Warning
  • Sorry No Product Found!!.

TT năng lượng TG ngày 6/2: Dầu tăng ngày thứ 2, khí tự nhiên giảm

TT năng lượng TG ngày 6/2: Dầu tăng ngày thứ 2, khí tự nhiên giảm

 Dầu kỳ hạn tăng ngày thứ 2, do các nhà đầu tư lạc quan về các báo cáo chưa được khẳng định đối với những tiến bộ y tế có thể chống lại sự bùng phát của virus corona tại Trung Quốc, khi hấu hiệu nhu cầu nhiên liệu có thể phục hồi tại quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Giá cũng tăng sau một báo cáo của chính phủ cho thấy tồn trữ xăng và dầu diesel của Mỹ giảm.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 62 US cent hay 1,1% lên 55,9 USD/thùng, tăng 2,4% trong phiên trước. Dầu WTI của Mỹ tăng 73 US cent hay 1,4% lên 51,48 USD/thùng sau khi tăng 2,3% trong phiên trước.
Các hàng hóa, cổ phiếu và các thị trường khác phục hồi bởi báo cáo chưa được khẳng định về khả năng tiên tiến trong việc sản xuất thuốc điều trị virus corona. Tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế giới đã phát đi các báo cáo về các loại thuốc đột phá đang được phát hiện.
Hơn nữa, virus này đã bổ sung thêm 73 người tử vong ở Trung Quốc đại lục trong ngày hôm qua, ngày tăng cao nhất kể từ khi bùng phát virus này, và thêm 3.694 trường hợp nhiễm mới được báo cáo nâng tổng số người bị nhiễm lên 28.018 người.
Tại Mỹ, EIA báo cáo tồn trữ xăng đã giảm trong tuần trước, ngược với dự đoán của giới phân tích, tồn trữ dầu diesel giảm nhiều hơn dự kiến. Tuy nhiên dự trữ dầu thô tăng 3,4 triệu thùng trong tuần trước, lên 435 triệu thùng.
Capital Economics cho biết “sự sụt giảm nhỏ trong các sản phẩm của Mỹ cho thấy nhu cầu đang tăng lên, mức tiêu thụ của Mỹ sẽ tăng vọt để thậm chí bù đắp sự sụt giảm trong tiêu dùng của Trung Quốc do sự bùng phát của coronavirus”.
Chuỗi cung ứng hàng hóa tại Trung Quốc đã bị gián đoạn đến mức doanh số bán dầu thô trong ngắn hạn, cùng với khí đốt tự nhiên hóa lỏng, đã giảm xuống gần 0 trong tuần này.
Các khách hàng tại Trung Quốc, nước nhập khẩu lớn nhất của hầu hết các hàng hóa, đang xem xét các hành động hợp pháp để các thỏa thuận mua được trì hoãn.
Khí tự nhiên thấp nhất gần 4 năm do thời tiết ôn hòa
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất gần 4 năm do dự báo thời tiết ấm hơn bình thường và nhu cầu sưởi ấm trong 2 tuần tới cùng với xuất khẩu suy giảm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn New York giảm 1,1 US cent tương đương 0,6% xuống 1,861 USD/mmBTU, đóng cửa phiên 3/2/2020 giá khí tự nhiên chạm 1,819 USD/mmBTU - thấp nhất kể từ tháng 3/2016.
Như vậy, tính đến nay giá khí tự nhiên đã giảm 36% kể từ mức cao nhất 8 tháng tại 2,905 USD/mmBTU trong đầu tháng 11/2019.
Các nhà khí tượng dự báo thời tiết tại 48 tiểu bang của Mỹ sẽ vẫn gần như bình thường tới ngày 16/2 trước khi trở nên lạnh hơn từ ngày 17 - 20/2.
Refinitiv dự báo nhu cầu trung bình tại 48 tiểu ban của Mỹ gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 116 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần này lên 120,5 bcfd trong tuần tới.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 6/2/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

