Tại cuộc họp với Liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều ngày 15/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Liên Bộ minh bạch hóa công tác điều hành giá xăng dầu. Trả lời vấn đề dư luận quan tâm, là tại sao không điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu để bình ổn giá xăng dầu, ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết:
Giá xăng dầu thời gian qua được điều hành theo đúng quy định của Nghị định số 84, theo nguyên tắc cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và với nguyên tắc đó thì trong thời gian qua vừa có điều chỉnh tăng, điều chỉnh giảm.
Tính từ đầu năm đến ngày 7/7/2014 có 15 lần xem xét điều chỉnh giá, nhưng thực chất chỉ có 5 lần điều chỉnh tăng, 5 lần điều chỉnh giảm, còn lại là các lần xem xét nhưng chỉ điều chỉnh các mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá (BOG) và trích lợi nhuận định mức để giữ ổn định giá.
Thời gian gần đây, giá xăng dầu trong nước tăng liên tục, xin ông cho biết tại sao Bộ Tài chính không điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu để bình ổn giá xăng dầu?
Riêng về thuế nhập khẩu đối với xăng dầu, theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì mức thuế nhập khẩu quy định đối với xăng dầu tối đa là 40%. Nếu theo Barem và mức giá xăng dầu thế giới thời gian qua và hiện nay thì mức thuế nhập khẩu phải là 20%. Nhưng mức thuế nhập khẩu hiện hành đối với xăng là 18%, còn dầu là 14%, 15%, 16% (tuỳ loại). Như vậy, thuế với các mặt hàng trên vẫn thấp hơn mức thuế nhập khẩu công bố của Barem và thấp hơn nhiều mức tối đa do Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định.
Ông có thể cho biết trong cơ cấu giá xăng dầu, tỷ lệ thuế, phí trong giá ở Việt Nam là bao nhiêu và so với các nước trên thế giới thì liệu tỷ lệ này thế nào?
Mỗi nước có các loại thuế, phí áp dụng đối với xăng dầu khác nhau, ngoài các sắc thuế chung hầu như các nước đều áp dụng các sắc thuế như: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt... Một số nước có chung đường biên giới với Việt Nam còn áp dụng thêm các loại thuế, phí đặc thù khác đối với xăng dầu, như: Trung Quốc có thêm thuế giáo dục, thuế kiến thiết; Lào có thêm phí cầu đường, phí rủi ro doanh nghiệp và chi phí hao phí; Campuchia có thêm phụ thu.
Để so sánh, có thể tính bình quân tỷ lệ thuế, phí trong cơ cấu giá, trong đó, tính bình quân thì tỷ lệ thuế, phí chiếm trong giá bán xăng dầu của Việt Nam thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam hoặc nước có điều kiện tương đồng, cụ thể như:
Đối với mặt hàng xăng, ở Việt Nam tỷ lệ thuế chiếm 32% trong giá bán, thấp hơn so với mức 36,12% của Lào; mức 35,91% của Thái Lan và mức 33,95% của Trung Quốc. Vì vậy, giá bán lẻ xăng (A92) của Việt Nam cũng thấp hơn các nước đó, cụ thể như: Ở Việt Nam hiện nay là 25.640 đồng/lít thì ở Lào là 28.924 đồng/lít (cao hơn 3.284 đồng/lít); ở Thái Lan là 26.129 đồng/lít (cao hơn 489 đồng/lít), ở Campuchia là 27.595 đồng/lít (cao hơn 1.955 đồng/lít).
Đối với mặt hàng dầu điezel: Tỷ lệ thuế ở Việt Nam chỉ chiếm có 21% trong giá bán nên giá cũng thấp hơn các nước này, cụ thể như: Ở Việt Nam giá bán lẻ dầu điêzen là 22.770 đồng/lít thì ở Trung Quốc là 25.140 đồng/lít (cao hơn 2.370 đồng/lít); ở Campuchia là 26.048 đồng/lít (cao hơn 3.278 đồng/lít); ở Lào là 25.396 đồng/lít, cao hơn 2.576 đồng/lít so với ở Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới mà một trong các nguyên nhân là do trong cơ cấu giá, Việt Nam có tỷ lệ thuế, phí bình quân thấp hơn. Nay nếu Việt Nam lại điều chỉnh giảm thuế thì sẽ lại phát sinh tình trạng buôn lậu như đã từng xảy ra.
