Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Nâng hạn mức rút tiền tại ATM

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được áp đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 5 triệu đồng.
Nội dung này được quy định tại Thông tư 20/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động và Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Thông tư sửa đổi quy định về hạn mức rút tiền như sau: Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được áp đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 5 triệu đồng đối với giao dịch nội mạng và 3 triệu đồng đối với giao dịch liên ngân hàng.
Tại nơi đặt ATM phải niêm yết số điện thoại và địa chỉ liên hệ của đơn vị quản lý vận hành ATM để khách hàng biết liên hệ khi gặp sự cố trong giao dịch; thủ tục, thời hạn tra soát, khiếu nại.
Đồng thời, tại nơi đặt ATM phải có hướng dẫn hoặc biểu tượng để khách hàng nhận biết các loại thẻ được chấp nhận thanh toán, bản hướng dẫn khách hàng sử dụng ATM, tên hoặc số hiệu ATM, các dịch vụ cung cấp tại ATM, các loại phí liên quan; những nội dung này thể hiện dưới dạng bản in hoặc trên màn hình ATM.
Thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống ATM là 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần. Đối với máy ATM lắp đặt tại những địa điểm khách hàng chỉ có thể tiếp cận ATM trong những thời gian nhất định thì thời gian phục vụ của ATM tuỳ thuộc vào địa điểm lắp đặt ATM và phải được niêm yết tại nơi đặt ATM cũng như trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Ngoài ra, phải bố trí lực lượng trực để khắc phục sự cố ATM ngừng hoạt động trong thời gian nhanh nhất có thể. Trường hợp ATM ngừng hoạt động (hoặc dự kiến ngừng hoạt động) quá 24 giờ phải báo cáo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn trong ngày làm việc tiếp theo kể từ khi phát sinh (hoặc dự kiến) ATM ngừng hoạt động quá 24 giờ và có hình thức thích hợp thông báo rộng rãi cho khách hàng.
Trích nguồn : http://www.kinhtedothi.vn/

Tăng trưởng 6 tháng có dấu hiệu chững lại, do đâu?

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm có dấu hiệu chững lại so với tốc độ của cùng kỳ năm trước, theo một số chuyên gia nếu tình hình không cải thiện trong 6 tháng cuối năm, rất khó để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% như Chính phủ đã đề ra.

Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) vừa công bố tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,52% tuy cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2012 - 2014 nhưng có dấu hiệu chững lại so với tốc độ tăng 6,32% trong 6 tháng đầu năm 2015.

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê khẳng định, để giữ vững mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2016 như Chính phủ đề ra (là 6,7%), cơ quan này đang xây dựng các kịch bản cho tăng trưởng, trong đó có tăng cường khai thác dầu thô, trong bối cảnh giá dầu vẫn ở mức thấp.

Tăng trưởng GDP có dấu hiệu chững lại trong 6 tháng đầu năm, đe dọa bất ổn về ngân sách và việc làm

Tăng trưởng GDP có dấu hiệu chững lại trong 6 tháng đầu năm, đe dọa bất ổn về ngân sách và việc làm

Ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê lý giải: Năm 2015 con số sản lượng dầu thô dự kiến khai thác là 14,7 triệu tấn nhưng trên thực tế khai thác được 16,8 triệu tấn, vượt so với kế hoạch hơn 2 triệu tấn. Chính vì thế đã đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2015.

Năm 2016, để giữ vững mục tiêu tăng trưởng GDP như Chính phủ đề ra là 6,7%, kịch bản tính đến là phải tăng khai thác dầu thô lên 2 triệu tấn so với kế hoạch 14,02 triệu tấn đề ra.

“Dầu thô là một giải pháp tham mưu thêm cho tăng trưởng kinh tế vì tới đây, các bộ ngành sẽ tiếp tục thảo luận các giải pháp khác. Giá dầu thô hiện đã tăng trở lại, đây cũng là yếu tố để Chính phủ cũng như Tập đoàn dầu khí nghiên cứu về kế hoạch này”, ông Lâm nói.

Nhận xét về tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm chậm lại, theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành là do: nhiều vùng của nước ta gánh chịu thiên tai, dịch bênh: miền Bắc ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt kéo dài; tình trạng ngập lụt - xâm ngập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long; hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Trong 6 tháng đầu năm, nhiều chính sách kinh tế gây ảnh hưởng đến tâm lý doanh nghiệp và nhà đầu tư, trong đó có chính sách điều chỉnh lãi suất; thông tư về siết chặt tín dụng vào bất động sản...

