Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Đại gia ngoại liên tục thâu tóm, bán lẻ Việt phải làm gì?

 - Toàn bộ những mảng miếng quan trọng nhất trong thị trường bán lẻ từ hàng hóa, điện tử cho đến thời trang đều có sự xuất hiện của các DN ngoại.
Cuối tháng 4/2016 vừa qua, sau khi vượt qua hàng loạt đối thủ, tập đoàn Central Group (Thái Lan) đã chính thức trở thành chủ nhân mới của hệ thống Big C Việt Nam với giá trị thương vụ lên tới 1,14 tỷ USD. Theo bảng xếp hạng Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2015 của Tạp chí bán lẻ châu Á, đây hiện là hãng bán lẻ đứng thứ 4 Việt Nam với doanh thu 2014 lên đến 546 triệu USD.
 
Big C Việt Nam là chuỗi bán lẻ mới nhất rơi vào tay DN ngoại
Big C Việt Nam là chuỗi bán lẻ mới nhất rơi vào tay DN ngoại
Và Central Group không phải là cái tên xa lạ nếu biết tập đoàn này cũng đang sở hữu 49% cổ phần của Nguyễn Kim, hãng bán lẻ lớn thứ 3 Việt Nam. Đồng thời, tập đoàn Thái Lan cũng là chủ sở hữu của Lan Chi Mart, hệ thống siêu thị chuyên dành cho khu vực nông thôn được thành lập từ tận năm 1995. 

Không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa, điện máy, Central Group còn hiện diện trong cả mảng thời trang ở Việt Nam. Hiện tại Tập đoàn này đang sở hữu hai trung tâm thời trang mang thương hiệu Robins tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cùng với đó là hàng loạt các thương hiệu thời trang khác như SuperSports, Crocs và New Balance cũng đều có mặt ở Việt Nam thông qua hệ thống phân phối và nhượng quyền của Central Group.

Đến hết tháng 2/2016, Central Group đang sở hữu một mạng lưới bán lẻ khổng lồ gồm 4 trung tâm thương mại, 27 cửa hàng thể thao, 30 cửa hàng thời trang, 21 cửa hàng điện máy, 1 nhà phân phối 

hàng tiêu dùng nhanh và 13 siêu thị. Hiện tại hệ thống này không chỉ tăng mạnh lên về số lượng với sự góp mặt của 32 siêu thị thuộc Big C Việt Nam mà còn có khả năng mở rộng ra với website thương mại điện tử chuyên về thời trang Zalora Việt Nam khi tập đoàn Thái sẵn sàng chi ra tới 10 triệu USD cho thương vụ này.

Rõ ràng những toan tính của Central Group với thị trường bán lẻ Việt đang được thực hiện cực kỳ bài bản và vô cùng toàn diện, phủ đều trong những mảng miếng quan trọng nhất.

Trước đó, vào cuối năm 2014, một hệ thống bán lẻ hàng đầu khác của Việt Nam là Metro Cash & Carry Việt Nam cũng đã rơi vào tay tập đoàn Thái Lan khác là BJC với số tiền lên đến 879 triệu USD. Như vậy với việc có được Metro Cash & Carry Việt Nam và Big C Việt Nam, hiện 50% thị phần bán lẻ của Việt Nam đã vào tay người Thái.

Không chỉ các "đại gia" Thái đưa thị trường bán lẻ Việt vào tầm ngắm, hàng loạt tên tuổi lớn khác trên thế giới cũng đã và đang có những động thái nhằm chia sẻ miếng bánh được đánh giá là cực kỳ béo bở này. Có thể kể đến như Lotte (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Wal Mart (Mỹ), Auchan (Pháp), E-mart (Hàn Quốc) ...

Theo nhiều chuyên gia, các hãng bán lẻ Việt Nam đang có rất ít lợi thế trước những đối thủ ngoại. Ngoài những chương trình khuyến mại, bình ổn giá có hiệu quả trong thời gian ngắn thì cả về quá trình phân phối cũng như quản trị kinh doanh và đặc biệt là vấn đề tài chính, bán lẻ nội đang thua kém quá xa.

