Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Hàng hóa TG sáng 22/11/2019: Giá dầu và cà phê tăng, kim loại giảm

Hàng hóa TG sáng 22/11/2019: Giá dầu và cà phê tăng, kim loại giảm

 Phiên 21/11/2019 trên thị trường quốc tế (kết thúc vào rạng sáng 22/11/2019 giờ VN), dầu tăng trong khi vàng giảm.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khá mạnh lên mức cao nhất trong gần hai tháng qua sau thông tin OPEC và các đồng minh có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến giữa năm 2020.
Kêt thúc phiên, dầu Brent Biển Bắc tăng 1,57 USD, hay 2,5%, lên 63,97 USD/thùng, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất trong phiên là 64,03 USD/thùng, cũng là mức cao nhất kể từ ngày 24/9; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,57 USD, hay 2,8%, lên 58,58 USD/thùng, sau khi có lúc cũng đạt 58,67 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 23/9.
Theo Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), để hỗ trợ giá dầu, OPEC và các nước đồng minh (OPEC+) có thể sẽ quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến tháng Sáu năm sau tại cuộc họp tháng tới, nhưng có khả năng sẽ không tuyên bố cắt giảm sâu hơn tại thời điểm này.
Bên cạnh đó, giá dầu cũng nhận được lực đẩy sau khi Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này sẽ cố gắng đi đến thỏa thuận thương mại "Giai đoạn một" với Mỹ khi cả hai bên vẫn đang duy trì các kênh đối thoại. Tờ Wall Street Journal ngày 21/11 đưa tin Trung Quốc đã mời các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ tiến hành một vòng đàm phán mới tại Bắc Kinh. Một bài báo đăng trên South China Morning Post cũng cho biết Mỹ có thể sẽ hoãn đánh thuế mới đối với hàng hóa của Trung Quốc kể cả khi hai bên không đạt tđược thỏa thuận trước ngày 15/12.
Andrew Lipow, Chủ tịch Hiệp hội dầu Lipow ở Houston, cho rằng cuộc họp sắp tới của OPEC và tình hình bất ổn ở Iran và Iraq sẽ trở thành tâm điểm của thị trường "vàng đen".
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do thị trường lại hy vọng Mỹ và Trung Quốc sắp đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Tuy nhiên, những tín hiệu trái chiều về tiến trình đàm phán đã kìm hãm đà giảm của giá vàng.
Cuối phhiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.464,43 USD/ounce; vàng giao sau giảm 0,7% xuống còn 1.463,6 USD/ounce.
Giá vàng đã tăng hơn 14% trong năm nay, trong bối cảnh thị trường xuất hiện nhiều bất ổn về kinh tế và chính trị. Đây có thể là mức tăng theo năm lớn nhất kể từ năm 2010.
Về các kim loại quý khác, giá palađi giảm 0,3% xuống 1.760,76 USD/ounce, bạc giảm 0,3% xuống 17,08 USD/ounce trong khi bạch kim phiên này giảm 0,3% xuống 914,36 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm. Đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,8% xuống còn 5.829 USD/tấn. Giá kim loại này đã giảm 20% từ mức cao năm 2018 khi tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu kim loại. Giá đã chạm mức thấp 2 năm là 5.518 USD/tấn trong tháng 9/2019. Thị trường đồng thâm hụt trong năm nay và có thể tiếp tục thâm hụt vào năm 2020, nhà phân tích Nitesh Shah của WisdonTree cho biết.
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc chốt phiên tăng nhẹ sau khi giảm mạnh vào phiên sáng trong bối cảnh không chắc chắn liệu Bắc Kinh và Washington có thể đạt được thỏa thuận thương mại "giai đoạn một" trong năm nay hay không.
Giá quặng sắt giao tháng 1/2020 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 0,1% lúc đầu phiên giao dịch, sau đó tăng hơn 0,7% đạt 641,50 CNY(91,16 USD)/tấn vào cuối phiên; quặng sắt hàm lượng sắt 62% nhập vào Trung Quốc tăng phiên thứ sáu liên tiếp lên 86,5 USD/tấn vào ngày 20/11.
Giá thép xây dựng trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giao tháng 1/2020, đã giảm 1,1% xuống 3.619 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng giảm 1,1% xuống còn 3.496 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương kỳ hạn tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tháng do sự thiếu chắc chắn về tiến trình đàm phán thương mại Mỹ- Trung đã làm lu mờ sự hỗ trợ từ doanh số xuất khẩu hàng tuần mạnh hơn dự kiến của Mỹ. Chốt phiên, đậu tương tháng 1/2020 tại Chicago đã giảm 3 US cent xuống còn 9.02 USD/bushel sau khi có lúc giảm xuống còn 9,00-1/2 USD, mức thấp nhất kể từ 30/9.
Giá ngô kỳ hạn tại Chicago tăng do dấu hiệu xuất khẩu và nhu cầu trong nước cải thiện. USDA báo cáo doanh số xuất khẩu ngô trong tuần gần nhất ở mức 788.000 tấn, tăng 49% so với mức trung bình bốn tuần trước đó.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tại New York tăng lên mức cao nhất 4,5 tháng trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt. Chốt phiên, cà phê Arabica giao tháng 3/2020 đã tăng 3 cent, tương đương 2,8%, lên 1,1400 USD/lb, sau khi có lúc đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 7 là 1,1440 USD/lb; cà phê Robusta trên sàn London giao tháng 1/2020 cũng tăng 5 USD, tương đương 0,4%, lên 1.392 USD/tấn
Tại Việt Nam, giá cà phê trong nước giảm nhẹ trong tuần này theo xu hướng thị trường thế giới, trong khi giao dịch tại Indonesia vẫn trầm lắng do dự trữ cạn kiệt. Người trồng cà phê ở Tây Nguyên bán cà phê nhân xô với giá 33.500 đồng (1,44 USD/kg), giảm so với 34.000 đồng tuần trước. Trong khi đó, các thương nhân chào bán robusta loại 5% đen, vỡ (loại 2) với giá cộng 120 -130 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2019 ở phiên liền trước trên sàn London, không thay đổi so với tuần trước. Tại Lumpung (Indonesia), cà phê robusta được chào giá cộng 190 – 200 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2020 của phiên liền trước trên sàn London, không đổi so với tuần trước.
Các thương nhân Việt Nam dự kiến sản lượng cà phê niên vụ 2019/2020 sẽ tương tự như vụ trước là 30 triệu bao. Hiện nay 15% vụ mùa 2019/2020 đã được thu hoạch và nguồn cung sẽ dồi dào vào tháng 12.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 0,03 cent, tương đương 0,3%, xuống 12,72 cent/lb, sau khi tăng 0,5% trong phiên trước đó do tin về sản lượng yếu tại Ấn Độ và đồng real giảm gần đây. Giá đường gần đây giao dịch trong phạm vi hẹp khi sản lượng giảm trong năm 2019/20 được bù đắp bởi việc các nhà sản xuất bán hàng dự trữ dư thừa đã xây dựng trong vài năm qua.
Với mặt hàng cao su, giá trên sàn Tokyo (TOCOM) tăng phiên thứ 4 liên tiếp lên mức cao nhất 4 tháng theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải và hy vọng về những tiến bộ trong cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ. Tại TOCOM, giá cao su giao tháng 4/2020 tăng 0,6 JPY đạt 188,1 JPY(1,73 USD)/kg, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 25/7 là 188,1 JPY vào đầu phiên. Giá cao su TSR20 giảm 185 CNY xuống còn 10.715 CNY/tấn.
Tại Thượng Hải, giá cao su giao hàng tháng 1/2020 kết thúc phiên tăng 215 CNY đạt 12.595 CNY(1.790 USD)/tấn, đầu phiên có lúc đạt 12.650 CNY, mức cao nhất kể từ 4/3/2019. Tại Singapore, giá cao su giao tháng 12 chốt phiên đạt 141,8 US cent/kg, tăng 1,6%.
Giá hàng hóa thế giới
 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

