Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Gần đến Trung thu, 6.000 sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc theo xe tải vào thủ đô

 

Gần đến Trung thu, 6.000 sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc theo xe tải vào thủ đô

 Hai chủ hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô bánh kẹo trên xe tải.

Tổng Cục quản lý thị trường cho biết, ngày 29/8 vừa qua, tại khu vực gầm cầu Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Đội quản lý thị trường số 5 phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) phát hiện 2 ôtô tải dừng đỗ đang chuyển giao hàng hóa. Nghi vấn có dấu hiệu bất thường, tổ công tác liên ngành đã tiến hành kiểm tra.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe tải mang BKS 88C-150.60 chở 3.456 chiếc bánh nhãn hiệu Delicieux và 2.880 chiếc bánh nhãn King Egg 15 g. Ước tính lô hàng có giá trị khoảng gần 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, chủ hàng kiêm lái xe Tạ Chí Đông (trú tại xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, chất lượng.
Còn trên ôtô mang BKS 19C-146.15, do Ngụy Hữu Quý (ở xã Trực Đạo, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) điều khiển, lực lượng chức năng thu giữ 11.265 sản phẩm bánh, kẹo, sữa chua các loại.
Lái xe Quý, cũng là chủ lô hàng khai nhận không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của số bánh kẹo nói trên.
Theo thượng tá Phạm Việt Trung thuộc Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, tại thời điểm kiểm tra, cả hai chủ hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Lực lượng chức năng đã lập biên bản thu giữ lượng hàng hóa và xử lý theo quy định pháp luật.
 
Trích nguồn: Tùng Anh/Tri thức trẻ

 

Mỹ sắp đổ một 'biển dầu' vào thị trường đang thừa cung của thế giới

 

Mỹ sắp đổ một 'biển dầu' vào thị trường đang thừa cung của thế giới

Ảnh: Reuters.

Thị trường dầu mỏ đang phải đấu tranh với nguồn cung quá nhiều, trong khi Mỹ chuẩn bị làm ngập thế giới với lượng lớn dầu đá phiến.
 
Trong thập kỉ qua, Mỹ đã sản xuất gấp hơn hai lần, đưa sản lượng dầu lên 12,3 triệu thùng/ngày và giúp Mỹ trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới.
 
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cần thiết để vận chuyển dầu thô ra khỏi các mỏ dầu ở Texas và đưa vào thị trường thế giới vẫn còn thiếu.
 
Tháng 8 đánh dấu một sự thay đổi lớn cho ngành công nghiệp với sự khởi động đường ống dẫn dầu Cactus II của công ty Plains All American Pipeline.
 
Đường ống Cactus II có công suất tải 670.000 thùng/ngày, kết nối mỏ dầu Permian với Corpus Christi, Texas và từ đó ra thế giới.
 
Đường ống này, và một cái khác, được đặt tên là Epic, chỉ là khởi đầu, với nhiều đường ống sẽ được xây dựng theo.
 
Các đường ống mới dự kiến sẽ đưa thêm dầu thô Texas đến Bờ Vịnh, và từ đó có thể được vận chuyển ra thế giới, nhưng thị trường thế giới vẫn được cung cấp đầy đủ, và thậm chí sự gia tăng dầu Mỹ có thể giúp hạ giá dầu, đặc biệt nếu chiến tranh thương mại tiếp tục khiến nhu cầu suy yếu.
 
Theo Citigroup, những đường ống dẫn dầu mới có thể giúp tăng xuất khẩu dầu Mỹ từ mức 3 triệu thùng/ngày hiện tại cộng thêm 1 triệu thùng vào cuối năm nay và thêm một triệu thùng vào năm tới.
 
Xuất khẩu đã tăng trung bình 970 thùng/ngày trong năm nay so với năm ngoái, theo Citigroup.
 
Công suất đường ống dẫn dầu gia tăng sẽ giúp giải phóng sự tắc nghẽn dầu tại mỏ Permian, với Citigroup đã dự báo có thể tăng gấp đôi sản lượng lên khoảng 8 triệu thùng/ngày vào năm 2023.
 
Với việc các đường ống dẫn đang được xây dựng, công suất xuất khẩu sẽ cần tăng thêm.
 
