Warning
  • Sorry No Product Found!!.

IEA có thể cắt giảm tăng trưởng nhu cầu dầu nếu kinh tế toàn cầu suy yếu

 

IEA có thể cắt giảm tăng trưởng nhu cầu dầu nếu kinh tế toàn cầu suy yếu

 Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có thể cắt giảm ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019 và 2020, nếu kinh tế toàn cầu tiếp tục suy yếu.
Trong tháng 8/2019, cơ quan này đã giảm ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019 và 2020 xuống lần lượt 1,1 triệu và 1,3 triệu thùng/ngày, do lo lắng thương mại sẽ gây sức ép lên tiêu thụ dầu toàn cầu, khiến tăng trưởng nhu cầu ở tốc độ thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008.
Ông Fatih Birol trả lời Reuters bên lề Diễn đàn Tri thức Thế giới tại Seoul “điều này phụ thuộc vào kinh tế toàn cầu. Nếu kinh tế toàn cầu suy yếu, trong đó có một số dấu hiệu chúng tôi có thể giảm dự đoán nhu cầu dầu”.
Ông cho biết tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ, cũng có thể sẽ có một số sửa đổi, do Bắc Kinh là động cơ của tăng trưởng nhu cầu.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại xuống 6,2% trong quý 2/2019, tốc độ thấp nhất trong 27 năm, bởi nhu cầu yếu trong bối cảnh căng thẳng thương mại tăng cao với Mỹ.
Dầu Brent quanh mức 62 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI quanh mức 56 USD/thùng, bị áp lực giảm bởi lo lắng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại có thể làm giảm nhu cầu dầu.
Khi được hỏi về các nhà nhập khẩu Châu Á có thể tăng cường an ninh năng lượng của họ thế nào trong bối cảnh căng thẳng tăng cao tại Trung Đông, Birol cho biết đa dạng việc nhập khẩu dầu và khí tự nhiên càng nhiều càng tốt là một cách để đối phó với rủi ro địa chính trị.
 
Ông nói “đặc biệt với khí tự nhiên, đây là một thời điểm rất có lợi để đa dạng. Các khách hàng mạnh tay hơn nhiều”. “Dứt khoát đó là một thời điểm để thực hiện các hợp đồng mới và giá mới ... sự cạnh tranh hiện nay không chỉ giữa các khách hàng mà cả giữa những người bán”.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng tuần qua: Giá xăng, khí gas không đổi, dầu thế giới giảm mạnh

 