58,21

-0,37

-0,63%

Dầu Brent

USD/thùng

63,64

-0,33

-0,52%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

39.440,00

+890,00

+2,31%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,58

+0,01

+0,55%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

170,38

-0,06

-0,04%

Dầu đốt

US cent/gallon

193,93

-0,54

-0,28%

Dầu khí

USD/tấn

585,00

+6,00

+1,04%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

56.530,00

+970,00

+1,75%

Vàng New York

USD/ounce

1.464,60

+1,00

+0,07%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.110,00

-14,00

-0,27%

Bạc New York

USD/ounce

17,20

-0,01

-0,03%

Bạc TOCOM

JPY/g

59,80

+0,10

+0,17%

Bạch kim

USD/ounce

912,48

-2,93

-0,32%

Palađi

USD/ounce

1.765,53

+3,40

+0,19%

Đồng New York

US cent/lb

263,95

+0,35

+0,13%

Đồng LME

USD/tấn

5.829,00

-46,00

-0,78%

Nhôm LME

USD/tấn

1.734,00

-7,00

-0,40%

Kẽm LME

USD/tấn

2.293,00

-20,00

-0,86%

Thiếc LME

USD/tấn

16.400,00

+370,00

+2,31%

Ngô

US cent/bushel

378,75

-0,25

-0,07%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

511,75

-0,25

-0,05%

Lúa mạch

US cent/bushel

317,25

+0,75

+0,24%

Gạo thô

USD/cwt

12,25

0,00

0,00%

Đậu tương

US cent/bushel

901,00

0,00

0,00%

Khô đậu tương

USD/tấn

303,10

-0,10

-0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,85

-0,03

-0,10%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

462,10

-1,10

-0,24%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.642,00

+14,00

+0,53%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

116,25

+5,30

+4,78%

Đường thô

US cent/lb

12,61

-0,14

-1,10%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

98,10

-1,30

-1,31%

Bông

US cent/lb

64,01

-0,27

-0,42%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

408,20

+5,50

+1,37%

Cao su TOCOM

JPY/kg

188,80

+2,10

+1,12%

Ethanol CME

USD/gallon

1,42

+0,01

+0,78%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg

Trích: http://vinanet.vn

Năm 2020, một số nội dung cần lưu ý khi phụ huynh có con vào lớp 1

Năm 2020, một số nội dung cần lưu ý khi phụ huynh có con vào lớp 1

Vinanet - Chương trình giáo dục phổ thông mới đang được khởi động và sẽ được áp dụng bắt đầu từ năm học tới.
Từ năm 2020 - 2021, bắt đầu áp dụng với học sinh lớp 1
Theo lộ trình được Bộ Giáo dục Đào tạo đề ra tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng như sau:
- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Như vậy, học sinh lớp 1 nhập học năm học 2020 - 2021 sẽ là khóa đầu tiên được áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Do đó, không chỉ giáo viên, mà các bậc phụ huynh cũng nên nắm được những thay đổi quan trọng, những điểm mới của Chương trình này.
Hiện nay, việc ban hành Bộ sách giáo khoa mới đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo xúc tiến thực hiện và sẽ được công bố trước khi năm học 2020 – 2021 bắt đầu (tháng 9/2020).
3 thay đổi về Chương trình giáo dục của học sinh lớp 1
Có rất nhiều điểm thay đổi trong Chương trình giáo dục phổ thông mới liên quan đến nội dung các môn học. Tuy nhiên, nhìn chung có một số điểm thay đổi lớn như sau mà các bậc phụ huynh có con vào lớp 1 trong năm học tới cần biết:
- Giảm số lượng môn học:
Có 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc với học sinh lớp 1 bao gồm: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Tự nhiên và Xã hội; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc và Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
So với trước đây, số môn học đã được giảm tải (trước đây học sinh lớp 1 phải học đến 10 môn).
- Thống nhất học 2 buổi/ngày:
Nếu như trước đây, Chương trình giáo dục phổ thông cũ cho phép các trường tổ chức dạy học 02 buổi/ngày hoặc 01 buổi/ngày thì nay, Chương trình mới thống nhất thực hiện dạy học 02 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 07 tiết học; mỗi tiết học 35 phút.
 
Chỉ riêng những trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 02 buổi/ngày thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chương trình học giảm lý thuyết, thiên về trải nghiệm:
Ngay từ lớp 1, học sinh sẽ được học về các hoạt động trải nghiệm, và đây được coi là một hoạt động giáo dục bắt buộc.
Cụ thể, học sinh được học một số việc tự chăm sóc bản thân; Sắp xếp nhà cửa gọn gàng; Làm quen với bạn mới; Thiết lập mối quan hệ với hàng xóm…
Nguồn: VITIC
Trích: http://vinanet.vn

Muốn gia công tới 125 triệu máy/năm, gấp 6 lần doanh số smartphone toàn Việt Nam, tham vọng Vsmart lớn như thế nào?

Muốn gia công tới 125 triệu máy/năm, gấp 6 lần doanh số smartphone toàn Việt Nam, tham vọng Vsmart lớn như thế nào?

