Giá dầu thô Mỹ giao tháng 11 tăng 35 cent lên 50,29USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange.
Giá dầu Brent giao tháng 11 tăng 19 cent lên 52,09USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe.
Trữ lượng dầu thô Mỹ có thể tăng 2,4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào 14/10, theo khảo sát của Reuters. Tuần trước đó, trữ luận tăng 4,9 triệu thùng. Số liệu chính thức từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư.
Giá dầu tăng 13% so với ba tuần trước sau khi OPEC đề xuất thỏa thuận cắt giảm hoặc đóng băng sản lượng trong tám năm để đương đầu với tình trạng thừa cung dầu toàn cầu.
Tuy nhiên từ đó đến nay, giá kẹt tại mốc 50USD khi xuất hiện lo ngại OPEC sẽ đạt được thỏa thuận làm hài lòng 14 thành viên.
Hầu hết các thành viên trong Khối cần giá vàng tăng để trang trải nền kinh tế sau khi giá dầu giảm từ 100USD xuống mức gần 26USD/thùng.
Chuyên gia tại Vitol nhận định một nửa số thành viên OPEC thực sự cần giá dầu tăng, do đó Khối sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó, mặc dù có thể không đủ tốt để tái cân bằng cung cầu trong ngắn hạn.
Một số quốc gia như Iran không muốn cắt sản lượng. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10 của nước này mấp mé đỉnh cao năm năm là 2,56 triệu thùng/ngày.
Kim ngạch của Arab Saudi giảm xuống 7,305 triệu thùng từ 7,622 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy.
Chuyên gia tại Bernstein Energy cho biết trữ lượng dầu thô sẽ tăng 17 triệu thùng lên 5,618 tỷ USD trong quý III, mức tăng nhỏ nhất trong vòng một năm.
Trong khi đó, ngân hàng Citi Bank chỉ ra trữ lượng tại Mỹ, Nhật Bản, Singapore và châu Âu đã giảm 35,9 triệu thùng.
Trích nguồn : http://cafef.vn/
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xem xét, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn TKV.
Trong đó lưu ý các chính sách về các loại thuế liên quan tới ngành than (thuế suất, giá tính thuế tài nguyên và thuế nhập khẩu than) trong giai đoạn khó khăn để bảo đảm cạnh tranh, giữ vững thị trường và năng lực sản xuất của ngành than; các giải pháp về tái cấu trúc của Tập đoàn TKV để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Về thị trường tiêu thụ than, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cơ chế xuất khẩu than cho giai đoạn 5 năm 2016-2020 để ngành than chủ động điều hành sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đồng thời khuyến khích các hộ sử dụng than trong nước để giảm tồn kho, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, ổn định việc làm, an sinh xã hội trên địa bàn.
Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị sử dụng than cho sản xuất điện thực hiện nghiêm túc mua than theo kế hoạch Bộ Công Thương giao kể cả nhu cầu tăng thêm và theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 26/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh than.
Trước đó, phát biểu ý kiến tại Hội nghị giao ban ngành công thương tháng 7, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV cho biết, hiện tình hình sản xuất của Tập đoàn gặp nhiều khó khăn do tình hình mưa lũ. Dự kiến, kế hoạch sản xuất 6 tháng cuối năm sẽ giảm về sản lượng.
Lý giải nguyên nhân vì sao than trong nước kém cạnh tranh hơn so với than nhập khẩu, ông Biên cho rằng, thuế tài nguyên của Việt Nam cao hơn các nước như Indonesia, Úc, Trung Quốc từ 5 - 7%.
Theo đó, Phó Tổng giám đốc TKV đề xuất giảm thuế tài nguyên trong nước, tránh để than nước ngoài tràn vào Việt Nam làm ảnh hưởng đến sản xuất, tình hình việc làm của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Lãnh đạo Tập đoàn cũng đã đề ra các giải pháp ổn định việc làm bằng cách giảm sản lượng đủ để công nhân mỏ làm việc 5 ngày/tuần.
Đây không phải là lần đầu tiên TKV kêu khó do thuế tài nguyên cao. Trước đó, trong tháng 4, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Năng lượng cho biết, TKV đã có văn bản gửi hai tổng cục này kiến nghị xem xét giảm thuế tài nguyên nói chung và thuế tài nguyên đối với sản phẩm than nói riêng bằng mức các nước trong khu vực. Cụ thể: than hầm lò 5%, than lộ thiên 7%, không tính phí môi trường trên cả đất đá thải ra trong quá trình khai thác.