Đặc biệt, 6 tháng đầu năm nền kinh tế tác động gián tiếp từ thay đổi bộ máy Chính phủ mới, nhiều chính sách mới, cách quản lý mới và quy định mới được đưa ra. Do đó, các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư nín thở, trông chờ và nghiên cứu để đưa ra những chiến lược phù hợp cho phát triển của mình. Độ trễ chính sách cũng tác động đến tăng trưởng thời gian qua.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì lo ngại nền kinh tế đang tiềm ẩn nhiều rủi ro kinh doanh khi con số 36.600 DN đóng cửa trong 6 tháng đầu năm, tăng hơn gần 5.000 DN so với cùng kỳ năm trước.

“Con số DN phá sản trong 6 tháng qua cao hơn cùng kỳ năm trước, điều đó cho thấy môi trường kinh doanh tại Việt Nam có sự cải thiện chậm, đặc biệt các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho DN nhỏ, vừa, khởi nghiệp, khu vực tư nhân còn hạn chế. Những chính sách ràng buộc, trói chân DN vẫn còn tràn lan tại các Thông tư của Bộ, ngành....”, bà Lan nói.

Bên cạnh đó, bà Lan lý giải: "Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm, tồn kho cao, trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nhích tăng mạnh, nhập khẩu mặt hàng từ hoa quả, hàng tiêu dùng, nông sản và thực phẩm.... ở nước ngoài về nhiều trong khi Việt Nam thừa khả năng sản xuất được mặt hàng này. Điều đó dấy lên quan ngại sâu sắc về việc nhiều lĩnh vực, ngành sản xuất của Việt Nam đang chịu cạnh tranh quyết liệt về thị trường, thị phần ngay trên sân nhà với các đối thủ nước ngoài. Cuộc tranh luận này còn tiếp tục gây khó khăn và sức ép lớn đối với tất cả các ngành sản xuất khác thời gian tới".

 Trích nguồn : http://dantri.com.vn/

Thương mại lại thêm rào cản

Nước Anh “tạm biệt” EU khiến cho Việt Nam vướng thêm rào cản trong hoạt động xuất khẩu

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 27-6, ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - Bộ Công Thương, nhấn mạnh dù còn cần đến 2 năm để nước Anh hoàn tất lộ trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Brexit - nhưng chắc chắn thương mại của Việt Nam sẽ là một trong những lĩnh vực phải chịu nhiều áp lực nhất trước sự kiện này.

Ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy mỗi năm, nước Anh nhập khẩu lượng hàng hóa khoảng 700 tỉ bảng. Trong đó, Việt Nam đóng góp khoảng 5 tỉ bảng, tức là chiếm khoảng 0,5% kim ngạch nhập khẩu của Anh. Ngược lại, nước Anh cũng chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy tỉ trọng không phải quá lớn nhưng về xếp hạng, Anh hiện đứng thứ 3 về tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào khối EU.

Chưa kể, phần lớn lượng hàng xuất khẩu đều là các mặt hàng chủ lực như thủy sản; nông sản; dệt may; da giày; gỗ; máy móc, thiết bị và phụ tùng; điện thoại và linh kiện các loại... Đặc biệt, Anh là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong khối EU và hiện là một trong số ít thị trường đơn lẻ nhập khẩu tôm của Việt Nam có mức tăng trưởng dương trong bối cảnh thị trường lớn EU, ASEAN… sụt giảm. Do vậy, không thể nói sự kiện nước Anh “chia tay” EU sẽ không tác động lớn tới thương mại Việt Nam.

Dệt may, ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có thể ảnh hưởng từ việc Anh rời EU Ảnh: TẤN THẠNH
Dệt may, ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có thể ảnh hưởng từ việc Anh rời EU Ảnh: TẤN THẠNH

Theo phân tích của Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu Đặng Hoàng Hải, khi chưa kết thúc đàm phán giữa EU với Anh về các điều kiện để hoàn tất thủ tục cho xứ sương mù rời khỏi liên minh thì sự kiện này tác động như thế nào đến các nền kinh tế trên thế giới vẫn là ẩn số.

Có thể khi Anh rời EU sẽ vẫn duy trì mối liên kết như một liên minh hải quan, tức là vẫn giữ được việc thông quan bình thường, không có rào cảnnào giữa Anh và các thị trường khác. Tuy nhiên, dù ở kịch bản lạc quan nhất thì thương mại của Việt Nam sẽ vẫn vướng thêm các rào cản mới.