TT năng lượng tuần qua: Giá xăng, khí gas không đổi, dầu thế giới giảm mạnh

  Thị trường năng lượng tuần qua giá dầu thế giới giảm mạnh, trong nước giá xăng và khí gas không đổi đến khi có thông báo mới.
 Giá dầu Brent Biển Bắc khép lại tuần giao dịch với mức giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 8 là 3,7%, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ cũng ghi nhận mức giảm 3,6%, mức lớn nhất kể từ giữa tháng 7.
Sự phục hồi sản lượng nhanh hơn dự tính của sau vụ tấn công nhằm vào các cơ sở lọc dầu của nước này hôm 14/9, những lo ngại về triển vọng nhu cầu suy yếu do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và số liệu kinh tế kém khả quan ở nhiều nước là những yếu tố khiến giá dầu thế giới giảm mạnh trong tuần giao dịch vừa qua.
Giá dầu Brent Biển Bắc khép lại tuần giao dịch này với mức giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng Tám là 3,7%, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ cũng ghi nhận mức giảm trong tuần 3,6%, mức lớn nhất kể từ giữa tháng Bảy.
Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, giữa bối cảnh các nhà giao dịch theo dõi sát sao khả năng và thời điểm Saudi Arabia có thể khôi phục hoàn toàn sản lượng.
Giá dầu Brent đã mở cửa phiên giao dịch ở mức cao 65,50 USD/thùng sau khi tờ Wall Street Journal đưa tin Saudi Arabia có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để khắc phục những thiệt hại từ vụ tấn công nói trên. Tuy nhiên, giá mặt hàng này sau đó đã giảm xuống 63,53 USD/thùng khi Reuters cho hay Saudi Arabia có thể khôi phục sản lượng vào đầu tuần tới.
Tuy nhiên, bước sang phiên giao dịch ngày 24/9, giá dầu thế giới đã giảm hơn 2% xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm xảy ra vụ tấn công các cơ sở lọc dầu chủ chốt của Saudi Arabia, do giới giao dịch tiếp tục quan ngại về xung đột thương mại Mỹ-Trung, vốn đã kìm hãm nhu cầu năng lượng toàn cầu thời gian qua.
Phát biểu tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc thực hiện các biện pháp thương mại không công bằng, bao gồm các rào cản thị trường, thao túng tiền tệ và đánh cắp tài sản trí tuệ. Phát biểu của ông Trump được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các quan chức thương mại của Mỹ và Trung Quốc kết thúc cuộc đàm phán thương mại cấp thứ trưởng mà không có kết quả tại New York.
Chuyên gia John Kilduff, một đối tác của Again Capital LLC ở New YoK (Mỹ), cho rằng ông Trump tiếp tục "đổ thêm dầu vào lửa" giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều này cho thấy nỗ lực giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và tiêu thụ nhiên liệu nhiều nhất thế giới vẫn chưa đạt được tiến triển đáng kể nào.
Trong khi đó, theo một báo cáo, niềm tin tiêu dùng ở Mỹ trong tháng 9/2019 đã giảm mạnh nhất trong chín tháng qua. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng dữ liệu kinh tế ảm đạm của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu và Nhật Bản cũng tác động bất lợi đến giá dầu.
Trong phiên giao dịch 25/9, giá dầu thế giới đi xuống sau khi các số liệu chính thức cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục gia tăng và Saudi Arabia đã khôi phục hoạt động sản xuất dầu nhanh hơn dự kiến.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 20/9, lượng dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ đã tăng 2,4 triệu thùng so với tuần trước, lên 419,5 triệu thùng. Bên cạnh đó, Saudi Arabia đã khôi phục năng lực sản xuất dầu lên 11,3 triệu thùng/ngày, sau khi vụ tấn công nói trên khiến sản lượng dầu mỏ của Saudi Arabia giảm một nửa. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman và Giám đốc điều hành công ty dầu khí nhà nước Aramco, Amin Nasser, cho biết sản lượng dầu của đất nước sẽ hoàn toàn khôi phục đầy đủ vào cuối tháng 9/2019.
Thông tin này khiến giá dầu thế giới tiếp tục đi xuống trong phiên ngày 26/9, trong khi các tin tức liên quan đến cuộc điều tra luận tội Tổng thống Mỹ cũng có tác động đến tâm lý các nhà giao dịch. Ngày 25/9, Nhà Trắng đã công bố bản ghi chép nội dung cuộc điện đàm hồi tháng Bảy giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, vụ việc đang làm dậy sóng chính trường Mỹ và khiến ông Trump đối mặt với nguy cơ bị luận tội.
Theo bản ghi chép nội dung dài năm trang này, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Trump đã hối thúc tân Tổng thống Ukraine khi đó Zelenskiy mở cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào ông Joe Biden và con trai ông là Hunter Biden.
 Giới phân tích cho rằng giá dầu còn chịu áp lực từ số liệu ảm đạm từ các nền kinh tế hàng đầu châu Âu và Nhật Bản. Tuy nhiên, những kỳ vọng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể dịu xuống đã hạn chế phần nào đà giảm của giá “vàng đen”, từ đó thúc đẩy nhu cầu dầu.
Tổng thống Trump ngày 25/9 cho biết hai bên có thể đạt được một thỏa thuận sớm hơn dự đoán. Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã ký kết một thỏa thuận thương mại giới hạn, qua đó mở cửa thị trường Nhật Bản cho khoảng 7 tỷ USD hàng hóa Mỹ mỗi năm.
Dầu thế giới ghi nhận phiên thứ tư giảm giá liên tiếp trong ngày 27/9, trước sự phục hồi sản lượng nhanh chóng của Saudi Arabia và những lo ngại của giới đầu tư về nhu cầu dầu thô toàn cầu giữa lúc kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Khép lại phiên này, giá dầu Brent giảm 83 xu Mỹ, hay 1,3%, xuống còn 61,91 USD/thùng, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất trong phiên là 60,76 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô nhọt nhẹ Mỹ giảm 50 xu Mỹ, hay 0,9%, và đóng phiên ở mức 55,91 USD/thùng, sau khi có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất trong phiên là 54,75 USD/thùng.
Phiên này, giá dầu cùng nhiều tài sản rủi ro khác đi xuống sau khi có thông tin cho hay Chính phủ Mỹ đang xem xét khả năng loại các công ty Trung Quốc khỏi các sàn giao dịch chứng khoán của nước này, đồng thái sẽ làm gia tăng mạnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
  Trước đó trong phiên này, giá dầu cũng giảm sau khi Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết Mỹ đã đề nghị dỡ bỏ tất cả các lệnh cấm vận đối với nước này để đổi lại các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó lại cho biết ông đã từ chối yêu cầu này của Tehran.
  Bên cạnh đó, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho biết có thể sẽ hạ dự đoán nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2019 và 2020 nếu kinh tế thế giới tiếp tục suy yếu. Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cũng là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất, nhiều công ty công nghiệp đã ghi nhận lợi nhuận sụt giảm trong tháng Tám.
  Ngoài ra, một thông tin đang chú ý trong phiên này là cước phí vận chuyển dầu từ Trung Đông sang châu Á đã tăng mạnh 28% trong ngày 27/9, do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với công ty COSCO của Trung Quốc do cáo buộc vận chuyển dầu thô từ Iran. COSCO chiếm khoảng 7% đội tàu lớn của thế giới, theo số liệu của Refinitiv./.
Tại thị trường trong nước, sau khi giá xăng điều chỉnh giảm từ 15h ngày 16/9 đến nay giá tiếp tục giữ nguyên cho đến khi có thông báo mới.
Giá xăng hiện nay sau khi điều chỉnh giảm kể từ 15h ngày 16/9/2019