Nhiều cơ sở vận chuyển đang được mở rộng dọc theo Bờ Vịnh, Texas và Louisiana.
 
Mỹ sẽ sớm đạt công suất xuất khẩu 6 triệu thùng/ngày và thậm chí nhiều hơn dự kiến, theo Citigroup.
 
 
Trật tự thế giới mới?
Toàn bộ lượng dầu mới này tạo ra một vấn đề nan giải cho OPEC.
 
Arab Saudi, lãnh đạo không chính thức của OPEC, và đối tác Nga, đã giảm sản xuất để giúp ổn định giá dầu.
 
Tuy nhiên, ngay cả mất rất nhiều dầu Venezuela và 2 triệu thùng/ngày từ Iran, thị trường vẫn tràn ngập dầu với sản lượng của Mỹ tăng trưởng hơn 1 triệu thùng/ngày trong năm nay và tăng trưởng nhu cầu ghi nhận tốc độ tương tự.
 
"OPEC mất 1% thị phần mỗi năm trong 7 năm qua", theo Francisco Blanch, người đứng đầu phòng nghiên cứu và phái sinh hoàng hóa của Ngân hàng Mỹ.
 
Giá dầu đã dao động không có xu hướng, với giá dầu thô ngọt nhẹ WTI rời xa khỏi đỉnh một năm ở 75 USD/thùng, giảm xuống mức thấp 42 USD vào đêm Giáng sinh, khi thị trường rủi ro bị bán tháo, và neo ở gần mức 50 USD trong thời gian gần đây.
 
Giá dầu Brent, được coi là mức giá chuẩn quốc tế, đã dao động quanh mức 60 USD/thùng trong tháng này.
 
Trong khi OPEC đã cố tình hạn chế sản xuất, kinh tế học đơn giản đã kìm hãm sự tăng trưởng sản xuất của Mỹ, vốn đã giảm trong những tuần gần đây, sau khi tăng từ 11 triệu thùng/ngày một năm trước.
 
Ông Blanch cho hay rõ ràng các công ty đang giảm đầu tư và hoạt động, với số lượng giàn khoan thấp hơn. Hiệu suất sản xuất sẽ vẫn thúc đẩy tăng trưởng, nhưng tốc độ chậm lại từ đây.
 
Edward Morse, người đứng đầu phòng nghiên cứ hàng hóa thế giới của Citigroup, cho biết ông hi vọng Nga và OPEC sẽ tiếp tục giảm sản xuất, và suy thoái kinh tế sẽ khuyến khích hai quốc gia duy trì hợp tác.
 
Nhu cầu giảm, giá giảm và các nhà sản xuất Mỹ sẽ không còn thấy việc bơm nhiều dầu mang lại ý nghĩa kinh tế.
 
Tuy nhiên, một đợt suy thoái kinh tế sẽ chỉ làm chậm xu hướng, không ngăn chặn nó.
 
"Chúng tôi thống nhất nguồn cung sẽ dư thừa trong hai đến ba năm tới. Chúng tôi nhận thấy giá bị thách thức trong hai đến ba năm tới. [...] giá dầu Brent ở mức thấp 50 USD và WTI ở 40 USD, vốn không phải là môi trường sẽ được tái đầu tư nhiều như hiện tại", ông Morse nói.
 
 
Dầu thô Mỹ sẽ trở thành chuẩn mực?
Mặc dù vậy, ngay cả khi có một sự chậm lại đáng kể hơn, Mỹ sẽ tiếp tục hướng tới vai trò chi phối nhiều hơn trên thị trường dầu mỏ thế giới, với mỗi thùng rời khởi Bờ Vịnh.
 
Ông Morse nhận định sự nổi lên của Mỹ với tư cách là nhà xuất khẩu lớn có thể thay đổi trọng tâm thị trường thế giới và giá dầu thô tại Bờ Vịnh có thể trở thành chuẩn mực toàn cầu, thay thế dầu Brent.
 
Sự chênh lệch giữa giá dầu Brent và WTI đã thu hẹp, khi ngày càng nhiều thô Mỹ được đưa vào thị trường thế giới.
 
