Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Cảng Đình Vũ (DVP): Quý 3/2015 lãi cao nhất kể từ khi niêm yết

Cảng Đình Vũ (DVP): Quý 3/2015 lãi cao nhất kể từ khi niêm yết

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (mã CK: DVPcông bố BCTC quý 3/2015.

Theo đó, doanh thu thuần đạt 170,4 tỷ đồng tăng 27,54% so với cùng kỳ, tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần giảm nên lợi nhuận gộp tăng trưởng mạnh gần 54% đạt 94,8 tỷ đồng.

Trong kỳ, DVP ghi nhận 18,8 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính trong khi chi phí cho hoạt động này phát sinh chưa đến 1 tỷ đồng, công ty không có chi phí bán hàng nên mặc dù chi phí QLDN tăng 74% so với cùng kỳ, DVP vẫn báo lãi ròng lên tới 95,3 tỷ đồng tăng 44,4% so với quý 3/2014 tương đương EPS đạt 2.383 đồng - Đây cũng là con số lãi cao nhất mà doanh nghiệp này đạt được qua các quý kể từ khi niêm yết.

 

Theo giải trình từ phía công ty, nguyên nhân lợi nhuận tăng trưởng mạnh là do sản lượng hàng hóa thông qua cảng trong kỳ tăng 8% so với cùng kỳ năm trươc dẫn đến doanh thu sản xuất chính trong kỳ tăng trong đó lượng hàng đông lạnh nhập tàu tăng trưởng rất tốt, luôn ổn định và luân chuyển đều mang lại doanh thu về cước container lạnh cao đạt gần 420% so với cùng kỳ năm 2014. Doanh thu tài chính tăng mạnh do trong kỳ Công ty TNHH Tiếp Vận SITC – Đình Vũ trả cổ tức. Bên cạnh đó công ty còn hưởng lợi từ sự biến đổi về tỷ giá.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, doanh thu thuần đạt 493 tỷ đồng tăng 27% so với cùng kỳ; LNTT đạt 251 tỷ đồng và LNST đạt 227,7 tỷ đồng tăng 32,38% so với cùng kỳ năm ngoái tương đương EPS 9 tháng đạt 5.692 đồng.

Được biết, công ty lên kế hoạch kinh doanh năm 2015 với sản lượng 560.000 teu, doanh thu 550 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng. Như vậy kết thúc 9 tháng đầu năm 2015 mặc dù mới hoàn thành 90% kế hoạch doanh thu nhưng công ty đã hoàn thành vượt 14,09% kế hoạch LNTT cả năm 2015.