Tại thị trường khí gas, giá gas bán lẻ đến người tiêu dùng tối đa ở mức 293.000 đồng/bình 12 kg, sau khi điều chỉnh giảm kể từ ngày 1/9/2019 đến khi có thông báo mới.
Nguồn: VITIC

 Trích:http://vinanet.vn

Trung Quốc khủng hoảng thịt heo, Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Trung Quốc khủng hoảng thịt heo, Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Nguồn cung thiếu hụt, dự báo giá thịt heo có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới

 

Giá heo hơi tại Trung Quốc (TQ) tăng sốc trong thời gian gần đây, lên tới 85.000-100.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với giá heo Việt Nam (VN). Dù giá cao ngất ngưởng nhưng do thiếu thịt heo nên một số địa phương tại TQ phát tem phiếu mua thịt heo cho dân như thời bao cấp, thậm chí xảy ra tình trạng tranh giành để mua thịt heo.

Tình trạng khan hiếm thịt heo tại TQ khiến thương lái nước này đẩy mạnh việc mua heo từ VN qua đường tiểu ngạch, trong bối cảnh nước ta cũng thiệt hại nặng về vì dịch tả heo châu Phi.

Ngừng nuôi heo, treo chuồng

Dịch tả heo châu Phi hoành hành khiến nhiều trang trại heo ở Đồng Nai, “thủ phủ” chăn nuôi lớn nhất cả nước, buộc phải treo chuồng, không dám nuôi lại. Ông Trần Đức Vinh Quang, chủ trại heo ở huyện Thống Nhất, cho biết mấy tháng nay trại của ông để trống chuồng, không nuôi nữa vì lo dịch tả. Nhiều trang trại khác cũng bán sạch lượng heo còn trong chuồng, không nuôi nữa vì lo sợ nếu nuôi tiếp, heo dính dịch thì thiệt hại rất lớn.

“Các trại bán heo ồ ạt và đây cũng chính là nguyên nhân giá heo hơi không biến động lớn thời gian qua, dù nguồn cung heo giảm mạnh. Tôi cũng không biết khi nào nuôi lại nữa vì dịch tả này vẫn chưa có thuốc trị” - ông Quang lý giải.

Hầu hết các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn cũng đều chung cảnh ngộ. Ông Nguyễn Tấn Hậu, chủ trại heo Tám Do ở huyện Long Thành, cho biết thêm dịch tả khiến 70%-80% các trang trại ngừng nuôi heo, treo chuồng. Số lượng trại nuôi giảm quá mạnh khiến trại heo giống của ông Hậu không bán được con nào thời gian qua.

