Warning
  • Sorry No Product Found!!.

TT năng lượng TG ngày 12/2: Giá dầu, khí tự nhiên đều tăng

TT năng lượng TG ngày 12/2: Giá dầu, khí tự nhiên đều tăng

 Giá dầu tăng ngày thứ 2 liên tiếp trong bối cảnh những dấu hiệu sơ bộ cho thấy số ca nhiễm virus corona đang chậm lại tại Trung Quốc, làm dịu đi lo ngại về tác động tới nhu cầu từ dịch bệnh tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới này.
Dầu thô Brent tăng 73 US cent hay 1,3% lên 54,75 USD/thùng. Dầu WTI tăng 46 US cent hay 0,9% lên 50,39 USD/thùng.
Theo số liệu tính tới ngày 10/2, tốc độ tăng trưởng của số ca nhiễm virus corona tại Trung Quốc đã chậm lại xuống mức thấp nhất kể từ ngày 31/1.
Lệnh cấm du lịch tới và đi từ Trung Quốc và cấm di chuyển hàng hóa trong nước đã cắt giảm nhu cầu nhiên liệu. Hai nhà máy lọc dầu lớn nhất Trung Quốc cho biết họ sẽ giảm xử lý khoảng 940.000 thùng dầu mỗi ngày do tiêu thụ giảm, hay khoảng 7% lượng xử lý của họ trong năm 2019.
ANZ Research cho biết “lo ngại về nhu cầu yếu tại Trung Quốc đang buộc nhiều nhà sản xuất tìm nguồn thay thế”. “Các công ty như Vitol, Shell và Litasco đang chuẩn bị thuê siêu tàu để chứa dầu thô lẽ ra được bán cho Trung Quốc”.
Cố vấn y tế cao cấp của Trung Quốc ngày 11/2 cho biết sự bùng phát dịch bệnh có thể kết thúc vào tháng 4.
Lo ngại nhu cầu từ sự bùng phát dịch bệnh đã đẩy dầu thô Brent và WTI xuống mức thấp nhất trong 13 tháng. Cả hai loại dầu này đã giảm hơn 20% từ mức cao nhất đạt được trong tháng 1/2020.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay 310.000 thùng/ngày do sự bùng phát của virus làm giảm tiêu thụ dầu tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Về phía nguồn cung, tổ chức OPEC và các đồng minh gồm Nga gọi là OPEC+ tuần trước đã đề xuất cắt giảm thêm 600.000 thùng/ngày để ngăn chặn giá dầu sụt giảm.
Tuy nhiên, Nga đã do dự cam kết cắt giảm thêm, trong khi Saudi Arabia muốn các nhà sản xuất dầu lớn toàn cầu đồng ý cắt giảm nhanh chóng nguồn cung.
Tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 6 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 7/2/2020 lên 438,9 triệu thùng, vượt dự đoán của các nhà phân tích tăng 3 triệu thùng, theo số liệu của Viện Dầu khí Mỹ. Số liệu chính thức của EIA thông báo vào ngày hôm nay.
Khí tự nhiên tăng từ mức thấp nhất trong gần 4 năm
Khí tự nhiên của Mỹ tăng từ mức thấp nhất trong gần 4 năm do dự báo thời tiết lạnh hơn một chút vào cuối tháng 2 so với dự báo trước đó.
Trong tuần qua, thị trường của Mỹ đã sụt giảm do dự báo thời tiết ôn hòa hơn, sự sụt giảm trong nhu cầu sưởi và giá LNG trên toàn cầu thấp kỷ lục.
Khí tự nhiên giao tháng 3 trên sàn giao dịch New York tăng 2,2 US cent hay 1,2% đóng cửa phiên 11/2/2020 tại 1,788 USD/mmBtu.
Kể từ khi đạt mức cao nhất 8 tháng tại 2,905 USD/mmBtu trong đầu tháng 11/2019, giá khí đã giảm 38%. Giá LNG tại Châu Âu và Châu Á cũng ở mức thấp kỷ lục do sự bùng phát virus corona làm giảm nhu cầu tại Trung Quốc. Giá cũng giảm trong nhiều tháng qua do thời tiết mùa đông ôn hòa ở khu vực này, dự trữ khí tại Châu Âu đạt kỷ lục và tăng trưởng kinh tế giảm bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Refinitiv dự báo nhu cầu trung bình tại 48 tiểu bang gồm cả xuất khẩu sẽ chỉ đạt 120 tỷ feet khối mỗi ngày trong tuần này và 120,6 bcfd trong tuần tới.
Các nhà sản xuất khí đốt của Mỹ đang trông chờ vào xuất khẩu LNG tiếp tục tăng đặc biệt trong những năm tới để tiêu thụ khối lượng khí kỷ lục liên quan tới sản xuất dầu từ các khu vực đá phiến như Permian tại tây Texas và Bakken tại Bắc Dakota. Xuất khẩu LNG tăng 53% trong năm 2018 và 68% trong năm 2019 và dự kiến tăng lên 30% trong năm 2020.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 12/2/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