Trong văn bản kiến nghị này, TKV từng trình bày: Trong các năm gần đây, ngành Than gặp nhiều khó khăn, bởi nhu cầu năng lượng cũng như giá than trên thị trường thế giới đều giảm, trong đó giá than giảm trên 30%. Thế nhưng, các loại thuế, phí lại tăng chiếm khoảng 15%, gồm: Thuế tài nguyên bình quân 10%; phí môi trường và thuế môi trường khoảng 2,5%; tiền cấp quyền khai thác 2%; các loại thuế, phí khác 0,5%. Ngoài mức thuế và phí nói trên, sản phẩm than trong nước phải chịu 10% thuế giá trị gia tăng.
Thêm vào đó, theo Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội, thuế tài nguyên sẽ tiếp tục tăng thêm từ ngày 1/7/2016. Theo đó, sản phẩm than khai thác lộ thiên sẽ tăng 12% và than khai thác hầm lò 10%. Theo tính toán, với mức thuế tài nguyên điều chỉnh tăng đồng nghĩa với việc TKV tăng chi phí phải nộp lên khoảng 1.200 tỷ đồng/năm.
TKV cho biết, đối với sản phẩm than xuất khẩu, tổng số thuế sẽ bằng 35% giá thành/tấn than. Theo đó, đơn giá tính thuế tài nguyên, phí môi trường và phí cấp quyền khai thác cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng ngày càng tăng.
Trích nguồn : http://dantri.com.vn/
Theo kế hoạch, tháng 10-2016, thành phố Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ, theo hướng nối dài đường Hoàng Văn Thụ (thuộc phường Minh Khai, quận Hồng Bàng) qua khu vực các cầu tàu 11, 10 và 9 của Cảng Hoàng Diệu (Công ty CP cảng Hải Phòng) sang huyện Thủy Nguyên. Đây là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm, bởi việc xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ đánh dấu bước đột phá phát triển đô thị Hải Phòng.
Phối cảnh cầu Hoàng Văn Thụ |
Không dùng tiền ngân sách, không giải quyết được cơ bản vấn đề nợ xấu
"Mỗi khi quyết định chi tiêu ngân sách phải đặt 3 câu hỏi. Đó là có tiết kiệm không, có lãng phí không, có hiệu quả không?", đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại phiên họp thường kỳ tháng 9 vừa diễn ra.
Theo Thủ tướng, giai đoạn 2017-2021, yêu cầu đầu tư rất lớn, nhưng khả năng chỉ có mức độ, do đó các bộ, ngành, địa phương đều xếp thứ tự ưu tiên các công trình đầu tư của quốc gia cũng như địa phương.
Thủ tướng lưu ý, tài sản công là nguồn lực lớn, nhưng chưa kiểm soát hiệu quả, nên phải được thống kê, phân loại, định giá thị trường đối với tài sản có khả năng sinh lợi để quản lý hiệu quả hơn, nhất là với các thành phố lớn.
Theo đó, Bộ Tài chính nghiên cứu hướng dẫn các thành phố: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, kiểm kê đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản công hiện nay, đề xuất mô hình quản lý công theo hướng thị trường, tránh hành chính hóa hoặc bao cấp. Bộ Tài chính cần mời chuyên gia độc lập để đánh giá tài sản để đề xuất hình thức.
Thêm một vấn đề lớn đặt ra trong năm 2017 là tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu. Thủ tướng nhấn mạnh: “Đối với nợ xấu thì nhiều chuyên gia báo cáo rằng, nếu không dùng tiền tươi thóc thật, không dùng ngân sách thì không giải quyết được cơ bản vấn đề nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước nên sớm đề xuất vấn đề này”. Vì vậy, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước sớm trình đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, xử lý dứt điểm nợ xấu.
Năm 2017, Chính phủ đẩy mạnh trao quyền tự chủ, xã hội hóa đơn vị sự nghiệp công lập, kể cả cổ phần hóa những đơn vị đủ điều kiện. “Chúng ta không ép, không vội vàng, cổ phần hóa một cách bừa bãi. Xã hội hóa xong phải phục vụ người dân tốt hơn, không phải chạy theo tiền, không lo phục vụ đúng chức năng nhiệm vụ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Yêu cầu đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ có hội nghị toàn quốc vấn đề này. Việc thoái vốn ngoài ngành là yêu cầu đặt ra, nhưng yêu cầu đặt ra lớn hơn, nhất là đối với một Chính phủ kiến tạo liêm chính, là công khai, minh bạch, không để lợi ích nhóm thao túng, mang về lợi ích tối đa cho Nhà nước.
Thủ tướng giao Ban Chỉ đạo Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành khẩn liên quan hoàn thành danh sách các doanh nghiệp Nhà nước phải cổ phần hóa, thoái vốn tiếp theo, với lộ trình, trách nhiệm rõ ràng.
