Nhờ sự chủ động và chỉ đạo, thực hiện quyết liệt nên công tác tái cơ cấu của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan, được Chính phủ, các bộ, ngành đánh giá là đơn vị thực hiện hiệu quả nhất trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Cơ giới hoá sản xuất than hầm lò tại Công ty CP Than Hà Lầm - Vinacomin. |
Thực hiện Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định số 314/QĐ-TTg ngày 7-2-2013 của Thủ tướng Chính phủ, TKV đã chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt theo lộ trình tái cơ cấu giai đoạn 2012-2015 và đạt được những kết quả chính như: Đối với thực hiện tái cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, TKV đã tập trung vào 4 lĩnh vực kinh doanh chính gồm than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp; các lĩnh vực kinh doanh khác đã phân loại và có lộ trình tái cơ cấu, theo đó đã thoái một phần hoặc thoái hết vốn, hoặc cổ phần hoá (CPH) nhà nước nắm giữ dưới mức chi phối tại các lĩnh vực này để tập trung vào 4 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi trên. Tập đoàn đã triển khai CPH 11/11 doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2015, tính đến hết năm 2015 TKV đã hoàn thành cơ bản việc CPH 11/11 đơn vị (bao gồm cả 3 tổng công ty). Thực hiện thoái vốn ngoài ngành 6/8 đơn vị, thoái vốn trong ngành 5/7 đơn vị, chuyển nhượng được 2 dự án đầu tư nước ngoài...
Cùng với đó, TKV đã sắp xếp, chuyển đổi 10 công ty TNHH MTV sản xuất than thành chi nhánh thuộc công ty mẹ - TKV; trong đó có 3 công ty hai cấp quản lý chuyển thành một cấp; thành lập mới và tổ chức lại các chi nhánh của TKV; sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp, hợp nhất 3 trường cao đẳng nghề thành Trường Cao đẳng nghề Than - Khoáng sản Việt Nam; nâng cấp Trung tâm Y tế lao động thành Bệnh viện Than - Khoáng sản.
Đối với tái cơ cấu, hoàn thiện cơ chế quản lý, quản trị doanh nghiệp, TKV đã sắp xếp, giảm các đầu mối, tinh gọn bộ máy quản lý cơ quan điều hành TKV, xây dựng định biên về số lượng viên chức quản lý doanh nghiệp và số lượng, cơ cấu và định biên lao động các phòng ban đối với các đơn vị trực thuộc, tinh giản lao động quản lý, phụ trợ... Đồng thời, hoàn thiện các quy chế quản lý nội bộ của TKV, các cơ chế quản lý về tăng năng suất, giảm giá thành, đổi mới, tái cơ cấu chất lượng lao động...
Do có sự chủ động, chỉ đạo quyết liệt nên TKV là Tập đoàn được Chính phủ, các bộ, ngành đánh giá triển khai mạnh mẽ, đạt hiệu quả nhất công tác tái cơ cấu trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đặc biệt là thành công trong chuyển 3 công ty quản lý hai cấp thành một cấp, hợp nhất 3 trường nghề; thực hiện CPH doanh nghiệp; thoái vốn ngoài ngành..., các doanh nghiệp sau khi sắp xếp, chuyển đổi... đều hoạt động ổn định và đạt được kết quả tốt hơn; quá trình thực hiện tái cơ cấu đã giảm 8.254 lao động, riêng năm 2015 đã giảm tuyệt đối 5.656 lao động; số lao động giảm chủ yếu là lao động quản lý, phục vụ phụ trợ...
Về định hướng tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, TKV xác định tiếp tục duy trì 4 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính (than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp); tiếp tục tái cơ cấu về tổ chức, tinh gọn bộ máy, lao động, tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp... nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng hội nhập kinh tế sâu rộng. Đồng thời, giải quyết những bất cập về quản lý lao động, tài chính, phân cấp quản lý... trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, tăng tính chủ động của doanh nghiệp; khẩn trương thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, xây dựng TKV phát triển bền vững, là trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Trích nguồn : http://baoquangninh.com.vn/
Phiên giao dịch ngày đầu tuần, giá dầu chạm mức cao nhất trong 6 tháng bởi những lo lắng về nguồn cung tăng cao và Goldman Sachs công bố dự báo lạc quan về giá dầu, theo tin từ Reuters và Wall Street Journal.