Trích nguồn : InfoNet/HSX

Chớ xem nhẹ việc xây dựng thương hiệu

- Theo các chuyên gia kinh tế, giá trị thương hiệu tạo nên 70% giá thành sản phẩm.
Muốn hàng Việt chiếm được lòng tin của người tiêu dùng đòi hỏi các DN Việt Nam phải chú trọng xây dựng nhãn hàng riêng, đồng thời đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu.
Vay mượn nhãn hiệu ngoại
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong thời gian qua, mặc dù sản phẩm dệt may của Việt Nam không thua kém hàng ngoại nhập, thế nhưng ngày càng nhiều DN dệt may lại sử dụng nhãn hiệu ngoại thông qua việc chuyển nhượng. Cụ thể, Tổng Công ty May An Phước với nhãn hiệu Pierre Cardin, Tổng Công ty Việt Tiến với Manhattan, Tổng Công ty May Nhà Bè với Mattana… Trong “Tuần hàng Việt 2015” do Bộ Công Thương vừa tổ chức, đại diện Tổng Công ty May Việt Tiến cho biết: Manhattan là thương hiệu thời trang cao cấp thuộc Tập đoàn Perry Ellis International và Perry Ellis International Europe của Mỹ đã nhượng quyền cho Việt Tiến sử dụng nhãn hiệu này với mức giá 36.000 USD/năm.
Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm may mặc nhãn hiệu Mattana của DN May Nhà Bè. 	Ảnh: Hoài Nam
Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm may mặc nhãn hiệu Mattana của DN May Nhà Bè. Ảnh: Hoài Nam
Theo các DN ngành dệt may, sở dĩ các DN trong nước phải sử dụng nhãn hiệu ngoại gắn lên hàng nội là do người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, cứ thấy hàng ngoại là mua mà không cần suy xét cùng một mặt hàng thì hàng nội tốt hơn hay hàng ngoại tốt hơn. Trong khi có rất nhiều mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm dệt may, giày dép, nông sản... vẫn được thị trường nước ngoài ưa chuộng nhưng người tiêu dùng trong nước lại chưa mặn mà. Tuy nhiên, về vấn đề này, theo bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công Thương: Mặc dù việc sử dụng nhãn hiệu ngoại sẽ có tác dụng giúp DN tiêu thụ sản phẩm, nhưng điều đó cũng cho thấy chính bản thân DN lại “quên” xây dựng nhãn hiệu hàng hóa thuần Việt.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, dệt may Việt Nam một thời gian dài đã đi ngược với sự phát triển của thế giới, thay vì phát triển nội địa trước mới ra nước ngoài, lại phát triển xuất khẩu trước và đang chật vật khó khăn để trở lại sân nhà.
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp
Tại buổi giao lưu trực tuyến “Để hàng Việt mở rộng thị trường trong nước và thế giới” do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức mới đây, nhiều DN đều cho rằng không phải DN trong nước lãng quên việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa. Song để làm được việc này đòi hỏi sự giúp đỡ của cơ quan quản lý. “Tuy nhiên, các cơ quan quản lý chưa hỗ trợ DN tối đa trong việc xây dựng thương hiệu, nhãn hàng hóa” - đại diện DN thuộc Hiệp hội DN vừa và nhỏ Hà Nội nêu ý kiến. Chính vì vậy, các DN mong muốn cơ quan quản lý hỗ trợ trong hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nhất là khi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.
Bà Nguyễn Thị Mai Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch TP Hà Nội (HITTPC) cho biết: Các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các DN Việt Nam khi phải đối mặt với hàng ngoại nhập. HITTPC mặc dù mới được thành lập nhưng với chức năng, nhiệm vụ được UBND TP giao đã xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là làm thế nào có thể đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, HITTPC phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương Hà Nội tổ chức chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Trong những tháng cuối năm 2015, HITTPC sẽ tổ chức Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam, qua đó liên kết các tỉnh, thành cả nước đưa sản phẩm về tiêu thụ tại Hà Nội, đồng thời giúp DN cải tiến bao bì, mẫu mã sản phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Dự kiến, trong năm 2016, HITTPC sẽ đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, qua đó quảng bá hàng Việt. Cụ thể: Duy trì chương trình nâng cao năng lực phát triển sản phẩm DN thông qua hoạt động hợp tác với Viện Thiết kế sản phẩm Thụy Điển hỗ trợ DN cải tiến mẫu mã sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc - vốn là điểm lợi thế của Hà Nội. “Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý còn đòi hỏi các DN sản xuất phải chủ động trong việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu. Đây là điều mà các DN phải nhận thức rất rõ ràng, nếu không khó có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Việt” - bà Anh cảnh báo.

 Trích nguồn : ktdt.vn

93% doanh nghiệp Việt tin tưởng vào TPP

- Hầu hết doanh nghiệp trong nước đều cho rằng Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho mình.

Con số này được Tập đoàn truyền thông Edelman đưa ra sau cuộc khảo sát khảo sát 1.000 doanh nghiệp và 1.000 người tiêu dùng thuộc các quốc gia tham gia TPP (trừ Brunei và Peru), để tìm hiểu nhận thức và quan điểm xung quanh TPP
Theo đó, nếu như mức độ ủng hộ TPP của doanh nghiệp là 69% và của người tiêu dùng là 67% trên toàn cầu thì Việt Nam lại là quốc gia có tỷ lệ cao nhất khi con số này lần lượt là 93% và 96%. Như vậy hầu hết doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trong nước đều cho rằng TPP sẽ mang lại lợi ích tích cực về mặt kinh tế.