Ông Hậu dự báo cuối năm nay sẽ thiếu hụt thịt heo rất lớn. Tuy vậy, ông Hậu cho rằng lượng thịt gà, vịt và gia súc khác như trâu, bò, dê, cừu… sẽ tăng mạnh, bù đắp lại khoảng trống thiếu thịt heo.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin: Từ đầu tháng 9 đến nay, giá heo hơi trên cả nước tiếp tục duy trì ở mức cao. Hiện giá heo hơi tại khu vực miền Bắc dao động trong khoảng 42.000-49.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi dao động trong khoảng 35.000-42.000 đồng/kg.

Cơ quan này dự báo giá heo hơi thời gian tới sẽ vẫn ở mức cao, do nguồn cung giảm vì ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi. Hiện nay bệnh dịch tả heo châu Phi đã lan rộng tới 63 tỉnh, TP trên cả nước với năm triệu con buộc phải tiêu hủy.

Công ty nghiên cứu Ipsos Consulting mới đây cũng ước tính VN có thể thiếu hụt 500.000 tấn thịt heo, tương đương 20% tổng nhu cầu thị trường, trước tết Nguyên đán do nguồn cung chưa hồi phục, trong khi nhu cầu tiêu thụ quy mô lớn tăng trở lại khi các trường học bắt đầu năm học mới từ tháng 9 và dịp tết Nguyên đán cuối tháng 1-2020.Nguồn cung thiếu hụt, dự báo giá heo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ảnh: TÚ UYÊN

Trung Quốc khủng hoảng thịt heo, Việt Nam có bị ảnh hưởng? - Ảnh 1.

Nguồn cung thiếu hụt, dự báo giá heo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ảnh: TÚ UYÊN

 

Heo Việt Nam sang Trung Quốc không nhiều

Dù nguồn cung heo trong nước giảm nhưng nhiều trang trại ở Đồng Nai cho hay một lượng nhỏ heo phía nam đang được thu mua, vận chuyển ra các tỉnh phía bắc. Ông Nguyễn Tấn Hậu, Giám đốc Công ty Chăn nuôi Tám Do, cũng nhận định giá thịt heo hơi tại các tỉnh phía nam hiện chỉ khoảng trên dưới 40.000 đồng/kg, thấp hơn miền Bắc khoảng 5.000-8.000 đồng/kg nên thương lái thu mua, chuyển ra cung cấp cho thị trường phía bắc. Ngoài ra, thương lái cũng mua heo hơi xuất sang TQ vì lúc này giá heo ở TQ cao gấp đôi giá heo VN, thị trường lại thiếu thịt trầm trọng.

Nhưng theo đánh giá của ông Hậu, lượng heo xuất khẩu sang TQ không nhiều vì thị trường này đang siết chặt tiểu ngạch. Hơn nữa thị trường này rất bấp bênh về giá, rủi ro rất cao, do vậy chỉ khi nào TQ cho phép xuất khẩu chính ngạch thì heo VN mới xuất bán mạnh sang thị trường này.

Giá sẽ tăng nhưng không sợ thiếu

Công ty Chứng khoán VnDirect vừa có báo cáo đánh giá về thịt heo hơi. Báo cáo này nhận định: “Chúng tôi tin rằng giá heo hơi đã chạm đáy và sẽ duy trì xu hướng tăng cho tới đầu năm 2020, nhờ đó các hộ chăn nuôi quy mô lớn và chưa nhiễm bệnh sẽ được hưởng lợi”.

Bên cạnh đó, giá heo hơi trong nước dự báo cũng có khả năng chịu ảnh hưởng từ việc nguồn cung sụt giảm ở TQ cũng do sự bùng phát của dịch tả heo châu Phi. “Điều này có thể đẩy mạnh việc các thương lái TQ mua heo từ VN chủ yếu qua đường tiểu ngạch, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt trong nước và đẩy giá lên cao hơn nữa” - VnDirect dự báo.

Công ty này cũng cho rằng giao dịch xuất nhập khẩu qua đường tiểu ngạch thường không được thống kê đầy đủ, do vậy khó có thể định lượng được tác động của nhân tố này lên giá heo trong nước.

