Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Tiêu chuẩn API : American Petroleum Institute

API : American Petroleum Institute - Viện dầu mỏ Hoa Kỳ.


Phân loại chất lượng dầu động cơ thành hai nhóm chính. 


1. Nhóm S (Service/Spark) Dành cho dầu nhớt động cơ Xăng 

2. Nhóm C (Commercia/Compression) Dành cho dầu nhớt động cơ Dầu 

Như vậy trên mỗi bao bì dầu nhớt động cơ ở Việt Nam bắt buộc phải ghi tiêu chuẩn API, và sau chữ cái API là hai chữ cái in hoa (Ví dụ : API SG hoặc API CF). Chữ cái đầu tiên là S hay C là chỉ dầu nhớt cho động cơ xăng hay dầu. Chữ cái thứ hai thể hiện cấp chất lượng theo thứ tự tăng dần của bảng chữ cái A,B,C ...Nói như vậy có nghĩa là với động cơ xăng cấp API / SJ có chất lượng cao hơn API / SF, hay với động cơ dầu API / CF sẽ cao hơn API / CD . 

Một số trường hợp xuất hiện cả hai nhóm S và C trên cùng một sản phẩm; Ví dụ như API : CD/SF hay API SC/CC . Điều này nói lên rằng sản phẩm có thể sử dụng được cho cả động cơ xăng hoặc động cơ dầu với cấp chất lượng tương đương . 

Đây là tiêu chuẩn phân loại theo hệ thống mở. Nghĩa là chất lượng càng phát triển thì chữ cái càng đi về phía cuối bảng chữ cái để đáp ứng những đòi hỏi khắc nghiệt của những động cơ hiện đại hay những quy định về khí thải để bảo vệ môi trường .

Trích nguồn : Hiệp hội dầu nhớt

Nhóm dầu gốc căn bản hiện nay

Theo định nghĩa bởi Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API), dầu gốc dùng pha chế dầu nhờn bôi trơn được phân thành 5 nhóm như sau:
 
Hàm lượng lưu huỳnh
Hàm lượng HC bão hòa
Chỉ số độ nhớt
Dầu gốc nhóm I
S > 300 ppm
Độ bão hòa < 90%
80 - 120
Dầu gốc nhóm II
S ≤ 300 ppm
Độ bão hòa ≥ 90%
80 - 120
Dầu gốc nhóm III
S ≤ 300 ppm
Độ bão hòa ≥ 90%
≥ 120
Dầu gốc nhóm IV
Dầu gốc tổng hợp PAO
Dầu gốc nhóm V
Các loại dầu gốc khác không thuộc nhóm I đến IV
 
Dầu gốc nhóm I là sản phẩm của quá trình tách chiết bằng dung môi từ phân đoạn dầu nhờn của tháp chưng cất. Dầu có màu vàng nâu, tuổi thọ hoạt động của dầu gốc nhóm I thấp hơn, dễ gây ăn mòn thiết bị, giá trị thấp.
Dầu gốc nhóm II có thành phần hydrocacbon bão hòa cao hơn, hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn so với dầu gốc nhóm I và màu của sản phẩm cũng sáng hơn,có thể chế biến dầu nhờn có tuổi thọ hoạt động cao hơn, ít ăn mòn thiết bị hơn, và chịu được các điều kiện hoạt động khắc nghiệt hơn dầu gốc nhóm I.
Dầu gốc nhóm III được sản xuất bởi quy trình hydrocracking tương tự như hydrotreating nhưng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao hơn.
Trích nguồn : Hiệp hội dầu nhớt

TPP - Sân chơi tiềm ẩn nhiều thách thức với doanh nghiệp Việt

 
Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán TPP họp báo chung. (Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN)


Sau hơn 5 năm đàm phán và 6 ngày nước rút, sáng 5/10/2015 đã trở thành thời khắc lịch sử đối với 12 quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi các bộ trưởng tuyên bố đạt được thỏa thuận cuối cùng về hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này tại hội nghị ở thành phố Atlanta, Mỹ. 

Trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ý tưởng thành lập một khu vực thương mại tự do, xóa bỏ các loại thuế và rào cản đối với hàng hóa, dịch vụ, xuất nhập khẩu giữa các nước châu Á-Thái Bình Dương đã được ba nước Chile, New Zealand và Singapore khởi xướng lần đầu tiên bên lề Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2002 tại Mexico. 

Ba năm sau, hiệp định này được 4 nước gồm Brunei, Chile, Singapore và New Zealand ký kết (còn gọi là P4), mở đầu một tiến trình có tới 12 nước tham gia, trong đó có Việt Nam.

TPP là một hiệp định thương mại tự do đa phương theo cơ chế mở, bao gồm không chỉ các vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những lĩnh vực phi thương mại. Theo ước tính, sau khi có hiệu lực, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với 800 triệu dân, chiếm tới 40% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu và chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu. Điều đó cho thấy tác động của TPP đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế các nước thành viên nói riêng là rất lớn.

Có lẽ vì điều đó, đàm phán TPP đã trở thành một trong những quá trình đàm phán kéo dài và cam go nhất trong lịch sử thương mại khu vực và thế giới. Trước khi đi tới thỏa thuận cuối cùng ở Atlanta, các nước thành viên đã trải qua hơn 20 vòng đàm phán với rất nhiều lần lỗi hẹn thời hạn chót và có những thời điểm, đàm phán tưởng chừng đã đi vào ngõ cụt. Đạt được thỏa thuận về TPP là một kỳ tích lịch sử vì hiệp định này đề ra những tiêu chuẩn rất cao, nhiều tham vọng, cả về thương mại, kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động. 

Đặc biệt, TPP sẽ dỡ bỏ sâu các rào cản thuế quan, trong đó nhiều loại thuế sẽ giảm xuống gần như bằng 0%, đồng thời khơi thông các dòng vốn đầu tư giữa 12 nước thành viên. Hiệp định cũng sẽ giúp hình thành một không gian kết nối hai đầu Thái Bình Dương giữa Bắc Mỹ và Đông Á. Đây hiện là khu vực kinh tế năng động nhất với sự có mặt của các nền kinh tế hàng đầu thế giới và các nền kinh tế năng động nhất khu vực như Việt Nam và Singapore. 

Theo tính toán, trong vòng 10 năm nữa, TPP sẽ tạo ra mỗi năm thêm 1% GDP toàn cầu. Trong bối cảnh Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bắt đầu cho thấy phần nào hạn chế bắt nguồn từ việc số lượng thành viên quá đông nên khó đạt được các quyết định đồng thuận, TPP đang nổi lên như là một cơ chế đa phương thiết thực và hứa hẹn hơn. Một khi có hiệu lực, TPP không chỉ tạo ra một sân chơi mới cho các nền kinh tế khu vực mà còn góp phần định hình cấu trúc kinh tế-thương mại và đầu tư của châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai. 

Đối với Việt Nam, với tư cách là một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, tham gia một cấu trúc khu vực quan trọng như TPP sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực, cũng như xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. 

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025; xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý là việc các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu còn 0% sẽ giúp tạo ra cú hích lớn đối với hoạt động xuất khẩu. TPP sẽ giúp Việt Nam có được các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành, đồng thời đón nhận những cơ hội tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Gần đây, nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài đã đầu tư dự án mới hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam trong các lĩnh vực như sản xuất sợi, dệt may, giày da, chế biến gỗ... để đón đầu TPP. Do đó, có cơ sở để khẳng định rằng đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng mạnh hơn khi TPP được triển khai, không chỉ trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu mà còn trong các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, bất động sản... 

Thêm vào đó, TPP, với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy nhà nước, sẽ giúp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. 

