Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Iran vẫn bán dầu bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ

Iran vẫn bán dầu bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ

 Đài truyền hình nhà nước Iran trích dẫn lời phó Tổng thống Eshaq Jahangiri rằng Iran vẫn đang bán dầu bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ với xuất khẩu của Tehran, bổ sung rằng áp lực tối đa của Washington với Tehran đã thất bại.
Ông Jahangiri nói “bất châp áp lực của Mỹ ... và các lệnh trừng phạt của họ với xuất khẩu dầu của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục bán dầu bằng cách sử dụng các phương tiện khác ... ngay cả khi các quốc gia thân cận đã dừng mua dầu của chúng tôi vì lo sợ các hình phạt của Mỹ”.
Những mối quan hệ giữa 2 kẻ thù đã đạt điểm nguy hiểm trong năm ngoái, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi hiệp ước năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới theo đó Tehran đã chấp nhận hạn chế chương tình hạt nhân để đổi lại dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Phát biểu tại một sự kiện ở Kentucky hôm 2/12, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng các lệnh trừng phạt Tehran đã có hiệu lực, dẫn tới giảm sự thịnh vượng của Iran và giảm khả năng giao dịch với các nước khác trên thế giới.
Pompeo cho biết “tin tức tốt là bất chấp những gì thế giới nói với Tổng thống Trump rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không có hiệu quả, thế giới đã sai. Các lệnh trừng phạt có hiệu quả đáng kinh ngạc”.
Washington đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm dừng tất cả xuất khẩu dầu của Iran, cho biết họ tìm cách buộc Iran đàm phán để đạt được một thỏa thuận rộng lớn hơn. Nhưng các cường quốc khác trên thế giới đã ký thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã không khôi phục các lệnh trừng phạt của riêng họ. 
Tehran đã từ chối các cuộc đàm phán trừ khi Washington trở lại thỏa thuận hạt nhân này và dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt. Jahangiri cho biết “họ đã thất bại đưa xuất khẩu dầu của chúng tôi về không như đã dự định”.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 5/12: Dầu ổn định sau khi tăng vọt, khí giảm gần 2%

TT năng lượng TG ngày 5/12: Dầu ổn định sau khi tăng vọt, khí giảm gần 2%

 Giá dầu giản trong phiên giao dịch trầm lắng hôm nay, trước khi bắt đầu cuộc họp của OPEC vào cuối ngày, sau khi tăng mạnh trong phiên trước do dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh và dự đoán OPEC cắt giảm thêm sản lượng.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 10 US cent hay 0,2% xuống 62,9 USD/thùng. Dầu thô Brent tăng vọt 3,6% trong phiên trước. Dầu thô WTI giảm 22 US cent hay 0,4% xuống 58,21 USD/thùng, đóng cửa phiên trước WTI tăng 4,2%.
Giá hiện nay đã trở lại mức một tuần trước, trước khi chúng giảm do không có sự tiến bộ trong việc giải quyết cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo dài 17 tháng đã ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu dầu.
Chú ý của nhà đầu tư chuyển sang cuộc họp của OPEC và các đồng minh bắt đầu từ ngày 5/12 và khả năng cắt giảm thêm sản lượng.
Tổ chức OPEC+ đã hạn chế sản lượng kể từ năm 2017 nhằm chống lại sự gia tăng sản lượng từ Mỹ, quốc gia hiện nay là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
OPEC đang có mục tiêu thúc đẩy giảm sản lượng sâu hơn nhưng cần sự đồng ý của Nga và các nhà sản xuất dầu khác để tránh dư cung trong năm tới, sau khi tăng trưởng nhu cầu chậm lại trong năm 2019.
Eurasia Group cho biết “kết quả rất có thể của cuộc họp OPEC+ trong tuần này là một thỏa thuận giảm sản lượng thêm 300.000 - 400.000 thùng/ngày, tùy thuộc vào mức tuân thủ cao hơn của các quốc gia đã không tôn trọng cam kết của họ”.
Các thành viên của OPEC nhóm họp tại Vienna trong ngày hôm nay và sau đó họp với Nga và các thành viên khác trong ngày mai (6/12). OPEC+ đã giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày.
Giá dầu tăng trong ngày hôm qua sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự trữ dầu thô giảm 4,9 triệu thùng trong tuần trước, so với dự đoán trong thăm dò của Reuters giảm 1,9 triệu thùng.
 