50,6456

0,74

1,48 %

-5,97%

Dầu Brent

USD/thùng

55,0924

1,03

1,91 %

-13,35%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,7934

0,0044

0,25 %

-30,35%

Xăng

USD/gallon

1,5398

0,0171

1,12 %

5,09%

Dầu đốt

USD/gallon

1,6528

0,0159

0,97 %

-14,71%

 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Xử phạt trên 100 triệu đồng với 42 cửa hàng kinh doanh TBYT vi phạm trong ngày 11/2

Xử phạt trên 100 triệu đồng với 42 cửa hàng kinh doanh TBYT vi phạm trong ngày 11/2

 Trong ngày 11/02/2020, lực lượng QLTT trên cả nước đã kiểm tra 169 cửa hàng kinh doanh Thiết bị y tế (TBYT), hiệu thuốc kinh doanh mặt hàng khẩu trang và nước sát khuẩn. Trong số các cửa hàng bị kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 42 cửa hàng vi phạm với tổng số tiền xử phạt 103.050.000 đồng. Tạm giữ 184.254 khẩu trang các loại.
Xử phạt trên 100 triệu đồng đối với 42 cửa hàng kinh doanh TBYT vi phạm trong ngày 11/2
 
Trong ngày 11/02/2020, lực lượng QLTT trên cả nước đã kiểm tra 169 cửa hàng kinh doanh Thiết bị y tế (TBYT), hiệu thuốc kinh doanh mặt hàng khẩu trang và nước sát khuẩn. Trong số các cửa hàng bị kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 42 cửa hàng vi phạm với tổng số tiền xử phạt 103.050.000 đồng. Tạm giữ 184.254 khẩu trang các loại.
 
Như vậy, cộng dồn từ ngày 31/01 đến ngày 11/02/2020, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 3.828 vụ việc vi phạm.
 
Nhu cầu về trang thiết bị phòng dịch, đặc biệt là khẩu trang y tế, nước sát khuẩn đang tiếp tục tăng cao. Theo báo cáo của lực lượng QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành nghiêm việc niêm yết giá theo quy định. Tuy nhiên, do nguồn hàng cung cấp còn hạn chế dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa, nhất là mặt hàng khẩu trang y tế.
 
Diễn biến thị trường tại một số địa bàn như sau:
 
- Khu vực miền Bắc
 
TP. Hà Nội: Hiện tượng khan hiếm khẩu trang và nước rửa tay diệt khuẩn diễn ra tại nhiều nơi. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình địa bàn, bảo đảm xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, lợi dụng dịch bệnh tăng giá bất hợp lý và kinh doanh sản phẩm không bảo đảm chất lượng.
 