Nếu hoạt động hết công suất, Vsmart đủ sức để tạo ra smartphone cho từng người Việt - và còn dư ra hơn 30 triệu chiếc nữa.

Có thể nói rằng con số ấn tượng nhất trong tuyên bố của VinGroup ngày hôm qua là công suất của nhà máy Vsmart. Dù mới "khởi công", nhà máy này hiện đã có thể lắp ráp được tới 34 triệu máy/năm. Khi hoàn thành chính thức vào năm 2020, tổ hợp của Vsmart sẽ đạt công suất lên tới 125 triệu máy.

Để bạn thấy con số này khủng khiếp tới mức nào, hãy nhớ rằng kể từ 2015 tới nay tổng lượng smartphone toàn cầu chỉ đạt từ 1,4 – 1,5 tỷ máy. Nếu có thể đưa công suất tối đa vào vận hành, VinGroup có thể chiếm gần 1/10 tổng sản lượng quốc tế. So với tầm vóc của Samsung (gần 300 triệu máy) và Apple hay Huawei (hơn 200 triệu máy), con số 125 triệu mà Vsmart đưa ra cũng là vô cùng ấn tượng với một hãng smartphone mới chỉ hơn 1 năm tuổi.

Muốn gia công tới 125 triệu máy/năm, gấp 6 lần doanh số smartphone toàn Việt Nam, tham vọng Vsmart lớn như thế nào? - Ảnh 1.

Nhưng những người tinh ý có lẽ đã nhận ra con số 125 triệu máy của Vsmart có một điểm nghe chừng rất vô lý: tổng cộng mỗi năm thị trường smartphone Việt Nam chỉ đạt doanh số khoảng dưới 20 triệu máy (dự đoán theo số liệu gần nhất của GfK). Ngay cả ở mức công suất 34 triệu máy như hiện nay, Vsmart đã sản xuất số smartphone đủ đáp ứng cho nhu cầu của cả thị trường trong gần 2 năm. Chỉ vài tháng nữa thôi, công suất của siêu nhà máy tại Hòa Lạc sẽ lên tới mức 5 lần sức mua của thị trường nội địa.

Vsmart đến giờ vẫn chỉ được biết đến tại Việt Nam. Con số 125 triệu có nghĩa rằng nhà máy mới sẽ không chỉ phục vụ cho Vsmart. Trong thông cáo báo chí, ông Nguyễn Việt Quang (Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup) cho biết: "Đặc biệt chúng tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng gia công từ các đối tác lớn từ châu Âu và Mỹ. Đó là lý do chúng tôi, chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng nhà máy với công suất lớn gấp 25 nhà máy hiện có tại Hải Phòng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế".

Trong tình huống này, Vsmart sẽ trở thành một trong những đơn vị gia công lớn nhất thế giới – hãy nhớ rằng doanh số toàn cầu cũng chỉ đạt 1,4 tỷ máy trong năm 2018 mà thôi. VinGroup cũng chẳng phải là những kẻ thiếu thực tế, họ sẽ không xây dựng nhà máy khổng lồ để rồi bỏ không. Vậy thì, Vsmart sẽ bắt tay với ông lớn nào để có thể chạm đến con số 125 triệu máy?

Hãy cùng chờ xem.

Trích: http://cafef.vn

TT năng lượng TG ngày 21/11: Dầu giảm do lo lắng về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

TT năng lượng TG ngày 21/11: Dầu giảm do lo lắng về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

