Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Sắp có khủng hoảng ở khu vực ASEAN?

Sắp có khủng hoảng ở khu vực ASEAN?

Một số thay đổi về cơ cấu kinh tế đã khiến ASEAN dễ bị rơi vào suy thoái hơn so với thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ trước

Mặc dù ASEAN không rơi vào một cuộc suy thoái kỹ thuật (technical recession – xảy ra khi ghi nhận 2 quý liên tiếp có mức tăng trưởng âm) trong đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu gần nhất, những những yếu tố nâng đỡ kinh tế khu vực này hiện đã giảm đi khá nhiều.

Một báo cáo gần đây của công ty tư vấn toàn cầu Bain & Co. viết: "Tình hình tăng trưởng kinh tế khả quan cũng không thể cứu khu vực này khỏi tổn hại, nếu như các khu vực khác trên thế giới cũng lâm vào suy thoái. Doanh nghiệp tư nhân hoặc thậm chí toàn bộ ngành công nghiệp có thể chịu thiệt hại lớn hơn, bởi độ mở giữa các khu vực là lớn hơn nhiều so với trước kia".

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) báo cáo rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm tới mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vì các cuộc xung đột thương mại cùng với những bất ổn về chính sách.

Tăng trưởng kinh tế của 8 trong 10 nước ASEAN đang ở mức thấp hơn so với thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính hơn 10 năm trước, chỉ có Việt Nam và Phillippines là ngoại lệ. Đây là một điều đáng lo ngại.

Sắp có khủng hoảng ở khu vực ASEAN? - Ảnh 1.

So sánh mức tăng trưởng GDP của các nước ASEAN (năm 2006 và 2018). Nguồn: Bain & Co

Trong báo cáo về tình hình kinh tế khu vực Đông Nam Á, Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực sẽ giảm từ mức 5,1% năm 2018 xuống 4,5% trong năm 2019. 

Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc đại lục của ICAEW, ông Mark Billington cho rằng, các vấn đề ngoại cảnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến tình hình tăng trưởng cũng như các dòng chảy thương mại trong khu vực.

Thêm nữa, tài khoản vãng lai của các nước khu vực ASEAN đã giảm từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong đó tài khoản vãng lai ở 5 trong 10 nước thâm hụt khi có mức xuất khẩu trên tổng GDP giảm – hàm ý tăng sự phụ thuộc vào các dòng vốn nước ngoài.

Với nhiều mối liên kết mạnh về tài chính và thương mại, cũng không khó hiểu khi ASEAN phụ thuộc khá nhiều vào việc xuất khẩu hàng hóa. Những đối tác xuất khẩu lớn có thể kể đến như Mỹ, Liên minh châu ÂU (EU) – vốn đang lo lắng với viễn cảnh Brexit không thỏa thuận rất có thể xảy ra – và Trung Quốc.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong vòng 9 năm qua. Trong nửa đầu năm nay, ASEAN cũng trở thành đối tác thương mại lớn thứ nhì của Trung Quốc – chỉ xếp sau EU – lần đầu vượt qua Mỹ kể từ năm 1997.

Tuy nhiên theo Cơ quan tình báo kinh tế (có trụ sở tại Anh), sự gia tăng phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang khiến ASEAN đối mặt với nhiều rủi ro khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang ghi nhận sự giảm tốc (từ mức 12,7% năm 2006 xuống còn 6,6% năm 2018). Nhất là khi thương chiến Mỹ - Trung liên tục có những diễn biến khó lường.

Giá trị hàng hóa đóng góp trong tổng GDP của khu vực đã giảm từ 23% xuống 18%. Với mức giá và lượng hàng bán ra đều có xu hướng giảm, khả năng ngành này có thể là bệ đỡ cho nền kinh tế khi xảy ra suy thoái là rất thấp.

Như công ty Bain & Co đã đề cập, tình hình suy thoái có thể chuyển biến theo nhiều hướng khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra suy thoái ở các nước mua nhiều hàng hóa của ASEAN như dầu cọ, than, máy vi tính...

Trong khi đó, các khoản nợ của doanh nghiệp và hộ gia đình trên tổng GDP đã tăng đáng kể tại các nước Đông Nam Á. Ở nhiều nước mức tăng này đã vượt so với năm 2008 và 2009, đạt ở mức dường như chỉ có thể quan sát được ở các nước phát triển như Mỹ.

