Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Tin chú ý 18/2: Kiến nghị mở lại cửa khẩu phụ TQ; XK rau quả không thể trông chờ TQ

Tin chú ý 18/2: Kiến nghị mở lại cửa khẩu phụ TQ; XK rau quả không thể trông chờ TQ

- Kiến nghị Thủ tướng cho phép mở lại một số cửa khẩu phụ, lối mở biên giới với Trung Quốc; Xuất khẩu rau quả không thể trông chờ vào mở cửa trở lại từ Trung Quốc; Bộ trưởng yêu cầu, phải giảm giá thịt lợn ngay lập tức… là những tin đáng chú ý trong ngày.
Kiến nghị Thủ tướng cho phép mở lại một số cửa khẩu phụ, lối mở biên giới với Trung Quốc
 Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nông sản và trái cây tươi qua biên giới phía Bắc.
Quyết định kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên giới và tiếp tục tạm dừng hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới của chính quyên hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam dự kiến sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu các loại nông sản của Việt năm
Bởi Bộ Công Thương cho hay hiện nay các mặt hàng trái cây tươi đều đang đến chính vụ thu hoạch để tiêu thị và xuất khẩu sang Trung Quốc.
"Nếu cả phía Trung Quốc và Việt Nam đều dừng giao dịch qua các cửa khẩu phụ, lối mở và cặp chợ biên giới, lượng trái cây này sẽ bị ùn ứ, không có khả năng chuyển hướng sang thị trường xuất khẩu khác do chưa được nước khác cho nhập khẩu chỉnh thức hoặc không đáp ứng được các tiêu chuẩn thông thường về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, nhãn mác, bao bì.
Bên cạnh đó, trái cây tươi lại chịu sức ép thời gian bảo quản nên khó xoay chuyển tính thế trong thời gian ngắn", Bộ Công Thương trình bày tại báo cáo.
Do đó, để đảm bảo công tác phòng chống dịch nhưng cũng không gây ảnh hưởng quá mức đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép mở lại một số cửa khẩu phụ, lối mở biên giới quan trọng đối với xuất khẩu nông sản.
Xuất khẩu rau quả không thể trông chờ vào mở cửa trở lại từ Trung Quốc
  Cần có sự nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang các thị trường khác, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong đó, EU là một trong những thị trường tiềm năng khi EVFTA vừa chính thức được phê chuẩn.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả trong năm 2019 đã không về đích như mục tiêu đề ra từ đầu năm, chỉ đạt 3,74 tỉ USD, thậm chí so với năm 2018 thì kim ngạch đã giảm 1,7%. Sự sụt giảm về giá trị xuất khẩu trong năm qua là do giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại rau quả của Việt Nam, chiếm tới 64,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả đã giảm sâu tới gần 13%, đạt 2,43 tỉ USD.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư kí Hiệp hội rau quả Việt Nam, cho hay Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả chủ yếu của Việt Nam song đang bị chững lại, chủ yếu do doanh nghiệp chưa thích nghi được với biện pháp quản lí mới từ thị trường láng giềng.
Đặc biệt ngay sau Tết Nguyên đán, dịch viêm đường hô hấp cấp Covid - 19 lan rộng, Trung Quốc đã tạm đóng cửa biên giới nên hoạt động xuất khẩu sang thị trường này phải tạm dừng, nông sản ùn ứ khiến người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu đều “điêu đứng”.
Cụ thể, tính đến ngày 16/2, tại các cửa khẩu ở tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai đang ùn ứ gần 780 xe hàng là nông sản, trái cây như thanh long, mít, ớt, nhãn... Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương, hàng nghìn tấn nông sản cũng đang trong tình trạng lo ngại ùn ứ kéo dài.