 Giá dầu thoái lui trong ngày hôm nay, do nỗi sợ hãi về Hong Kong bổ sung thêm lo lắng về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể bị trì hoãn, sau khi tăng mạnh trong phiên trước bởi dự trữ dầu thô của Mỹ.
Cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thống lĩnh triển vọng nhu cầu dầu trong tương lai, và các chuyên gia thương mại cảnh báo việc hoàn thành giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể kéo dài sang năm tới.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 1/2019 giảm 25 US cent hay 0,4% xuống 62,15 USD/thùng. Hợp đồng này đã tăng 2,5% trong phiên trước. Dầu thô WTI kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 20 US cent hay 0,4% xuống 56,81 USD/thùng. Dầu Mỹ đóng cửa phiên trước tăng 3,4%.
Stephen Innes, nhà chiến lược thị trường tại AxiTrader nói “các cuộc đàm phán thương mại đang thúc đẩy giá. Tôi nghĩ bạn có thể vẽ một vector đường thẳng giữa giá dầu và tâm lý thương mại”. “Tôi coi thỏa thuận thương mại này là rất lớn. Một thỏa thuận thương mại sẽ cho phép hỗ trợ trở lại các quyết định đầu tư kinh doanh phát triển và có khả năng xoay chuyển nhu cầu nhập khẩu dầu của Ấn Độ, có thể tiếp nhận phần lớn dư thừa nguồn cung”.
Trong số các rào cản thương mại mới nhất, Trung Quốc đã lên án một dự luật của Thượng viện Mỹ nhằm bảo vệ quyền con người ở Hong Kong, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng tăng thuế với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc nếu thỏa thuận thương mại không đạt được.
Dự trữ dầu thô giảm mạnh tại kho cảng Cushing, Oklahoma, đã đẩy giá dầu tăng trong phiên trước. Dự trữ dầu thô tại Cushing giảm 2,3 triệu thùng, trong khi dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 1,4 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 15/10, so với dự đoán của giới phân tích tăng 1,5 triệu thùng, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga và OPEC có một mục tiêu chung giữ thị trường dầu cân bằng và có thể dự đoán được, Moscow sẽ tiếp tục hợp tác theo thỏa thuận hạn chế nguồn cung toàn cầu.
Tổ chức OPEC nhóm họp vào ngày 5/12/2019 tại Vienna, tiếp theo là các các cuộc đàm phán với tổ chức các nhà sản xuất khác, gồm Nga, gọi là OPEC+.
Khí tự nhiên của Mỹ tăng từ mức thấp 3 tuần
Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ tăng 2% trong phiên đêm qua từ mức thấp 3 tuần hồi đầu tuần, do các dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi tăng trong cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2019 so với dự đoán trước đây.
Sau khi giảm hơn 6% trong tuần này do các dự báo thời tiết ôn hòa, khí tự nhiên kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa New York tăng 4,9 US cent hay 2% đóng cửa tại 2,559 USD/mmBtu.
Các nhà khí tượng dự báo thời tiết tại phần lớn 48 tiểu bang của Mỹ sẽ chuyển từ ấm hơn bình thường hiện nay thành lạnh hơn bắt đầu từ 27/11. Thời tiết lạnh được dự đoán kéo dài ít nhất tới tuần đầu tháng 12/2019.
Với thời tiết lạnh hơn, Refinitiv dự báo nhu cầu khí tại 48 tiểu bang (gồm cả xuất khẩu) sẽ tăng từ 107,5 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần này lên 110,3 bcfd trong tuần tới.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 21/11/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