Ngoài việc mỗi quốc gia trong khu vực cần phải xây dựng những chính sách riêng, nền kinh tế ASEAN vẫn cần thiết phải hội nhập hơn nữa để đối phó với một cuộc suy thoái có thể xảy ra. 

Trích: http://cafef.vn

Thị trường ngày 26/9: Dầu, vàng, cao su đồng loạt giảm; riêng đường lập đỉnh 6 tuần

Thị trường ngày 26/9: Dầu, vàng, cao su đồng loạt giảm; riêng đường lập đỉnh 6 tuần
Ảnh minh họa.

Đồng USD tăng và yếu tố cung – cầu tích cực đã khiến giá một loạt các mặt hàng trên thị trường quốc tế đi xuống trong phiên giao dịch vừa qua.

Dầu giảm khoảng 1% do tồn trữ dầu của Mỹ và sản lượng của Saudi Arabia tăng

Giá dầu thô tiếp tục giảm thêm khoảng 1% sau khi số liệu cho thấy tồn trữ dầu của Mỹ nhiều hơn dự kiến trong khi Saudi Arabia cũng khôi phục sản lượng nhanh hơn dự đoán.

Kết thúc phiên, dầu Brent giảm 71 US cent, tương đương 1,1%, xuống 62,39 USD/thùng; dầu Tây Texas giảm 80 US cent, tương đương 1,4%, xuống 56,49 USD/thùng. Chỉ số dollar index mạnh lên cũng góp phần gây áp lực giảm giá lên mặt hàng dầu mỏ.

Tồn trữ dầu thô của Mỹ tuần qua đã tăng 2,4 triệu thùng chứ không giảm 249.000 thùng như tính toán của các nhà phân tích, số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết.

Thị trường ngày 26/9: Dầu, vàng, cao su đồng loạt giảm; riêng đường lập đỉnh 6 tuần - Ảnh 1.

Trong khi đó, nguồn tin Reuters cho hay, Saudi Arabia đã khôi phục công suất sản xuất về mức 11,3 triệu thùng/ngày. Tồn trữ dầu của nước này vẫn duy trì ở mức vừa phải.

Thị trường ngày 26/9: Dầu, vàng, cao su đồng loạt giảm; riêng đường lập đỉnh 6 tuần - Ảnh 2.

Tổng thống Donald Trump vừa thông báo rằng có thể đạt một thỏa thuận để kết thúc cuộc chiến thương mại kéo dài đã gần 15 tháng với Trung Quốc sớm hơn so với suy nghĩ của mọi người. Ông cũng nói rằng đã thấy "con đường dẫn tới hòa bình" trong quan hệ với Iran. Những phát ngôn này không những không đẩy giá dầu tăng lên mà còn góp phần kéo giá đi xuống.

Kim loại quý nhất loạt giảm

Giá vàng giảm 2% từ mức cao kỷ lục nhiều tuần do thiếu chắc chắn về tình hình chính trị, nhất là cuộc điều tra luận tội Tổng thống Mỹ khiến nhà đầu tư lại chuyển hướng sang mua USD thay vì vàng.

Cuối phiên, giá vàng giao ngay giảm 1,8% xuống 1.504,61 USD/ounce, đầu phiên có lúc vàng giao ngay giảm sâu tới 2% xuống 1.501,55 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 1,8% xuống 1.512,3 USD/ounce. Dollar index đã chạm mức cao nhất 2 tuần trong phiên vừa qua.

Tuy nhiên, thị trường vàng vẫn đang trong xu hướng tích cực bởi được hỗ trợ từ một số yếu tố chưa được giải quyết như vấn đề ở Trung Đông hay thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.

Về các kim loại quý khác, giá palađi giảm 1,7% xuống 1.644.37 USD/ounce vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt kỷ lục cao 1.676,53 USD lúc đầu phiên. Kim loại này đã tăng hơn 20%, tương đương gần 300 USD, từ mức thấp nhất gần 2 tháng hồi đầu tháng 8 do lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong ngành mạ ô tô. Giá bạc cũng giảm 3,5% xuống 17,93 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 2,8% xuống 926,67 USD/ounce.

Đất hiếm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ tháng 8/2019 cao nhất nhiều năm

Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu đất hiếm của nước này sang Mỹ trong tháng 8/2019 đạt mức cao nhất ít nhất kể từ 2016, gây lo ngại Bắc Kinh có thể hạn chế bớt nguồn cung giữa bối cảnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc.

Xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ tháng 8 vừa qua đã tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 453.473 kg . Đây là mức cao nhất kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm một nhà máy đất hiếm hồi tháng 5. Trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu đất hiếm từ Trung Quốc sang Mỹ tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 2.984 tấn.

Tổng xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc trong tháng 8 vừa qua đạt 4.352 tấn, giảm 17% so với tháng 7/2019. Ngày 20/9 vừa qua Trung Quốc đã tổ chức một Hội nghị đất hiếm ở Baotou, Nội Mông, nhưng hội nghị năm nay không mở cửa cho người nước ngoài.

Việc đảm bảo nguồn cung đất hiếm nằm trong chương trình nghị sự của cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Australia Scott Morrison tại Washington vào tuần trước. Lynas Corp của Australia là hãng sản xuất đất hiếm lớn duy nhất bên ngoài Trung Quốc.

Đồng và nickel tăng

Giá đồng hồi phục sau phát biểu của ông Trump làm dấy lên hy vọng có khả năng Mỹ - Trung sớm kết thúc cuộc chiến thương mại. Đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn London tăng nhẹ 0,1% lên 5.786 USD/tấn.

Nickel tiếp tục đi lên, tăng 0,8% trong phiên vừa qua lên 17.325 USD/tấn (kỳ hạn giao sau 3 tháng) sau khi số liệu cho thấy nhập khẩu niclel tinh luyện của Trung Quốc tháng 8/2019 tăng gần gấp đôi so với cùng tháng năm ngoái,trong khi xuất khẩu từ Indonesia – nước sản xuất nickel hàng đầu – cũng tăng 26,5%.

Đường thô cao nhất 1,5 tháng

Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2019 vừa tăng 0,5 US cent (2,4%) lên 11,8 US cent/lb, cao nhất kể từ 12/8/2019; đường trắng cũng tăng 8,7 USD (2,63%) lên 339,6 USD/tấn (kỳ hạn tháng 12/2019).

Tập đoàn Unica của Brazil thông báo sản lượng đường thô từ đầu niên vụ 2019/20 cho tới thời điểm này đạt 20 triệu tấn, tức là thấp hơn 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bông thấp nhất 2 tuần

Giá bông trên sàn New York đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần gần đây do khối lượng giao dịch ít bởi nhu cầu giảm do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Giá bông đã giảm gần 18% từ đầu năm tới nay vì lý do này.

Hợp đồng giao dịch bông kỳ hạn tháng 12/2019 đã giảm 0,1% xuống 60.35 US cent/lb vào cuối phiên, trong phiên giao dịch trong khoảng 59,63 – 60,9 US cent/lb.

Cao su giảm

Giá cao su trên thị trường Tokyo giảm do triển vọng kinh tế u ám và tồn trữ cao su tăng trong bối cảnh lo lắng nhu cầu lốp xe sẽ yếu đi.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 3 năm sau giảm 1,3 JPY, tương đương 0,0121 USD hay 0,8%, xuống 166,8 JPY/kg. Hợp đồng kỳ hạn tháng 1 năm tới ở Thượng Hải cũng giảm 130 CNY (18,26 USD0 xuống 11.805 CNY/tấn; cao su TSR20 của Trung Quốc giảm 1,2% xuống 10.050 CNY/tấn.

Dịch tả lợn nóng lên ở Hàn Quốc trong khi sản lượng của Trung Quốc dần hồi phục

Hàn Quốc xác nhận đã xảy ra trường hợp lợn bị nhiễm dịch tả thứ 6 ở nước này. Tới nay, đã có hơn 20.000 con lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi, chiếm 0,4% trong tổng đàn lợn khoảng 12,3 triệu con ở nước này.