“Việt Nam hiện đang duy trì 2 con đường xuất khẩu sang Anh nói riêng và các nước khối EU nói chung. Ở con đường thứ nhất, hàng hóa đi qua các cửa ngõ chính như Pháp, Hà Lan, Đức… rồi mới đến nước Anh để tiêu thụ. Nếu đi con đường này, khi Anh rời EU, hàng hóa muốn đến Anh sẽ phải thông quan lại một lần nữa. Ở con đường thứ hai, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trực tiếp sang Anh nhưng lại tiếp tục đi sang các nước khác trong khối EU để tiêu thụ. Ở đây cũng tương tự, hàng hóa phải thông quan lần nữa mới vào được EU” - ông Hải chỉ ra rào cản mới cho hoạt động thương mại của Việt Nam.

Do vậy, ông Hải khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu tìm đường đưa hàng hóa sang thẳng nước Anh, tránh qua các nước trung chuyển để không tốn thêm chi phí. Cũng tương tự, những hợp đồng đã ký đưa hàng sang Anh để từ đó phân phối đi các nước khác cần tìm cách tiêu thụ ngay tại Anh để tránh mất thời gian, tiền bạc thông quan lần nữa.

Chậm nhịp hoàn tất FTA Việt Nam - EU

Một trong những điều cũng đáng tiếc nuối đối với Việt Nam khi nước Anh quyết tâm “dứt áo ra đi” là việc họ có thể mang theo tư tưởng “mở cửa” đi khỏi EU. Bởi lẽ, Anh là nước mang tư tưởng “mở cửa” rất mạnh mẽ, thậm chí có thể nói cởi mở nhất trong khối EU. “Rất nhiều điều khoản chúng ta mong muốn được mở cửa hơn trong EU đã nhận được sự ủng hộ của nước Anh. Nay Anh ra khỏi EU chắc chắn quan hệ thông thoáng hơn với EU của chúng ta sẽ gặp khó khăn” - ông Đặng Hoàng Hải nhận định.

Ở khía cạnh khác, Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU nhằm khuyến khích xuất khẩu từ các nước đang phát triển vào thị trường này thông qua miễn, giảm thuế nhập khẩu là một trong những thuận lợi lớn mà Việt Nam đang được hưởng. Tuy nhiên, GSP mới chỉ có chung của châu Âu mà chưa có riêng của nước Anh. Khi Anh bước chân ra khỏi EU khi chưa thiết lập được ngay mặt bằng pháp lý cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, chắc chắn chúng ta sẽ gặp khó khăn. Trong đó, áp lực cạnh tranh với hàng hóa của Trung Quốc là rất lớn.

Đáng lo ngại nhất là Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với EU đang trong quá trình rà soát pháp lý và dự định ký kết vào năm sau chắc chắn sẽ bị chậm lại bởi EU sẽ ưu tiên hoàn tất thủ tục cho Anh rời khỏi châu Âu, trì hoãn phê duyệt hiệp định FTA với Việt Nam.

“Có 2 kịch bản về nội dung này. Khi rời EU, Anh không có trách nhiệm thực hiện ràng buộc cam kết của EU với các đối tác nhưng có thể nước Anh sẽ đàm phán riêng với Việt Nam, đồng thời ký riêng với Việt Nam một hiệp định dựa trên những nguyên tắc có tại FTA đã đàm phán rồi. Hoặc, Anh sẽ là một đối tác nữa trong hiệp định đã đàm phán trong trường hợp Anh thỏa thuận được với EU, khi đó, FTA với EU của chúng ta sẽ trở thành hiệp định 3 bên. Dù kịch bản nào cũng gây bất lợi cho chúng ta bởi sẽ mất thêm thời gian thỏa thuận, chờ đợi, làm chậm nhịp chúng ta đã dự kiến” - đại diện Bộ Công Thương chỉ ra.

TS LÊ ĐĂNG DOANH, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương:

Lo tác động gián tiếp

Theo tôi, việc đánh giá Brexit tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam phải được tiến hành một cách thận trọng ở cả 2 khía cạnh trực tiếp và gián tiếp.