Hầu hết doanh nghiệp Việt đều lạc quan về TPP
Hầu hết doanh nghiệp Việt đều lạc quan về TPP

Bên cạnh đó có tới 83% doanh nghiệp và 86% người tiêu dùng nhận thức tích cực về TPP, xếp thứ hai trong số các nước tham gia, với niềm tin rằng Hiệp định này sẽ tạo ra bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế.
Ngoài ra, mức độ chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng lợi thế từ TPP của các doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức 76%, cao hơn hẳn so với toàn cầu là 52%. Ở khía cạnh khác, các doanh nghiệp trong nước cũng tự tin nhất về tác động tích cực của TPP trong vấn đề việc làm và lao động, chiếm tới 79% so với trên toàn cầu là 53%.
Ngay sau khi việc hoàn tất quá trình đàm phán thỏa thuận được công bố vào ngày 5/10, nhiều ý kiến từ các quốc gia thành viên và những người theo dõi diễn biến hiệp định chủ yếu xoay quanh những thách thức trong việc đạt được sự phê chuẩn của mỗi quốc gia.
Cũng theo Edelman, doanh nghiệp từ các quốc gia như Việt Nam, Mỹ, Chile và Singapore sẽ có nhiều lợi ích kinh doanh từ TPP trong khi doanh nghiệp các nước New Zealand, Malaysia và Canada hưởng ít lợi ích nhất.

Trích nguồn : http://www.kinhtedothi.vn/

Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn của Nhật Bản

- Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, để Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Sáng 14/10 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản 2015. Tham dự diễn đàn có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng hơn 300 đại biểu đại diện cho giới quản lý, lãnh đạo các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức và doanh nghiệp 2 nước.
Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam-Nhật Bản đang được đẩy mạnh, nhất là sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tháng 9 vừa qua. Với 3 chủ đề hợp tác trong bối cảnh TPP, hợp tác trong nông nghiệp và hợp tác trong tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, mục đích của Diễn đàn là đánh giá về hiện trạng, kiến nghị các giải pháp tăng cường quan hệ đầu tư và thương mại giữa Việt Nam-Nhật Bản, thảo luận các vấn đề chính sách và kiến nghị các định hướng tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam, Nhật Bản trong bối cảnh TPP vừa kết thúc đàm phán.

 
Phát biểu tại diễn đàn, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định: Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, để Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Phó Thủ tướng đánh giá cao các ý kiến của đại diện Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản tại Diễn đàn, góp phần giúp Việt Nam phát triển nội lực kinh tế mạnh mẽ hơn và tăng cường hợp tác kinh tế với Nhật Bản, vì lợi ích của cả hai nước. Nhấn mạnh, những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành và thúc đẩy triển khai mạnh mẽ các nghị quyết cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, phấn đấu đạt các tiêu chuẩn ASEAN 6 và ASEAN 4.
Theo Phó Thủ tướng cùng với việc hội nhập mạnh mẽ, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khối, các quốc gia, đặc biệt gần đây là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam và Nhật Bản là thành viên đã kết thúc đàm phán sẽ là những cơ hội to lớn, tiếp tục củng cố mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Đồng thời, bày tỏ mong muốn thời gian tới, cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là 6 ngành công nghiệp trong kế hoạch hành động hợp tác đến 2020 giữa hai nước cũng như các lĩnh vực khác như: Nông nghiệp, giáo dục, hạ tầng giao thông, môi trường, y tế, công nghiệp chế biến, chế tạo tập trung vào công nghiệp hỗ trợ, hình thức đầu tư PPP và các hình thức khác Nhật Bản có thế mạnh phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển của Việt Nam.