51,7422

1,1

2,17 %

-1,57%

Dầu Brent

USD/thùng

56,1616

0,95

1,72 %

-8,70%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,8792

-0,0019

-0,10 %

-26,42%

Xăng

USD/gallon

1,5115

0,0147

0,98 %

6,21%

Dầu đốt

USD/gallon

1,6690

0,0138

0,83 %

-11,98%

 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile

 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile đề cập đến khía cạnh hàng hóa, như các qui định về tạo thuận lợi cho tiếp cận thị trường, qui tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật, rào cản kĩ thuật, phòng vệ thương mại,... 
Thông tin cơ bản về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile
Thời gian kí: ngày 11/11/2011.
Có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA) đề cập đến khía cạnh hàng hóa, như các qui định về tạo thuận lợi cho tiếp cận thị trường, qui tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật, rào cản kĩ thuật, phòng vệ thương mại,...
Theo đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ 87,8% số dòng thuế (91,22% kim ngạch nhập khẩu tại thời điểm 2007) cho Chile trong vòng 15 năm.
Đổi lại, Chile sẽ xóa bỏ thuế quan cho 99,62% kim ngạch xuất khẩu (ở thời điểm năm 2007) của Việt Nam trong vòng 10 năm, trong đó 81,8% kim ngạch và 83,54% dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ được cắt giảm thuế ngay và nhanh từ mức 6% là dệt may (203 dòng thuế giảm ngay về 0%, 17 dòng thuế giảm 0% sau 5 năm), thủy sản (36 dòng thuế giảm ngay về 0%, 28% dòng thuế giảm 0% sau 5 năm), thủy sản, cà phê, chè, máy tính và linh kiện (giảm thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực)
Qui tắc xuất xứ của hiệp định cũng tương đối đơn giản, đa số hàng hóa chỉ cần có tỉ lệ nguyên vật liệu được sản xuất từ các nước thành viên (Việt Nam hoặc Chile) chiếm từ 40% trở lên hoặc qua chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số là được hưởng ưu đãi thuế quan.
Chile là nước Mỹ La tinh đầu tiên Việt Nam kí kết FTA và đây cũng là FTA thứ 8 mà Việt Nam ký kết. Còn Chile hiện đã có tới 25 FTA, mua bán với các nước FTA chiếm tới 90% thương mại của nước này.
Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Chile trong 5 năm qua tăng trung bình 26,8%, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Chile tăng trên 41%. Kí kết FTA này ngoài mục đích tăng cường tiếp cận thị trường Chile còn là cơ hội để hàng hóa Việt Nam thâm nhập các thị trường khác trong khu vực Mỹ La tinh rộng lớn.
Cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam
Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi Lê năm 2007).
Trong vòng 15 năm, dự kiến lộ trình cuối cùng vào 2029, số dòng thuế không cam kết của Việt Nam hoặc chỉ cam kết cắt giảm một phần chiếm 12,2%, tập trung vào một số lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp, xăng dầu,…
Đến năm 2023, Việt Nam cam kết xóa bỏ thêm 1163 dòng thuế so với thời điểm ban đầu, nâng tổng số dòng thuế có thuế suất 0% lên 3860 dòng, tương đương 42,42% toàn biển.
Tốc độ cam kết xóa bỏ thuế quan trong Hiệp định VCFTA sẽ được đẩy mạnh trong 5 năm cuối của Hiệp định đạt mức cam kết tối đa 87,8% vào năm 2028. Nhóm hàng Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan là hóa chất, gỗ, nguyên liệu dệt may, máy móc, thịt gà, cam, quýt, rượu vang, thủy sản, bia, thép xây dựng,…
Để thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan trong Hiệp định VCFTA, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 162/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2016. Việt Nam cam kết xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực là 2697 dòng, tương đương 29,64% biểu thuế.
Cam kết cắt giảm thuế của Chile
Chile có mức độ mở cửa lớn hơn đối với hàng hóa của Việt Nam. Theo đó, 83,54% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, chiếm 81,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chile năm 2007.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ được cắt giảm thuế ngay và nhanh từ mức 6% hiện tại là dệt may, thủy sản, cà phê, chè, máy tính và linh kiện.
Đến 2029, Chile sẽ xóa bỏ hầu hết các dòng hàng từ Việt Nam, chiếm 99,62% biểu thuế và tương đương với 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chile năm 2007.
Cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu
Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ Việt Nam sang Chile gồm có giày dép các loại, hàng may mặc, gạo, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ…
Thị trường Chile có nhu cầu cao về các mặt hàng thiết yếu này nhưng nhân lực sản xuất lại rơi vào tình trạng dân số già nên điều kiện phát triển còn hạn chế. Bên cạnh đó, đời sống người dân Chile trong những năm gần đây được cải thiện đáng kể dẫn đến sức mua khá cao.
Do vậy, VCFTA có hiệu lực sẽ là động lực thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng cơ bản, thiết yếu từ Việt Nam sang thị trường này.
Ngoài ra, thị trường Chile chưa đòi hỏi khắt khe về chất lượng hàng hóa như Mỹ, Nhật Bản, các nước EU và cũng chưa từng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh nhiều với hàng giá rẻ từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn độ và các nước trong khu vực như Peru, Paraguay, Uruguay, Bolivia và Colombia.
Nguồn: vietnambiz/Kinh tế & Tiêu dùng