Suốt 2 năm qua, nguồn cung dầu luôn luôn cao hơn nhu cầu bởi hàng loạt nước sản xuất dầu lớn trên thế giới như Mỹ, Saudi Arabia và Nga bơm dầu bán ra thị trường ở mức độ cao kỷ lục.
Tuy nhiên, theo những thông tin ở thời điểm hiện tại, hoạt động sản xuất dầu đã bắt đầu thu hẹp bởi các công ty hạn chế đầu tư khai thác những mỏ mới.
Cũng trong cùng thời gian trên, rất nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới đã đưa ra nhiều dự báo bi quan về giá dầu. Goldman Sachs thường đưa ra nhiều nhận định kém lạc quan nhất. Thế nhưng trong báo cáo nghiên cứu mới nhất của mình, Goldman Sachs phân tích rằng những yếu tố làm gián đoạn nguồn cung thời gian gần đây đã đẩy thị trường năng lượng vào tình trạng hụt cung.
Goldman Sachs dự báo giá dầu trên các thị trường thế giới sẽ lên mức trung bình 50 USD/thùng trong nửa sau của năm 2016 này. Cách đây khoảng 1 tháng, Goldman Sachs dự báo giá dầu sẽ dao động trong khoảng từ 40 đến 45 USD/thùng trong nửa sau năm 2016.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6/2016 tăng 1,51 USD/thùng tương đương 3,3% lên mức 47,72 USD/thùng. Giá dầu Brent trên thị trường London tăng 1,14 USD/thùng tức 2,4% lên 48,97 USD/thùng. Cả hai loại giá dầu như vậy đóng cửa ở mức cao nhất tính từ ngày 3/11/2015.
Vào tháng 9/2015, Goldman Sachs đã khiến thị trường dầu thế giới choáng váng khi khẳng định giá dầu sẽ rơi xuống mức 20 USD/thùng trước khi phục hồi lại. Trong nhận định thị trường mới nhất, Goldman Sachs tuy nhiên vẫn tỏ ra bi quan về triển vọng thị trường dầu khi khẳng định ngay khi giá dầu tăng, nhiều công ty năng lượng sẽ lập tức quay trở lại thị trường và khiến thị trường lại bắt đầu dư thừa dầu từ đầu năm 2017.
Còn theo nhiều chuyên gia khác trong giới đầu tư, từ đầu năm đến nay giá dầu đã tăng hơn 20%, tâm lý của họ đã trở nên lạc quan hơn rất nhiều, họ cho rằng giá dầu sẽ tiếp tục xu thế này trong thời gian tới.
Theo công ty tư vấn trên thị trường năng lượng ClearView Energy Partners LLC, tình trạng gián đoạn hoạt động sản xuất năng lượng trên thế giới đã lên cao nhất trong nhiều năm. Sản xuất dầu của Nigeria rơi xuống mức rất thấp bởi hàng loạt đường ống bị vỡ, các nhà máy sản xuất dầu của Canada phải tạm ngưng sản xuất bởi hỏa hoạn.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng lo ngại về tình trạng của hoạt động sản xuất dầu tại Libya do bất ổn chính trị.
Hoạt động sản xuất năng lượng tại nhiều nước khác trên thế giới cũng đang thu hẹp bởi các công ty giảm mạnh đầu tư vào lĩnh vực này. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), so với tháng 5/2016, sản lượng tại 7 khu vực sản xuất dầu chính của Mỹ sẽ giảm khoảng 113 nghìn thùng/ngày trong tháng 6/2016.
Trong tuần trước, EIA công bố sản lượng dầu trung bình hàng ngày của Mỹ giảm từ 9,7 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2015 xuống 9 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2016.
Ngoài ra, theo ngân hàng Barclays, nhu cầu dầu của Trung Quốc và Ấn Độ tăng cũng đang hỗ trợ cho giá dầu. Dù giá dầu tăng nhưng vẫn quá thấp để các công ty năng lượng có thể duy trì được hoạt động. Trong ngày thứ Hai, thêm 2 công ty năng lượng Mỹ nộp đơn xin phá sản sau khi hàng chục công ty khác đã làm tương tự trước đó.