56,7978

-0,2135

-0,37 %

5,23%

Dầu Brent

USD/thùng

62,3827

-0,1186

-0,19 %

-0,36%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,5688

0,0081

0,32 %

-39,86%

Xăng

USD/gallon

1,6574

-0,0017

-0,10 %

10,97%

Dầu đốt

USD/gallon

1,8935

-0,004

-0,21 %

-3,41%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

Hàng hóa TG sáng 20/11/2019: Giá dầu giảm, kim loại tăng

Hàng hóa TG sáng 20/11/2019: Giá dầu giảm, kim loại tăng

 Phiên 19/11/2019 trên thị trường quốc tế (kết thúc vào rạng sáng 20/11/2019 giờ VN), giá dầu giảm sâu trong khi vàng và các kim loại khác tăng. Thị trường lại dấy lên lo ngại Mỹ và Trung Quốc chưa sớm ký kết thỏa thuận thương mại.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm mạnh do đàm phán thương mại Mỹ-Trung thiếu đột phá, gây sức ép lên tâm lý nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent giao tháng 1/2020 giảm 1,53 USD xuống 60,91 USD/thùng tại Sàn London. Trong khi đó, giá dầu Tây Texas (WTI) giao tháng 12/2019 giảm 1,84 USD xuống 55,21 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York.
Nhà phân tích về hàng hóa Robbie Fraser của Schneider Electric cho rằng việc thiếu đột phá trong đàm phán thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1" giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây ra những trở ngại. Trung Quốc có thể sẽ chỉ đồng ý với thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 nếu Mỹ nhất trí dỡ bỏ một số loại thuế hiện hành, điều mà Tổng thống Mỹ phản đối.
Những lo ngại về cuộc chiến thương mại đã ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, từ đó làm giảm nhu cầu xăng dầu.
Giá dầu cũng giảm sau khi các nguồn tin cho biết Nga sẽ không thể nhất trí cắt giảm sản lượng hơn nữa tại cuộc họp với các nước sản xuất dầu mỏ khác vào tháng tới.
Ngoài ra, việc đồng USD lên giá đã khiến dầu được định giá theo đồng tiền này ít hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác. Chỉ số USD, đo giá trị của đồng bạc xanh so với sáu đồng tiền mạnh khác, tăng 0,07%, lên 97,8588.
Giới phân tích cũng lo ngại trước khi báo cáo dự trữ dầu hàng tuần của Mỹ được công bố, bởi dự trữ của nước này được cho là sẽ tăng.
Trên thị trường kim loại quý, vàng tăng do chứng khoán mất điểm. Kết thúc phiên, vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.474,65 USD/ounce sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 7/11; vàng kỳ hạn tháng 12/2019 tăng hơn 0,2% đạt 1.474,30 USD/ounce.
Chỉ số Dow Jones giảm 94,8 điểm, hay 0,34%, xuống 27.941,42 điểm, ngay trước khi thị trường vàng đóng cửa. Khi các chỉ số chứng khoán đi xuống, giá vàng thường tăng do các nhà đầu tư tìm đến các tài sản an toàn.
Tuy nhiên, việc đồng USD lên giá đã hạn chế đà tăng của giá vàng. Chỉ số USD, đo giá trị của đồng tiền này so với rổ các đồng tiền mạnh khác, tăng 0,02%, lên 97,82.
Về các kim loại khác, giá bạc giao tháng 12/2019 tăng 11,8 US cent, hay 0,69%, lên 17,118 USD/ounce, giá bạch kim giao tháng 1/2020 tăng 17,3 USD, hay 1,93%, lên 912,3 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng với hy vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận thương mại, nhưng mức tăng bị hạn chế bởi những lo ngại rằng thỏa thuận này không đầy đủ. Giá đồng kỳ hạn 3 tháng tại Sàn giao dịch kim loại London (LME) chốt phiên tăng hơn 0,8% đạt 5.875 USD/tấn.