TT năng lượng TG ngày 4/2: Dầu phục hồi, khí đốt giảm xuống thấp nhất 4 năm

TT năng lượng TG ngày 4/2: Dầu phục hồi, khí đốt giảm xuống thấp nhất 4 năm

 Giá dầu tăng trong ngày hôm nay, phù hợp với các thị trường tài chính toàn cầu, do giới đầu tư lấy lại bình tĩnh sau khi bán tháo trong phiên trước bởi lo sợ về ảnh hưởng của virus corona tại Trung Quốc tới nhu cầu, đã khiến dầu thô giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm.
Dầu thô Brent ở mức 54,66 USD/thùng, tăng 21 US cent hay gần 0,4%, trong khi dầu WTI của Mỹ tăng 32 US cent hay 0,6% lên 50,43 USD/thùng. Cả dầu thô Brent và WTI hiện nay đã giảm hơn 20% so với mức đỉnh trong ngày 6/1/2020.
Margaret Yang, nhà phân tích thị trường tại CMC Markets cho biết “sự phục hồi của giá dầu thô phản ánh tâm lý giao dịch đã cải thiện (khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương), do lo ngại về sự bùng phát của virus corona đã giảm bớt phần nào. Thị trường cổ phiếu Châu Á cũng phục hồi sau khi tổn thất trong phiên trước”.
Bà cho biết sự phục hồi cũng được hỗ trợ bởi tổ chức OPEC và các đồng minh đang xem xét khả năng cắt giảm tiếp nguồn cung trong bối cảnh lo ngại nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ giảm.
Ba nguồn tin của OPEC+ và một nguồn thạo tin với các cuộc thảo luận này đã trả lời Reuters rằng OPEC và các đồng minh đang xem xét cắt giảm sản lượng dầu thêm 500.000 thùng/ngày do ảnh hưởng tới nhu cầu dầu từ sự bùng phát virus corona.
Bà Yang nói “cắt giảm nửa triệu thùng được dự kiến nhưng chúng tôi sẽ không loại trừ khả năng cắt giảm sâu hơn nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn”. “Dự đoán này đã thúc đẩy giao dịch dầu ngày hôm nay”.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 4 năm
Khí tự nhiên của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm do dự báo thời tiết ấm lên tới giữa tháng 2 so với dự báo trước đó.
Các thương nhân cũng cho biết thị trường khí đốt bị áp lực giảm bởi giá dầu giảm mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2019 do lo lắng về virus corona sẽ giảm nhu cầu dầu toàn cầu.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 2,2 US cent hay 1,2% đóng cửa tại 1,819 USD/mmBtu, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016.
Kể từ khi đạt mức cao nhất 8 tháng tại 2,905 USD/mmBtu trong đầu tháng 11/2019, giá kỳ hạn tiếp tục giảm 37%. Sản lượng kỷ lục và thời tiết ôn hòa khiến dự trữ khí tăng.
Các nhà khí tượng dự báo thời tiết tại 48 tiểu bang của Mỹ sẽ vẫn ấm hơn bình thường tới 18/2/2020.
Refinitiv dự báo nhu cầu trung bình tại 48 tiểu bang, gồm xuất khẩu sẽ tăng từ 117 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần này lên 122,3 bcfd trong tuần tới.
Sản lượng khí tại 48 tiểu bang tăng lên 94,4 bcfd trong ngày 2/2/2020, so với trung bình 94,1 bcfd trong tuần trước và mức cao kỷ lục 96,8 trong ngày 30/11/2019.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 4/2/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