Ông Morse cho biết Mỹ đang trên đường trở thành nhà xuất khẩu dầu ròng. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã xuất khẩu dầu diesel, xăng và nhiên liệu khác.
 
Theo dữ liệu hàng tuần của chính phủ, hai tuần trước, Mỹ đã xuất khẩu 5,3 triệu thùng sản phẩm tinh chế và 2,8 triệu thùng dầu mỗi ngày.
 
Mỹ đã từng là nhà sản xuất dầu có ảnh hưởng lớn của thế giới, trước Thế chiến II. Và theo ông Daniel Yergin, Phó Chủ tịch IHS Markit, danh hiệu này sẽ quay trở lại với Bờ Vịnh trong tương lai.
 
Ông Yergin cho biết Mỹ sẽ không có cơ hội tăng sản lượng nhiều đến vậy nếu không gỡ bỏ lệnh cấp và cho phép xuất khẩu dầu Mỹ vào năm 2015.

Trich  Nguồn: LyLy Cao/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng

 

Giới phân tích lạc quan vàng có thể “công phá” mức 2.000 USD/ounce

 

Giới phân tích lạc quan vàng có thể “công phá” mức 2.000 USD/ounce

Vàng miếng được trưng bày tại sàn giao dịch ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Sau khi giá vàng đã được hỗ trợ bởi một loạt các yếu tố có lợi trong vài tháng qua, một số nhà phân tích có quan điểm lạc quan nhận định vàng đang trên đà hướng tới mức cao kỷ lục 2.000 USD/ounce.
 
 Song thời điểm để giá vàng đạt được mốc trên vẫn không chắc chắn và kim loại quý này sẽ còn cần nhiều trợ lực hơn nữa để đạt mục tiêu này.
 
Nhà báo Brien Lundin của ấn phẩm lâu đời nhất thế giới chuyên về thị trường vàng Gold Newsletter cho biết nhu cầu về vàng hiện đang rất mạnh mẽ. Ngay cả khi các yếu tố ngắn hạn như căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể dâng cao hay lắng dịu, giới đầu tư dài hạn tin tưởng rằng các vấn đề như đồng tiền mất giá và tình hình địa chính trị khác sẽ tiếp tục tác động đến thị trường này.
 
Những lo ngại về sự suy thoái kinh tế tiềm ẩn, xuất phát từ sự đảo ngược gần đây của đường cong lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm, bên cạnh những số liệu không mấy lạc quan của kinh tế toàn cầu cùng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kể từ năm 2008, đã khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn như một kênh đầu tư “trú ẩn an toàn”.
 
Hiện giá vàng đang ở quanh mức 1.500 USD/ounce, so với mức 1.300 USD/ounce ghi nhận hồi đầu năm nay.
 
Nhà báo Lundin cho rằng giá vàng gần như chắc chắn sẽ tăng lên cao hơn và mức 1.800 USD/ounce hay thậm chí 2.000 USD/ounce là hoàn toàn khả thi cho kim loại quý này.
 
Đà đi lên của giá vàng sẽ còn “tăng tốc” hơn nữa nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Fed quay trở lại chương trình nới lỏng định lượng (QE). QE – chương trình mua tài sản quy mô lớn của Fed để giúp kích thích nền kinh tế và “rót” thêm thanh khoản vào thị trường vốn - sẽ hỗ trợ rất lớn cho giá vàng do động thái trên có thể gây áp lực lên đồng USD và dẫn đến lạm phát. Vàng thường được coi là một công cụ đối phó với lạm phát tăng quá cao.
 
Trong khi đó, ông Stan Bharti, Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng thương mại tư nhân Forbes & Manhattan, không cho rằng giá vàng đang tăng lên vì những nỗi lo ngại ngắn hạn của thị trường. Ngược lại, diễn biến này đã được dự kiến từ lâu.
 
Theo ông Bharti, sau giai đoạn 2003-2004, nhu cầu về các “tài sản cứng” như vàng đã tăng lên khi các nhà đầu tư nhanh nhạy chuyển sự quan tâm từ chứng khoán sang vàng để tự bảo vệ mình. Nhưng tiếp sau đó trong giai đoạn 8-10 năm qua, thị trường chứng khoán đã tăng trưởng mạnh mẽ và tồn tại trong một môi trường lãi suất thấp. Diễn biến này đã đe dọa tới tình hình lạm phát.
 