Còn nhiều vấn đề cố hữu, trì trệ
Theo nhìn nhận của người đứng đầu Chính phủ, thời gian qua, Chính phủ tập trung nhiều vào xây dựng thể chế; đã dành thời gian tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, ban hành nhiều quyết sách được người dân và doanh nghiệp hoan nghênh.
“Hình ảnh Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động bước đầu nhận được phản hồi tốt của người dân và doanh nghiệp. Tất nhiên, để xây dựng một Chính phủ như thế còn phải rất nhiều cố gắng”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng nêu thực tế, 9 tháng qua, mới đạt tăng trưởng 5,93%. Muốn đạt tăng trưởng 6,3-6,5% thì GDP quý IV phải tăng 7,1-7,3%. Mức này của năm 2016 đòi hỏi sự phấn đấu cao. Chính vì vậy, Thủ tướng yêu cầu, mỗi thành viên Chính phủ phải có quyết liệt cụ thể hơn để chuyển biến tình hình, phải có cách làm mới tốt hơn nữa, khắc phục cách làm cũ không phù hợp của yêu cầu mới. Nhất là những tồn tại kéo dài như nợ xấu, nợ công, tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém, sự chậm trễ phát triển các doanh nghiệp nội địa...
“Người ta nói, ở các nước tiên tiến phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, dấu hiệu đầu tiên của sự phát triển, tăng tốc, tức là những công trình đầu tư xây dựng phải làm nhanh, vượt mức. Còn ở ta, có tình trạng nhiều công trình ê a kéo dài. Đấy là điều phải khắc phục”, Thủ tướng nhận xét.
Thủ tướng cũng nêu rõ: Những vướng mắc trong pháp luật mà thuộc thẩm quyền của bộ và Chính phủ thì phải sửa ngay. Thủ tục gia nhập thị trường, rút khỏi thị trường phải dễ dàng, thuận lợi hơn. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư và các bộ liên quan rà soát lại quy trình đóng cửa doanh nghiệp. Thị trường có vào có ra thì xã hội mới phát triển. “Hay vấn đề ngân sách, nợ công là vấn đề cấp bách và lâu dài. Chúng ta phải triển khai mạnh mẽ, cần có bước chuyển lớn trong tư duy quản lý ngân sách, quản lý tài sản công”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đánh giá vẫn còn nhiều vấn đề cố hữu, trì trệ của nền kinh tế, phức tạp của nền kinh tế quy mô nhỏ vẫn đang rình rập, vì vậy, năm 2017 và năm đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng đề nghị, mỗi bộ cần dự thảo kế hoạch hành động của mình, với tinh thần tấn công, đột phá.
“Ví dụ bong bóng bất động sản, có nguy cơ không, biện pháp chủ động nào? An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề xã hội đang quan tâm, cũng phải xử lý dứt điểm vấn đề này có kết quả đến nơi đến chốn. Hay chúng ta đang nói xã hội có năng suất lao động thấp, biên chế chưa giảm được bao nhiêu, phải có giải pháp nào? Đặc biệt là vấn đề cá chết ở nhiều địa phương phải chủ động khắc phục”, Thủ tướng nêu.
Theo : Bích Diệp -http://dantri.com.vn/
Theo Tổng cục Thống kê, đây là một trong những tín hiệu khả quan của nền kinh tế.
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm nay, cả nước có gần 81.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 19,2% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2015.
Đây là một con số rất ấn tượng. Tính ra trung bình, cứ mỗi 5 phút tại Việt Nam lại có một doanh nghiệp mới được thành lập
Tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đầu năm là gần 630 nghìn tỷ đồng, tăng 49,5%.
Số vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp đạt 7,7 tỷ đồng, tăng 25,4%. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng là 928.700 người, bằng 92,9% cùng kỳ năm 2015.
Một điều đáng mừng nữa là trong 9 tháng năm nay có 20.510 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 59,6% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng năm nay lên gần 102.000 doanh nghiệp.
“Điều này cho thấy khung khổ pháp lý mới cùng với các giải pháp của Chính phủ trong việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển đã phát huy hiệu quả, giúp doanh nghiệp tìm thấy hướng đi, cơ hội phát triển mới”, Tổng cục Thống kê nhận định.
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động trong 9 tháng năm 2016 là gần 53.500 doanh nghiệp, thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2015.
Chia theo lĩnh vực hoạt động, trong 9 tháng năm nay hầu hết ở các ngành nghề kinh doanh có số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể giảm so với cùng kỳ năm trước.
Riêng với ngành nghệ thuật vui chơi và giải trí và ngành khai khoáng, số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2015.
Trích nguồn :Theo Infonet
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
We have 17 guests and no members online