Ngày 10/02/2020, Đội Quản lý thị trường số 13 phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (C05) Bộ Công an và Công an phường Trung Hoà đã kiểm tra điểm tập kết hàng hóa của ông Giáp Ngọc Cảnh tại sảnh khách sạn City Hotel, số 177 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Do có dấu hiệu lợi dụng việc mặt hàng khẩu trang khan hiếm và lên giá do bệnh dịch nCoV nhằm bán kiếm lời, thu lợi bất chính, Đoàn kiểm tra đã tạm giữ 30,000 chiếc khẩu trang để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định.
 
Lạng Sơn: Vào hồi 13 giờ 30 phút, ngày 10/02/2020 Đội Quản lý thị trường số 7 phối hợp với Đồn Công an Tân Thanh, Công an huyện Văn Lãng, Đồn Biên phòng Tân Thanh kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 29H-121.06 tại Khu Tái định cư thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn do ông Lê Bằng Giang, sinh năm 27/9/1991; địa chỉ thường trú tại thôn Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam điều khiển phương tiện. Qua kiểm tra hàng hóa trên xe phát hiện có 119.000 chiếc khẩu trang không có hóa đơn chứng từ, trong đó: 103.000 chiếc khẩu trang không có nhãn hàng hóa; 7.500 chiếc khẩu trang y tế 3 lớp nhãn hiệu HAPHA; 4.500 chiếc khẩu trang y tế nhãn hiệu FACEMASK; 4.300 chiếc khẩu trang nhãn hiệu MASK; trị giá số hàng hóa trên khoảng 200 triệu đồng. Hiện nay Đội Quản lý thị trường số 7 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa, phương tiện, tiến hành lấy mẫu hàng hóa để kiểm nghiệm, xác minh, xử lý theo quy định.
 
- Khu vực miền Trung
 
Nghệ An
 
Mặt hàng khẩu trang y tế, nước sát khuẩn vẫn trong tình trạng khan hiếm do nguồn cung hạn chế, số lượng người mua tăng cao. Các loại hàng hóa khác giá cả vẫn giữ ổn định, không có biến động bất thường.
 
Bình Định
 
Mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay sát trùng hiện đang trong tình trạng khan hiếm hàng hóa. Gắn với hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, các Đội QLTT thực hiện phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nắm bắt, thực hiện; đồng thời vận động cơ sở thực hiện ký cam kết với nội dung “Niêm yết giá đầy đủ; bán đúng giá niêm yết và hàng hóa phải đầy đủ chứng từ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng; không găm hàng, đầu cơ, tích trữ, không tăng giá bán bất hợp lý”.
 
 
- Khu vực miền Nam
 
TP. Hồ Chí Minh: Do nguồn cung hạn chế nên nhiều nhà thuốc, cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế phòng dịch trên địa bàn chưa có khẩu trang, nước sát trùng để bán. Các Đội Quản lý thị trường tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát và phối hợp lực lượng chức năng phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp trên địa bàn thành phố.
 
Ngày 10/02/2020, Đội Quản lý thị trường số 16 kiểm tra chi nhánh Công ty TNHH đầu tư, sản xuất Trâm Anh Hồ, địa chỉ số 840/36, đường Hương lộ 2, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân. Qua kiểm tra phát hiện cơ sở đang sản xuất khẩu trang chưa công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định. Đội đã lập biên bản tạm giữ 25.450 cái để tiếp tục xác minh, làm rõ.
 
Vĩnh Long: Trên địa bàn tỉnh số lượng người dân đi đến các cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế, dược phẩm để mua khẩu trang, nước sát trùng đã giảm so với những ngày trước. Hiện nay, phần lớn các nhà thuốc đã hết khẩu trang y tế để bán do nguồn cung mặt hàng này đang rất hạn chế.

Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Công Thương

Trích:http://vinanet.vn

Bộ Công thương tích cực phòng, chống dịch nCoV

Bộ Công thương tích cực phòng, chống dịch nCoV

 Nhằm đối phó và phòng chống dịch Corona đang diễn biến rất phức tạp , Bộ Công thương đã có rất nhiều hoạt động khẩn trương, tích cực.

- Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cán bộ, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên tại đơn vị và gia đình, Bộ Công Thương đã có công văn số 651/BCT-TCCB ngày 3/2/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.

- Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã có công văn số 95/XNK-NS ngày 05 tháng 02 năm 2020 tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Hiệp hội, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan, đồng thời đề nghị phối hợp triển - khai một số nội dung cụ thể.
- Sáng ngày 07/02, Cục Xuất nhập khẩu họp với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp đánh giá tác động đối với sản xuất kinh doanh ảnh hưởng bởi dịch virus Corona chủng mới (nCoV) gây ra.
- Trước tình hình nhu cầu khẩu trang tăng mạnh, nhằm hỗ trợ việc mua khẩu trang của người dân, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã liên hệ với một số nhà phân phối khẩu trang về địa điểm và số lượng bán khẩu trang.
- Chiều 07/2, trước những nhận định cho rằng diễn biến dịch bệnh do chủng virus corona gây ra có thể còn kéo dài và diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì cuộc họp để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của toàn Ngành. Cuộc họp có sự tham dự đầy đủ của 5 Thứ trưởng và Thủ trưởng của các Tổng cục, Cục, Vụ, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương.
Cũng trong ngày 07/02, Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã chủ trì cuộc họp với đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, Hiệp hội Da giầy và túi xách Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam, Tập đoàn Samsung nhằm đánh giá khả năng tác động đối với sản xuất kinh doanh của ngành hàng khi các mặt hàng nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc gặp khó khăn; đánh giá khả năng tác động đối với hoạt động xuất khẩu của ngành hàng sang Trung Quốc và các thị trường khác; các vấn đề khó khăn, vướng mắc của ngành hàng trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp. Cùng tham dự có đại diện Vụ Kế hoạch, Vụ Thị trường Châu Á- châu Phi, Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ, Cục Công nghiệp.
- Bộ Công Thương đã có văn bản số 708/BCT-XNK ngày 05/02/2020 đề nghị Bộ Y tế xây dựng một Quy trình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh đối với người và phương tiện vận tải trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới phía Bắc. Tại văn bản này, Bộ Công Thương đã đề xuất mô hình để Bộ Y tế xem xét và chấp thuận áp dụng đối với hàng hóa, phương tiện, người lái xe, nhân viên bốc dỡ .. của hai nước Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực cửa khẩu theo phương châm bảo đảm hiệu quả phòng chống dịch nhưng không gây ảnh hưởng quá mức đến hoạt động thông quan hàng hóa
- Ngày 3/2/2020 Bộ Công Thương ban hành công văn 651/BCT-TCCB gửi các đơn vị thuộc Bộ về việc phòng chông dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp.
- Tính từ 31/1-2/2/2020, lực lượng QLTT đã tổng kiểm tra, xử lý 1.221 vụ vi phạm về giá tại các cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế trên địa bàn cả nước
- Sáng 31/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp khẩn để đánh giá tác động từ dịch bệnh nCoV tới nền kinh tế nói chung cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương nói riêng. Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường: Phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Y tế đề nghị chỉ đạo các đơn vị sản xuất trong nước tăng cường sản xuất các dụng cụ sản phẩm y tế phục vụ cho việc phòng chống dịch, không để thiếu trang thiết bị phục vụ nhân dân. Phối hợp với Vụ Thị trường trong nước tổ các các đoàn kiểm tra về vấn đề cung ứng, phân phối các trang thiết bị y tế, khẩu trang không để các cơ sở bán hàng đầu cơ, trục lợi từ việc nhu cầu sử dụng tăng cao; có văn bản khẩn chỉ đạo các Cục quản lý thị trường địa phương tổ chức kiểm tra, nếu có hiện tượng trục lợi phải xử lý ngay.
- Chỉ đạo Cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết liệt triển khai công văn hoả tốc số 147/TCQLTT-CNV ngày 30/01/2020 về tăng cường phối hợp phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp (Corona) và dịch tả lợn Châu Phi.
- Để tăng cường triển khai phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, sáng ngày 02/02/2020, Bộ Công Thương triển khai phun khử khuẩn phòng chống dịch Corona toàn bộ các khu liên cơ gồm: Trụ sở cơ quan Bộ 54 Hai Bà Trưng, 21-23-25 Ngô Quyền, 91 Đinh Tiên Hoàng và 655 Phạm Văn Đồng Hà Nội.
- Sáng ngày 2/2, Đoàn công tác của Bộ Công Thương gồm đại diện Cục Công nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường trong nước đã đến làm việc với một số doanh nghiệp nhằm nắm bắt tình hình sản xuất mặt hàng khẩu trang, đánh giá năng lực và khả năng cung ứng mặt hàng này ra thị trường phục vụ nhu cầu phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.
- Bộ Công Thương đã kịp thời đưa ra những kiến nghị về việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn bởi dịch viêm phối cấp
- Để chủ động ứng phó, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra; thực hiện tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30/1/2020; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/1/2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020 và Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/1/2020, Bộ Công Thương đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện ngay các công việc rà soát lao động, chuyên gia tại các cơ sở công nghiệp - năng lượng - thương mại trên địa bàn.
- Sáng 31/1/2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp khẩn để đánh giá tác động từ dịch bệnh nCoV tới nền kinh tế nói chung cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương nói riêng.
- Theo moit.gov.vn, trước tình hình nhu cầu khẩu trang tăng mạnh, nhằm hỗ trợ việc mua khẩu trang của người dân, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã liên hệ với một số nhà phân phối khẩu trang về địa điểm và số lượng bán khẩu trang.
Theo thông tin một số nhà phân phối cung cấp, người dân có thể mua khẩu trang tại một số địa điểm, cụ thể như sau:
- Công ty TNHH Aeon Việt Nam.
- Công ty cổ phần TM và DV Hoàng Dương (Thương hiệu Canifa)
- Hệ thống siêu thị Saigon Co.op
- Công ty Dệt kim Đông Xuân
- Hệ thống siêu thị Big C
- Theo Vietnambiz.vn, Bộ Công Thương đề nghị các Bộ ngành cùng vào cuộc giải cứu nông sản Việt giữa tâm dịch do virus corona và khuyến nghị nông dân điều chỉnh ngay tiến độ sản xuất nông sản, tăng cường tiêu thụ nội địa, chuyển sang xuất khẩu theo đường chính ngạch các lô hàng có đủ điều kiện... Bộ Công Thương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu của ngành nông nghiệp, trình Chính phủ có các biện pháp hỗ trợ tương tự để giúp đỡ bà con nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn này, nhất là với trái cây, vốn có thời gian bảo quản rất ngắn.
Đồng thời đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính cùng vào cuộc, rà soát các loại thuế, phí, nhất là phí vận chuyển đường bộ, thuế với nhiên liệu bay...để xem xét giảm thuế, phí cho hàng hóa lưu thông trong giai đoạn hiện nay, góp phần hỗ trợ cho bà con nông dân. Bộ kiến nghị tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đã làm như chỉ đạo hệ thống Thương vụ vào cuộc, yêu cầu các doanh nghiệp logisctics tham gia giúp đỡ bảo quản nông sản trong thời gian chờ xuất khẩu.
 