Giá đồng có thể sẽ chịu áp lực từ nay đến cuối năm do một số vấn đề lớn liên quan đến chiến tranh thương mại vẫn chưa được giải quyết, nhà phân tích Daniel Briesemann của Commerzbank cho biết.
Các kim loại cơ bản khác giá cũng giảm. Giá nhôm giảm 0,4% xuống 1.731 USD/tấn, kẽm không đổi ở mức 2.43 USD, chì tăng 2% đạt 1.993 USD, thiếc giảm 0,5% xuống còn 15.975 USD và nickel giảm 1% xuống còn 14.690 USD.
Thâm hụt kẽm toàn cầu 9 tháng đầu năm 2019 đã thu hẹp xuống còn 156.000 tấn so với 272.000 tấn trong cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, thị trường chì thiếu hụt tới 83.000 tấn so với thiếu 34.000 tấn năm ngoái.
Giá quặng sắt Trung Quốc tiếp tục tăng phiên thứ 6 liên tiếp do giá thép tăng trong bối cảnh dự trữ giảm và các biện pháp hạn chế sản xuất nhằm giảm ô nhiễm không khí trong khi nhu cầu tăng cao.
Giá quặng sắt tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên, kỳ hạn tháng 1/2020, chốt phiên tăng 0,6% đạt 636,50 CNY(90,63 USD)/tấn, sau lúc đầu phiên tăng lên 638 CNY/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 28/10. Giá quặng sắt trên Sàn giao dịch Singapore cũng tăng trở lại, với hợp đồng tháng 12/2019 tăng 0,7% đạt 83,85 USD/tấn.
Giá thép cây xây dựng tại Thượng Hải đã tăng 2,3% đạt 3.635 CNY/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 26/7, thép cuộn cán nóng -  được sử dụng trong xe hơi và đồ gia dụng - tăng 0,9%, thép không gỉ Thượng Hải tăng 1,1%.
Do thời tiết không thuận lợi trong mùa đông năm nay có thể mang lại nhiều khói bụi trên khắp các tỉnh phía bắc nên Trung Quốc sẽ tiếp tục hạn chế sản xuất thép hơn nữa.
Việc hạn chế sản lượng thép và nhu cầu thép phục hồi trong tháng này, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, có thể khiến tồn kho thép, vốn đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm nay, sẽ còn giảm hơn nữa.
Trên thị trường nông sản, giá cao su kỳ hạn tại Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng lên mức cao nhất hơn 3,5 tháng do các nhà đầu tư hy vọng rằng việc cắt giảm lãi suất bất ngờ của Trung Quốc sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế, kích thích nhu cầu tiêu thụ.
Tại TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 4/2020 tăng hơn 0,3 JPY đạt 182,6 JPY(1,68 USD)/kg. Đầu phiên giá đã chạm 184,3 JPY, mức cao kể từ ngày 26/7.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc bất ngờ cắt giảm lãi suất cho vay vào đầu tuần này, lần cắt giảm đầu tiên trong hơn 4 năm qua. Đây là tín hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách đã sẵn sàng hành động để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - đang chậm lại.
Tại Thượng Hải, giá cao su giao tháng 1/2020 đã tăng 160 CNY đạt 12.130 CNY(1.727 USD)/tấn. Giá cao su TSR 20 đã tăng 55 CNY đạt mức 10.260 CNY/tấn. Tại Singapore, giá cao su giao hàng tháng 12/2019 chốt phiên ở mức 136,2 US cent/kg, giảm 0,5%.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 tại New York giảm 0,08 cent, tương đương 0,6%, xuống 12,68 cent/lb. Trong khi đó, giá đường trắng giao tháng 3/2020 tại London giảm 2,90 USD, tương đương 0,9%, xuống còn 336,40 USD/tấn.
Giá cà phê cũng giảm do dư cung từ vụ thu hoạch trước (cao kỷ lục tại Brazil và Trung Mỹ). Giá cà phê Arabica giao tháng 3/2020 giảm 0,20 US cent, tương đương 0,2%, xuống còn 1,0905 USD/lb. Giá cà phê Robusta tháng 1/2020 giảm 22 USD, tương đương 1,6%, xuống còn 1.350 USD/tấn.