Khí tự nhiên giảm gần 2%
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm gần 2% do dự báo nhu cầu sưởi ấm đến giữa tháng 12/2019 thấp hơn so với dự kiến trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn New York giảm 4,2 US cent tương đương 1,7% xuống 2,399 USD/mmBTU. Trong phiên trước đó, giá khí tự nhiên tăng 4,8%, ngày tăng mạnh nhất trong hơn 1 tháng do dự báo thời tiết lạnh hơn trong 2 tuần tới.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Tăng trưởng sản lượng dầu của Mỹ chậm lại

Tăng trưởng sản lượng dầu của Mỹ chậm lại

 Các nhà sản xuất dầu của Mỹ có thể tăng sản lượng hàng ngày thêm 1 triệu thùng vào năm tới hay ít nhất là 100.000 thùng, với độ chênh lệch cao tạo ra tình trạng không chắc chắn rất lớn khi các quan chức OPEC nhóm họp trong tuần này để cân nhắc về hạn chế sản lượng.
Sản lượng dầu đá phiến đã thường xuyên thách thức những người phản đối trong 3 năm qua khi sản lượng của Mỹ vọt lên gần 13 triệu thùng/ngày, đánh dấu là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới và là một nhà xuất khẩu lớn với lượng xuất khẩu trung bình chỉ chưa tới 3 triệu thùng/ngày từ đầu năm tới nay.
Nhưng triển vọng năm 2020 diễn ra với sự hoài nghi ngày càng tăng từ những người trong ngành và tăng trưởng là không đạt mục tiêu, nó có thể dịch chuyển sự cân bằng quyền lực trong nguồn cung thế giới trở lại cho tổ chức OPEC.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán sự gia tăng sản lượng dầu thô của Mỹ 1 triệu thùng/ngày sẽ đáp ứng gần như sự gia tăng 1,2 triệu thùng/ngày trong nhu cầu thế giới năm tới. Điều đó sẽ hạn chế giá, gây sức ép cho OPEC kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng và khiến các nhà sản xuất dầu đá phiến vẫn đang cố gắng đạt được lợi nhuận khó nắm bắt. Kết quả, hầu hết giám đốc điều hành và các nhà tư vấn cho biết họ dự kiến tăng trưởng dầu đá phiến của Mỹ thấp hơn.
OPEC và các đồng minh của họ đã cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày sẽ nhóm họp tại Vienna vào ngày 5 - 6/12 để xác định các bước tiếp. Thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện nay hoạt động đến cuối tháng 3/2019.
Scott Sheffield, giám đốc điều hành của Pioneer Natural Resources nói “tôi không nghĩ OPEC phải lo lắng về tăng trưởng dầu đá phiến của Mỹ quá nhiều trong dài hạn”, lưu ý các công ty dầu mỏ lớn là các công ty cuối cùng tích cực khoan tại lưu vực Permian, khu vực mỏ dầu đá phiến lớn nhất của Mỹ.
Các nhà sản xuất đã giảm số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động kỷ lục trong 12 tháng liên tiếp, loại bỏ 1/4 số giàn khoan của nước này trong năm qua, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.
Các nhà sản xuất dầu đá phiến như Pioneer, Range Resources, EQT, và Whiting Petroleum đã giảm mục tiêu sản xuất và cắt giảm nhân viên, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư tăng thu nhập và giảm nợ nần.
Jeff Ventura giám đốc điều hành của Range Resources đã trả lời Reuters về hành cộng của công ty “đây là một quyết định khó khăn để thực hiện và chúng tôi đã không xem nhẹ, nhưng cuối cùng đó là một hành động thận trọng, cần thiết”.
Công ty này đã bán các tài sản giá 1,1 tỷ USD, đóng cửa văn phòng và giảm nhân viên, sử dụng tiền thu được để mua lại cổ phiếu và giảm nợ trong bối cảnh giá dầu giảm.
Tuy nhiên, việc cắt giảm này chỉ làm chậm tăng trưởng sản lượng dầu của Mỹ chứ không dừng hẳn. Sản lượng tăng bởi các công ty dầu mỏ lớn và hiệu ứng chậm trễ từ việc cắt giảm của các công ty nhỏ hơn khiến các dự báo sản lượng năm 2020 rất khác nhau.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự đoán sản lượng dầu của Mỹ năm tới sẽ tăng 1 triệu thùng/ngày, với dầu đá phiến chiếm phần lớn sự gia tăng đó.
Các nhà nghiên cứu năng lượng thuộc IHS Markit và Wood Mackenzie đưa ra mức tăng từ 440.000 tới 450.000 thùng/ngày trong khi Goldman Sách ước tính tăng 600.000 thùng/ngày.
 