50,3715

0,4533

0,91 %

-6,15%

Dầu Brent

USD/thùng

54,6807

0,5153

0,95 %

-11,79%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,8195

-0,0157

-0,86 %

-31,58%

Xăng

USD/gallon

1,4808

0,0157

1,07 %

3,80%

Dầu đốt

USD/gallon

1,5874

0,0185

1,18 %

-16,38%

 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ấn Độ

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ấn Độ

 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ấn Độ áp dụng đối với các loại thuế do một nước kí kết hoặc các cơ quan chính quyền cơ sở, hoặc chính quyền địa phương của nước đó, đánh vào thu nhập, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.
 Thông tin cơ bản về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ấn Độ
 Thời gian kí kết: ngày 7/9/1994.
 Nơi kí kết: Hà Nội, Việt Nam.
Có hiệu lực ngày 2/2/1995.
 Danh sách thành viên tham gia kí kết : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Ấn Độ.
Phạm vi áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ấn Độ
Hiệp định này được áp dụng cho những đối tượng cư trú của một hoặc của cả hai Nước kí kết.
 Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định
1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một nước kí kết hoặc các cơ quan chính quyền cơ sở, hoặc chính quyền địa phương của nước đó, đánh vào thu nhập, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.
 2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, hoặc những phần của thu nhập; bao gồm các khoản thuế đối với lợi tức từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản, thuế đánh trên tổng số tiền lương hoặc tiền công do xí nghiệp trả, đều được coi là các thuế đánh vào thu nhập.
 3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định
 Tại Việt Nam
 - Thuế thu nhập cá nhân;
 - Thuế lợi tức;
 - Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
 Tại Ấn Độ
 - Thuế thu nhập, bao gồm bất kí khoản thuế phụ thu tính trên thuế thu nhập.
 4. Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng cho các loại thuế có tính chất tương tự hay về căn bản giống như các loại thuế trên được ban hành sau ngày kí kết Hiệp định này để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của các Nước kí kết sẽ thông báo cho nhau những thay đổi quan trọng trong luật thuế của từng Nước.
 
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
1. Các luật có hiệu lực tại Việt Nam và Ấn Độ sẽ tiếp tục điều chỉnh thuế thu nhập tại từng nước trừ trường hợp có những qui định trái với Hiệp định này.
 2. Trường hợp một đối tượng cư trú của một nước nhận được thu nhập mà theo quy định của Hiệp định này có thể bị đánh thuế tại nước kia, Nước kí kết thứ nhất sẽ cho phép khấu trừ vào số thuế tính trên thu nhập của đối tượng cư trú đó một khoản tiền bằng số thuế thu nhập đã nộp tại Nước kí kết kia cho dù nộp trực tiếp hay bằng hình thức khấu trừ.
 
Tuy nhiên, phần thuế được khấu trừ sẽ không vượt quá phần thuế thu nhập (được tính trước khi cho phép khấu trừ) tại Nước kí kết thứ nhất được phân bổ cho khoản thu nhập có thể bị đánh thuế tại Nước kí kết kia.
 
3. Thuế đã nộp tại Nước kí kết kia được đề cập ở trên sẽ được coi là bao gồm số thuế lẽ ra phải nộp nếu không áp dụng các qui định ưu đãi theo các luật của Nước kí kết kia và những ưu đãi đó được xây dựng nhằm khuyến khích phát triển kinh tế.
 