"Nếu tình trạng này kéo dài thêm vài tháng nữa sẽ thì nhiều cơ sở doanh nghiệp đóng gói, xuất khẩu trái cây có thể sẽ phải giảm bớt công nhân. Đây là viễn cảnh không được sáng sủa đối với ngành rau quả Việt hiện nay", ông Đặng Phúc Nguyên dự báo.
Hiệp hội rau quả Việt Nam cho hay thực tế nông sản Việt Nam đã nhiều lần rơi vào tình trạng ùn ứ khi phía Trung Quốc có động thái ngừng thu mua.
Trong tình hình hiện nay, ông Nguyên cho rằng: "Để tránh thiệt hại cho người nông dân khi cung vượt cầu, mặt hàng nào sản xuất trái vụ nên hạn chế, giảm bớt qui mô để khống chế số lượng nhiều quá sẽ không tiêu thụ được, khi đó giá nông sản giảm sâu càng gây thiệt hại cho người trồng. Vậy nên chúng ta nên chờ thị trường tốt lên hãy tăng tốc sản xuất", ngoài ra các doanh nghiệp cần nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA.
Quãng Ngãi: Ớt rớt giá hơn một nửa vì thị trường Trung Quốc đóng cửa
 Vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường Trung Quốc “đóng băng” khiến giá ớt tại Quảng Ngãi giảm mạnh. Thời điểm trước Tết Nguyên đán 2020, giá ớt được thương lái thu mua 15.000 đồng/kg, thì nay chỉ còn 8.000 đồng/kg. Với giá bán này nông dân lại lâm vào cảnh thua lỗ.
Tại cánh đồng ở thủ phủ ớt như Bình Sơn, Tư Nghĩa, TP Quảng Ngãi, nhiều diện tích ớt đã đến lứa thu hoạch nhưng nông dân không muốn ra đồng thu hoạch.
Theo người trồng ớt, thời điểm này nếu thu hoạch ớt thì tiền bán ớt không đủ chi phí cho một ngày công nên nhiều người bỏ mặc ngoài đồng. Nếu vài ngày tới, ớt không tăng giá thì nông dân đành chặt bỏ.
“Năm ngoái, đầu vụ, ớt đã có giá 20.000 đồng/kg, sau tăng lên hơn 50.000 đồng/kg. Vụ này tình hình dịch bệnh bên Trung Quốc kéo dài thì lỗ nặng. Ớt phải có giá 15.000 đồng/kg mới có lãi”, một nông dân tại thôn Hổ Tiếu, xã Nghĩa Hà chia sẻ với báo Quảng Ngãi.
Để tiêu thụ ớt cho nông dân hiện nay, các tư thương thu mua ớt tươi về cấp đông chờ thị trường Trung Quốc ổn định trở lại và đang tìm kiếm thị trường mới như Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, các thị trường mới yêu cầu chất lượng sản phẩm cao, qui trình kiểm định nghiêm ngặt và số lượng tiêu thụ ít hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc.
Bộ trưởng yêu cầu, phải giảm giá thịt lợn ngay lập tức
 Dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát, tốc độ tái đàn tăng nhanh, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu doanh nghiệp chăn nuôi lớn ngay trong tuần tới phải giảm giá thịt lợn hơi xuống mức 75.000 đ/kg.
Nguồn cung thịt lợn tăng mạnh nhưng giá thịt lợn trên thị trường vẫn ở mức cao. Số liệu thống kê cho thấy, tính đến ngày 5/2/2020, tổng đàn lợn cả nước thời điểm hiện tại là trên 24 triệu con, trong đó có khoảng 2,7 triệu con lợn nái.
Sau khi dịch qua đỉnh điểm vào tháng 5/2019, việc tái đàn đã được triển khai ngay tại các địa phương. Tuy nhiên, thời gian phục hồi đàn lợn cần khoảng 5-7 tháng. Do đó, theo báo cáo của các địa phương và các doanh nghiệp chăn nuôi, từ tháng 1/2020 đã có sản phẩm của lợn nuôi tái đàn. Dự báo, sản lượng sẽ tăng cao từ tháng 2/2019 và nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 đạt khoảng 4 triệu tấn (trong điều kiện kiểm soát tốt được dịch bệnh, nhất là bệnh DTLCP).
Thực tế, những ngày gần đây giá thịt lợn đã hạ nhiệt, song lợn hơi xuất chuồng vẫn ở mức giá khá cao. Cụ thể, tại miền Bắc giá lợn hơi xuất chuồng ở mức 80.000-81.000 đ/kg, ở các tỉnh ở miền Trung - Tây Nguyên giá trên dưới 83.000 đ/kg, trong khi tại các tỉnh miền Nam giá lợn hơi ở mức dưới 81.000 đ/kg. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các doanh nghiệp chăn nuôi lớn phải giảm giá thịt lợn hơi xuống mức 75.000 đ/kg
 