Trong khi đó tại Trung Quốc, sản xuất lợn đang dần hồi phục nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ. Đầu tháng 9/2019, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách hỗ trợ sản xuất thịt lợn giữa bối cảnh giá mặt hàng này tăng lên mức cao kỷ lục. Đó là: hỗ trợ xây dựng trang trại trên quy mô lớn, đơn giản hóa thủ tục và giảm chi phí thuê đất nuôi lợn. Nhiều tỉnh của nước này cũng công bố kế hoạch tăng cường nuôi lợn để ổn định nguồn cung.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 26/9

TT năng lượng TG ngày 25/9: Dầu tiếp tục giảm, khí tự nhiên ở mức thấp nhất 2 tuần

TT năng lượng TG ngày 25/9: Dầu tiếp tục giảm, khí tự nhiên ở mức thấp nhất 2 tuần

  Giá dầu giảm ngày thứ hai trong hôm nay, do lo lắng về nhu cầu nhiên liệu giảm sau khi các bình luận của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xóa đi lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc và dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
  Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 46 US cent xuống 62,64 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 40 US cent xuống 56,89 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ trước cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia vào ngày 14/9/2019.
Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại OANDA nói “điều thực sự kéo giảm giá dầu là các bình luận của Donald Trump về thương mại đêm qua ... Ông vẫn duy trì vị thế khá hiếu chiến”.
Trump đã chỉ trích thương mại của Trung Quốc tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong ngày 24/9/2019 và cho biết ông sẽ không chấp nhận một “thỏa thuận tồi” trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và là nước sử dụng dầu lớn thứ hai trong khi Mỹ là nước tiêu thụ lớn nhất.
Trump cũng cho biết ông đã thấy một con đường hòa bình với Iran ngay cả khi ông tố cáo Iran, khiến phí bảo hiểm địa chính trị trong giá dầu giảm.
Dầu đã tăng trong tuần trước sau một cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia làm gián đoạn nguồn cung từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới này. Để đáp ứng nghĩa vụ cung cấp cho các nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia ở nước ngoài, Saudi Aramco đang mua dầu từ các nhà sản xuất Trung Đông khác.
Giá dầu cũng bị áp lực giảm bởi dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước bất ngờ tăng.
Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 1,4 triệu thùng trong tuần trước, theo Viện Dầu mỏ Mỹ, so với dự đoán của các nhà phân tích giảm 200.000 thùng.
Số liệu chính thức của chính phủ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ sẽ được phát hành cuối ngày hôm nay.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm xuống mức thấp mới trong 2 tuần
Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ đã giảm xuống mức thấp mới trong hai tuần vào ngày 24/9/2019 do các dự báo nhu cầu điều hòa không khí giảm trong tuần tới do nhiệt độ ôn hòa khi mùa thu đang tới.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 2,4 US cent hay 0,9% đóng cửa tại 2,503 USD/mmBtu, thấp nhất kể từ ngày 6/9/2019. Đây là phiên thứ 6 liên tiếp hợp đồng này sụt giảm, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 4/2019.
Các nhà khí tượng dự báo nhiệt độ trong 2 tuần tới sẽ lạnh hơn so với bình thường tại 1/3 miền tây của đất nước này và ấm hơn trong 1/3 miền đông.
Các thương nhân lưu ý rằng thời tiết ấm hơn bình thường trong cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2019 có xu hướng giảm nhu cầu sưởi đồng thời bỏ đi nhu cầu điều hòa không khí.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 25/9/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

56,8698

0,3

-0,52 %

-20,53%

Dầu Brent

USD/thùng

62,8398

0,36

-0,57 %

-22,70%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,5124

0,01

0,24%

-16,83%

Xăng

USD/gallon

1,6446

0,0129

-0,78 %

-20,08%

Dầu đốt

USD/gallon

1,9623

0,0092

-0,47 %

-14,65%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích:http://vinanet.vn

VinID sẽ là đối thủ đáng gờm trên thị trường 27 ví điện tử?

VinID sẽ là đối thủ đáng gờm trên thị trường 27 ví điện tử?

Khả năng chiếm lĩnh thị phần của các ví điện tử gần như không phụ thuộc vào việc ra đời sớm hay muộn mà dựa trên độ "chịu chi".

 Cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin về việc đã cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với dịch vụ được cấp phép là ví điện tử cho VinID của Công ty cổ phần VinID. Theo đó, VinID chính thức bước vào cuộc đua khốc liệt với 26 đối thủ khác trong lĩnh vực ví điện tử ở Việt Nam. Sự tham gia của VinID được kỳ vọng sẽ càng khiến cho thị trường này trở nên sôi động hơn khi đang sở hữu nhiều lợi thế.