Có ý kiến cho rằng giá xăng dầu ở Việt Nam cao hơn so với Mỹ khoảng trên dưới 4.000 đồng, vậy ông có bình luận gì về sự so sánh này?
Đúng là giá xăng dầu ở Mỹ thấp hơn Việt Nam nhưng để so sánh, cần phải xem xét nhiều yếu tố và những đặc thù khác nhau chứ không chỉ đơn thuần về mức giá, như:
Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên và xã hội: Mỹ là nước có nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn và ngành lọc hoá dầu phát triển rất mạnh nên là nước xuất khẩu xăng dầu thành phẩm lớn. Đồng thời, cũng là nước có dự trữ xăng dầu lớn nhất thế giới trong khi Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 70% nhu cầu tiêu dùng xăng dầu.
Thứ hai, về căn cứ xác định mức giá cũng khác biệt như: Giá xăng dầu ở Mỹ thay đổi từng ngày, thậm chí theo giờ như giá buổi sáng có thể khác buổi chiều. Trong khi Việt Nam là tính bình quân 30 ngày (của dự trữ lưu thông xăng dầu) và thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá chỉ được thực hiện tối thiểu là 10 ngày đối với trường hợp tăng giá.
Thứ ba, cơ cấu và mức giá xăng dầu giữa các Bang của nước Mỹ cũng rất khác nhau, cụ thể như: tại thời điểm ngày 14/7/2014, giá xăng dầu tại các Bang quy đổi theo đơn vị lít và tính theo VNĐ như sau: Califonia: 23.196 đồng/lít; Washington: 22.447 đồng/lít; New York: 21.880 đồng/lít; Colorado: 20.410 đồng/lít; Texas: 19.697 đồng/lít.
Như vậy, không thể và không nên chỉ so sánh đơn thuần về mức giá bán xăng dầu của Việt Nam với một số nước đặc thù khác như Mỹ. Cũng có ý kiến cho rằng nhưng thu nhập bình quân của người dân Mỹ cao hơn nhiều, điều đó cũng đúng nhưng sự so sánh vẫn không có nhiều ý nghĩa. Chắc các bạn cũng đồng ý với tôi rằng, người dân ở một số nước Châu Phi dù có thu nhập thấp hơn ở Việt Nam nhiều thì cũng không nên so sánh giá gạo ở nước họ với giá gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Từ đầu năm 2014 đến nay, căn cứ diễn biến giá xăng dầu thế giới tại các kỳ tính giá quy định tại Nghị định 84, Liên Bộ đã thống nhất cho phép các doanh nghiệp đầu mối thực hiện 10 đợt điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, kết hợp sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm điều chỉnh giá bán lẻ ở mức hợp lý (dưới 500 đồng/lít/kg). Giá xăng sau đợt điều chỉnh ngày 07/7/2014 hiện là 25.640 đồng/lít, trong đó Quỹ bình ổn chỉ sử dụng 500 đồng/lít. Mức giá bán lẻ xăng hiện nay đã bao gồm 32,1% thuế và phí, tương đương 8.300 đồng/lít. Bộ Tài chính cho biết, để bảo đảm định hướng điều hành giá xăng dầu như nêu trên thì thuế nhập khẩu xăng dầu cần tiếp tục giữ ổn định. Việc giữ ổn định thuế nhập khẩu xăng dầu là yêu cầu cần thiết để giá xăng dầu có thể theo cơ chế thị trường. Ngoài việc tránh buôn lậu sang các nước có giá bán thấp hơn, còn để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng có sự chủ động cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. |
- Phóng viên Tuổi Trẻ đang có mặt tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam tiếp tục tường thuật trực tuyến diễn biến việc giàn khoan Hải Dương 981 đang dần dần được rút ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Lúc 7g21 ngày 16-7, trao đổi qua điện thoại với Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, cho biết giàn khoan Hải Dương 981 đã di chuyển cách vị trí cũ khoảng 30 hải lý vào lúc 7g sáng.