Theo Bộ trưởng Cường, giá lợn hơi ở mức 75.000 đ/kg là hợp lý. Nếu doanh nghiệp không chịu giảm giá thì đã có luật, Bộ sẽ rà soát những ưu đãi trước đó mà doanh nghiệp được hưởng để tiến hành thay đổi. Còn doanh nghiệp nào thực hiện tốt việc giảm giá sẽ được biểu dương ngay. Bộ trưởng Cường cho rằng, các doanh nghiệp chăn nuôi đầu ngành phải biết bảo vệ thị trường, sản xuất bền vững. Phải gặp người tiêu dùng ở một điểm đó là văn hóa. Giá thịt lợn phải ở mức độ hợp lý, hài hòa.
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới
  Bộ Công Thương đang liên tục khuyến cáo, kêu gọi các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới, hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới, trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch và phía đối tác Trung Quốc có khả năng nhận hàng.
Theo Bộ Công Thương, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) gây ra đang diễn biến phức tạp, khó lường và có tác động tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, trái cây. Do đó, các lô hàng nông, lâm, thủy sản và trái cây Việt Nam mặc dù có thể được làm thủ tục thông quan xuất khẩu, nhưng tiến độ sẽ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Bộ Công Thương đang liên tục khuyến cáo, kêu gọi các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới, hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới, trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch và phía đối tác Trung Quốc có khả năng nhận hàng.
Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần liên hệ với đối tác phía Trung Quốc để đàm phán chuyển đổi sang hình thức xuất khẩu chính ngạch và chủ động áp dụng các biện pháp sẵn sàng chuyển đổi như thay đổi bao bì, nhãn mác hàng hóa, dán tem truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm…
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng đã và đang chỉ đạo các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực tại các địa phương ưu tiên cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi cho các lô hàng sẵn sàng chuyển sang hình thức xuất khẩu chính ngạch.

Nguồn: VITIC

Trích: http://vinanet.vn

Các thương gia dầu mỏ thuê kho chứa của Hàn Quốc sau khi nhu cầu Trung Quốc giảm

Các thương gia dầu mỏ thuê kho chứa của Hàn Quốc sau khi nhu cầu Trung Quốc giảm

 Các thương nhân dầu mỏ đã thuê kho chứa hàng triệu thùng dầu thô tại Hàn Quốc trong tháng này để giữ nguồn cung dư thừa, đặt cược nhu cầu tăng vọt sau khi Trung Quốc phục hồi từ ảnh hưởng của sự bùng phát virus corona.
Các nguồn cung tại khu vực này đang chồng chất sau khi các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, cắt giảm sản lượng khoảng 1,5 triệu thùng/ngày chỉ trong 2 tuần.
Các công ty kinh doanh Trafigura, Glencore và Mercuria cũng như bộ phận kinh doanh của tập đoàn Total đã thuê các bể chứa của tập đoàn Dầu Quốc gia Hàn Quốc để lưu trữ gần 15 triệu thùng dầu.
Các thương nhân đã thuê kho lưu trữ mới trong 3 hay 6 tháng, với cấu trúc thị trường contango (trong đó giá dầu kỳ hạn dài hơn giao dịch ở mức cộng), thanh toán một số chi phí trong khi họ đợi sự phục hồi nhu cầu sau khi Trung Quốc phục hồi từ sự bùng phát dịch bệnh.
Virus này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhu cầu, gây ra sự tích tụ dầu thô được bán sang các nhà máy lọc dầu Trung Quốc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Các lô hàng hóa tới Châu Á từ cuối tháng 2 tới tháng 4 đang được cung cấp trên thị trường này.
Nhu cầu giảm từ Trung Quốc khiến thị trường dầu Brent và Dubai chuyển thành cấu trúc contango trong đầu tháng này lần đầu tiên kể từ tháng 7/2019. Các thương nhân cũng đặt cược vào nhu cầu mua tăng vọt khi virus được ngăn chặn và các nhà máy lọc dầu lớn của Trung Quốc tăng cường hoạt động.
Các lô dầu thô đang chuyển hướng sang Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và một số nơi nằm ở Trung Quốc, nơi chứa các bể lưu trữ đang đầy lên nhanh chóng. Một thương gia Trung Quốc cho biết kho chứa được thuê tại Hàn Quốc sẽ không đủ để giữ lượng dư thừa trên thị trường.
 