Trích nguồn : Vneconomy
Báo cáo chi tiết dự án giao thông xuyên Á trên sông Hồng mà Tuổi Trẻ có được đã hé lộ thêm mục tiêu chủ đầu tư muốn tăng khả năng kết nối thủy lộ thẳng từ Trung Quốc dọc sông Hồng, qua Hà Nội và nhiều tỉnh, tới các cảng biển phía Bắc.
Tàu thuyền vận tải trên sông Hồng đoạn chảy qua cầu Thăng Long, Hà Nội – Ảnh: Hoài Linh
|
Theo báo cáo chi tiết dự án, Công ty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình) dự tính làm siêu công trình trị thủy kết hợp thủy điện, thủy lợi trong thời gian khá nhanh, chỉ sáu năm.
Chủ đầu tư cũng công bố sẽ miễn toàn bộ phí cho các phương tiện vận tải trong ba năm đầu.
Kết nối vận tải quy mô lớn
Theo văn bản số 071/CV-XT gửi đi ngày 7-1-2016 của Công ty Xuân Thiện được Bộ Kế hoạch – đầu tư (KH-ĐT) tiếp nhận, siêu dự án thủy lộ xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện (Tuổi Trẻ ngày 4-5) được khẳng định “rất cần thiết” để đầu tư.
Bởi theo Công ty Xuân Thiện, sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua nhiều tỉnh thành từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội… ra đến cửa Ba Lạt (Nam Định). Con sông có tổng chiều dài 556km, là tuyến sông lớn duy nhất của miền Bắc có thể tổ chức liên vận hàng hóa.
Chủ đầu tư cũng không giấu tham vọng sẽ kết nối thẳng thủy lộ với Trung Quốc để từ đây có thể tổ chức vận tải hàng hóa từ Trung Quốc ra các cảng biển VN cũng như từ các cảng biển VN tới Trung Quốc qua đường thủy.
Cho rằng khu vực trung du miền núi phía Bắc có nhiều mỏ khoáng sản, nhu cầu vận chuyển quặng, hàng hóa giao thương trong khu vực, hàng hóa quá cảnh từ Trung Quốc là rất lớn, báo cáo của Công ty Xuân Thiện nêu do sông Hồng chưa được cải tạo nên hàng hóa hiện nay phải vận chuyển bằng đường bộ và đường sắt.
Với đề xuất làm sáu đập và âu tàu để nâng mực nước, chủ đầu tư cũng cho thấy mong muốn đường vận tải này sẽ cho phép những con tàu trọng tải lớn có thể đi qua khi đưa ra viễn cảnh: việc đầu tư nâng cấp tuyến sông Hồng sẽ tận dụng được tiềm năng sông ngòi sẵn có, tận dụng được ưu thế vận tải thủy để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng với cước phí thấp, ít gây ô nhiễm…
Theo ông Nguyễn Xuân Tự – vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư Bộ KH-ĐT, đề xuất của Xuân Thiện mới là bước rất ban đầu, chưa thể nói là nghiên cứu tiền khả thi trong các dự án đầu tư.
Tuy nhiên, trong văn bản trình Thủ tướng, Bộ KH-ĐT xác định dự án này phù hợp với nhiều tuyến giao thông mà Bộ Giao thông vận tải đã quy hoạch. Đặc biệt, dự án sẽ kết nối được với tuyến thủy lộ Hải Phòng – Việt Trì (Phú Thọ) và Hà Nội – Lạch Giang (Nam Định) mà Bộ Giao thông vận tải đã và đang đầu tư.
Công nhận việc dự tính làm thủy điện nhỏ của Xuân Thiện trên sông Hồng là chưa có trong quy hoạch điện VII (giai đoạn 2011-2020), chưa có trong quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước, quy hoạch phòng chống lũ và đê điều, Bộ KH-ĐT cho rằng mục tiêu của dự án “đáp ứng nhu cầu giao thông là số 1”.
Nhiều bộ, địa phương ủng hộ
Mặc dù chưa đề ra địa điểm đặt sáu thủy điện trên sông Hồng, đề án của Công ty Xuân Thiện đã định hướng làm bảy cảng và âu tàu trên dọc tuyến thủy lộ, đó là: cảng Phố Mới (Hưng Yên), cảng Apatit và cảng Quý Xa (Lào Cai), cảng Văn Phú (Yên Bái), cảng Ngọc Tháp và Cổ Tiết (Phú Thọ), cảng Bắc Hà Nội.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, dự án của Công ty Xuân Thiện đã được gửi xin ý kiến của Bộ Quốc phòng.
