Warning
  • Sorry No Product Found!!.

TT năng lượng TG ngày 26/11: Dầu ổn định, khí tự nhiên giảm

TT năng lượng TG ngày 26/11: Dầu ổn định, khí tự nhiên giảm

 Giá dầu ổn định trong ngày hôm nay, sau các bình luận tích cực từ Mỹ và Trung Quốc dấy lên hy vọng 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới này sớm đạt được thỏa thuận kết thúc cuộc chiến thương mại
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 1/2019 giảm 1 US cent xuống 63,64 USD/thùng, sau khi tăng 0,4% trong phiên trước. Dầu thô WTI cùng kỳ hạn đã giảm 3 US cent xuống 57,98 USD sau khi tăng 0,4% trong phiên trước đó.
Tờ báo Global Times cho biết Trung Quốc và Mỹ đang gần hơn tới một thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
J.P. Morgan cho biết “trong khi thỏa thuận giai đoạn một vẫn chưa được ký, và các điều khoản vẫn chưa rõ ràng, theo hướng giảm căng thẳng và hủy bỏ việc tăng thuế ... tuy nhiên là tích cực cho các thị trường”.
Tuy nhiên, Global Times lưu ý rằng Washington và Bắc Kinh chưa đưa ra thỏa thuận cụ thể hay quy mô áp dụng thuế quan với hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh vẫn quả quyết rằng việc hủy bỏ thuế của chính quyền Trump là một điểm chính.
Về mặt nguồn cung OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 5/12 tại trụ sở chính ở Vinnea sau đó là các cuộc đàm phán với các nhà sản xuất dầu khác gồm Nga. Tổ chức OPEC+ được dự kiến rộng rãi sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới giữa 2020.
Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ giảm 5%
Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ giảm 5% trong phiên 25/11 sau khi sản lượng tăng lên mức kỷ lục mới và các dự báo thời tiết vừa phải trong tuần thứ 2 của tháng 12/2019.
Các nhà khí tượng dự báo hiện nay thời tiết ở phần lớn 48 tiểu bang của Mỹ sẽ vẫn bình thường tới ngày 30/11 trước khi trở nên lạnh hơn bình thường từ ngày 1 - 6/12 và sau đó là vừa phải bắt đầu từ ngày 7/12.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn giao dịch NYMEX giảm 13,4 US cent hay 5% đóng cửa tại 2,531 USD/mmBtu. Đó là sự sụt giảm một ngày lớn nhất kể từ ngày 11/11 và lớn thứ hai kể từ tháng 1/2019.
Nhưng với thời tiết lạnh hơn trong tuần đầu tháng 12, số liệu của Refinitiv dự báo nhu cầu khí tại 48 tiểu bang sẽ tăng lên 120,4 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần tới từ 107,3 bcfd trong tuần này.
Sản lượng khí tại 48 tiểu bang giữ ở mức 95,85 bcfd ngày thứ hai liên tiếp trong ngày chủ nhật (24/11), theo Refinitiv, so với trung bình 95,24 bcfd trong tuần trước và mức kỷ lục 95,91 bcfd trong ngày 22/11.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 23/11/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

58,0727

0,0348

0,06 %

12,64%

Dầu Brent

USD/thùng

63,6848

0,0275

0,04 %

5,81%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,5165

0,007

0,28 %

-41,00%

Xăng

USD/gallon

1,6767

0,0003

-0,02 %

18,01%

Dầu đốt

USD/gallon

1,9470

0,0003

-0,02 %

3,25%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

OPEC+ có thể tiếp tục gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tới tháng 6/2020

OPEC+ có thể tiếp tục gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tới tháng 6/2020