Các công ty kinh doanh đã đặt các kho chứa nổi trong ngắn hạn. Ít nhất một thương nhân cho biết có khả năng đặt thuê tàu chở dầu rất lớn có thể chứa 2 triệu thùng.
Một nguồn tin thân cận với Trafigura đã khẳng định họ đã có một vị trí lưu trữ quan trọng tại KNOC cho cấu trúc contango. Glencore, Mercuria và KNOC từ chối bình luận.
KNOC có công suất lưu trữ 136 triệu thùng dầu thô và sản phẩm dầu mỏ đã lọc nằm ở 9 cơ sở.
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Một số chính sách quan trọng có hiệu lực từ ngày 15/02/2020

Một số chính sách quan trọng có hiệu lực từ ngày 15/02/2020

 Cuối tuần qua (15/02), một số chính sách quan trọng về thay đổi địa điểm tiếp công dân, quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng, hướng dẫn về hệ thống văn bằng giáo dục đại học… bắt đầu có hiệu lực.
Thông tư 25/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sửa đổi thông tin về địa điểm tiếp công dân của Bộ.
Cụ thể, địa điểm tiếp công dân của Bộ không còn là số 49, đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội và tại Cơ quan đại diện của Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh mà chuyển thành số 35, đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội và Bộ phận tiếp nhận thông tin của Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, Bộ cũng bỏ quy định cụ thể ngày tiếp công dân hàng tháng của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng là ngày 25 và thay bằng quy định: Bộ trưởng, Thứ trưởng tiếp công dân định kỳ hàng tháng theo lịch do Bộ trưởng phân công và tiếp dân đột xuất theo quy định của pháp luật.
Nghị định 99/2019/NĐ-CP đã có hướng dẫn về hệ thống văn bằng giáo dục đại học
- Bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
- Bằng thạc sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
- Bằng tiến sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo tiến sĩ, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
Văn bằng có trình độ tương đương bao gồm: Bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ.
Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập đóng BHXH năm 2020
Theo đó, đối tượng được điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH gồm:
- Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ 01/01/2016 trở đi;
- Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ 01/01/2020 đến 31/12/2020.
Các đối tượng này được điều chỉnh tiền lương theo công thức:
Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương của năm 2020 vẫn giữ nguyên là 1,00 như năm 2019.
Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng
Thông tư này quy định người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được huy động tham gia chữa cháy rừng được hưởng chế độ trợ cấp ngày công lao động (như đối với lao động phổ thông) thấp nhất bằng 0,1 lần mức lương cơ sở. Mức trợ cấp cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định.
- Nếu tham gia chữa cháy rừng từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau được tính gấp đôi;
- Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về theo quy định chế độ công tác của Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do UBND cấp tỉnh quy định.
 
Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.
Thông tư 26/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mỗi học sinh có một mã định danh duy nhất
Thông tư quy định mỗi học sinh có một mã định danh duy nhất, có độ dài 20 ký tự, do Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành cấp tự động trong lần tạo lập hồ sơ đầu tiên trên cơ sở các thông tin bắt buộc khai báo.
Trường hợp học sinh nghỉ học, thôi học, chuyển đi, cơ sở giáo dục nơi có học sinh chuyển đi và Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý cập nhật trạng thái hồ sơ điện tử của học sinh.
Trường hợp tiếp nhận học sinh chuyển đến, cơ sở giáo dục nơi tiếp nhận học sinh chuyển đến và sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý cập nhật thông tin hồ sơ điện tử theo mã định danh của học sinh (không xóa hồ sơ và mã định danh của học sinh trên Cơ sở dữ liệu ngành).

Nguồn: VITIC

Trích: http://vinanet.vn

Câu chuyện về khẩu trang y tế: Khi lợi thế bỗng trở thành bất lợi vì dịch virus coron

Câu chuyện về khẩu trang y tế: Khi lợi thế bỗng trở thành bất lợi vì dịch virus coron

 Chiếm ưu thế lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Trung Quốc đã đạt được một số lợi ích nhất định khi xuất khẩu khẩu trang y tế ra toàn thế giới. Tuy nhiên, khi dịch virus corona bùng phát, câu chuyện bỗng đổi chiều.
Kể từ đầu tháng 2, Kent Cai Mingdong - một người dân đến từ thành phố Ninh Ba ở miền đông Trung Quốc, đã lùng sục khắp các nhà thuốc địa phương ở Indonesia, gom nhiều khẩu trang y tế hết mức có thể để gửi về cho đội ngũ chuyên gia và nhân viên y tế tuyến đầu ở quê nhà.
 