Đơn cử như trường hợp mua lại Big C Việt Nam, bên cạnh nhiều hãng quốc tế, Việt Nam cũng góp mặt 2 cái tên gồm Masan Group và Saigon Co.op, hãng bán lẻ số 1 trong nước. Và lý do được Saigon Co.op đưa ra nhằm biện minh cho việc thất bại trong vòng đấu thầu cuối cùng cũng khá khó hiểu: Lo ngại không xin được giấy phép do thương vụ được thực hiện với một DN ở châu Âu.

Tuy nhiên, lý do đơn giản và ai cũng có thể hiểu cho việc "vồ hụt" Big C Việt Nam là các thương hiệu Việt không đáp ứng nối mức giá 1,14 tỷ USD mà Central Group đưa ra. Và đây nhiều khả năng cũng là điểm yếu chí tử của các hãng bán lẻ Việt sẽ gặp phải trong quá trình chạy đua mở rộng hệ thống, khuyến mại ... với các hãng ngoại quốc. Đáng chú ý, các hãng bán lẻ ngoại đã và sắp tiến vào Việt Nam đều là những tập đoàn đa quốc gia với khả năng tài chính cực kỳ hùng hậu.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng, đã tới lúc các DN bán lẻ trong nước cần nhìn nhận nghiêm túc đối với mối đe dọa đến từ DN bán lẻ ngoại, đặc biệt là những thương hiệu đến từ Thái Lan và Hàn Quốc. Với việc Big C Việt Nam về tay người Thái, có thể khẳng định sự cân bằng trên thị trường bán lẻ Việt đã nghiêng hẳn về phía DN nước ngoài, trong đó phía Thái chiếm phần lớn thị phần. 

Các DN đuối sức buộc phải bán mình là điều tất yếu nhưng ngay cả các DN còn đang hoạt động vẫn bộc lộ nhiều điểm yếu từ vốn cho tới kinh nghiệm quản trị, nếu không sớm thay đổi, việc đổi chủ trong tương lai là điều khó tránh khỏi, ông Phú cảnh báo. 

Còn bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, lo ngại Big C Việt Nam rơi vào tay Central Group thì xem như người Thái đã nắm trọn mô hình bán lẻ ở Việt Nam từ bán buôn ở các đại siêu thị cho đến bán lẻ ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Việc đa dạng hóa hình thức bán lẻ cho phép DN ngoại chủ động lựa chọn sản phẩm, tận dụng lợi thế chuỗi để giảm chi phí. Điều này cũng hạn chế rất nhiều sự xuất hiện của hàng Việt trong chuỗi cung ứng của họ, bà Hạnh nhận định.
Trích nguồn : http://www.kinhtedothi.vn/

Vạch kẻ đường màu vàng, màu trắng - tài xế Việt cần nhớ

Vạch liền màu vàng để phân chia làn ngược chiều trên đường có tốc độ cao hơn 60 km/h còn vạch màu trắng sử dụng cho đường chạy dưới 60 km/h.

Vạch kẻ đường thường chủ yếu có màu trắng trong nội thành, nội thị, nhưng khi trên quốc lộ lại xuất hiện những vạch kẻ màu vàng, khiến nhiều tài xế không khỏi thắc mắc. Vậy tác dụng chính của việc phân biệt hai màu để làm gì?

Ngoài những kiểu vạch kẻ đường sử dụng màu trắng để thể hiện như vị trí dừng đỗ, chỉ hướng đi... điểm khác biệt nói đến trong bài khi vạch trắng và vàng đều nằm giữa đường, với mục đích phân chia làn xe. 

vach-ke-duong-mau-vang-1517-1438676945.j

Hai vạch liền màu vàng cấm xe ở cả hai chiều lấn làn hoặc quay đầu.