 OPEC và các đồng minh có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hiện nay đến giữa năm 2020 khi họ nhóm họp trong tháng tới, với Nga ủng hộ Saudi Arabia để ổn định thị trường dầu trong bối cảnh niêm yết của tập đoàn dầu nhà nước Saudi Aramco.
OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 5/12/2109 tại trụ sở chính ở Vienna, tiếp sau là các cuộc đàm phán với tổ chức các nhà sản xuất dầu mỏ khác, dẫn đầu là Nga, gọi là OPEC+. Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hiện nay kéo dài tới tháng 3/2020.
Vào ngày 5/12/2019, Saudi Arabia có thể thông báo giá chào bán chính thức lần đầu ra công chúng của Aramco. Giá dầu ở thời điểm đó có thể là mầu chốt cho việc niêm yết của Aramco, dự kiến vào giữa tháng 12/2019.
Một nguồn tin OPEC cho biết “cho tới nay chúng ta có 2 kịch bản chính: hoặc nhóm họp trong tháng 12/2019 và gia hạn cắt giảm sản lượng cho tới tháng 6/2020; hoặc trì hoãn quyết định cho tới đầu năm tới, nhóm họp trước tháng 3/2020 để xem xét thị trường thế nào và gia hạn cắt giảm đến giữa năm tới”. “Có nhiều khả năng chúng tôi sẽ gia hạn thỏa thuận này trong tháng 12 để gửi một thông báo tích cực ra thị trường. Người Saudi Arabia không muốn giá dầu giảm, họ muốn giữ giá vì IPO Aramco”.
Các nguồn tin OPEC cho biết tình trạng thị trường trong quý 1/2020 vẫn chưa rõ ràng trong bối cảnh những lo ngại về nhu cầu dầu chậm lại và mức tuân thủ sản lượng kém của một số nhà sản xuất như Iraq và Nigeria, đang làm phức tạp triển vọng.
Một đại biểu của OPEC cho biết “cảm nhận của tôi là gia hạn tới cuối tháng 6 để tránh một cuộc họp vào đầu tháng 3, với khả năng kêu gọi một cuộc họp sớm nếu tình trạng thị trường yêu cầu ... là kịch bản có thể xảy ra cho tới ngày hôm nay”.
Hai nguồn tin cho biết một thông báo cắt giảm sâu hơn chính thức hiện nay là không thể mặc dù một thông điệp về tuân thủ tốt hơn theo thỏa thuận cắt giảm hiện nay có thể đưa ra thị trường.
Saudi Arabia, lãnh đạo của OPEC, muốn đầu tiên tập trung vào tăng cường tuân thủ hiệp ước giảm sản lượng của tổ chức trước khi cam kết cắt giảm thêm.
Amrita Sen, đồng sáng lập công ty Energy Aspects cho biết chỉ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ tới tháng 6/2020 không đủ để hỗ trợ giá dầu. Bà nói “thị trường mong cắt giảm thêm và gia hạn thỏa thuận tới cuối năm 2020. Trong bất cứ kịch bản nào khác, thị trường sẽ bán ra”.
Moscow tranh luận rằng họ sẽ khó cắt giảm sản lượng dầu một cách tự nguyện trong những tháng mùa đông, đặc biệt tại tây Siberia, nơi Nga sản xuất 2/3 lượng dầu của họ và nơi hầu hết các giàn khoan nằm tại đó.
Ở nhiệt độ đóng băng khiến Nga khó đóng cửa và khởi động trong những tháng mùa đông. Một nguồn thạo tin của Nga cho biết “không có nghi ngờ rằng Nga sẽ không để người Saudi Arabia ở thế bí trong trường hợp giá sụt giảm, do IPO sắp tới”. Ông bổ sung rằng Putin đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với Hoàng từ Saudi Arabia Mohammed bin Salman và chính phủ Nga đã nhận thức rằng mối quan hệ đối tác 3 năm có thể sụp đổ nếu Nga không hỗ trợ Riyadh.
Liên minh OPEC+ kể từ 1/2019 đã thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày để hỗ trợ giá dầu hiện đang giao dịch quanh 62 USD/thùng.
Kirill Dmitriev, giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga trả lời Reuters rằng “đây không chỉ là hỗ trợ Saudi Arabia. Thỏa thuận này, không nghi ngờ gì, có lợi cho Nga. Ngân sách của Nga đã nhận được hơn 100 tỷ USD từ thỏa thuận này. Và thỏa thuận này đã ổn định kinh tế của Nga”.
 