Hiệu lực của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Từng Nước kí kết sẽ thông báo cho Nước kí kết kia việc hoàn thành các thủ tục cần thiết theo luật của Nước mình để đưa Hiệp định này vào hiệu lực.
 Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày thông báo sau cùng và sẽ có hiệu lực thi hành.
 Tại Việt Nam
Đối với các loại thuế khấu trừ tại gốc, thu trên các khoản thu nhập chịu thuế được chi trả kể từ ngày 1/1 tiếp sau năm dương lịch Hiệp định có hiệu lực;
 Đối với các loại thuế Việt Nam khác thu trên thu nhập, lợi tức hay lợi tức chuyển nhượng tài sản phát sinh trong năm dương lịch tiếp sau năm Hiệp định này có hiệu lực và các năm dương lịch tiếp theo.
 Tại ấn Độ
Đối với thu nhập phát sinh trong bất kì năm trước nào bắt đầu từ ngày 1/4 tiếp sau năm dương lịch gửi thông báo sau cùng.
 Chi tiết về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ấn Độ
 Nguồn: vietnambiz/Kinh tế & Tiêu dùng
 Trích: http://vinanet.vn

Dầu, đồng, sắt thép và đồ điện tử sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi virus Corona

Dầu, đồng, sắt thép và đồ điện tử sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi virus Corona

 Virus corona biến thể gây viêm phổi cấp (2019-nCoV) xuất hiện ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), nhanh chóng lan ra một số khu vực khác của nước này và đã vượt qua biên giới la tới Macao (Trung Quốc) , Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam.
Dịch virus này làm mọi người liên tưởng tới Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) vào năm 2002-2003, cũng bắt đầu ở Trung Quốc, làm chết khoảng 800 người trên toàn cầu, và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và kinh tế của quốc Trung Quốc.
Tính đến sáng 3/2, số người nhiễm chủng virus Corona mới (2019 nCoV) tại Trung Quốc đã vượt qua con số 17.200 người, trong đó 361 trường hợp tử vong tại Trung Quốc và 1 trường hợp tại Philippines. Tại Việt Nam, theo tin từ trang Tuổi trẻ online, sáng 2/2, Bộ Y tế xác nhận Việt Nam ghi nhận thêm một ca dương tính với virus corona mới, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 7 trường hợp.
Trung Quốc là nước nhập khẩu và tiêu thụ tốp đầu thế giới đối với hàng loạt mặt hàng như xăng dầu, sắt thép, kim loại, cao su…. , đồng thời cũng là nước sản xuất lớn đối với một số mặt hàng như linh kiện điện tử. Do đó, khi nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng sẽ tác động tới kinh tế toàn cầu.
Giá dầu có thể giảm 3 USD
Goldman Sachs dự báo nhu cầu dầu của Trung Quốc sụt giảm do dịch virus Coronoa có thể khiến giá dầu thô thế giới giảm khoảng 3 USD/thùng, làm gia tăng lo ngại cho thị trường vốn đang chứa đựng rất nhiều bất ổn này.
Theo Goldman, dịch virus lần này có thể khiến nhu cầu dầu thô thế giới giảm trung bình khoảng 260.000 thùng mỗi ngày, trong đó riêng nhu cầu nhiên liệu jet dùng cho máy bay giảm khoảng 170.000 thùng/ngày. Nếu dịch bệnh lan rộng ra các nước Châu Á khác, nhu cầu nhiên liệu cho ngành hàng không sẽ còn giảm mạnh hơn nữa.
Chỉ trong vòng một tuần sau khi virus bùng phát, giá dầu Brent giảm 6,4% - nhiều nhất kể từ ngày 21/12/2018 - xuống 60,69 USD/thùng; dầu WTI giảm 7,4% - nhiều nhất kể từ ngày 19/7/2019 – xuống 54,19 USD/thùng. Tới thời điểm 3/1/2020, giá dầu Brent chỉ còn khoảng 56 USD/thùng, trong khi dầu Brent giảm còn khoảng 51 USD/thùng.
Nhu cầu đồng, sắt và thép có thể giảm sút
Sau khi dịch virus bùng phát chỉ trong một tuần, giá đồng giảm trên 5% do lo sợ dịch bệnh do virus corona lây lan ảnh hưởng nhiều tới kinh tế Trung Quốc cũng như tới nhu cầu các kim loại. Mức giảm này là nhiều nhất kể từ tháng 1/2015. Trên sàn London (LME), trong khoảng 20 – 25/1/2020, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng chỉ còn 5.925 USD/tấn. Tiếp tục xu hướng này, ngày 3/2/2019 giá chỉ còn 5.661 USD/tấn.
Giới đầu tư bán mạnh đồng ra, khiến lượng đồng lưu kho trên sàn LME tăng mạnh thêm hơn 5% trong tuần tới 24/1, lên 190.075 tấn; lượng đồng lưu trữ ở Trung Quốc cũng tăng 15% lên 155.839 tấn, cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.
Đối với nhóm hàng sắt thép, ngành xây dựng Trung Quốc thường bắt đầu sôi động từ sau Tết âm lịch. Tuy nhiên, việc phong tỏa một số ổ dịch và hạn chế việc đi lại của người dân sẽ khiến hoạt động xây dựng bị trì trệ, nhu cầu sắt thép theo đó cũng giảm sút. Hoạt động xây dựng ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu dịch virus corona lan rộng, mặc dù còn hơi sớm để đánh giá tác động đối với lĩnh vực này.
Giá quặng sắt và thép năm 2019 đã tăng trưởng mạnh, trong đó quặng sắt có thời điểm cao nhất 5 năm do nguồn cung khan hiếm ở 6 thàng đầu năm khi Brazil đóng cửa mỏ khai thác vì sự cố vỡ đập nghiêm trọng và lốc xoáy nhiệt đới ở Australia cản trở hoạt động khai thác mỏ. Tháng 7/2019, quặng sắt hàm lượng 62% đạt 125,2 USD/tấn, trước khi giảm dần về 78,15 USD/tấn vào tháng 11/2019. Mùa Đông hoạt động xây dựng ở Trung Quốc chậm lại nên nhu cầu sắt thép giảm xuống, nhưng sẽ tăng dần từ mùa xuân để lại giảm nhẹ trong mùa hè. Ngày 23/1/2020, quặng 62% có giá 96,8 USD/tấn (tăng trên 20% so với thời điểm thấp nhất của năm 2019 là tháng 11, nhưng mới chỉ bằng một nửa mức tăng 41% của mùa Đông năm 2018, khi giá quặng 62% tăng từ 64,6 USD/tấn tháng 11/2018 lên 90,75 USD/tấn tháng 2/2019). Ngày 3/2/2020, giá loại quặng này còn 92 USD/tấn.
 