Tác động trực tiếp sẽ không lớn lắm vì xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm 2,5% tổng xuất khẩu của Việt Nam. Anh rời EU làm kinh tế Anh đảo lộn, thu nhập của người dân Anh sẽ giảm sút, đồng bảng Anh đã mất giá 10% cho nên giá các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang Anh sẽ tăng và khả năng sức mua của thị trường này sẽ giảm. Xuất khẩu sang Anh có thể bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp (DN) có làm ăn với Anh cần tính toán khả năng này.

So với tác động trực tiếp, tác động gián tiếp đáng kể hơn. EU là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Tình hình EU rối loạn, xuất khẩu sang EU có thể giảm sút theo diễn biến này. FTA Việt Nam - EU vừa chính thức ký kết cuối năm 2015, EU còn lại 27 nước thông qua hiệp định này và còn phải thương lượng xem Anh có tham gia hiệp định này không. Nếu họ không tham gia, Việt Nam và các nước còn lại sẽ tính toán ra sao? Thêm vào đó, sự rối loạn toàn cầu của thị trường chứng khoán, dòng tiền cũng làm cho các nhà đầu tư chững lại, có sự chuẩn bị, tính toán kỹ hơn.

Ông PHẠM XUÂN HỒNG, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas):

Dệt may sẽ khó khăn hơn

EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm khoảng 26% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may. Mấy năm nay, xuất khẩu sang thị trường này có phần chững lại, kim ngạch xuất khẩu sang EU 6 tháng đầu năm duy trì ở mức ổn định. Anh “ly dị” EU thời điểm này chắc chắn ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu dệt may sang EU và Anh, đặc biệt những DN xuất khẩu trực tiếp sang Anh sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Trước mắt, các DN xuất khẩu sang thị trường châu Âu đã có đơn hàng đến quý III/2016 nhưng vẫn đang lo lắng, theo dõi tình hình. Đồng bảng Anh, euro mất giá, xuất khẩu sang thị trường này sẽ gặp khó và áp lực cạnh tranh về giá sẽ nhiều hơn. Mấy năm nay, xuất khẩu qua Anh đã giảm hiệu quả do khó đàm phán tăng giá; sắp tới, tỉ giá tăng, chi phí tăng… nếu tiếp tục giữ giá thì rất khó cho DN Việt.

Ông TRẦN VĂN LĨNH, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước:

Thủy sản sang Anh có thể bị ép giá

Dân làm thủy sản xuất khẩu theo dõi rất sát sao sự kiện người dân Anh chọn rời EU. Về lý thuyết thì sự kiện trên chưa tác động đến giao thương do hợp đồng đã ký. Những quy định mới về thuế, hàng rào kỹ thuật nếu có cũng phải 2 năm nữa, khi Anh chính thức rời EU, mới có hiệu lực. Tuy nhiên, thực tế tác động của sự kiện này sẽ đến ngay với những hợp đồng mới do đồng bảng Anh mất giá so với USD. Điều này khiến cho giá thủy sản Việt Nam bán lẻ đến người tiêu dùng Anh cao hơn dù giá xuất khẩu không đổi nên nhà nhập khẩu sẽ có xu hướng “đè” giá mua từ Việt Nam. Theo ông Lĩnh, thị trường Anh chiếm từ 20%-30% tổng lượng thủy sản xuất sang EU với mặt hàng chủ lực là tôm và hàng chế biến sâu.

Về lâu dài, khi Anh rời EU có khả năng trở thành một “thị trường mới” mà Việt Nam phải mở cửa trở lại nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi đối thủ của tôm Việt Nam là Ấn Độ sẽ có lợi thế hơn do mối quan hệ truyền thống giữa Anh và Ấn Độ.

Th.Nhân - Ng.Ánh ghi

Trích nguồn: http://nld.com.vn/

Phí sân bay tăng mạnh

Các hãng hàng không nội địa đang đối mặt với nguy cơ tăng giá đầu vào, ảnh hưởng đến cơ cấu giá vé máy bay các hãng sẽ bán ra trong thời gian tới

Nguyên nhân bắt nguồn từ kế hoạch điều chỉnh giá nhiều dịch vụ mặt đất của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV).

Phát sinh hàng trăm tỉ đồng

Theo phản ánh của một hãng hàng không, chi phí đầu vào của hãng trong năm 2016 dự kiến bị đội lên hơn 200 tỉ đồng do ACV tăng giá và bắt đầu thu một số dịch vụ đang cung cấp cho các hãng tại sân bay, tổng cộng lên tới 10 dịch vụ.