Lúc 5g15 ngày 16-7, phóng viên Hà Bình báo về cho biết đến 4g sáng 16-7, giàn khoan Hải Dương 981 đã di chuyển cách vị trí ban đầu khoảng 20 hải lý theo hướng Đông Đông Bắc. Vận tốc di chuyển trung bình khoảng 4,1 hải lý/giờ.
Hiện tại, chỉ còn 3 tàu Trung Quốc yểm trợ giàn khoan này.
Lúc 23g17 ngày 15-7, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ Công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu trên biển Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 đã ngưng hoạt động ở vùng biển của Việt Nam.
Sau 75 ngày hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khoảng 23g17 ngày 15-7 hãng tin Tân Hoa xã dẫn nguồn từ Công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu trên biển Trung Quốc tuyên bố, giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đã ngưng hoạt động ở khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hãng tin này khẳng định giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đã hoàn tất quá trình khoan thăm dò dầu khí ở khu vực trên trong thời gian 73 ngày.
Giàn khoan này sẽ được đưa về hoạt động ở khu vực Lăng Thủy ở đảo Hải Nam.
Công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu trên biển Trung Quốc là doanh nghiệp giám sát và vận hành giàn khoan Haiyang Shiyou 981.
Tân Hoa xã dẫn lời ông Khâu Trung Kiến, chuyên gia địa chất dầu khí thuộc viện kỹ thuật Trung Quốc cho rằng sở dĩ Trung Quốc cho rút giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ra khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là để bảo vệ an toàn tính mạng cho công nhân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan, cũng như trang thiết bị của giàn khoan này trong thời điểm mùa bão đang bắt đầu ở biển Đông.
Ông này còn cho rằng dù đã phát hiện có nguồn dầu ở khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan này trong vùng biển của Việt Nam nhưng tạm thời chưa cho khai thác vì Bắc Kinh còn phải tổng hợp, phân tích và đánh giá những tài liệu về khu vực này.
“Khi chưa có những đánh giá này thì tạm thời không để giàn khoan Haiyang Shiyou 981 khai thác dầu ở khu vực này” – ông Khâu cho biết.
Tối 15-7, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết trong ngày 15-7, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang thực thi pháp luật trên biển ghi nhận giàn khoan 981 dịch chuyển khoảng 8 hải lý.
KCN Đình Vũ nằm trong KKT Đình Vũ – Cát Hải thuộc Công ty cổ phần KCN Đình Vũ (DVIZ). Cty có vốn đầu tư nước ngoài góp 75% tổng số vốn gồm Rent –A – Port (Bỉ), InfraAsia (Hồng Kong), IPEM (Bỉ)).UBND thành phố Hải Phòng góp 25% tổng số vốn. Cảng trong KCN Đình Vũ là cầu cảng hàng lỏng trong Khu hóa dầu 20.000 DWT. Ngoài ra KCN Đình Vũ gần cảng nước sâu Lạch Huyện 100.000 DWT.
Theo ông Yves Vanderstraeten - Phó tổng GĐ DVIZ, trong 6 tháng đầu năm 2014, DVIZ đã thu hút được 125 triệu USD. DVIZ đã tạo công ăn việc làm cho hơn 4.500 lao động trực tiếp. Đình Vũ đã trở thành địa diểm đặt nhà máy sản xuất và trung tâm phân phối của 11 nhà đầu tư Nhật Bản, trong đó có Bridgestone. Năm 2013, công ty Bridgestones đã quyết định mở rộng sản xuất và tăng gấp đôi vốn đầu tư ban đầu cho nhà máy sản xuất lốp xe tại KCN Đình Vũ. Vừa qua, KCN Đình vũ đã động thổ thêm dự án “Trung tâm dịch vụ kho bãi của C.STEINWEG”. Quy mô của dự án bao gồm hệ thống nhà kho với tổng diện tích mặt sàn khoảng 30.000 m2; đủ sức chứa 3.500 TEU; sản lượng hàng hóa lưu chuyển có thể lên tới 70.000 tấn/năm. Giai đoạn đầu của dự án sẽ chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 8/2015 với khối lượng hàng xuất nhập khẩu thông qua trung tâm dịch vụ kho bãi này sẽ vượt mức 20.000 tấn, giá trị hàng hóa dự tính vượt 40 triệu USD. Trong năm 2014, KCN Đình Vũ dự kiến sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư từ Nhật Bản và các nước với mức vốn đầu tư khoảng 150 triệu USD.