 Trích nguồn : VOV.vn

 

Tiêu chuẩn SAE : Society of Automotive Engineers

SAE : Society of Automotive Engineers . là tiêu chuẩn đánh giá phân loại dầu nhớt dựa vào độ nhớt (không đồng nghĩa với phân loại chất lượng dầu nhớt).

Chúng ta thường thấy các thông số ví dụ như SAE 10w-40 chẳng hạn. Điều này có nghĩa là loại nhớt này là nhớt đa cấp. Gọi là đa cấp vì đơn giản là nó phải đạt đồng thời cả hai tiêu chuẩn về độ nhớt là 10w và 40.
Theo tiêu chuẩn SAE J300 cho nhớt động cơ thì có 11 cấp độ bao gồm 6 cấp ở nhiệt độ thấp (mùa đông Winter) là 0w, 5w, 10w, 15w, 20w và 25w tương ứng với nhiệt độ thấp nhất mà nhớt còn bơm được lần lượt là -40, -35, -30, -25, -20, -15 độ C (trạng thái độ độ nhớt của tất cả các loại nhớt là bằng nhau và có giá trị rất cao). Ví dụ nhớt 25w thì nhiệt độ thấp nhất mà nhớt còn bơm lên được là -15 độ C.
5 cấp còn lại là 20, 30, 40, 50, 60 tương ứng với độ nhớt động học tối thiểu ở 100 độ C lần lượt là 5.6, 9.3, 12.5, 16.3, 21.9. Ngoài ra còn thêm 1 số chỉ tiêu để phân loại 11 cấp nhớt trên.

Chất lượng dầu nhớt khi nhìn vào chỉ số SAE?

Câu trả lời là:  Không thể đánh giá được, nhớt 10w-30 không thể nói là tốt hơn 10w-50 mà chỉ có thể nói nhớt 0w-40 mắc hơn nhớt 10w-40 cho cùng 1 nhãn hiệu nhớt do nhớt 0w-40 cần các phụ gia đặc biệt hơn để chống đông đặc ở nhiệt độ -40 độ C. Mỗi loại dầu nhớt đa cấp phù hợp với mục đích sử dụng và phương tiện sử dụng riêng.

Đơn giản là nhớt càng ít thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ thì càng tốt. Nhiệt độ càng cao, độ nhớt càng giảm. Khi so sánh chất lượng dầu nhớt cùng thông số SAE thì loại nào có độ nhớt càng ổn định theo nhiệt độ càng tốt. Chúng ta dễ dàng thấy một số loại nhớt 10w-40 lúc mát máy thì rất êm, nhưng khi đi đường xa, lúc máy nóng thì độ nhớt tụt nghiêm trọng gây nên hiện tượng trượt nồi, sượng và sựt khi vô trả số.


Ngược lại khá nhiều ý kiến cho rằng ở điều kiện môi trường và khí hậu Việt Nam thì nhớt 10w-50 mới là tốt nhất, lúc mát máy thì máy bốc, lúc nóng máy, đi xa thì vận hành ngọt ngào.Cũng có thể nói nhớt nào có chỉ số sau chữ w càng nhỏ thì càng loãng. Nhớt 10w-30 loãng hơn 10w-40. Nhớt càng loãng càng giúp động cơ giảm ma sát, giảm tiêu hao nhiên liệu và càng tăng nguy cơ nhớt trở nên quá loãng khi vận hành liên tục và khi trời nắng nóng.


Như vậy chỉ có thể đánh giá chất lượng dầu nhớt qua việc độ nhớt thay đổi ít hay nhiều theo nhiệt độ (càng ít thay đổi càng tốt) mà gần như không thể đánh giá chất lượng dầu nhớt qua hai chỉ số SAE nói trên. Vẫn có những loại nhớt 10w-60 có giá cao hơn rất nhiều lần so với nhớt 10w-30.

Trích nguồn : Hiệp hội dầu nhớt

 

Hỗ trợ trực tuyến

4384869
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1713
4123
5836
2330825
84815
4384869

Your IP: 18.188.175.66
Server Time: 2024-11-25 09:22:57

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 31 guests and no members online