Ian Nieboer, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu RS Energy dự kiến tăng trưởng của Mỹ khoảng 100.000 thùng/ngày vào năm tới nói dự trữ toàn cầu dư cung một chút.
Các tập đoàn dầu lớn Exxon Mobil và Chevron đã không giảm kế hoạch của họ ở Permian. Exxon đặt mục tiêu sản xuất 1 triệu thùng/ngày vào năm 2024 tại Permian và Chevron là 900.000 thùng/ngày vào năm 2023. Nhà sản xuất lớn nhất tại Permian, Pioneer gần đây cũng nâng dự báo sản lượng dầu của năm nay và dự định tăng khoảng 5% trong vài năm.
Các nhà sản xuất dầu lớn ít nhạy cảm với giá thấp và sẽ tiếp tục đầu tư tại Permian, theo Muqsit Ashraf, giám đốc quản lý cao cấp về năng lượng tại Accenture Strategy. Ông bổ sung rằng các công ty dầu độc lập lớn nhất có thể tăng sản lượng.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Thị trường ngày 05/12: Giá dầu nhảy vọt hơn 4%, palađi chinh phục kỷ lục mới, trong khi vàng quay đầu giảm

Thị trường ngày 05/12: Giá dầu nhảy vọt hơn 4%, palađi chinh phục kỷ lục mới, trong khi vàng quay đầu giảm

Chốt phiên giao dịch ngày 04/12, dầu bật tăng mạnh hơn 4%, đồng, quặng sắt, đậu tương và lúa mì đồng loạt tăng, đường cao nhất 9 tháng, palađi đạt mức cao kỷ lục mới, trong khi vàng quay đầu giảm, khí tự nhiên giảm gần 2%. 

Dầu tăng vọt hơn 4%

Giá dầu tăng hơn 4% do dự kiến OPEC và các nước sản xuất đồng minh sẽ kéo dài thời gian hạn chế sản lượng và dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh.

Chốt phiên giao dịch đêm qua, dầu thô Brent tăng 2,18 USD tương đương 3,6% lên 63 USD/thùng sau khi tăng lên 63,51 USD/thùng. Dầu thô Tây Texas WTI tăng 2,33 USD tương đương 4,2% lên 58,43 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt 58,66 USD/thùng.

Giá dầu được hỗ trợ bởi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga có thể phê duyệt cắt giảm sản lượng dầu thô sâu hơn khi họp tại Vienna trong tuần này.

Đồng thời, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần đến ngày 29/11/2019 giảm 4,9 triệu thùng, giảm mạnh hơn so với dự kiến của các nhà phân tích giảm 1,7 triệu thùng, Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết.

Tuy nhiên, Fitch Solutions dự báo giá dầu sẽ giảm trong năm tới khi nguồn cung dầu tiếp tục tăng, vượt xa bất kỳ sự tăng trưởng nào. Dự kiến giá dầu thô Brent sẽ giảm xuống mức trung bình 62 USD/thùng trong năm 2020 và 58 USD/thùng năm 2021 so với mức trung bình 64 USD/thùng trong năm nay.

Khí tự nhiên giảm gần 2%

Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm gần 2% do dự báo nhu cầu sưởi ấm đến giữa tháng 12/2019 thấp hơn so với dự kiến trước đó.

Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn New York giảm 4,2 US cent tương đương 1,7% xuống 2,399 USD/mmBTU. Trong phiên trước đó, giá khí tự nhiên tăng 4,8%, ngày tăng mạnh nhất trong hơn 1 tháng do dự báo thời tiết lạnh hơn trong 2 tuần tới.

Vàng giảm trở lại, palađi đạt mức cao kỷ lục mới

Giá vàng giảm trở lại sau khi tăng trong đầu phiên giao dịch, do lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung khiến các nhà đầu tư quay lưng lại với vàng, trong khi giá palađi tăng lên mức cao kỷ lục mới.

Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,2% xuống 1.473,84 USD/ounce, trước đó trong phiên đạt 1.484 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 7/11/2019. Vàng kỳ hạn tháng 2/2020 trên sàn New York giảm 0,3% xuống 1.480,2 USD/ounce.