Ông YUZURU TSUCHIYA - Tổng giám đốc công ty TNHH cơ khí PR – một dự án Nhật Bản đầu tư tại KCN Đình Vũ cho biết, Cty đầu tư dự án này vào năm 2010. Đến nay, ông rất yên tâm khi đến làm việc ở đây, ngoài hệ thống giao thông thuận lợi, tay nghề của công nhân Việt Nam không hề thua kém nhau công nhân của Nhật Bản. Người Việt Nam rất cần cù thông minh. Tính đến thời điểm này, Công ty có khoảng 70 cán bộ công nhân viên bao gồm cả người Nhật. Mức lương trung bình là 400USD. Tổng doanh thu của công ty đạt được là 1,4 triệu USD/năm. 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu của công ty đã đạt xấp xỉ gần bằng năm 2013.
Với lợi thế và tiềm năng sẵn có như vậy, DVIZ đang là niềm tự hào của Hải Phòng nói riêng và của cả nước nói chung. Với cơ sở hạ tầng được nâng cấp, DVIZ có thể chào đón các nhà đầu tư thuộc công nghiệp nhẹ, công nghiệp vừa và nặng và công nghiệp nhẹ hay hóa dầu. Đây thực sự là điểm đến lý tưởng, tin cậy và phát triển cho các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước./.
Theo Báo cáo của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm, giá xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, có tăng, có giảm nhưng chủ yếu dao động ở mức cao. Trước diễn biến này, để góp phần bình ổn giá bán trong nước, liên Bộ đã phối hợp điều hành giá linh hoạt theo cơ chế thị trường, đồng thời sử dụng các công cụ tài chính nhằm hạn chế mức tăng giá.
Hai Bộ cho biết, từ đầu năm đến nay, căn cứ Nghị định 84, liên Bộ đã thống nhất cho phép các doanh nghiệp đầu mối thực hiện 10 đợt điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu có kết hợp sử dụng quỹ bình ổn. Giá xăng hiện đang được bán ở mức 25.640 đồng/lít, trong đó đã bao gồm 32,1% thuế và phí, tương đương 8.300 đồng/lít.
Liên Bộ cho biết, nếu không tăng giá xăng mà chỉ sử dụng Quỹ bình ổn thì mức giá thiết lập trong lần điều chỉnh trước đó 2 tuần (ngày 23/6/2014) chỉ có thể duy trì trong khoảng 40 ngày và Quỹ bình ổn sẽ cạn kiệt. Tính đến cuối tháng 6/2014, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn khoảng 1.500 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc điều hành giá xăng dầu như vừa qua đã thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định 84, đồng thời các chi phí hình thành giá thành, việc sử dụng Quỹ bình ổn giá, mức lợi nhuận tối thiểu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã được công khai, minh bạch.
Tuy nhiên, trước việc giá xăng dầu thế giới đang ở mức cao và dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Công Thương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá thế giới, có phương án trong trường hợp giá thế giới tăng cao đột biến, đảm bảo mức điều chỉnh hợp lý và giá xăng dầu trong nước phản ánh được xu hướng giá thế giới.
Bên cạnh đó, liên Bộ cần đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho sản xuất, tiêu dùng, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới do giá xăng dầu của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu liên Bộ giải thích rõ trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến, tình hình giá xăng dầu thế giới; công khai minh bạch về các cơ sở hình thành giá bán lẻ xăng dầu; về việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, mức lợi nhuận của các doanh nghiệp để dư luận và nhân dân nắm rõ và chia sẻ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Văn phòng Chính phủ rà soát, hoàn thiện các nội dung trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 84 để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành nhằm đưa công tác điều hành giá xăng dầu theo đúng cơ chế thị trường, căn cơ, bài bản và công khai, minh bạch.