Trên thực tế, số lượng ví điện tử được cấp phép hoạt động hiện nay là khá lớn. Theo NHNN, 31 doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gia thanh toán và thị trường Việt Nam hiện có 27 ví điện tử được cấp phép. Tuy nhiên, phần lớn các ví điện tử hoạt động mờ nhạt bởi 5 "ông lớn" đã nắm giữ tới 90% thị phần. Không có thống kê chính thức nào, song nhiều ý kiến cho rằng những "ông lớn" hiện nay bao gồm Momo, Zalo Pay, Air Pay,  Viettel Pay, GrabPay by Moca,...

Trong đó, nhiều "ông lớn" mới chỉ được thành lập và hoạt động một vài năm trở lại đây. Khả năng chiếm lĩnh thị phần của các ví điện tử gần như không phụ thuộc vào việc ra đời sớm hay muộn mà dựa trên độ "chịu chi". Các ví điện tử hiện nay cũng có lợi nhuận rất thấp và đa phần chịu lỗ.

Chẳng hạn, Zion (đơn vị thành viên của VNG )– công ty sở hữu Zalo Pay- báo lỗ lũy kế hơn 133 tỷ đồng sau 2 năm ra mắt ví điện tử. Momo, ví điện tử đang đứng đầu về số lượng người dùng tại Việt Nam, lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng đến cuối năm 2018.

Mặc dù lỗ, các ví điện tử hàng đầu vẫn đang thu hút đầu tư. Những thương vụ rót vốn lớn trong vòng 1 năm trở lại đây có thể kể đến việc Warburg Pincus (Mỹ) rót cả trăm triệu USD vào Momo; Grab hợp tác với Moca, Be Group hợp tác với VPBank cho ra mắt beFinancial,…

Lợi thế thứ hai khiến VinID trở nên đáng gờm là lượng khách hàng khổng lồ từ Vingroup với hệ sinh thái gần như đầy đủ, từ y tế, giáo dục, ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm, tiêu dùng, nghỉ dưỡng,...Điều này sẽ khiến VinID nhanh chóng có được lượng người dùng cực lớn mà không mất quá nhiều thời gian, tiền bạc để chạy quảng cáo, truyền thông tới khách hàng. Được biết, VinID hiện có 8 triệu khách hàng từ hệ sinh thái của Vingroup, con số mà ví điện tử dẫn đầu hiện nay là Momo phải mất nhiều năm trời mới tiếp cận được.

Trước VinID, một số ví điện tử khác cũng nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần nhờ sở hữu hệ sinh thái riêng như ứng dụng gọi xe Grab; Airpay – một trong những sản phẩm nằm trong hệ sinh thái Garena, Foody, Now Delivery, Shopee; ZaloPay sở hữu cộng đồng người dùng Zalo sẵn có trên 100 triệu thành viên trên toàn cầu.

Tất nhiên, 2 lợi thế "nhiều tiền" và nền tảng hệ sinh thái không phải chỉ mỗi VinID mới có. Song có điểm khác biệt là VinID chưa có sự tham gia của nhà đầu tư ngoại. Trong khi các ví điện tử khó huy động vốn trong nước và phải tìm đến các nhà đầu tư nước ngoài thì VinID đã có "đại gia" Vingroup. Còn với Vingroup, sau khi phát triển hệ sinh thái lớn như hiện nay, việc đầu tư phát triển ví điện tử là điều tất yếu. 

Ngược lại, nhiều ví điện tử nổi trội khác hiện nay có sở hữu khá cao của nước ngoài, mức sở hữu từ 30% đến hơn 90%. Trong khi đó, theo dự thảo của NHNN, room ngoại tham gia vào các doanh nghiệp Fintech sẽ bị giới hạn, dự kiến ban đầu là 30% hoặc 49%. Trong trường hợp dự thảo được thông qua, những fintech phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp không ít khó khăn để huy động vốn, duy trì thế cạnh tranh trên thị trường ví điện tử đầy khốc liệt.