Theo South China Morning Post (SCMP), tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ nghiêm trọng ở Trung Quốc đang gây khó khăn thêm cho cuộc chiến chống lại sự bùng phát của dịch virus corona (covid-19).
 
Cho đến nay, ông Cai đã đi qua hơn 15 thành phố và mua được ít nhất 200.000 khẩu trang y tế, một phần trong số này đã được ông giao cho các khách du lịch Trung Quốc mà ông gặp tại một số sân bay lớn ở Indonesia để mang về quê nhà.
 
Ông Cai sắp xếp bạn bè trên khắp Trung Quốc nhận khẩu trang y tế ở bất kì thành phố nào mà những khách du lịch trên quay về.
 
"Tôi nghĩ với dân số đông, Indonesia sẽ có một lượng lớn công nhân lành nghề và do đó, họ sẽ dự trữ một lượng lớn khẩu trang y tế", ông Cai, chủ công ty nghiên cứu giáo dục và phát trực tuyến Zhejiang Newway Cultural Development, cho hay từ Indonesia.
 
"Việc tranh giành khẩu trang y tế chỉ diễn ra sau này, nghĩa là khi tôi mới đến Indonesia vào ngày 1/2, tôi vẫn còn cơ hội gom khẩu trang. Chúng tôi đi từ nhà thuốc này đến nhà thuốc khác, tuy hơi tốn sức nhưng hiệu quả.
 
Sẽ thật lãng phí thời gian nếu tôi ở lại Ninh Ba suốt 13 ngày qua. Ít ra ở Indonesia, tôi có thể làm gì đó và góp sức để cải thiện tình hình dịch bệnh ở quê nhà", ông Cai chia sẻ.
 
Thời dịch virus corona: Lợi thế trở thành bất lợi
Ưu thế của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ giá cả cạnh tranh đã gây hại cho nước này ngay lúc họ đang trong hoàn cảnh khó khăn nhất.
 
Hoạt động sản xuất khẩu trang y tế chính là khía cạnh được nhắc đến ở trường hợp hiện tại. Khi mà dịch virus corona lan rộng trên khắp Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới, tình trạng thiếu hụt thiết bị bảo vệ này lại càng căng thẳng hơn.
  
Nhu cầu khẩu trang y tế đã tăng mạnh trong vài tuần gần đây, không chỉ làm cạn kiệt kho dự trữ của Trung Quốc mà còn khiến các kệ hàng từ Bangkok đến Boston trống trơn. Ở nhiều thành phố của Trung Quốc, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang ở các khu vực công cộng.
  
Bắc Kinh và Thượng Hải phòng dịch corona: Bắt buộc 44 triệu dân đeo khẩu trang khi ra ngoài, đóng cửa các khu giải trí
Trung Quốc, chiếm khoảng 50% sản lượng khẩu trang y tế của thế giới, đang tìm kiếm nguồn cung dư thừa ở nước ngoài thông qua các kênh ngoại giao chính thức cũng như qua những khách mua hàng như ông Cai.
 
Tuy nhiên, đội ngũ y bác sĩ ở Trung Quốc, trong đó có cả tâm dịch Vũ Hán, vẫn phải đối mặt với trình trạng thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là loại khẩu trang N95 có khả năng bảo vệ tốt hơn.
 
Virus corona được cho là lây lan chủ yếu qua các giọt nước bắn ra khi ho, hắt hơi cũng như tiếp xúc với bề mặt đã nhiễm virus.
 
Theo cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế Việt Nam, tính đến 11h (giờ Việt Nam) ngày 17/2, ngoài Trung Quốc đã có 28 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các ca nhiễm virus covid-19. Số trường hợp xác nhận nhiễm bệnh trên toàn thế giới hiện là 71.332 và số ca tử vong là 1.775.
 
Trước diễn biến dịch virus corona như trên, khẩu trang y tế - một sản phẩm bình thường, không đòi hỏi công nghệ phức tạp hay vật liệu quí hiếm nào, đã trở thành một mặt hàng được tìm kiếm nhiều ở Trung Quốc.
 