Dmitriev và Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak là các kiến trúc sư chủ chốt của thỏa thuận với Saudi Arabia (bắt đầu trong năm 2017).
Saudi Arabia và các nhà sản xuất OPEC vùng Vịnh khác đang cắt giảm nhiều hơn theo thỏa thuận giảm sản lượng để ổn định thị trường và ngăn cản giá giảm.
Trong tháng 10/2019, vương quốc này đã tăng sản lượng lên mục tiêu của OPEC, bơm 10,3 triệu thùng/ngày để bổ sung dự trữ sau các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu trong tháng trước, nhưng giữ khối lượng dầu thô cung cấp ra thị trường ở mức 9,9 triệu thùng/ngày.
Tuần trước, Tổng thư khí OPEC, Mohammad Barkindo cho biết tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ có thể chậm lại trong năm tới trong khi nhu cầu có thể tăng, làm giảm khả năng cắt giảm sản lượng sâu hơn.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã vượt 450 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã vượt 450 tỷ USD

 Nửa đầu tháng 11, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 22 tỷ USD với cán cân thương mại khá cân bằng.
Thông tin được Tổng cục Hải quan công bố chiều 21/11/2019, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 15 ngày đầu tháng 11 đạt 10,03 tỷ USD, qua đó đưa trị giá tính từ đầu năm lên 229,82 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu nửa đầu tháng này đạt 10,06 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch tính từ đầu năm lên 220,64 tỷ USD. Như vậy, đến 15/11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã vượt 450 tỷ USD.
Trong 15 ngày đầu tháng này, cả nước nhập siêu khoảng 300 triệu USD, nhưng lũy kế từ đầu năm nước ta vẫn xuất siêu gần 9,2 tỷ USD.
Đến nay có 5 nhóm hàng xuất khẩu “chục tỷ USD” gồm: Điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; dệt may; giày dép; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với các kết quả lần lượt là: 46,32 tỷ USD; 30,7 tỷ USD; 28,54 tỷ USD; 15,64 tỷ USD; 15,6 tỷ USD.
Liên quan đến thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam, cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 10, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 280,35 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 65,4% tổng kim ngạch của cả nước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 111,93 tỷ USD, tăng 2,8% và trị giá nhập khẩu là 168,42 tỷ USD, tăng 7,8%. Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu từ châu Á chiếm đến 80,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước trong cùng thời điểm.
Chỉ tính riêng Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã chiếm đến hơn 56% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước với các tỷ trọng lần lượt là 29,6%; 18,8% và 7,7%.
 10 tháng đầu năm 2019 cũng ghi nhận trao đổi thương mại giữa Việt Nam với châu Mỹ đạt 79,43 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2018, là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: Châu Âu đạt 54,81 tỷ USD, tăng 3,3%; châu Đại Dương đạt 8,05 tỷ USD, tăng 5,4% và châu Phi đạt gần 6 tỷ USD, giảm nhẹ 1%.
Nguồn: Haiquanonline.vn
Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 25/11: Dầu tăng trong đầu tuần do hy vọng thỏa thuận thương mại

TT năng lượng TG ngày 25/11: Dầu tăng trong đầu tuần do hy vọng thỏa thuận thương mại