Khuyến nghị nông dân điều chỉnh ngay tiến độ sản xuất bởi tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khả năng kéo dài. Tăng cường tiêu thụ nội địa thông qua việc động viên và tổ chức kết nối chuỗi phân phối trong nước với các vựa trái cây lớn như Bình Thuận, Long An, kêu gọi người dân chung tay ủng hộ nông dân trong nước.
Đồng thời hướng dẫn và động viên các chủ hàng chuyển sang xuất khẩu theo đường chính ngạch các lô hàng có đủ điều kiện, khuyến nghị người bán đóng bao bì, gắn nhãn, gắn tem truy xuất nguồn gốc để tạo thuận lợi cho việc chuyển sang xuất khẩu theo đường chính thức. Với các lô hàng không đủ điều kiện chuyển sang xuất khẩu theo đường chính thức thì ưu tiên giải phóng hàng khi chợ biên giới được mở lại. Khuyến nghị các tỉnh biên giới bố trí diện tích bảo quản và cung cấp đủ điện cho các container lạnh.
- Các ngành hàng bàn giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản: Theo Bnews.vn, tại Hội nghị "Thúc đẩy thương mại, phát triển sản xuất nông sản trước tác động dịch bệnh Corona" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 3/2 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường yêu cầu, các địa phương, đơn vị tổng rà soát tình hình sản xuất các nông sản, đặc biệt là các nhóm mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tới để đưa ra các kịch bản ứng phó gắn với các diễn biến tình hình của từng giai đoạn cụ thể. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các thương vụ tại nước ngoài tổ chức các hoạt động tìm kiếm và kết nối với các khách hàng mới để góp phần chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường mới. Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị một số doanh nghiệp logistics hỗ trợ bảo quản nông sản trong thời gian tìm kiếm thị trường. Các thương vụ tại Trung Quốc đã và đang tích cực trao đổi với các tỉnh biên giới nhằm thúc đẩy thời gian mở cửa các chợ biên giới. Trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phân tích sâu thêm về vấn đề này.