Sau làn sóng khiếu nại của người dân trong nước, chính quyền Bắc Kinh đã đột ngột chuyển trách nhiệm quản lí nguồn cung khẩu trang y tế tại Trung Quốc từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) sang Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) - cơ quan hoạch định kinh tế quyền lực của nước này.
 
Theo SCMP, hiện chưa có ước tính chính thức nào về mức chêch lệch nguồn cung khẩu trang y tế, nhưng rõ ràng nhu cầu sẽ tiếp tục vượt quá khả năng sản xuất của Trung Quốc trong vài tuần tới.
 
Trên khắp Trung Quốc, chính quyền địa phương đã yêu cầu doanh nghiệp mua đủ khẩu trang y tế cho nhân viên của họ như một điều kiện tiên quyết để bắt đầu sản xuất trở lại.
 
Theo ông Cong Liang - một quan chức của ủy ban NDRC, các nhà sản xuất khẩu trang y tế Trung Quốc hiện đang hoạt động với 76% công suất, tức nếu dựa theo sản lượng 20 triệu chiếc/ngày mà ngành này từng báo cáo thì hiện tại các nhà máy sản xuất khẩu trang y tế ở đất nước tỉ dân cho ra được khoảng 15,2 triệu chiếc/ngày.
 
Tuy nhiên, nhu cầu khẩu trang y tế của Trung Quốc trong dịch virus corona được ước tính nằm trong khoảng 50 - 60 triệu đơn vị/ngày.
 
Trung Quốc cũng chỉ có thể sản xuất khoảng 200.000 khẩu trang N95/ngày vì chúng đòi hỏi công nghệ và vật liệu phức tạp hơn.
 
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng một phần chiến lược phân phối khẩu trang theo thời chiến để đảm bảo đội ngũ nhân viên y tế có đủ trang bị bảo vệ.
 
Nhà cung ứng từng điêu đứng vì khẩu trang giá rẻ của Trung Quốc có cơ hội "lật ngược thế cờ"
Dù năng lực sản xuất khẩu trang y tế của Trung Quốc đứng đầu cả thế giới, vấn đề thiếu hụt nguồn cung đã lan ra cả địa cầu.
 
"Trong nhiều năm qua, tôi đã dự đoán rằng nếu Trung Quốc rơi vào thế khó vì dịch bệnh, các nước khác sẽ gặp rắc rối to vì Trung Quốc sở hữu nguồn cung ứng khẩu trang y tế của cả thế giới", ông Mike Bowen, nhà đồng sáng lập kiêm Phó Chủ tịch hãng sản xuất khẩu trang Prestige Ameritech, cho hay.
  
Ông Bowen lí giải: "Giá thành phẩm của Trung Quốc rẻ đến mức thế giới phải tìm đến Trung Quốc để sản xuất. Tuy nhiên, chưa ai nghĩ đến việc thu mua khẩu trang y tế ở đâu nếu dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc".
 
Phó Chủ tịch Bowen cho biết Prestige Ameritech (có trụ sở ở Texas) từng sản xuất khoảng 87% lượng khẩu trang dành cho thị trường Mỹ vào những năm 1990.
 
Tuy nhiên sau đó nguồn cung rẻ hơn từ Trung Quốc đã tấn công thị trường Mỹ. Hiện tại, khẩu trang Trung Quốc đã chiếm khoảng 50% tổng nguồn cung tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.
 
Còn lúc này, trong một diễn biến hết sức bất ngờ, Prestige Ameritech đã lần đầu tiên xuất khẩu trang y tế đến Trung Quốc - khoảng 1 triệu chiếc trong hai tuần qua. Ông Bowen cho biết thêm ông đang thảo luận với các quan chức Hong Kong về việc cung ứng khẩu trang và tấm che mặt đến đặc khu hành chính này.
 
Trung Quốc, đất nước sản xuất 5 tỉ khẩu trang y tế vào năm ngoái, đã bắt đầu tăng nhập khẩu hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới.
 
Tuần trước, chính phủ Indonesia cho hay Trung Quốc đã đặt hàng "một lượng lớn" khẩu trang, tương đương sản lượng mà nước này sản xuất được trong ba tháng.
 