Thừa nhận dịch tả heo châu Phi có thể khiến thị trường thiếu thịt cuối năm và dịp tết Nguyên đán, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết thời gian qua bộ đã tổ chức ba hội nghị “giải cứu” lớn tại phía nam và phía bắc để đảm bảo cân đối nguồn cung thực phẩm cuối năm.

Theo đó, bộ đề nghị đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm, đồng thời động viên tái đàn heo theo hướng an toàn sinh học. Vì hiện nay thị phần thịt heo chiếm tới 70%, nếu số lượng heo sụt giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Đối với địa phương chưa xảy ra dịch tả heo châu Phi hoặc những địa phương xảy ra dịch nhưng đã hết dịch 30 ngày không tái phát thì cho các trang trại tái đàn.

Đối với việc xuất khẩu heo sang TQ, đại diện Cục Chăn nuôi đánh giá thị trường TQ có nhu cầu tiêu thụ thịt rất cao, vì trong thời gian qua dịch tả heo châu Phi đã khiến nước này thiếu trầm trọng (có khả năng TQ cần nhập khẩu đến 1,5 triệu tấn thịt heo trong năm nay, PV). Tuy nhiên, TQ kiểm soát rất chặt chẽ heo VN nhập vào theo đường tiểu ngạch, hơn nữa lượng heo trong nước cũng không nhiều để xuất sang TQ.

Trích: http://cafef.vn

Nhà đầu tư kêu 'rủi ro lớn' nếu giá điện mặt trời giảm sâu

Với chính sách một vùng giá, giá điện mặt trời có thể giảm hơn 30%, khiến các nhà đầu tư lo gặp nhiều khó khăn.

Trong dự thảo quyết định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp dụng sau ngày 30/6, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt phương án một giá điện cho tất cả các vùng, thay vì chia 2 hoặc 4 vùng như các đề xuất trước. Cơ quan này dự báo tổng công suất bổ sung quy hoạch các dự án điện mặt trời vào hệ thống điện là 6.300 MW vào năm 2023.

Theo phương án mới đưa ra, giá mua điện của dự án mặt trời mặt đất là 1.620 đồng mỗi kWh (khoảng 7,09 cent); điện mặt trời nổi là 1.758 đồng một kWh (7,69 cent) và điện mặt trời mái nhà 2.156 đồng (9,35 cent một kWh). Các mức giá này kéo dài đến hết năm 2021.

So với giá điện mặt trời 9,35 cent được áp dụng trước ngày 30/6, giá mới giảm hơn 500 đồng mỗi kWh, khoảng 32%. Mức giảm này theo ông Lê Thanh Tùng - Chủ tịch Công ty cổ phần Ecotech Việt Nam, sẽ khó khăn cho các nhà đầu tư điện mặt trời. Theo ông, mức giá điện mặt trời (giá FIT) được nhà chức trách đưa ra với kỳ vọng suất đầu tư mỗi kWh điện mặt trời giảm nhiều so với trước, song thực tế không hẳn vậy. Những đợt giảm giá thiết bị dự án điện mặt trời vừa qua do Trung Quốc xả hàng tồn nên bán giá thấp để "đẩy" hàng đi, sau đó mặt bằng giá đã trở lại như trước.

"Suất đầu tư vẫn tương tự với giá trước đây, nhưng giá bán ra lại giảm 32% thì toàn bộ sẽ "ăn" vào lợi nhuận đầu tư, trong khi các chi phí đều tăng", ông nói.

Tuy nhiên điều ông Tùng cũng như nhiều nhà đầu tư điện mặt trời lo lắng, là vay vốn các dự án năng lượng ngày càng khó khăn, điều kiện thắt chặt hơn, lãi vay cao nên hiệu quả dự án giảm đi nhiều so với trước.

Tổ hợp điện mặt trời của BIM Group bao gồm hơn một triệu tấm năng lượng ở Ninh Thuận. Ảnh: Quỳnh Trần.

Tổ hợp điện mặt trời của BIM Group bao gồm hơn một triệu tấm năng lượng ở Ninh Thuận. Ảnh: Quỳnh Trần.