Giá hàng hóa thế giới

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

55,37

+0,16

+0,29%

Dầu Brent

USD/thùng

61,00

+0,09

+0,15%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

37.750,00

-710,00

-1,85%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,51

+0,00

+0,16%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

159,99

-0,38

-0,24%

Dầu đốt

US cent/gallon

186,14

+0,40

+0,22%

Dầu khí

USD/tấn

561,00

-6,50

-1,15%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

54.760,00

-690,00

-1,24%

Vàng New York

USD/ounce

1.473,20

-1,10

-0,07%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.131,00

-1,00

-0,02%

Bạc New York

USD/ounce

17,08

-0,04

-0,22%

Bạc TOCOM

JPY/g

59,70

-0,20

-0,33%

Bạch kim

USD/ounce

909,66

-1,21

-0,13%

Palađi

USD/ounce

1.762,53

-2,48

-0,14%

Đồng New York

US cent/lb

266,45

-0,40

-0,15%

Đồng LME

USD/tấn

5.875,00

+45,00

+0,77%

Nhôm LME

USD/tấn

1.731,00

-7,00

-0,40%

Kẽm LME

USD/tấn

2.344,00

0,00

0,00%

Thiếc LME

USD/tấn

16.000,00

-60,00

-0,37%

Ngô

US cent/bushel

380,25

-0,50

-0,13%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

516,50

+1,25

+0,24%

Lúa mạch

US cent/bushel

304,50

-3,25

-1,06%

Gạo thô

USD/cwt

12,09

0,00

0,00%

Đậu tương

US cent/bushel

913,25

+1,75

+0,19%

Khô đậu tương

USD/tấn

304,50

+0,30

+0,10%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,31

+0,15

+0,48%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

465,80

+0,60

+0,13%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.653,00

-11,00

-0,41%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

106,15

-3,05

-2,79%

Đường thô

US cent/lb

12,69

-0,07

-0,55%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

98,15

-0,40

-0,41%

Bông

US cent/lb

65,35

-0,62

-0,94%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

413,40

+0,40

+0,10%

Cao su TOCOM

JPY/kg

182,30

-0,30

-0,16%

Ethanol CME

USD/gallon

1,40

-0,01

-0,71%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg

Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4387194
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
136
3902
8161
2330825
87140
4387194

Your IP: 3.147.62.5
Server Time: 2024-11-26 01:27:36

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 9 guests and no members online