Trong khi đó, giá palađi tăng 0,7% lên 1.868,66 USD/ounce, trong phiên có lúc tăng lên mức cao kỷ lục mới 1.873,5 USD/ounce và tăng phiên thứ 9 liên tiếp. Tính từ đầu năm đến nay, giá palađi đã tăng 48% do nguồn cung thiếu hụt, mặc dù ngành ô tô toàn cầu suy yếu.

Đồng tăng

Giá đồng tăng do lạc quan về tiến trình hướng tới 1 thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung ban đầu.

Giá đồng trên sàn London tăng 1,2% lên 5.886 USD/tấn sau khi giảm 1,1% trong phiên trước đó, do dự trữ đồng tại London giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 tháng, giảm 1.100 tấn xuống 114.000 tấn.

Bloomberg báo cáo rằng, Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần hơn đến việc đồng ý về mức thuế được áp dụng trong thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" và Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra tốt đẹp. Động thái này được coi là tích cực hơn so với bình luận của ông ngày hôm trước, khi Trump cảnh báo rằng thỏa thuận có thể không thực hiện được cho đến cuối năm tới, kéo giá đồng xuống mức thấp nhất gần 3 tuần.

Quặng sắt tiếp đà tăng, thép diễn biến trái chiều

Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng phiên thứ 2 liên tiếp do số liệu cho thấy rằng xuất khẩu từ Brazil giảm trong tuần trước.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên tăng 2,5% lên 667 CNY (94,76 USD)/tấn, trong phiên có lúc tăng 1,8% lên 662 CNY/tấn.

Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 1/2020 giảm 0,4% xuống 3.603 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2020 giảm 1,1% xuống 13.850 CNY/tấn, trong khi giá thép cuộn cán nóng tăng 0,2% lên 3.600 CNY/tấn.

Cao su giảm tại Tokyo, tăng tại Thượng Hải

Giá cao su tại Tokyo giảm do những lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thỏa thuận thương mại với Trung Quốc có thể phải đợi đến sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020.

Trên sàn TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 0,3 JPY xuống 188,7 JPY (1,74 USD)/kg.

Trong khi đó, trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 190 CNY lên 12.860 CNY (1.827 USD)/tấn. Giá cao su TSR20 tăng 150 CNY lên 10.805 CNY/tấn.

Tổng giám đốc nghiên cứu Hiroyuki Kikukaw thuộc Nissan Securities cho biết: "Giá cao su trên sàn TOCOM chịu áp lực giảm khi Nikkei giảm do gia tăng lo ngại về tranh chấp thương mại".

Đường cao nhất 9 tháng, cà phê diễn biến trái chiều

Giá đường tăng cao nhất 9 tháng do hoạt động đẩy mạnh mua vào và nguồn cung thắt chặt.

Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE tăng 0,08 US cent tương đương 0,6% lên 12,94 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 13,03 US cent/lb, cao nhất 9 tháng. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 0,1 USD tương đương 0,03% xuống 344,5 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE tăng 0,5 US cent tương đương 0,4% lên 1,243 USD/lb, trong phiên trước đó đạt 1,2475 USD/lb, cao nhất hơn 1 năm. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 21 USD tương đương 1,5% xuống 1.391 USD/tấn.

Tổ chức Cà phê Quốc tế dự báo niên vụ 2019/20 cà phê toàn cầu sẽ thiếu hụt 502.000 bao (60 kg).

Đậu tương và lúa mì tăng, ngô giảm

Giá đậu tương tại Mỹ tăng do lạc quan mới về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, cũng như hoạt động đẩy mạnh mua vào.

Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 7 US cent lên 8,78 USD/bushel, tăng phiên thứ 2 liên tiếp sau chuỗi giảm 8 phiên. Giá ngô kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 2-3/4 US cent xuống 3,78-1/2 USD/bushel. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 2-1/4 US cent lên 5,27-1/2 USD/bushel.

Dầu cọ tiếp đà tăng

Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 2 liên tiếp do đồng ringgit suy yếu đã hỗ trợ giá.

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 0,8% lên 2.768 ringgit (663,79 USD)/tấn.

