

Xăng

USD/gallon

1,6142

0,0232

1,46 %

12,77%

Dầu đốt

USD/gallon

1,8985

0,0169

0,90 %

0,57%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

Chứng khoán Mỹ bất ngờ quay đầu giảm điểm, nhưng vẫn ghi nhận tháng có diễn biến khởi sắc nhất kể từ tháng 6

Chứng khoán Mỹ bất ngờ quay đầu giảm điểm, nhưng vẫn ghi nhận tháng có diễn biến khởi sắc nhất kể từ tháng 6

Kết thúc phiên 29/11, chứng khoán Mỹ diễn biến tiêu cực, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi những thông tin rõ ràng hơn về thoả thuận thương mại.

  Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 112,59 điểm, tương đương 0,4%, xuống 28.051,41 điểm. S&P 500 sụt 0,4% xuống còn 3.140,98 điểm, trong khi Nasdaq Composite mất gần 0,5%, chốt phiên với 8.665,47 điểm. Phiên giao dịch này kết thúc vào lúc 1 giờ chiều (giờ Mỹ).

Các chỉ số lớn đồng loạt ghi nhận mức tăng mạnh trong tháng dù giao dịch tiêu cực ở phiên này. S&P 500 đã tăng 3,4%, có mức tăng theo tháng lớn nhất kể từ tháng 6. Chỉ số Dow và Nasdaq Composite tăng lần lượt 3,7% và 4,5% trong tháng 11, cũng trải qua tháng có diễn biến khởi sắc nhất kể từ tháng 6. Trong tuần này, chỉ số Dow tăng 0,6%, trong khi S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 1% và 1,7%.

Thị trường thăng hoa trong tháng này phần lớn là tâm lý lạc quan xung quanh các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Hồi tháng 10, Tổng thống Donald Trump cho biết hai bên đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và sẽ ký kết trong tháng này. Tuy nhiên, sự lạc quan đó gần đây đã bị lung lay, đặc biệt là trong tuần này sau khi ông Trump ký dự luật ủng hộ người biểu tình ở Hồng Kông.

Các nhà đầu tư lo ngại điều này có thể khiến cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn, khoản thuế quan thời hạn 15/12 của Mỹ áp lên hàng hoá Trung Quốc sẽ có hiệu lực. 

Doanh số bán hàng cao có thể cho thấy lĩnh vực tiêu dùng của Mỹ vẫn ở trạng thái khả quan, cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh bát chấp chiến tranh thương mại. Cổ phiếu ngành bán lẻ giảm điểm nhẹ ở phiên này. Chứng chỉ quỹ SPDR S&P Retail ETF (XRT) giảm 0,8%, cổ phiếu Best Buy lùi 0,1% và Macy's giảm 1%.

Trong tháng này, công ty dịch vụ IT - DXC Technology, có đà tăng mạnh nhất trong S&P 500, tăng tới 35%. Cổ phiếu của nhà sản xuất chip Qorvo đã tăng 29%. Charles Schwab cũng tăng hơn 20% trong tháng. Cổ phiếu của Disney có diễn biến vượt trội trong Dow Jones trong tháng này, tăng 16,7%,  trong khi UnitedHealth tăng gần 11%.