Về cơ bản Bộ Quốc phòng không phản đối chủ trương đầu tư. Trong văn bản của Bộ KH-ĐT trình Thủ tướng, quan điểm của Bộ Quốc phòng được trích dẫn “thống nhất chủ trương đầu tư dự án, quá trình thực hiện cần phối hợp chặt chẽ với Bộ tư lệnh Quân khu 2, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai để giải quyết các nội dung có liên quan đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng”…
Văn bản của Bộ KH-ĐT cũng cho biết hai tỉnh thành có ảnh hưởng nhiều là Yên Bái và Lào Cai đều đã đồng ý về chủ trương tiến hành dự án.
Trao đổi qua điện thoại với Tuổi Trẻ, ông Hoàng Xuân Nguyên – phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái – cho biết tỉnh này đã có văn bản đồng ý.
Tuy nhiên, theo ông Nguyên, đó mới là đồng ý về chủ trương, sau đó còn rất nhiều tầng nấc. Cho rằng đây là dự án quan trọng, ông Nguyên nêu sau chủ trương sẽ còn nhiều việc phải làm và các bộ ngành sẽ cần tiến hành nhiều bước, trong đó tỉnh sẽ quan tâm đến các vấn đề như các yếu tố an toàn, đảm bảo môi trường (như mức độ ngập lụt thượng lưu, khả năng thoát lũ, sạt lở, an toàn đê điều…).
Ông Nguyên nhận định “trị thủy sông Hồng không đơn giản” và nêu tỉnh mới đồng ý về chủ trương, các bước tiếp theo tỉnh sẽ có ý kiến tiếp nhưng tinh thần là “sẽ phải rất thận trọng” – ông Nguyên nói.
Bộ Tài chính: “Dự án không đảm bảo khả năng tự hoàn vốn”
Được cả Bộ Giao thông vận tải và Bộ KH-ĐT xin ý kiến, Bộ Tài chính là bộ có ý kiến rất chi tiết, trong đó thể hiện cả ý kiến chuyên ngành tài chính và phi tài chính.
Khẳng định “dự án không đảm bảo khả năng tự hoàn vốn”, Bộ Tài chính phân tích: công trình thủy điện có yêu cầu kỹ thuật, an toàn nghiêm ngặt, nên kết hợp thủy điện với cảng giao thương cần đánh giá tác động qua lại, rủi ro, phương án giải quyết khi xảy ra sự cố.
Ngoài ra, một số đập sẽ nằm rất gần các cầu hiện có, cần đánh giá tác động địa chấn của các đập đầu mối nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông trên cầu.
Về vốn đầu tư, Bộ Tài chính nêu các tính toán của Xuân Thiện mới là sơ bộ, đầu tư thực tế còn phụ thuộc vào việc sẽ dùng công nghệ nào, phương án giải phóng mặt bằng, lãi vay…
đề nghị Nhà nước hỗ trợ như miễn các loại thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước, thuế dịch vụ môi trường rừng; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tới thời điểm hoàn vốn, theo Bộ Tài chính, là chưa phù hợp quy định pháp luật hiện hành.
Với đề xuất miễn phí ba năm đầu cho mọi phương tiện, Bộ Tài chính “nhắc” nghị định của Chính phủ đã giao việc quy định phí này cho Bộ Tài chính. Vì vậy, nếu cóthì bộ này mới là đơn vị ra thông tư quy định đối tượng nào được miễn, mức thu phí bao nhiêu…
Một chuyên gia Tập đoàn Điện lực VN (EVN) băn khoăn về trình tự mà Xuân Thiện đang tiến hành. Lý do, về nguyên tắc, dự án của Xuân Thiện là dự án nhóm A, lại chưa có trong quy hoạch ngành, nên theo quy định của điều 8, nghị định 59/2015, chủ đầu tư sẽ phải báo cáo bộ quản lý ngành (Bộ Giao thông vận tải) hoặc trình Thủ tướng chấp nhận bổ sung quy hoạch trước khi lập báo cáo tiền khả thi làm cơ sở để Thủ tướng xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong khi đó, dự án của Xuân Thiện lại chưa có trong quy hoạch nhiều ngành, lại đã xin chủ trương đầu tư chung cho tất cả các hạng mục. Vì vậy, theo vị chuyên gia này, EVN đã “đề nghị chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ, trình tự thủ tục theo quy định”. |
Trích nguồn: Báo tuổi trẻ.