 Giá dầu tăng trong đầu tuần này do thị trường toàn cầu lạc quan rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm ký một thỏa thuận để kết thúc cuộc chiến thương mại.
Dầu thô WTI kỳ hạn tháng 1/2019 tăng 10 US cent hay 0,17% lên 57,87 USD/thùng, kết thúc tuần trước giá thay đổi ít, xu hướng tăng và giảm theo tiến triển của thỏa thuận thương mại.
Dầu thô Brent cùng kỳ hạn ở mức 63,46 USD/thùng, tăng 7 US cent hay 0,11%, trong tuần trước giá cũng thay đổi ít.
Michael McCarthy, giám đốc thị trường tại CMC Markets ở Sydney cho biết “vẫn là về các cuộc đàm phán thương mại”. “Dường như đang thống thị các hành động thị trường hiện nay”.
Giá mở cửa sáng nay tăng sau khi cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien hôm thứ bảy (23/11) cho biết một thỏa thuận thương mại ban đầu với Trung Quốc vẫn có thể diễn ra trong năm nay.
Điều này diễn ra một ngày sau khi cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ mong muốn ký một thỏa thuận thương mại ban đầu và xoa dịu cuộc chiến thuế quan kéo dài 16 tháng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu, mặc dù Trump cũng chưa có quyết định liệu ông có muốn hoàn tất thỏa thuận hay không trong khi Tập Cận Bình cho biết ông sẽ không ngại trả đũa nếu cần thiết.
Tại CMC Markets, nhà chiến lược McCarrthy lưu ý rằng một động thái của Trung Quốc để bảo vệ sở hữu trí tuệ cũng hỗ trợ các cuộc đàm phán thương mại.
McCarthy nói “đây là một bước tiến lớn trong đàm phán thương mại nếu chúng được thông qua như một chính sách chính thức”.
Tuy nhiên, những lo ngại về sự kiện tại Hong Kong, đe dọa bởi nhiều tháng bất ổn chính trị có thể làm lu mờ tiến triển đàm phán thương mại.
 Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ O’Brien cảnh báo Washington có thể sẽ không nhắm mắt làm ngơ về những gì xảy ra tại Hong Kong, nơi những người biểu tình vẫn giận dữ với những gì họ thấy khi Bắc Kinh can thiệp vào các quyền tự do đã hứa với thuộc địa cũ của Anh khi nước này quay trở lại Trung Quốc trong hơn 20 năm trước.
Trong cuối tuần qua, đảng dân chủ của thành phố đã giành được một tháng lợi lớn.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Nghị định của CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

Nghị định của CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

 Ngày 14/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Tại Nghị định này, mức phạt đối với hành vi mua, bán, trao đổi ngoại tệ tại các tổ chức không được phép thu đổi đã được quy định rõ ràng hơn. Thay vì một mức phạt chung chung là phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng nếu mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ như Nghị định 96/2014/NĐ-CP trước đây thì nay, theo Nghị định 88, mức phạt đối với hành vi này sẽ phụ thuộc vào lượng ngoại tệ mua, bán. Cụ thể:
Phạt cảnh cáo nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 - 10.000 USD hoặc ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) mà tái phạm, vi phạm nhiều lần; Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 - 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); Phạt tiền từ 80 - 100.000 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
Ngoài ra, cá nhân trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bị phạt tiền từ 100 – 150 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Thứ nhất, sử dụng thẻ ngân hàng để thực hiện các giao dịch cho các mục đích lừa đảo, gian lận; thanh toán bù trừ giao dịch thẻ không đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, chuyển thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code cho bên khác sử dụng; chấp nhận thanh toán thẻ mà không có hợp đồng thanh toán thẻ; sử dụng trái phép các thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code.
Thứ ba, thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện các hành vi giao dịch thẻ gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán khống tại đơn vị chấp nhận thẻ (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ).
Nghị định này cũng quy định mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với cá nhân không niêm yết giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch hoặc niêm yết nhưng hình thức và nội dung không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng. Bên cạnh đó, cá nhân không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định cũng bị phạt từ 30 – 50 triệu đồng.
Các mức phạt trên quy định áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/12/2019.
Nguồn: VITIC
Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4386932
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3776
4123
7899
2330825
86878
4386932

Your IP: 3.140.198.201
Server Time: 2024-11-25 23:31:42

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 51 guests and no members online