Ông Tùng cũng nhắc lại, giữa năm, các nhà máy điện mặt trời khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận chỉ được phát lên hệ thống 50-60% công suất khiến chủ đầu tư thiệt hại tài chính. Dự án bị cắt giảm công suất phát lên lưới cực kỳ nguy hiểm nếu doanh nghiệp tới thời điểm trả nợ ngân hàng. "Ở thời điểm đó chúng tôi phải liên tục làm việc với ngân hàng vì họ lo doanh nghiệp không trả được nợ. Nếu giá FIT giảm, lại tập trung vào một số vùng nhất định, tình cảnh quá tải lưới tái diễn là rủi ro cực lớn cho nhà đầu tư", ông nói thêm.

Một nhà đầu tư điện mặt trời tại Bình Thuận lại có băn khoăn khác. Việc chỉ có một giá cho tất cả vùng, theo ông, sẽ lại tái diễn cảnh quá tải lưới điện khi các dự án "bùng nổ" tại vùng bức xạ tốt. "Giá mua mỗi kWh điện mặt trời mặt đất giảm hơn 500 đồng so với trước, lại cào bằng cho tất cả các vùng bức xạ thì không hấp dẫn nhà đầu tư, nhất là khu vực miền Bắc, Trung", nhà đầu tư này nói.

Ông Tùng cũng cho rằng, nếu một giá điện mặt trời cho các vùng bức xạ thì chắc chắn nhà đầu tư sẽ chọn khu vực nào có tiềm năng về nắng lớn nhất, như 6 tỉnh Tây Nguyên, và câu chuyện quá tải lưới sẽ lặp lại mà không khuyến khích được đầu tư vào các tỉnh phía Bắc, miền Trung.

Dù đưa ra kiến nghị phương án giá điện một vùng nhưng chính trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương lại phân tích khá kỹ và nêu nhiều ưu điểm phương án giá 4 vùng.

Theo cơ quan này, phương án giá tương ứng với 4 vùng bức xạ sẽ cho phép các dự án ở những khu vực cường độ bức xạ thấp và trung bình đạt được hiệu quả như nơi có cường độ bức xạ cao. Vì thế, phương án giá 4 vùng sẽ khuyến khích để thu hút nhà đầu tư phát triển điện mặt trời và giảm nguy cơ quá tải lưới truyền tải do dự án được phân bổ đều giữa các vùng, cũng như giảm tranh chấp quá mức về đất đai.

"Mức giá đề xuất 7,09 cent một kWh thực tế vẫn tốt với dự án điện ở vùng bức xạ cao", một lãnh đạo Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo nói và cho rằng khắc phục hiệu quả vận hành điện mặt trời nhà đầu tư phải tính tới đầu tư thêm pin dự trữ. Song, ông Lê Thanh Tùng nhìn nhận, câu chuyện pin dự trữ không dễ triển khai khi cân đối chi phí đang là vấn đề không nhỏ với chủ đầu tư nếu giá FIT giảm sâu 30% theo đề xuất hiện tại. "Với các điều kiện đưa ra chắc chắn chúng tôi sẽ phải tính lại bài toán đầu tư", ông nói thêm. 

Quan điểm không nên áp một giá chung cho điện mặt trời được ông Trần Viết Ngãi – Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng ủng hộ. Ông Ngãi cho rằng, cường độ bức xạ của Việt Nam thay đổi nhiều theo các vùng, miền Bắc có mức bức xạ thấp nhất, bình quân khoảng 3,7 kwh/m2/ngày, trong khí các tỉnh phía Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gấp 1,4 lần, 4,8-5,1kwh/m2/ngày.

Điều này dẫn đến các dự án điện mặt trời nối lưới đang phát triển tập trung tại một số địa phương có cường độ bức xạ lớn, gây quá tải cục bộ, ảnh hưởng đến an toàn cung cấp điện của hệ thống.

"Việc áp dụng giá mua điện theo nhiều vùng sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý, các đơn vị vận hành hệ thống điện có nhiều lựa chọn trong tích hợp nguồn điện mặt trời với các loại hình nhà máy điện khác để có hiệu quả cao nhất", ông Ngãi góp ý.

Ngoài mức giá giảm sâu, hơn 32%, các nhà đầu tư còn cho rằng, thời hạn duy trì giá chỉ 2 năm là quá ngắn. "Giá đã giảm, mốc thời gian áp dụng ngắn sẽ là sức ép lớn cho nhà đầu tư trong đàm phán với nhà thầu, cung cấp thiết bị", chủ đầu tư dự án điện mặt trời tại Long An nói, và cho rằng thời gian áp dụng nên ổn định trong 2,5-3 năm, không nên thay đổi liên tục.