Trong bối cảnh đó, ông Bharti hy vọng giá vàng sẽ lên tới 2.000 USD/ounce vào cuối năm 2020. Gần hơn, chuyên gia này dự kiến giá vàng nhảy vọt từ mức trung bình 1.480 USD/ounce lên 1.600 USD/ounce trong quý tiếp theo.
 
Tuy nhiên, ông Deric Scott, Phó Chủ tịch và nhà phân tích cao cấp của trang chuyên về giao dịch kim loại quý Metals.com, cho rằng để vàng đạt được mức tăng giá lớn như vậy, đồng USD sẽ phải giảm khá mạnh để đối phó với sự mất giá của đồng nhân dân tệ (NDT) Trung Quốc.
 
Một diễn biến gần đây được giới quan sát chú ý là đồn đoán về việc Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu vàng kể từ tháng Năm.
 
Cụ thể, theo các nguồn tin thân cận, Trung Quốc - nhà nhà nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới - cắt giảm lượng vàng nhập khẩu trong tháng Năm khoảng từ 300- 500 ounce so với cùng kỳ năm 2018. Trong năm ngoái, nước này đã nhập khẩu khoảng 1.500 tấn vàng, chiếm khoảng hơn 30% tổng nguồn cung toàn thế giới.
 
Nếu thông tin này là sự thật, động thái trên hiện chưa có nhiều tác động đến giá vàng. Các nguồn tin cho biết Trung Quốc có thể đang cố gắng kiềm chế tình trạng dòng tiền USD “chảy” khỏi nước này, đồng thời củng cố đồng NDT khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tăng trưởng chậm lại.
 
 Nhà báo Lundin cho biết nếu lệnh hạn chế được thi hành nghiêm ngặt trong một khoảng thời gian kéo dài, đây sẽ là một rủi ro đáng kể đối với thị trường vàng toàn cầu. Chuyên gia Deric Scotttin của Metals.com cho rằng động thái trên của Trung Quốc – nếu là thật - có thể khiến vàng quay xuống mức thấp trong khoảng từ 1.463 - 1.485 USD/ounce.
 Tuy nhiên, ông Lundin chỉ ra nhu cầu của giới đầu tư cũng đã tăng vọt trên toàn thế giới, vì vậy diễn biến này nhiều khả năng chỉ làm chậm đà tiến của giá vàng thay vì chặn đứng nó.
 
Các yếu tố khác có thể làm tăng đáng kể giá vàng bao gồm rủi ro địa chính trị leo thang liên quan đến các sự kiện như xung đột ở Iran, biểu tình ở Hong Kong (Trung Quốc) ... Song bất kể thế nào, việc giá vàng tăng lên mức 1.800 USD/ounce hoặc 2.000 USD/ounce gần như chắc chắn sẽ xảy ra, dù thời điểm chính xác vẫn chưa rõ ràng.
 
 Trích nguồn: http://vinanet.vn

Đồ chơi dân gian tràn ngập phố, bánh Trung thu có nơi lên tới cả triệu đồng/chiếc

 

Đồ chơi dân gian tràn ngập phố, bánh Trung thu có nơi lên tới cả triệu đồng/chiếc

 Còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Trung thu, tại phố Hàng Mã ở Hà Nội đã tràn ngập các mặt hàng đồ chơi cho trẻ em. Năm nay, các loại đồ chơi truyền thống "made in Việt Nam" chiếm đa số, thu hút nhiều người tiêu dùng.
Khảo sát tại một số tuyến phố như Hàng Mã, Lương Văn Can,... khoảng hơn 80% số lượng lồng đèn, đồ chơi liên quan đến Trung thu đều là đồ chơi được sản xuất trong nước với giá cả phải chăng và mẫu mã đa dạng.
Chủ cửa hàng chuyên kinh doanh đồ chơi Trung Thu trên phố Hàng Mã chia sẻ, "Khách hàng đến chọn lựa đồ chơi truyền thống trong dịp Trung thu cao hơn hẳn những năm trước. Mọi người chủ yếu chọn cho con em mình đèn lồng, đèn ông sao, mặt nạ chú Tễu... để làm quà và vui chơi.
Nhiều chủ cửa hàng cho biết, đồ chơi truyền thống tuy được làm bằng tay nhưng giá không hề đắt. Những món đồ chơi nhỏ, đơn giản có giá chỉ từ 10.000 – 70.000 đồng/sản phẩm, thường mua số lượng lớn để trang trí, tặng hàng loạt trong công ty, cơ quan, trường học,…
Theo khảo sát của phóng viên, một chiếc đèn ông sao có giá từ 15.000 - 100.000 đồng, tùy từng kích cỡ. Đèn cù có giá 20.000 - 50.000 đồng/chiếc, tùy từng kích cỡ. Mặt nạ giấy hình chú tễu có giá 15.000 - 30.000 đồng/chiếc, tùy kích cỡ.

 

Bên cạnh đó, các loại đồ chơi hiện đại, chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc được bán để phục vụ trong dịp Trung thu năm nay có giá trung bình từ 25.000 – 200.000 đồng/sản phẩm. Cụ thể, những loại đèn lồng có đèn nhấp nháy và nhạc có giá bán từ 50.000 – 70.000 đồng/chiếc, tai thỏ, kính, mặt nạ các loại có giá rẻ hơn, từ 20.000 – 40.000 đồng/chiếc.
Trên thị trường bánh trung thu, dọc các con phố lớn tại Hà Nội đã có nhiều gian hàng bán bánh Trung thu của các thương hiệu nổi tiếng. Mới đây, một công ty chuyên sản xuất bánh kẹo cho biết, trong năm 2019, công ty sẽ đưa ra thị trường 1500 tấn bánh Trung thu, tăng 20% so với năm 2018. Giá bánh truyền thống giao động từ 40.000 – 100.000 đồng/chiếc với các dạng định lượng 150g, 180g,210g. Ngoài ra, để thu hút khách hàng trong mùa Trung Thu 2019, nhiều công ty còn đưa ra ưu đãi chiết khấu cao với đơn hàng lớn, in Logo theo nhu cầu (trước ngày nhận bánh từ 10-15 ngày)...
Thị trường bánh Trung thu năm nay khá nhộn nhịp với nhiều sản phẩm khá bắt mắt, thiết kế đẹp thuộc nhiều phân khúc giá khác nhau. Cụ thể, đối với dòng bánh phổ thông, những chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống thường có giá dao động từ 40.000 - 500.000 đồng, loại bánh nhỏ 120g và 150g có giá 40.000 - 70.000 đồng/cái, loại lớn hơn, từ 210g - 800g có giá 65.000 - 480.000 đồng/cái tùy loại. Đắt hơn là các dòng bánh sử dụng nguyên liệu như vi cá, yến sào, nhân sâm... giá mỗi bộ gồm 2-6 bánh dao động từ 1 triệu đến hơn 4 triệu đồng tùy theo nhu cầu của khách hàng.
 
Nguồn: Quỳnh Anh/Nhịp sống kinh tế

Bấp bênh giá dầu

 

Bấp bênh giá dầu

Thị trường dầu mỏ thế giới hiện đang tiếp tục chông chênh trước những diễn biến của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như những căng thẳng về địa chính trị giữa Iran với phương Tây. Các chuyên gia mới đây cảnh báo, thị trường "vàng đen" đang bên bờ vực khủng hoảng.
 
Bất chấp những nỗ lực của các cường quốc xuất khẩu dầu mỏ trong và ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhằm níu giữ giá dầu, thị trường "vàng đen" thế giới vẫn có xu hướng lao dốc. Kể từ đầu mùa hè, giá dầu chỉ dao động trong khoảng 57 đến 65 USD/thùng, mức thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của các nước xuất khẩu dầu lớn trên thế giới. Giá dầu thô lao dốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gây tâm lý hoang mang lan rộng trên các thị trường tài chính toàn cầu. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng lo ngại về những căng thẳng địa chính trị đang diễn ra giữa Iran và Mỹ, cùng diễn biến phức tạp tại vùng Vịnh, nơi có tuyến đường biển chiến lược chuyên chở dầu mỏ từ "rốn dầu" Trung Ðông ra thị trường thế giới.
 