Tuy nhiên, tham gia TPP đồng nghĩa với việc Việt Nam bước vào một sân chơi lớn tiềm ẩn rất nhiều thách thức, trong đó có sức ép mở cửa thị trường và khả năng “sinh tồn,” cạnh trạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ bị “ngợp” trong sân chơi mới này, thậm chí có thể bị thua ngay trên "sân nhà."

Một khi được quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, TPP sẽ mở ra con đường mới - con đường dẫn tới tương lai của hợp tác và hội nhập châu Á-Thái Bình Dương. Đường mới đã mở, thời cơ và thách thức luôn song hành, mỗi nước thành viên TPP cần hoàn thiện mình nếu không muốn tụt lại phía sau./. 

Trích nguồn : http://www.vietnamplus.vn/

Kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên vị trí 17 thế giới vào năm 2025

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)


Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs mới đây đã dự báo nền kinh tế Việt Nam, hiện đứng thứ 55 trên thế giới, sẽ vươn lên vị trí 17 vào năm 2025 với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 186 tỷ USD (mức hiện tại) lên mức 450 tỷ USD. 

Trong khi đó, trang tin Los Angeles Times ngày 8/10 cho biết Việt Nam là 1 trong 12 quốc gia tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa mới kết thúc đàm phán cách đây vài ngày. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng với mức thuế bằng không tới thị trường rộng lớn gồm các quốc gia trong khối hiện chiếm tới 2/5 thương mại toàn cầu. 

Theo dự báo của Viện kinh tế quốc tế Peterson, Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP và Mỹ nên trợ giúp Việt Nam thu hút hơn nữa các nguồn đầu tư cho công nghệ cao như trường hợp của Công ty Intel. Khi TPP có hiệu lực, nhiều khả năng Việt Nam sẽ chứng kiến sự bùng nổ xuất khẩu về các sản phẩm may mặc và giày dép. 

Hiện Việt Nam đang hoàn thiện các quy định về thuế và đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, theo đuổi các thỏa thuận thương mại khác để tạo lợi thế thu hút đầu tư. 

Năm 2014, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức 6%. Kể từ khi Việt Nam mở cửa thị trường cho đầu tư nước ngoài, tỉ lệ tăng trưởng luôn đạt mức từ 5-10% mỗi năm./.

Trích nguồn : http://www.vietnamplus.vn/

Người Việt đang nghĩ gì về casino?

70,7% số người được hỏi cho rằng sẽ có nhiều người Việt vào casino chơi nếu Chính phủ cho phép...

Người Việt đang nghĩ gì về casino?

Quan điểm của người Việt về casino đang ngày một thông thoáng hơn.

Quan điểm về casino của người Việt dường như đang ngày càng thông thoáng hơn, theo một kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển bền vững thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về lĩnh vực trò chơi có thưởng tại Việt Nam, công bố sáng 30/9.

Nguồn thu lớn
Theo kết quả khảo sát, trên, lĩnh vực trò chơi có thưởng tại Việt Nam hiện đang được phân thành hai khu vực lớn, bao gồm được Nhà nước cho phép và bảo trợ và khu vực còn lại là bất hợp pháp.