Theo khoản f, mục G.1, phụ lục G "Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ trên 60 km/h", Quy chuẩn 41: 2012/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" quy định:

Vạch đứt khúc vàng: khi vạch theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách hai làn xe chạy ngược chiều, nếu vạch ở trên vỉa hè hoặc ở lề đường, có tác dụng ngăn cấm đỗ xe.

Vạch liền vàng: khi vạch theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách làn xe chạy ngược chiều và không được lấn làn (đè lên vạch). Nếu vạch trên vỉa hè hoặc ở lề đường có tác dụng ngăn cấm xe dừng hoặc đỗ. 

Hai vạch liền vàng song song: khi vạch giữa mặt đường có tác dụng phân cách luồng xe chạy ngược chiều. Trường hợp hai vạch vàng song song liền là cấm xe đè lên vạch để vượt xe hoặc quay đầu. Trường hợp một vạch liền, một vạch đứt quãng, bên có đường vạch vàng kẻ liền là cấm vượt xe hoặc quay trở lại; bên có đường vàng đứt khúc khi điều kiện bảo đảm an toàn thì cho phép vượt xe và quay đầu. 

IMG-8078-4098-1438676945.jpg

Đường > 60 km/h và cho phép vượt. Ảnh: O.S.

Tương tự như vậy, vạch kẻ màu trắng với cách vẽ như vạch vàng ở trên sẽ áp dụng ở những đoạn đường có tốc độ dưới 60 km/h, được quy định trong phụ lục H của Quy chuẩn 41. Hầu hết những đoạn đường này nằm trong thành phố, khu đông dân cư, đây là lý do vì sao hầu như trong đô thị ít xuất hiện vạch màu vàng. 

Tất nhiên, vạch kẻ màu vàng vẫn được sử dụng cho những tuyến đường dưới 60 km/h, nhưng với tác dụng khác, không liên quan đến phân chia làn xe. Ví dụ, để xác định nơi cấm dừng, cấm đỗ xe, nơi đỗ xe cho các xe vận tải hành khách công cộng...

Như vậy, tựu chung lại, nếu trên đường chỉ xuất hiện vạch phân chia giữa đường màu vàng (liền hoặc đứt) thì hiểu như tác dụng của vạch phân chia màu trắng (liền hoặc đứt), chỉ khác nhau là vạch vàng áp dụng cho đường có tốc độ trên 60 km/h, còn vạch trắng áp dụng cho đường dưới 60 km/h.

dailothanglong6-514310-1370886-1330-8665

Trên cao tốc nhưng phân chia làn một chiều sử dụng vạch màu trắng.

Trên đường quốc lộ tài xế sẽ thấy vạch vàng dùng để phân tách hai chiều, còn vạch trắng để phân chia các làn xe trong cùng chiều, hoặc ngăn cách làn xe cơ giới và xe thô sơ. Nói cách khác, trong cùng một chiều, các làn phân chia bằng vạch trắng, dù đó là trên đường được chạy trên 60 km/h hay dưới 60 km/h.

Trích nguồn : Vnexpress   

Total quan tâm đến môtô PKL và phát triển đua xe tại VN

 - Ông Stephane Pastor - Giám đốc kinh doanh và tiếp thị dầu nhớt Total đã có chia sẻ thú vị cùng Kiến Thức về môtô PKL và bộ môn đua xe tại Việt Nam.
 