 Trích:https://vnexpress.net

TT năng lượng TG ngày 27/9: Dầu, khí tự nhiên đều giảm

TT năng lượng TG ngày 27/9: Dầu, khí tự nhiên đều giảm

  Giá dầu giảm trong ngày hôm nay, xóa đi sự gia tăng sau cuộc tấn công ngày 14/9/2019 vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia, do nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới này trở lại công suất sản xuất nhanh chóng.
  Giá cũng bị áp lực giảm bởi lo lắng tăng trưởng kinh tế toàn cầy suy yếu và ảnh hưởng của điều đó tới nhu cầu dầu.
  Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 32 US cent hay 0,5% so với đóng cửa phiên trước tại 62,42 USD/thùng. Dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ giảm 8 US cent hay 0,1% xuống 56,33 USD/thùng.
Stephen Innes, nhà chiến lược thị trường Châu Á Thái Bình Dương tại AxiTrader nói “trong hầu hết tuần này ... thị trường giao dịch ở mức thấp do việc đầu cơ giá lên không được khuyến khích bởi sản lượng dầu của Saudi Arabia trở lại nhanh hơn dự kiến”.
Dầu thô WTI kỳ hạn giảm 3% từ đầu tuần, đánh dấu tuần giảm giá lớn nhất trong 10 tuần, trong khi dầu thô Brent giảm 2,9% trong tuần này, tuần giảm lớn nhất trong 7 tuần.
Saudi Arabia đã đưa công suất trở lại 11,3 triệu thùng/ngày chưa tới 2 tuần sau cuộc tấn công vào các cơ sở dầu.
Các cuộc tấn công đã làm mất sản lượng 5,7 triệu thùng/ngày, ban đầu đã khiến giá dầu tăng 20% mặc dù giá đã sớm giảm sau khi vương quốc này cam kết đưa sản lượng chở lại vào cuối tháng 9/2019.
Dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước bất ngờ tăng 2,4 triệu thùng cũng gây sức ép lên giá.
Dự trữ dầu thô có thể tăng tiếp trong ngắn hạn, sẽ gây áp lực cho giá, khi các nhà máy lọc dầu của Mỹ hạn chế hoạt động để bảo dưỡng.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm xuống mức thấp 3 tuần
Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ giảm xuống thấp nhất 3 tuần trong ngày 26/9/2019 sau khi một báo cáo liên bang cho thấy dự trữ tăng lớn hơn dự kiến.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết các cơ sở đã bổ sung 102 tỷ feet khối khí đốt trong tuần kết thúc vào ngày 20/9/2019. Số liệu đó cao hơn nhiều so với dự báo của các nhà phân tích trong thăm dò của Reuters chỉ tăng 89 tỷ feet khối. Sự gia tăng này đưa dự trữ lên 3.205 nghìn tỷ feet khối (tcf), thấp hơn 3.252 tcf mức trung bình ở thời điểm này trong 5 năm là 1,4%.
Dự trữ khí vẫn dưới mức trung bình 5 năm kể từ tháng 9/2017. Dự trữ hồi tháng 3/2019 thấp hơn mức trung bình 5 năm khoảng 33%. Nhưng với sản lượng gần cao kỷ lục, các nhà phân tích cho biết dự trữ sẽ đạt gần bình thường 3,7 tcf vào cuối mùa hè này.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 7,4 US cent hay 3% đóng cửa tại 2,428 USD/mmBtu, đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 3/9/2019.
Đưa hợp đồng này giảm ngày thứ 8 liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 1/2012.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 27/9/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

56,0474

-0,25

-0,44 %

-23,45%

Dầu Brent

USD/thùng

62,3336

-0,53

-0,84 %

-24,62%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,4468

0,015

0,62 %

-18,62%

Xăng

USD/gallon

1,6507

-0,0136

-0,82 %

-21,44%

Dầu đốt

USD/gallon

1,9476

-0,0114

-0,58 %

-17,18%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4389200
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2142
3902
10167
2330825
89146
4389200

Your IP: 3.17.179.132
Server Time: 2024-11-26 07:38:37

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 60 guests and no members online