Cả nước hiện có 64 công ty xổ số kiến thiết, 8 sòng bài (casino), 2 địa điểm cá cược thể thao, 43 điểm trò chơi điện tử có thưởng, trong đó sòng bài và điểm trò chơi có thưởng điện tử chỉ cho phép người nước ngoài được tham gia chơi.
Bộ Tài chính cho biết, kinh doanh trò chơi có thưởng hợp pháp đóng góp khá lớn cho ngân sách nhà nước. Chỉ riêng hoạt động xổ số kiến thiết năm 2014 đạt doanh thu 64 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách xấp xỉ 20 nghìn tỷ. Kinh doanh sòng bài năm 2014 đạt doanh thu 1.379 tỷ, nộp ngân sách 336 tỷ đồng.
Đối với khu vực bất hợp pháp, theo báo cáo của Bộ Công an, hiện có hơn 200 chủ đề lớn tập trung tại 18 tỉnh, thành phố trọng điểm. Số tiền thu được của các chủ đề này dao động từ 500 triệu đến hàng tỷ đồng mỗi ngày đêm.
Tổng quan về các vụ án về cờ bạc cho thấy, năm 2014 số người bị bắt giữ là 345 người với tổng số tiền thu được là 3 tỷ đồng và 6.700 USD. Trong 2014, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) và Cục Cảnh sát hình sự (C45) đã triệt phá 10 đường dây đánh bạc trực tuyến với số lượng lớn tiền đánh bạc lên tới trên 10.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, khảo sát ở Tây Ninh cũng cho thấy, trung bình mỗi ngày có khoảng 200 lượt người xuất cảnh sang Campuchia để chơi sòng bài, riêng các ngày cuối tuần lượng người có thể lên tới 700 - 800 người. Doanh thu sòng bài của Campuchia khoảng 250 triệu USD/năm và đa số là người Việt sang chơi.
Nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành khảo sát tại hai sòng bài cụ thể ở Lào Cai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kết quả cho thấy, cả hai sòng bài tại khách sạn quốc tế Lào Cai và khu nghỉ dưỡng Hồ Tràm Strip đều có những đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương, tạo công ăn việc làm, thu hút du lịch… lượng vốn các nhà đầu tư nước ngoài cam kết đầu tư vào các dự án này cũng tăng đáng kể.

Khá cởi mở
Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành một điều tra xã hội học về phản ứng của người dân đối với sòng bài tại Tp.HCM và Hà Nội.
Kết quả cho thấy, thái độ của người dân đối với sòng bài là khá cởi mở. Có đến 92% số người được hỏi đã từng nghe đến sòng bài, dù chỉ có khoảng 13% đã từng đến sòng bài. 76,9% người trả lời cho rằng casino chỉ là nơi vui chơi có thưởng, 35% cho rằng đó là nơi dành cho người giàu.
47,8% số người được hỏi cho rằng, người Việt Nam nào cũng có thể vào casino được, trong khi chỉ hơn 16% cho rằng không nên cho người Việt tham gia.
Cũng có đến 29,3% cho rằng đó là nơi tập trung tệ nạn xã hội, 16,5% cho rằng đó là nơi sử dụng thời gian nhàn rỗi. Đặc biệt, có 8,5% nhìn nhận casino là nơi tạo dựng các mối quan hệ xã hội.
Đáng chú ý, có đến 70,7% số người được hỏi cho rằng sẽ có nhiều người Việt vào casino chơi nếu Chính phủ cho phép.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm chuyên gia cũng đã kiến nghị một số vấn đề mang tính chính sách, thể chế đối với loại hình hoạt động này.
Theo đó, nhóm nghiên cứu kiến nghị các quy định chính sách cho ngành vui chơi có thưởng nói chung và casino nói riêng cần được tiếp cận trên cơ sở thực tiễn và mô hình quản lý có hiệu quả. Lĩnh vực này cần thiết có một khung pháp lý hoàn thiện, bao gồm cả những hình thức chơi trực tuyến. Bên cạnh đó, cần có cơ quan chuyên trách quản lý hoạt động này.
Đặc biệt, trước các đề xuất cho phép người Việt được chơi tại casino, Chính phủ cần có thí điểm cơ chế này, áp dụng tại một số thành phố lớn hoặc lân cận.
Cùng với đó là các chế tài hạn chế tối đa tiêu cực của việc người Việt chơi tại casino như khống chế độ tuổi, chi tiêu, khả năng tài chính…
Trích nguồn : http://vneconomy.vn/

Hỗ trợ trực tuyến

4384957
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1801
4123
5924
2330825
84903
4384957

Your IP: 3.135.216.196
Server Time: 2024-11-25 09:45:14

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 61 guests and no members online