Tốc độ tăng giá quặng sắt mùa đông này thấp hơn mùa đông trước cho thấy triển vọng thị trường quặng sắt cũng như thép Trung Quốc sắp tới có nhiều yếu tố bất chắc.
Ngành TV và smartphone bị ảnh hưởng
Strategy Analytics dự báo thương mại điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu năm 2020 có thể giảm 2% so với dự kiến do sự bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chế tạo và cung cấp smartphone toàn cầu.
Strategy Analytics đánh giá rằng dịch bệnh này sẽ ảnh hưởng nặng nề tới Trung Quốc và nền kinh tế thế giới, qua đó sẽ ảnh hưởng đến thương mại smartphone toàn cầu do kinh tế tăng trưởng chậm lại và chi tiêu tiêu dùng suy yếu.
Sự lây lan của dịch virus Corona cũng sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất và cung ứng smartphone ở Trung Quốc – nơi sản xuất 70% tổng số smartphone cung cấp trên toàn thế giới. Xuất khẩu smartphone của Trung Quốc trong năm nay dự báo sẽ giảm 5% so với dự kiến do ảnh hưởng của dịch virus Corona. Trong số những hãng sản xuất smartphone, Apple lo ngại nhiều nhất bởi đặt cơ sở sản xuất tập trung ở Trung Quốc. 
Nguồn: VITIC
Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4385622
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2466
4123
6589
2330825
85568
4385622

Your IP: 3.14.135.82
Server Time: 2024-11-25 13:52:08

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 85 guests and no members online