Đó là đề xuất của Công ty TNHH lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR – đơn vị quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất) vừa được ông Nguyễn Hoài Giang, chủ tịch BSR, gửi Bộ Tài chính.
Mặc dù đang được Nhà nước hỗ trợ, cho phép cộng vào giá bán xăng dầu 3-7% thuế nhập khẩu (tùy sản phẩm), tuy nhiên BSR cho biết sau hỗ trợ công ty này vẫn phải chịu mức thu điều tiết với xăng là 13%, dầu là 7%.
Trong khi đó, thuế nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc, do VN đã ký hiệp định thương mại tự do, lại chỉ phải nộp có 10%, dầu nhập từ ASEAN đã được hưởng thuế 0%.
Vì vậy, BSR khẳng định họ vẫn lâm vào khó khăn do phải chịu thuế cao hơn xăng dầu nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan từ ASEAN, Hàn Quốc.
BSR dẫn số liệu cho thấy thực tế các doanh nghiệp khác đã giảm tiêu thụ xăng dầu trong nước và quay đi nhập khẩu: Petrolimex năm 2015 đã nhập khẩu tới 90% dầu từ ASEAN, riêng tháng 12-2015 nhập hoàn toàn từ ASEAN. Saigon Petro nhập khoảng 62% từ ASEAN; PVOil nhập 70-80%; Mipeco nhập khoảng 83% từ ASEAN…
Với xăng, theo BSR, Petrolimex cũng đã nhập từ Hàn Quốc tới 20.000-30.000 tấn/tháng từ đầu năm 2016. Các khách hàng khác như Saigon Petro, Thanh Lễ, Petimex cũng đã bắt đầu tìm mặt hàng xăng từ Hàn Quốc để hưởng thuế thấp hơn.
Khẳng định các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối không còn mặn mà tiêu thụ sản phẩm cho Dung Quất mà đi nhập khẩu để được hưởng thuế thấp hơn, ông Nguyễn Hoài Giang đề nghị Bộ Tài chính cho Dung Quất được quyền tính toán và quyết định giá bán, trong đó có tự tính thuế nhập khẩu ở mức hợp lý, Nhà nước không cần hỗ trợ (cho BSR cộng vào giá bán 3-7% thuế nhập khẩu) nhưng Nhà nước cũng không thu điều tiết với xăng dầu Dung Quất.
Trích nguồn : Báo tuổi trẻ.
Bảo dưỡng định kỳ, bảo trì xe đúng thời hạn giúp xe hoạt động hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu
Nội thất xe cũng có ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn, vì thế bên trong xe luôn cần phải sạch sẽ. Sử dụng chất tẩy rửa tốt để dọn sạch bảng táp lô, ghế trước sau, trần xe cũng như miếng da bọc ghế ngồi. Dùng máy hút bụi để hút sạch bụi trên xe và một số túi thơm hoặc sáp thơm để cải thiện bầu không khí trong xe của bạn.
Mặt sơn xe luôn cần được chăm sóc, ngay cả khi chiếc xe có giá trị thấp hay cao. Những thứ bụi bẩn, chất thải chim chóc hay nắng làm bạc màu cần phải được lau sạch hoặc sơn lại nếu cẩn nhằm giữ xe luôn sạch sẽ, đảm bảo sức khoẻ gia đình bạn.
Sau mùa đông hoặc lái xe ở điều kiện đường phố đông đúc, máy lọc khí rất dễ bị đóng bẩn bởi bụi và rác. Một bộ lọc bám bẩn có thể gia tăng mức tiêu hao năng lượng lên đến 10%, vì vậy hãy làm sạch bộ phận này thường xuyên để tiết kiệm nhiên liệu và giúp không khí trong xe của bạn trong lành hơn.
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
We have 88 guests and no members online