Đó là 3 hệ thống: sông Giá, sông Rế và sông Đa Đô. Theo kết quả quan trắc mới nhất của Sở Tài nguyên - Môi trường Hải Phòng, trong tổng số 30 mẫu lấy tại sông Đa Độ chỉ có 47% trong tổng số mẫu đạt chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt và có tới 10% mẫu bị ô nhiễm nặng. Trong ba con sông, sông Đa Độ được đánh giá đang ô nhiễm nặng nhất.
Sông Đa Độ là con sông nước ngọt chính có trữ lượng nước 17 triệu m3, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt (nhà máy nước Cầu Nguyệt công suất 40.000 m3/ngày) cho đại bộ phận dân cư 5 quận, huyện (Kiến An, Kiến Thụy, An Lão, Đồ Sơn, Dương Kinh) hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trên hệ thống sông có khoảng 11 bệnh viện lớn, nhỏ, khoảng 60 trạm xá xã, phường; 120 cơ sở sản xuất công nghiệp và 50 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi gia súc, chế biến lương thực, thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Hầu hết các cơ sở này đều không có công trình xử lý nước thải và xả thải trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước sông Đa Độ.
Sông Giá đang trực tiếp phục vụ nước tưới tiêu cho khoảng 12.400ha đất canh tác nông nghiệp, 600ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 300.000 dân huyện Thủy Nguyên và cho các nhà máy, khu công nghiệp như: Cty xi măng Chinfon, Xi măng Hải Phòng,...
Sông Giá đang có nguy cơ bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp vào nguồn nước. Đặc biệt là nước thải từ các làng nghề (làng nghề Mỹ Đồng), các nhà máy đóng tàu, sản xuất thép, khai thác và chế biến khoáng sản; nhiều bãi rác ven sông thuộc 5 xã trên địa bàn huyện; thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp là những tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước khiến dư luận lo ngại.
Ngày nào dự án chưa được triển khai thì người dân còn phải sống chung với nguồn nước thải ô nhiễm trầm trọng này. |
Sông Rế đang bị ô nhiễm từ nhiều nguồn: Nước thải sinh hoạt, sản xuất của thị trấn An Dương, các xã Lê Lợi, Đặng Cương,... thoát theo tuyến kênh An Kim Hải ra sông Lạch Tray. Tuy nhiên tuyến kênh này đang bị lấn chiếm gây ứ tắc, đặc biệt là khu vực chợ An Đồng dẫn đến tình trạng nước thải chảy ngược về phía sông Rế. Theo Chủ tịch UBND phường Tràng Minh – Kiến An khu vực xả thải trực tiếp ra sông Đa Độ: “Chúng tôi đã có đơn kiến nghị gửi các ngành chức năng, Bộ Tài nguyên Môi trường đã về khảo sát và có đề án xây dựng nhà máy thu gom và xử lý nước thải từ ngã năm Kiến An trở về phường Tràng Minh. Ngày nào dự án chưa được triển khai thì người dân còn phải sống chung với nguồn nước thải ô nhiễm trầm trọng này”.
Ba con sông kể trên là nguồn nước mặt chính cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của thành phố Hải Phòng. Tổng diện tích mặt nước của ba sông này khoảng hơn 9,8ha với trữ lượng nước khoảng 40 triệu m3. Ngoài các chức năng cân bằng sinh thái, dự trữ nước ngọt, tưới tiêu, sông còn là nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước sạch của thành phố như Nhà máy nước Cầu Nguyệt, Sông He (công suất 80.000 m3/ngày đêm); Nhà máy nước thô cho khu công nghiệp Đình Vũ (công suất 20.000 m3/ngày đêm) và 35 nhà máy nước sạch nông thôn khác. Theo kế hoạch tương lai của thành phố Hải Phòng thì, nguồn nước sông Đa Độ sẽ tiếp tục cung cấp cho Nhà máy nước lớn Hưng Đạo có công suất lên đến 130.000 m3/ngày đêm.
Để bảo vệ các dòng sông xanh và sạch, các ngành chức năng của thành phố Hải Phòng cần sớm có biện pháp chế tài cụ thể và thực hiện cắm mốc chỉ giới nguồn nước sông, quy hoạch đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật thu gom xử lý chất thải, nước thải, tăng cường tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng xã hội.
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
We have 22 guests and no members online