Trích:http://cafef.vn

Tiêu thụ dầu toàn cầu vẫn chậm chạp

Tiêu thụ dầu toàn cầu vẫn chậm chạp

 Tiêu thụ dầu toàn cầu rõ ràng đã tăng tốc kể từ giữa năm nay do giá dầu giảm, làm tăng nhu cầu và tránh dự trữ gia tăng mạnh. Nhưng thật sự có vẻ không như vậy.
Phần lớn tăng trưởng này tới từ Trung Quốc, nơi đã báo cáo tiêu thụ đang tăng với tốc độ không phù hợp với doanh số bán ô tô sụt giảm và kinh tế đang chậm lại tại quốc gia này.
Các nhà phân phối và tiêu thụ nhiên liệu của Trung Quốc rất có thể tận dụng giá nhiên liệu thấp để tăng khối lượng sản phẩm được giữ trong các kho chứa nhiên liệu và các bể chứa của người dùng cuối cùng, trước khi giá tăng trở lại.
Nếu đúng trường hợp này, phần lớn sự gia tăng có thể được tính bằng sự thay đổi kho dự trữ một lần hơn là sự gia tăng tiêu thụ bền vững và có thể sẽ có khả năng giảm nếu giá tăng một lần nữa trong năm tới.
Tiêu thụ trong những nơi khác trên thế giới vẫn chậm chạp, theo số liệu mới nhất của chính phủ báo cáo cho Tổ chức Sáng kiến Số liệu chung (JODI).
Mười tám quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới, mỗi quốc gia sử dụng hơn 1 triệu thùng/ngày, đã báo cáo tiêu thụ tăng 1,6% trong quý 3/2019 so với cùng kỳ một năm trước.
Đó là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ đầu năm nay và đánh dấu sự quay trở lại từ sụt giảm nhẹ trong quý 2/2019 so với qúy 2/2018.
Nhưng tiêu thụ tăng vọt gần 13% trong quý 3/2019 của Trung Quốc - tốc độ tăng nhanh nhất trong 8 năm - đang tâng bốc số liệu này và khó có thể phù hợp với nền tảng kinh tế của đất nước.
Ngoại trừ Trung Quốc, tiêu thụ tại 17 quốc gia hàng đầu khác giảm 0,9% trong quý 3/2019 so với một năm trước, một sự cải thiện trong vài tháng trước, nhưng vẫn yếu.
Xu hướng tiêu thụ ổn định hay đang giảm tại những nơi khác trên thế giới phù hợp với sự sụt giảm trong vận chuyển hàng hóa toàn cầu và sự sụt giảm trong hoạt động sản xuất toàn cầu đã báo cáo trong các cuộc khảo sát kinh doanh.
 Nếu Mỹ và Trung Quốc đồng ý một thỏa thuận thương mại cho phép kinh tế toàn cầu phục hồi đà tăng trưởng trong năm tới, tăng trưởng tiêu thụ dầu sẽ tăng tốc và thúc đẩy giá tăng.
Nhưng trong phạm vi giá tăng Trung Quốc kết thúc việc dự trữ, sự phục hồi trong tiêu thụ có thể chứng minh ít hơn so với một số dự báo xu hướng tăng trong thị trường dầu mỏ.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Hàng hóa TG sáng 29/11/2019: Giá dầu Brent, vàng và đồng giảm

Hàng hóa TG sáng 29/11/2019: Giá dầu Brent, vàng và đồng giảm

 Phiên 28/11/2019 trên thị trường quốc tế (kết thúc vào rạng sáng 29/11/2019 trên thị trường Việt Nam), giá hàng hóa biến động nhẹ. Thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ Lễ Tạ ơn.
Trên thị trường năng lượng, giá 2 loại dầu chủ chốt biến động trái chiều giữa bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Kết thúc phiên, dầu Brent giảm 14 US cent (0,2%) xuống 63,92 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 13 US cent (0,2%) lên 58,24 USD.
Ngày 28/11, Văn phòng các vấn đề Hong Kong và Macao của Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra tuyên bố lên án mạnh mẽ việc Mỹ ký ban hành cái gọi là “Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong 2019”.
Hiện nay, các nhà đầu tư đang lo ngại động thái trên có thể trì hoãn hơn nữa một thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu thô.
Trong khi đó, theo báo cáo công bố gần đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã tăng 1,6 triệu thùng, với sản lượng tăng lên mức cao kỷ lục 12,9 triệu thùng/ngày.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng đang hướng sự chú ý tới cuộc họp diễn ra vào tuần tới của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, trong đó có Nga, được biết đến với cái tên OPEC+.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS dự kiến OPEC+ sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng, dự kiến hết hạn vào cuối tháng 3/2020, thêm ba đến sáu tháng nữa.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm khi chứng khoán Mỹ tăng điểm. Vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.455,37 USD/ounce; trong khi vàng kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 0,1% lên 1.454,9 USD/ounce.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite đều tăng điểm trong phiên này, nhờ số liệu kinh tế tích cực hơn dự kiến.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, GDP của nước này trong quý III/2019 tăng trưởng 2,1%, cao hơn so với mức ước tính trước đó là 1,9%. Khi các chỉ số chứng khoán tăng, sức hấp dẫn của các tài sản an toàn như vàng sẽ giảm.
Về các kim loại quý khác, giá bạc giao tháng Ba giảm 13,3 xu, hay 0,77%, xuống 17,055 USD/ounce, giá bạch kim giao tháng Hai giảm 16,3 USD, hay 1,79%, xuống 895,4 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi, làm gia tăng nghi ngờ về triển vọng giải quyết tranh chấp thương mại kéo dài giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá đồng trên sàn London giảm 0,9% xuống 5.892 USD/tấn, sau khi giá đồng tăng lên mức cao nhất 3 tuần (5.968 USD/tấn) trong phiên trước đó.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng từ mức giảm 2 phiên liên tiếp, sau khi Bắc Kinh đưa ra 1 loạt các biện pháp kích thích nhằm thúc đẩy nền kinh tế chậm lại, làm gia tăng các dự án xây dựng.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên tăng 0,7% lên 650 CNY/tấn.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 0,4% lên 3.618 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,8% lên 3.555 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2020 giảm 1,1% xuống 14.110 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê robusta trên sàn London (kỳ hạn tháng 3/2020) tăng 5 USD tương đương 0,3% lên 1.406 USD/tấn.
Tại châu Á, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng do vụ thu hoạch trong năm nay chậm hơn khi cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán hồi tháng 3/2019, trong khi giao dịch tại Indonesia trầm lắng do thiếu nguồn cung.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen & vỡ) được chào giá cộng 90-100 USD/tấn so với kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn London, giảm so với mức cộng 120-130 USD/tấn cách đây 1 tuần. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 33.000 đồng (1,42 USD)/kg, giảm so với 35.000 đồng/kg hồi tuần trước.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 200 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn London và giảm so với mức cộng 190-200 USD/tấn cách đây 1 tuần.
Giá đường tăng trong bối cảnh giao dịch trầm lắng khi thị trường Mỹ nghỉ lễ Tạ ơn, song các nhà sản xuất đẩy mạnh bán ra đã hạn chế đà tăng. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn London tăng 1,4 USD tương đương 0,4% lên 343 USD/tấn.
Giá đậu tương tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng do hoạt động đẩy mạnh bán ra và thời tiết thuận lợi hỗ trợ năng suất cây trồng tại Nam Mỹ. Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2020 giảm 0,3% xuống 8,82 USD/bushel và chạm mức thấp nhất kể từ ngày 20/9/2019. Giá ngô kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 1,3% xuống 3,73-1/4 USD/bushel. Giá lúa mì giao cùng kỳ hạn giảm 0,9% xuống 5,26-3/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm do các thương nhân bán ra chốt lời sau khi giá tăng trong phiên trước đó. Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 0,8% xuống 2.665 ringgit (639,09 USD)/tấn, sau khi tăng 0,4% trong phiên trước đó. Tính chung cả tuần giá dầu cọ giảm 3% sau khi tăng gần 7% trong tuần trước đó.
Giá cao su tại Tokyo giảm theo xu hướng giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải suy giảm.
Trên sàn TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 0,2 JPY (0,0018 USD) xuống 188,3 JPY/kg.
Trong khi đó, trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2020 giảm 95 CNY (13,5 USD) xuống 12.475 CNY/tấn. Giá cao su TSR20 giảm 25 CNY xuống 10.700 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