Nguồn: VITIC

Trích: http://vinanet.vn

PetroChina cắt giảm nguyên liệu dầu thô 10% trong tháng 2/2020 do virus

PetroChina cắt giảm nguyên liệu dầu thô 10% trong tháng 2/2020 do virus

 PetroChina, nhà máy lọc dầu nhà nước lớn thứ 2 của Trung Quốc, dự kiến giảm nguyên liệu dầu thô 320.000 thùng/ngày trong tháng này do virus corona mới ảnh hưởng tới nhu cầu.
Lượng cắt giảm của PetroChina trong tháng 2/2020 tương đương khoảng 10% mức độ sản xuất trung bình khoảng 3,32 triệu thùng/ngày. Tổng cộng sản lượng cắt giảm của các nhà máy lọc dầu nhà nước, gồm Sinopec và Tập đoàn Dầu Hải dương Trung Quốc lên tới 940.000 thùng/ngày trong tháng này.
Lượng cắt giảm của PetroChina có thể lên tới 377.000 thùng/ngày trong tháng 3/2020, theo một quan chức dấu tên của công ty.
Tuần trước Retuers đã báo cáo rằng Sinopec, nhà máy lọc dầu lớn nhất của Châu Á đang cắt giảm khoảng 600.000 thùng dầu thô mỗi ngày hay 12% lượng dầu thô trung bình, giảm nhiều nhất trong hơn một thập kỷ.
Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc tại Sơn Đông đã giảm sản lượng xuống chưa tới một nửa công suất.
Quan chức của Petrochina nói “việc cắt giảm sản lượng chủ yếu tại các nhà máy lọc dầu nằm ở đông bắc và miền bắc Trung Quốc, nơi nhu cầu đang bị ảnh hưởng lớn hơn so với miền tây của quốc gia này”.
PetroChina bắt đầu giảm sản lượng trong đầu tháng này, nhưng đã giảm sâu trong ngày 10/2.
Các công ty dầu mỏ nhà nước đang đàm phán với các nhà cung cấp dài hạn như Saudi Arabia, Kuwait và UAE về khả năng trì hoãn xuất hàng hay giảm khối lượng hàng xuất.
PetroChina cũng giảm hoạt động trong tuần này tại nhà máy lọc dầu Qinzhou công suất 200.000 thùng/ngày, một nhà máy con tại tỉnh miền nam Quảng Tây.
 