PV: Xin chào ông Pastor, lời đầu tiên tôi xin được chúc mừng hãng dầu nhớt Total với khu trưng bày độc đáo và ấn tượng tại triển lãm xe máy lần đầu tiên tại Việt Nam. Từ quy mô của khu trưng bày, có thể thấy rằng Total rất quan tâm tới thị trường Việt, vậy ông có thể cho tôi biết tình hình kinh doanh trong năm vừa qua và thị phần của hãng trong năm vừa qua?
Total: Chu trong PKL va muon phat trien dua xe o VN
Ông Stephane Pastor - Giám đốc kinh doanh và tiếp thị dầu nhớt Total.
Ông Pastor: Cảm ơn bạn, Total đã khá thành công trong năm 2015 vừa qua ở Việt Nam khi chúng tôi đã chiếm được 8% thị phần dầu nhớt trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi đã bán được hơn 20.000 tấn dầu in Việt Nam.
PV: Hiện tại Total đang có tới 3 dòng sản phẩm chính cho xe máy tại Việt Nam dành cho xe tay ga, xe số phổ thông và xe phân khối lớn. Vậy loại dầu nào có doanh số lớn nhất tại Việt Nam.
Total: Chu trong PKL va muon phat trien dua xe o VN-Hinh-2
 Một số loại dầu của Total dành cho các dòng xe khác nhau.
Ông Pastor: Trong tất cả các dòng sản phẩm, Total bán được nhiều dầu cho các loại xe phổ thông, được sử dụng hàng ngày nhất. Đương nhiên, chúng tôi cũng đang muốn thúc đẩy các dòng sản phẩm cao cấp dành cho xe phân khối lớn và xe hiệu năng cao - những dòng xe đòi hỏi chất lượng dầu rất cao.
PV: Tôi nghĩ đó là những tín hiệu rất lạc quan với Total tại Việt Nam - một thị trường đang có sự tham gia của rất nhiều hãng dầu nổi tiếng khác trên Thế giới. So với các đối thủ này, ông đánh giá Total có những lợi thế gì ở thị trường Việt?
Total: Chu trong PKL va muon phat trien dua xe o VN-Hinh-3
 Toàn cảnh khu trưng bày của Total tại triển lãm VMCS 2016.
Ông Pastor: Dù các đối thủ có những sản phẩm chất lượng, nhưng chúng tôi cũng không hề thua kém. Chúng tôi cũng có một mạng lưới phân phối rất mạnh tại Việt Nam. Chính vì vậy, tôi đánh giá rằng Total đang có "đà" rất mạnh - nghĩa là chúng tôi đang phát triển cực kỳ nhanh chóng, đầu tư rất nhiều và có những nhà máy ở Việt Nam. Và dĩ nhiên, Total Việt Nam sẽ không thể phát triển nếu không có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp nhất, tốt nhất.
Total: Chu trong PKL va muon phat trien dua xe o VN-Hinh-4
Gian hàng Total mang đậm phong cách đua xe.
PV: Total đã có lịch sử rất lâu đời, tới 45 năm tham gia vào nhiều giải đua xe nổi tiếng, từ Công thức 1 tới các giải đua phân khối nhỏ trong khu vực Đông Nam Á. Như ông có thể thấy, bộ môn đua xe ở Việt Nam hiện đang "chập chững" những bước đầu tiên và chúng tôi vừa xây dựng trường đua Happy Land ở Long An. Vậy liệu Total đã có kế hoạch tổ chức hoặc tài trợ cho các giải đua tại Việt Nam?
Total: Chu trong PKL va muon phat trien dua xe o VN-Hinh-5
Các dòng xe phân khối lớn đang được Total chú trọng. 
Ông Pastor: Bạn đã nói đúng về lịch sử trong bộ môn đua xe của Total, chúng tôi cũng luôn theo dõi và tìm cách tham gia vào các cuộc đua. Ở Việt Nam, tôi phải nói rằng phong trào đua xe vẫn còn rất non trẻ, chính vì vậy chúng tôi đang quan sát khách hàng cùng những người yêu ôtô và xe máy phản ứng với nó như thế nào. Nếu như họ muốn có các giải đua, tại sao chúng tôi lại không hỗ trợ bộ môn đua xe tại Việt Nam?
PV: Xin cảm ơn ông Pastor đã tham gia vào cuộc phỏng vấn này. Chúc Total sẽ có những bước phát triển lớn mạnh hơn nữa tại Việt Nam!
Ông Pastor: Cảm ơn bạn.
Trích nguồn : http://kienthuc.net.vn/

Nhà đầu tư ngoại sắp phân phối xăng dầu ở VN

- Theo thông tin từ Bộ Công thương, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tham gia phân phối xăng dầu tại VN theo hiệp định Chính phủ khi họ tham gia đầu tư vào nhà máy lọc dầu tại VN. 