Trong đó, có 2 khoản thu mới gồm dịch vụ kiểm tra an ninh đối với xe suất ăn, xe chở xăng dầu và dịch vụ phân loại hành lý tự động. Phí 2 loại dịch vụ nói trên được thu tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Cam Ranh tổng cộng một năm là hơn 100 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, ACV cũng đề nghị các chuyến bay của hãng này cập cầu ống lồng nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài phải sử dụng dịch vụ tra nạp nước sạch của ACV. Các hãng hàng không còn bị tăng chi phí đầu vào khi sân bay Vinh được điều chỉnh thành sân bay nhóm A từ ngày 1-1-2016…

Theo lãnh đạo ACV, những năm gần đây, thị trường hàng không tăng trưởng ở mức 2 con số, ACV đã kịp thời đầu tư nâng cấp hạ tầng sân bay đạt chuẩn quốc tế, nâng công suất thiết kế các sân bay trong cả nước lên 80 triệu hành khách/năm vào năm 2015, gấp đôi so với năm 2012. Do đó, doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá là để thu đúng, thu đủ các dịch vụ đã cung cấp cho các hãng hàng không.

Hành khách làm thủ tục tại sân bay quốc tế Đà Nẵng Ảnh: NGỌC HẰNG
Hành khách làm thủ tục tại sân bay quốc tế Đà Nẵng Ảnh: NGỌC HẰNG

Một chuyên gia hàng không phân tích ACV bổ sung các loại phí phân loại hành lý và kiểm tra an ninh xe suất ăn là không hợp lý. Vì người sử dụng cuối cùng đối với dịch vụ này là hành khách nhưng thực tế, khi đi máy bay, hành khách đã phải trả các loại thuế, phí sân bay. “Nếu thu phí của nhà vận chuyển sẽ có nguy cơ phí chồng phí” - vị này nhận xét.

Đẩy lùi cơ hội bay giá rẻ

Trong khi đó, các hãng hàng không đang lo ngại việc tăng chi phí phải trả ở các sân bay sẽ buộc các hãng phải đánh giá lại chi phí, giá thành và tính toán sao cho mỗi chuyến bay phải bảo đảm bù đắp được các loại chi phí bỏ ra cộng với lợi nhuận.

Nếu chi phí tăng, hãng không thể tăng ngay giá vé. Giải pháp được tính đến là giảm bớt số lượng vé ở mức giá thấp, vé khuyến mãi và tăng số lượng vé ở mức giá cao. Ví dụ, thay vì mở bán vé 100.000 đồng thì hãng sẽ chỉ bán mức thấp nhất là 150.000 đồng và tăng số lượng vé ở mức giá cao.

“Hàng không giá rẻ luôn phải có những đợt khuyến mãi và mở bán nhiều giá thấp để kích thích nhu cầu đi lại bằng máy bay của một bộ phận khách bình dân. 5 tháng đầu năm 2016, sản lượng khách vận chuyển tăng lên nhưng doanh thu nội địa của chúng tôi lại giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái vì thị trường chưa bao giờ cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.

Riêng chặng Hà Nội - TP HCM mỗi ngày có cả trăm chuyến bay khứ hồi. Doanh thu bán trung bình tính trên hành khách/km giảm khá mạnh. Nếu chi phí đầu vào tăng, vé giá thấp bán ra ít hơn thì nhu cầu đi lại của người dân có thể giảm” - lãnh đạo một hãng hàng không phân tích.

Về phía cơ quan quản lý, Cục Hàng không Việt Nam nhìn nhận dịch vụ nhiều sân bay địa phương hiện đang ở mức thấp, phải bù lỗ từ 3 sân bay lớn. Song, do đặc thù vốn đầu tư hạ tầng sân bay từ nguồn ngân sách nhà nước nên không thể thu theo giá thị trường mà cần phải có sự điều tiết của nhà nước. Cơ quan chức năng sẽ xem xét việc điều chỉnh giá của ACV trên cơ sở không làm ảnh hưởng đến giá vé máy bay.

Trích nguồn : http://nld.com.vn/

Bảo trì bảo dưỡng lốp xe định kỳ

Khi bảo dưỡng xe bạn nên chú ý đến phần lốp. Lốp là bộ phận chịu tác động lớn của ma sát và ảnh hưởng nhiều từ môi trường bên ngoài nên dễ bị bào mòn theo thời gian. Hơn nữa, lốp có ảnh hưởng lớn tới độ an toàn của xe khi nó là nơi chịu trách nhiệm chính trong quá trình xe chuyển động.