Nhà máy nằm ở Ninh Hạ phía bắc của Trung Quốc kể từ ngày 3/2 hoạt động ở mức 67% tổng công suất, một mức thấp lịch sử.
Nhà máy lọc dầu công suất 260.000 thùng/ngày nằm ở tỉnh tây bắc Yunnan biên giới với Myanmar xử lý dầu của Saudi Arabia tuần trước cho biết họ sẽ giảm sản lượng.
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Các nhà khoan dầu Mỹ đã bổ sung giàn khoan tuần thứ 3 trong 4 tuần

Baker Hughes: Các nhà khoan dầu Mỹ đã bổ sung giàn khoan tuần thứ 3 trong 4 tuần

Các công ty năng lượng của Mỹ đã bổ sung số giàn khoan dầu lần thứ 3 trong 4 tuần, mặc dù các nhà sản xuất dự kiến cắt giảm chi tiêu cho việc khoan mới năm thứ 2 liên tiếp trong năm 2020.
Các công ty đã bổ sung 1 giàn khoan trong tuần tính tới ngày 7/2/2020, đưa tổng số giàn khoan lên 676 giàn, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Trong cùng tuần một năm trước, có 854 giàn hoạt động.
Các giàn khoan dầu, một chỉ số sớm của sản lượng tương lai, đã giảm trung bình 208 giàn trong năm 2019 sau khi tăng 138 giàn trong năm 2018 do các công ty khai thác và thăm dò (E&P) độc lập cắt giảm chi tiêu cho việc khoan mới, sau khi các cổ đông tìm kiếm doanh thu tài chính tốt hơn trong môi trường giá dầu thấp.
Mặc dù số giàn khoan mới đã giảm trong năm ngoái, sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục tăng một phần vì năng xuất khoan tăng lên mức kỷ lục tại hầu hết các lưu vực đá phiến.
Tốc độ tăng trưởng sản xuất dự kiến chậm lại trong những năm tới sau khi tăng 18% trong năm 2018 và 11% trong năm 2019.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo sản lượng dầu thô sẽ tăng khoảng 9% trong năm 2020 lên 13,3 triệu thùng/ngày và 3% trong năm 2021 lên 13,7 triệu thùng/ngày so với kỷ lục 12,2 triệu thùng/ngày trong năm 2019.
Công ty dịch vụ tài chính Mỹ Cowen & Co cho biết 26 trong số các công ty E&P độc lập họ theo dõi đã báo cáo ước tính chi tiêu cho năm 2020, sụt giảm 13% trong năm 2020 so với năm trước.
Trong khi đó, số lượng giàn khoan khí của Mỹ giảm 1 giàn xuống 111 giàn, thấp nhất kể từ tháng 10/2016.
Từ đầu năm tới nay, tổng cộng số giàn khoan dầu và khí hoạt động tại Mỹ đạt trung bình 791 giàn. Hầu hết các giàn sản xuất cả dầu và khí đốt.
 
Các nhà phân tích tại Simmons Energy, chuyên gia năng lượng tại ngân hàng Mỹ Piper Sandler, dự báo số giàn khoan dầu và khí sẽ giảm từ 943 giàn năm 2019 xuống 816 giàn trong năm 2020 trước khi tăng lên 848 giàn trong năm 2021.
Số liệu đó tương tự như dự báo của Simmons kể từ đầu tháng 1/2020 và nghĩa là Simmons dự báo số giàn khoan hàng tuần sẽ tăng từ mức hiện nay đến cuối năm nay.
 Nguồn: VITIC/Reuters 
 Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4385464
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2308
4123
6431
2330825
85410
4385464

Your IP: 18.218.190.118
Server Time: 2024-11-25 13:22:11

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 43 guests and no members online