Cụ thể, tập đoàn Idemitsu Kosan (doanh nghiệp xăng dầu Nhật Bản) tham gia làm nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa, dự kiến sẽ có quyền tham gia phân phối xăng dầu khi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động (dự kiến vào 2017).

Idemitsu Kosan và Kuwait Petroleum International đã chính thức thành lập doanh nghiệp tại VN để thực hiện phân phối xăng dầu. Như vậy, về cơ bản, từ 2017 VN thị trường xăng dầu VN ngoài các doanh nghiệp xăng dầu đấu mối trong nước sẽ có sự tham gia của cả  doanh nghiệp nước ngoài.

Đây không phải trường hợp duy nhất mà theo Tập đoàn Xăng dầu VN, tập đoàn này cũng đã ký kết văn bản ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược với tập đoàn JX Nippon Oil and Energy (Nhật Bản).

Theo đó, hai bên khẳng định đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đệ trình cơ quan quản lý nhà nước để JX Nippon Oil and Energy trở thành đối tác chiến lược của Petrolimex thông qua việc phát hành tăng vốn.

Đặc biệt, JX Nippon Oil and Energy cũng thể hiện sẽ cùng Petrolimex liên doanh để triển khai dự án Tổ hợp Lọc hóa dầu Nam Vân Phong.

Như vậy, đây cũng là một đối tác tiềm tàng tham gia vào thị trường bán lẻ xăng dầu ở VN. Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Công thương, việc các doanh nghiệp được tham gia phân phối khi làm nhà máy lọc dầu là theo hiệp định. Còn về quy hoạch cụ thể, cấp phép cho những địa điểm phân phối xăng dầu thì chưa doanh nghiệp nước ngoài nào được cấp.

Trích nguồn:http://tuoitre.vn/

Sôi động khai thác "vàng đen" trên vùng biển Việt Nam

 Hàng ngày tại các giàn khoan của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, những dòng dầu, khí vẫn được khai thác ổn định, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế.


Các giàn khoan trên mỏ Bạch Hổ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)


Các giàn khoan khai thác dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)


Công nhân dầu khí Việt-Nga trên mỏ Bạch Hổ. (Ảnh: Hoàng Chương/TTXVN)


Giàn nén khí trung tâm mỏ Bạch Hổ. (Ảnh: Hà Thái/TTXVN)


Giàn công nghệ trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ. (Ảnh: Hoàng Chương/TTXVN)


Diễn tập phòng cháy chữa cháy trên giàn công nghệ trung tâm. (Ảnh: Hoàng Chương/TTXVN)


Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa Việt Nam thuộc bồn trũng Cửu Long. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)


Trữ lượng của mỏ khoảng 300 triệu tấn, được khai thác thương mại từ giữa năm 1986. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)


Tàu khai thác và cung cấp vật tư thiết bị cho các giàn khoan tại mỏ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)


Tàu khai thác và cung cấp vật tư thiết bị cho các giàn khoan tại mỏ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)


Mỏ dầu Bạch Hổ nằm trên thềm lục địa phía Nam, thuộc vùng biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)


Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị trên giàn khoan. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)


Phòng điều khiển trung tâm của giàn công nghệ trung tâm-3. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)


Tháp đốt khí đồng hành trên giàn công nghệ trung tâm số 2. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)


Các dòng dầu thổ sau khai thác, vận chuyển sẽ được đưa về nhà máy lọc dầu Dung Quất tạo thành các sản phẩm hóa dầu. (Ảnh: Thanh Long/TTXVN)

Trích nguồn: Vietnam+

Hỗ trợ trực tuyến

4385498
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2342
4123
6465
2330825
85444
4385498

Your IP: 3.147.78.242
Server Time: 2024-11-25 13:28:05

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 74 guests and no members online