Giá dầu cọ tăng mạnh trong hơn 2 tháng qua lên mức cao nhất 2 năm, được thúc đẩy bởi nỗ lực tăng cường sử dụng dầu cọ trong nhiên liệu sinh học tại Malaysia và Indonesia, và dự kiến nguồn cung thiếu hụt.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 05/12

Thị trường ngày 05/12: Giá dầu nhảy vọt hơn 4%, palađi chinh phục kỷ lục mới, trong khi vàng quay đầu giảm - Ảnh 1.Trích: http://cafef.vn
 

TT năng lượng TG ngày 3/12: Dầu tăng ngày thứ 2, khí tự nhiên tăng từ mức thấp 5 tuần

TT năng lượng TG ngày 3/12: Dầu tăng ngày thứ 2, khí tự nhiên tăng từ mức thấp 5 tuần

 Giá dầu tăng ngày thứ 2 liên tiếp trong ngày hôm nay, do Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đang thúc đẩy các nhà sản xuất cắt giảm sản lượng sâu hơn khi các nhà cung cấp nhóm họp trong tuần này, khả năng giảm nguồn cung trong năm 2020.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 19 US cent hay 0,3% lên 61,11 USD/thùng, sau khi tăng 0,7% trong phiên trước. Dầu thô WTI cùng kỳ hạn tăng 21 US cent hay 0,4% lên 56,17 USD/thùng, sau khi tăng 1,4% trong phiên trước.
Tổ chức OPEC và các đồng minh, gọi là OPEC+, đang bàn luận một kế hoạch cắt giảm thêm 400.000 thùng/ngày so với thỏa thuận hiện nay cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày và gia hạn thỏa thuận này cho tới tháng 6/2020.
Saudi Arabia đang thúc đẩy kế hoạch cung cấp một bất ngờ tích cực cho thị trường trước khi niêm yết công ty dầu nhà nước Saudi Aramco.
Các Bộ trưởng OPEC sẽ nhóm họp tại Vienna trong ngày 5/12 và tổ chức OPEC+ sẽ họp trong ngày hôm sau 6/12.
Những lo ngại về sự bất lực của Mỹ và Trung Quốc, 2 nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, để đạt được một thỏa thuận sơ bộ giải quyết tranh chấp thương mại kéo dài 17 tháng của họ cũng gây sức ép lên giá dầu, cùng với số liệu kinh tế của Mỹ không khuyến khích.
Một cố vấn cao cấp cho Tổng thống Donald Trump nói thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn có khả năng đạt được vào cuối năm nay, bổ sung rằng giai đoạn một của thỏa thuận này đang được soạn thảo, nhưng các cuộc đàm phán đã kéo dài trong nhiều tuần hiện nay.
Hoạt động sản xuất của Mỹ thu hẹp trong tháng 11/2019, trong khi thông báo kế hoạch tái áp đặt thuế bất ngờ của Trump với thép và nhôm từ Argentina và Brazil cũng hạn chế giá tăng.
Khí tự nhiên của Mỹ tăng từ mức thấp nhất 5 tuần
Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ tăng hơn 2% trong ngày 2/12/2019 từ mức thấp nhất 5 tuần vào tuần trước, do các dự báo nhu cầu sưởi tăng đến giữa tháng 12/2019 so với dự báo trước đó.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn giao dịch hàng hóa New York tăng 4,8 US cent hay 2,1% lên 2,329 USD/mmBtu.
Với thời tiết đang lạnh theo mùa, số liệu của Refinitiv dự đoán nhu cầu khí trung bình tại 48 tiểu bang của Mỹ, gồm xuất khẩu sẽ tăng lên 120,3 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần tới từ 116,3 bcfd trong tuần này.
Dòng khí tới các nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng lên 7,5 bcfd trong ngày 1/12/2019 từ 7,4 bcfd trong ngày liền trước, trung bình trong tuần trước là 7,3 bcfd và mức cao kỷ lục hàng ngày là 7,9 bcfd trong ngày 28/11/2019.
Theo Refinitiv, sản lượng khí tại 48 tiểu bang giảm xuống 95,2 bcfd trong ngày 1/12/2019 từ cao kỷ lục 96,3 bcfd trong ngày liền trước, trung bình trong tuần trước là 95,9 bcfd.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 3/12/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

56,2788

0,0658

0,12 %

5,69%

Dầu Brent

USD/thùng

61,1888

0,0717

0,12 %

-1,44%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,3447

0,00

-0,03%

-47,39%

Xăng

USD/gallon

1,5791

0,0003

0,02 %

9,40%

Dầu đốt

USD/gallon

1,8926

0,0011

0,06 %

-0,43%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4386920
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3764
4123
7887
2330825
86866
4386920

Your IP: 3.145.89.89
Server Time: 2024-11-25 23:28:41

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 40 guests and no members online