Kiểm tra chi tiết lốp xe

  • Quan sát tất cả các vết xước, các đốm nổi hay vết rạn. Nếu tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào, bạn nên tháo lốp và mang tới đại lý hay gara uy tín để kiểm tra kỹ hơn. Đối với những chuyến đi xa bạn nên có lốp dự phòng.
  • Thông thường, mỗi chiếc lốp thường có dấu hiệu xác định độ mòn của lốp và độ sâu của rãnh. Nếu các đường gân tạo nên một mặt phẳng, tốt nhất hãy thay một chiếc mới. Một phương pháp khác là đút đồng xu 1.000 vào rãnh lốp. Nếu bạn nhìn thấy toàn bộ quốc huy khi đặt mắt ngang mặt lốp, lúc đó nên thay mới.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên để ý tới các vết mòn bất thường. Nếu độ sâu của rãnh lốp không bằng nhau chứng tỏ hiện tượng mòn bắt đầu xuất hiện. Có những nguyên nhân chính khiến lốp mòn như bơm lốp không đúng cách, lắp không thẳng và không đảo lốp định kỳ.

Đảo lốp định kỳ

  • Chỉnh cho lốp xe hơi không bị lệch cũng là một trong những phương pháp giúp bảo vệ lốp. Nếu lốp lắp không tiếp xúc tối ưu với mặt đường, hiện tượng mòn xảy ra không đều, bất thường và nhanh chóng. Khi bị hiện tượng này, lốp thường mòn một phía nào đó và tạo góc với mặt đường khiến giảm độ bám. Cách tốt nhất để khắc phục lỗi này là mang xe tới các gara để chỉnh lại.
  • Giai đoạn tiếp theo trong quá trình kiểm tra lốp là so sánh mức độ mòn giữa lốp trước và lốp sau. Thông thường, lốp trước mòn nhanh hơn lốp sau, đặc biệt khi xe rẽ, bởi lúc đó ma sát với mặt đường tăng lên. Sau khoảng 8.000-12.000km đi được, bạn nên đảo lốp hoặc bảo trì lốp định kỳ hàng tháng.

Bơm đủ áp suất

  • Bơm lốp đúng tiêu chuẩn là cách giảm độ mài mòn tốt nhất. Thông thường, những chiếc lốp không đủ hơi có thành lốp bị lún, khiến bề mặt lốp bị mòn về hai mép trong khi phần giữa không bị mòn nhiều. Bên cạnh đó, lốp non còn gây nên hiện tượng quá nhiệt do tăng ma sát với mặt đường dẫn đến mòn nhanh hơn, thậm chí bị nở ra.
  • Tuy vậy, những chiếc lốp quá hơi cũng gây nên nhiều phiền toái và chỉ bị mòn ở phần giữa ta-lông. Nếu quá áp suất quy định, lốp sẽ mòn nhanh hơn và cách tốt nhất là bạn xì bớt hơi. Thông thường, các nhà sản xuất lốp khuyến cáo nên kiểm tra áp suất lốp 2 lần/tháng. Để xem chỉ tiêu áp suất lốp đi theo xe, bạn có thể tìm thông tin trên bảng chỉ dẫn gắn ở khung cửa phía tài.
  • Khi bơm lốp, bạn cũng nên để ý tới nhiệt độ môi trường. Trong những ngày trời nóng, áp suất lốp thường tăng khoảng 0,06-0,1 atm còn khi trời lạnh khiếp áp suất giảm đi tương ứng.

Cân bằng lốp

  • Các thợ xe thường gắn các mẩu nhỏ kim loại trên vành để tạo cân bằng động cho lốp. Vì vậy, bạn nên chú ý và đừng vứt những chi tiết đó nếu không biết tác dụng.
  • Để tạo độ cân bằng, tránh rung và đảo xe khi lái, các thợ sửa thường thêm các miếng kim loại để bù khối lượng bị mất trên lốp. Để xác định các vị trí lệch người ta phải dụng thiết bị chuyên dụng và thợ phải có kinh nghiệm, vì vậy, bạn nên mang xe tới các trạm sửa uy tín, không nên tự ý điều chỉnh.

Hỗ trợ trực tuyến

4385582
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2426
4123
6549
2330825
85528
4385582

Your IP: 3.139.87.113
Server Time: 2024-11-25 13:43:31

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 84 guests and no members online