58,24

+0,13

+0,2%

Dầu Brent

USD/thùng

63,92

-0,14

-0,2%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

40.360,00

+310,00

+0,77%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,48

-0,02

-0,84%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

168,42

+0,50

+0,30%

Dầu đốt

US cent/gallon

195,70

+1,05

+0,54%

Dầu khí

USD/tấn

590,00

+3,75

+0,64%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

56.650,00

+370,00

+0,66%

Vàng New York

USD/ounce

1.463,00

+2,20

+0,15%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.119,00

0,00

0,00%

Bạc New York

USD/ounce

17,04

-0,02

-0,12%

Bạc TOCOM

JPY/g

59,90

+0,10

+0,17%

Bạch kim

USD/ounce

893,45

+0,52

+0,06%

Palađi

USD/ounce

1.835,20

-2,65

-0,14%

Đồng New York

US cent/lb

267,55

-2,05

-0,76%

Đồng LME

USD/tấn

5.892,00

-53,00

-0,89%

Nhôm LME

USD/tấn

1.752,00

-12,00

-0,68%

Kẽm LME

USD/tấn

2.278,00

-19,00

-0,83%

Thiếc LME

USD/tấn

16.420,00

+20,00

+0,12%

Ngô

US cent/bushel

373,25

-5,00

-1,32%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

526,75

-4,25

-0,80%

Lúa mạch

US cent/bushel

316,50

-5,75

-1,78%

Gạo thô

USD/cwt

12,39

+0,15

+1,23%

Đậu tương

US cent/bushel

882,00

-2,25

-0,25%

Khô đậu tương

USD/tấn

296,20

-0,90

-0,30%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,50

+0,10

+0,33%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

458,90

+1,00

+0,22%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.597,00

-59,00

-2,22%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

118,45

+1,60

+1,37%

Đường thô

US cent/lb

12,79

+0,01

+0,08%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

99,80

+0,05

+0,05%

Bông

US cent/lb

65,81

-0,14

-0,21%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

416,10

+3,20

+0,77%

Cao su TOCOM

JPY/kg

186,50

-1,80

-0,96%

Ethanol CME

USD/gallon

1,37

-0,05

-3,45%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg

Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4386899
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3743
4123
7866
2330825
86845
4386899

Your IP: 3.144.31.17
Server Time: 2024-11-25 23:21:58

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 28 guests and no members online