Theo các nhà phân tích, căng thẳng ở eo biển Hormuz, tuyến đường vận chuyển gần 20% lượng dầu mỏ và 30% lượng khí đốt thiên nhiên hóa lỏng của thế giới, chỉ phần nào tác động đến giá dầu mỏ. Thị trường "vàng đen" chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi khác, trong đó có hai yếu tố then chốt là việc Mỹ tiếp tục tăng sản lượng khai thác dầu và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Số liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, chỉ tính trong tháng 5-2019, sản lượng khai thác của Mỹ đã đạt 12,1 triệu thùng/ngày, tăng hơn 1,7 triệu thùng so cùng kỳ năm trước. Từ nhiều tháng qua, sản lượng dầu thô của Mỹ gần như vượt các dự báo một cách có hệ thống. Ðiều này dẫn tới việc Mỹ dù vẫn nhập khẩu một lượng nhỏ dầu thô nhưng lại xuất khẩu ngày càng nhiều, khiến nguồn cung thế giới tăng đáng kể. Trong khi đó, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ đe dọa đến nhu cầu dầu mỏ. Giới quan sát nhận định rằng, cuộc chiến thương mại này sẽ làm giảm nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Hiện, Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã tiêu thụ tới 20% lượng dầu nhập khẩu toàn cầu năm 2018. Quỹ đạo xuống dốc của giá dầu còn chịu sự tác động đáng kể của dấu hiệu kinh tế suy giảm. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang trở nên ngày một khốc liệt là nguyên nhân khiến Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) điều chỉnh giảm dự đoán tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu trong hai năm 2019 và 2020. Báo cáo hằng tháng của IEA mới đây điều chỉnh tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2019 giảm 0,1 triệu thùng, xuống còn 1,3 triệu thùng/ngày. Theo IEA, tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới đang ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu cũng tăng trưởng rất chậm trong sáu tháng đầu năm 2019. Tính từ tháng 1 đến tháng 5 vừa qua, nhu cầu dầu mỏ tăng 520 nghìn thùng/ngày, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn này kể từ năm 2008. Ðáng chú ý, riêng trong tháng 5 vừa qua, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu giảm ở mức 160 nghìn thùng/ngày so cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh hai yếu tố nêu trên, thị trường dầu mỏ thế giới cũng chịu tác động không nhỏ từ yếu tố địa chính trị. Bởi thế, giá dầu sẽ ở trạng thái bấp bênh, không ổn định nếu nguy cơ xung đột giữa Iran và Mỹ gia tăng. Khía cạnh này đôi khi lại có thể là yếu tố chính đẩy giá dầu tăng trở lại. Trong khi đó, OPEC và Nga còn quyết định duy trì chính sách nghiêm ngặt cắt giảm sản lượng khai thác dầu của các thành viên nhằm đẩy giá dầu lên cao. Chính sách này từng khiến thị trường dầu mỏ rơi vào tình trạng khan hiếm nhẹ trong thời gian ngắn do bị giảm nguồn cung.
 
 
Mặc dù các nước trong và ngoài OPEC đã đưa ra các chính sách nhằm bình ổn giá dầu, song thị trường dầu mỏ hiện vẫn chưa có dấu hiệu ổn định. IEA cho rằng, triển vọng khó khăn về một thỏa thuận giữa Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề thương mại có thể kéo theo việc sụt giảm hoạt động thương mại và khiến việc tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ yếu đi. Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường dầu mỏ còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, trong đó có vấn đề an ninh dầu mỏ tại vùng Vịnh, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran, thành viên quan trọng của OPEC, leo thang. Hàng loạt các yếu tố khách quan đang tác động mạnh mẽ tới tâm lý các nhà đầu tư và thị trường "vàng đen" được dự báo sẽ còn bấp bênh và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thời gian tới.
 Trích nguồn: Thanh Hà/Nhandan.com.vn

 

Hỗ trợ trực tuyến

4389873
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2815
3902
10840
2330825
89819
4389873

Your IP: 3.142.212.119
Server Time: 2024-11-26 10:30:24

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 23 guests and no members online