Trích: http://cafef.vn

TT năng lượng TG ngày 24/9: Dầu giảm do lo ngại nhu cầu quay trở lại


TT năng lượng TG ngày 24/9: Dầu giảm do lo ngại nhu cầu quay trở lại

 Giá dầu giảm trong đầu phiên giao dịch Châu Á hôm nay do số liệu hoạt động sản xuất yếu từ Châu Âu và Nhật Bản khiến thị trường chú ý vào triển vọng nhu cầu ảm đạm, mặc dù tình trạng không rõ ràng kéo dài về gián đoạn nguồn cung của Saudi Arabia đã hạn chế đà giảm.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 29 US cent xuống 64,48 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ ở mức 58,4 USD/thùng, giảm 24 US cent.
Michael McCarthy, chuyên gia phân tích thị trường tại CMC Markets, Sydney cho biết “phía nhu cầu của phương trình được tập trung trở lại”, chỉ ra số liệu sản xuất chậm chạp tại các nền kinh tế hàng đầu của Châu Âu cũng như Nhật Bản.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn ở mức tương đối cao trong năm nay do cuộc tấn công hồi giữa tháng vào các cơ sở xử lý dầu lớn nhất của Saudi Arabia đã làm sản xuất tại quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới giảm một nửa.
Reuters báo cáo rằng Saudi Arabia đã khôi phục hơn 75% sản lượng dầu thô bị mất sau các cuộc tấn công vào cơ sở dầu mỏ của họ và sẽ trở lại hoạt động hoàn toàn vào đầu tuần tới. Nhưng Tạp chí Phố Wall cho biết việc sửa chữa tại các nhà máy này có thể kéo dài nhiều tháng hơn dự kiến.
Các cường quốc Châu Âu - Anh, Đức và Pháp - ủng hộ Mỹ đổ lỗi cho Iran về cuộc tấn công vào cơ sở dầu của Saudi Arabia, kêu gọi Tehran đồng ý thực hiện các cuộc đàm phán mới với các cường quốc thế giới về chương trình hạt nhân và tên lựa đạn đạo và các vấn đề an ninh của khu vực này.
Trong khi đó cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy dự trữ dầu thô và sản phẩm chưng cất được dự kiến giảm trong tuần trước. Bảy nhà phân tích được Reuters thăm dò ước tính dự trữ dầu thô giảm 800.000 thùng trong tuần tính tới ngày 20/9/2019.
Thăm dò được tiến hành trước các báo cáo quan trọng từ Viện Dầu khí Mỹ, được phát hành trong ngày hôm nay và từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ vào thứ tư (25/9/2019).
Khí tự nhiên của Mỹ giữ ở mức thấp 2 tuần
Khí tự nhiên của Mỹ giữ ở mức thấp 2 tuần do các dự báo thời tiết ôn hòa trong 2 tuần tới.
Các nhà khí tượng dự báo nhiệt độ lạnh hơn bình thường ở 1/3 miền tây của quốc gia này, ấm hơn bình thường ở 2/3 phía đông.
Các thương nhân lưu ý thời tiết ấm hơn bình thường trong cuối tháng 9 và đầu tháng 10 làm giảm nhu cầu vì các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ không cần sử dụng nhiều điều hòa hay lò sưởi.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 0,7 US cent hay 0,3% đóng cửa tại 2,527 USD/mmBtu, thấp nhất kể từ ngày 6/9/2019.
Đưa hợp đồng này giảm ngày thứ 5 liên tiếp, chuỗi giảm lần đầu tiên kể từ tháng 7/2019.
Refinitiv dự báo nhu cầu khí trung bình tại 48 tiểu bang của Mỹ sẽ tăng từ 83 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần này lên 83,3 bcfd trong tuần tới do nhu cầu sưởi và xuất khẩu tăng.
Refinitiv dự báo dòng chảy tới các kho cảng LNG có thể tăng lên gần cao kỷ lục 6,6 bcfd vào cuối tuần tới.
Dự trữ khí đốt vẫn dưới mức trung bình 5 năm kể từ tháng 9/2017. Khối lượng thấp hơn khoảng 33% mức trung bình trong tháng 3/2019, nhưng với sản lượng gần mức cao kỷ lục dự trữ sẽ đạt gần mức bình thường 3,7 tỷ feet khối mỗi ngày vào cuối mùa hè.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 24/9/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

58,5196

-0,22

-0,38 %

-19,04%

Dầu Brent

USD/thùng

64,5968

-0,3

-0,46 %

-21,10%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,5213

-0,01

-0,24%

-18,19%

Xăng

USD/gallon

1,6789

-0,0043

-0,26 %

-18,81%

Dầu đốt

USD/gallon

1,9969

-0,0042

-0,21 %

-13,39%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích:http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4389408
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2350
3902
10375
2330825
89354
4389408

Your IP: 3.142.255.23
Server Time: 2024-11-26 08:48:00

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 52 guests and no members online