Nhu cầu tăng cao và yêu cầu về sức khỏe của chính phủ Trung Quốc đã khiến nhiều công ty bắt đầu sản xuất khẩu trang y tế. Foxconn, nhà lắp ráp thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đã bắt đầu làm khẩu trang cho nhân viên và đặt mục tiêu sản xuất khoảng 2 triệu chiếc/ngày vào cuối tháng 2.
 
Công ty may mặc Hongdou Group và liên minh chế tạo ô tô SAIC-GM-Wuling cũng đã bắt đầu sản xuất khẩu trang y tế của riêng họ.

Nguồn: vietnambiz/Kinh tế & Tiêu dùng

Trích: http://vinanet.vn

Sản lượng dầu của Nigeria có thể giảm 35% nếu không cải tổ

 

Sản lượng dầu của Nigeria có thể giảm 35% nếu không cải tổ

 Công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết chi phí tăng và tình trạng không chắc chắn trong lĩnh vực năng lượng quan trọng của Nigeria có thể dẫn tới sản lượng dầu giảm 35% trong 10 năm, do các công ty trì hoãn đầu tư tại các mỏ dầu chủ chốt.
 
 Công ty này đã cảnh báo rằng 3 mỏ dầu nước sâu lúc sản lượng đỉnh cao sẽ tạo ra cho chính phủ hơn 2 tỷ USD mỗi năm, có thể bị trì hoãn do các công ty bỏ tiền của họ vào các khu vực khác với điều khoản tốt hơn và rõ ràng hơn.
Nigeria sẽ bước vào quá trình sụt giảm khá lớn trong sản lượng. Để giữ doanh thu tăng họ cần phát triển thêm các mỏ dầu.
Lennert Koch thuộc công ty Wood Mackenzie cho biết không có 3 mỏ dầu này sản lượng của Nigeria có thể giảm 35% trong một thập kỷ. Nigeria là nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Phi, với sản lượng gần 2 triệu thùng/ngày, nhưng họ cần tiếp tục đầu tư để duy trì sản lượng do các mỏ đang sụt giảm tự nhiên. Dầu mỏ chiếm 90% thu nhập ngoại tệ của Nigeria.
Wood Mackenzie đã trì hoãn khởi động các dự án nước sâu Bonga Southwest Aparo được Shell điều hành và dự án Preowei được điều hành bởi Total trong 2 năm tương ứng tới năm 2027 và 2025, và dự án Owowo của ExxonMobil 4 năm tới năm 2029.
Total cho biết Preowei được nghiên cứu với quyết định đầu tư chính thức dự kiến vào năm 2020 hay một năm sau đó. Bộ phận Shell ở Nigeria cho biết họ đang thảo luận với chính phủ và các đối tác liên doanh về những lựa chọn để đảm bảo thu hút vào đầu tư nước sâu của Nigeria.
Các mỏ dầu nước sâu tổng cộng giữ khoảng 1,5 tỷ thùng dầu và có thể bổ sung 300.000 thùng dầu mỗi ngày.
Wood Mackenzie cho biết sự thay đổi thuế, luật bản quyền và tình trạng không chắc chắn về cải tổ dầu mỏ là những lý do chính cho sự trì hoãn, mặc dù họ cũng ước tính rằng 3 dự án này không có hiệu quả kinh tế theo các điều khoản hiện nay và với giá dầu dưới 60 USD/thùng.
Trong tháng 11/2019, Nigeria đã tăng tỷ trọng của doanh thu dầu từ mỏ nước sâu trong một nỗ lực bổ sung 1,5 tỷ USD vào kho bạc trong 2 năm, và tháng trước ban hành dự luật tài chính tăng thuế VAT từ 5% lên 7,5%.
 
Koch cho biết các công ty cũng thận trọng với các điều khoản phát triển sẽ có thể thay đổi, do chính phủ đã hứa thông qua một dự luật xem xét lại lĩnh vực dầu trong năm nay, nhưng vẫn chưa phát hành bất cứ chi tiết nào.
Các dự án dầu ngoài khơi là đắt đỏ và tốn thời gian nhưng là chìa khóa để thúc đẩy sản lượng của Nigeria. Sản lượng của các mỏ nước sâu tăng từ chưa có gì ở đầu thế kỷ này lên 780.000 thùng/ngày trong năm 2019.
 Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4385232
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2076
4123
6199
2330825
85178
4385232

Your IP: 3.141.7.165
Server Time: 2024-11-25 11:38:14

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 71 guests and no members online