Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Baker Hughes: Các nhà khoan dầu Mỹ đã bổ sung giàn khoan tuần thứ 3 trong 4 tuần

Baker Hughes: Các nhà khoan dầu Mỹ đã bổ sung giàn khoan tuần thứ 3 trong 4 tuần

Các công ty năng lượng của Mỹ đã bổ sung số giàn khoan dầu lần thứ 3 trong 4 tuần, mặc dù các nhà sản xuất dự kiến cắt giảm chi tiêu cho việc khoan mới năm thứ 2 liên tiếp trong năm 2020.
Các công ty đã bổ sung 1 giàn khoan trong tuần tính tới ngày 7/2/2020, đưa tổng số giàn khoan lên 676 giàn, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Trong cùng tuần một năm trước, có 854 giàn hoạt động.
Các giàn khoan dầu, một chỉ số sớm của sản lượng tương lai, đã giảm trung bình 208 giàn trong năm 2019 sau khi tăng 138 giàn trong năm 2018 do các công ty khai thác và thăm dò (E&P) độc lập cắt giảm chi tiêu cho việc khoan mới, sau khi các cổ đông tìm kiếm doanh thu tài chính tốt hơn trong môi trường giá dầu thấp.
Mặc dù số giàn khoan mới đã giảm trong năm ngoái, sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục tăng một phần vì năng xuất khoan tăng lên mức kỷ lục tại hầu hết các lưu vực đá phiến.
Tốc độ tăng trưởng sản xuất dự kiến chậm lại trong những năm tới sau khi tăng 18% trong năm 2018 và 11% trong năm 2019.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo sản lượng dầu thô sẽ tăng khoảng 9% trong năm 2020 lên 13,3 triệu thùng/ngày và 3% trong năm 2021 lên 13,7 triệu thùng/ngày so với kỷ lục 12,2 triệu thùng/ngày trong năm 2019.
Công ty dịch vụ tài chính Mỹ Cowen & Co cho biết 26 trong số các công ty E&P độc lập họ theo dõi đã báo cáo ước tính chi tiêu cho năm 2020, sụt giảm 13% trong năm 2020 so với năm trước.
Trong khi đó, số lượng giàn khoan khí của Mỹ giảm 1 giàn xuống 111 giàn, thấp nhất kể từ tháng 10/2016.
Từ đầu năm tới nay, tổng cộng số giàn khoan dầu và khí hoạt động tại Mỹ đạt trung bình 791 giàn. Hầu hết các giàn sản xuất cả dầu và khí đốt.
 
Các nhà phân tích tại Simmons Energy, chuyên gia năng lượng tại ngân hàng Mỹ Piper Sandler, dự báo số giàn khoan dầu và khí sẽ giảm từ 943 giàn năm 2019 xuống 816 giàn trong năm 2020 trước khi tăng lên 848 giàn trong năm 2021.
Số liệu đó tương tự như dự báo của Simmons kể từ đầu tháng 1/2020 và nghĩa là Simmons dự báo số giàn khoan hàng tuần sẽ tăng từ mức hiện nay đến cuối năm nay.
 Nguồn: VITIC/Reuters 
 Trích: http://vinanet.vn

Nhập khẩu dầu của Châu Á từ Mỹ sẽ phục hồi trong tháng 5/2020 sau khi giá cước giảm

Nhập khẩu dầu của Châu Á từ Mỹ sẽ phục hồi trong tháng 5/2020 sau khi giá cước giảm

Nhập khẩu dầu thô của Châu Á từ Mỹ có thể phục hồi trong tháng 5/2020 sau khi giá cước vận chuyển mang dầu thô Mỹ tới Bắc Á giảm 27% so với một tuần trước.
Sự gia tăng nhập khẩu dầu của Châu Á từ Mỹ có thể thay thế nhu cầu của dầu từ UAE, Châu Phi và Châu Âu chất lượng tương tự.
Chi phí thuê tàu VLCC mang 2 triệu thùng dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm xuống khoảng 8 triệu USD, giảm từ 11 triệu USD một tuần trước.
Một nguồn tin cho biết “sẽ có thêm dầu Mỹ sang Châu Á. Việc vận chuyển đã chậm lại trong 2 tháng qua”.
Khối lượng dầu thô Mỹ sang Châu Á trong tháng 3/2020 ước tính là thấp nhất trong 2 năm, trong khi khối lượng trong tháng 4/2020 thậm chí còn thấp hơn, theo số liệu của Refinitiv. Các lệnh trừng phạt của Mỹ với công ty vận chuyển của Trung Quốc khiến giá vận chuyển tăng vọt trong quý 4/2019 và nâng chi phí xuất khẩu dầu Mỹ sang Châu Á.
Giá cước vận chuyển có thể bị áp lực giảm tiếp khi Mỹ có thể sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trong vài ngày tới với các đơn vị thuộc công ty vận chuyển COSCO của Trung Quốc mà Washington đã cáo buộc vận chuyển dầu của Iran.
Tuy nhiên, sự bùng phát của virus corona dự kiến làm giảm nhu cầu dầu của Trung Quốc trong quý 1/2020, gây u ám cho việc nhập khẩu dầu từ Mỹ.
 
Nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này đã được dự kiến tăng cường mua nhiên liệu từ Mỹ như một phần của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa 2 quốc gia.
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 7/2: Dầu tăng sau khi Nga ủng hộ cắt giảm thêm sản lượng

TT năng lượng TG ngày 7/2: Dầu tăng sau khi Nga ủng hộ cắt giảm thêm sản lượng

 Giá dầu tăng trong ngày hôm nay sau khi Nga ủng hộ quyết định cắt giảm sản lượng sâu hơn của OPEC và các nhà sản xuất đồng minh, trong bối cảnh nhu cầu dầu thu hẹp do dịch bệnh ở Trung Quốc ảnh hưởng tới các thị trường toàn cầu.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 32 US cent hay 0,6% lên 55,25 USD/thùng, sau khi giảm 0,6% trong phiên trước. Dầu thô WTI kỳ hạn cũng tăng 26 US cent hay 0,5% lên 51,21 USD/thùng, sau khi tăng 0,4% trong phiên trước.
Một cuộc hội thảo tư vấn cho OPEC và các cồng minh dẫn đầu là Nga gọi là OPEC+, đã đề nghị cắt giảm sản lượng 600.000 thùng/ngày. Sergei Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao của Nga cho biết “chúng tôi hỗ trợ thỏa thuận này” khi hỏi về đề xuất tại cuộc họp báo tại thành phố Mexico.
Giá dầu giảm hơn 20% kể từ khi bùng phát virus này tại thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố "cuộc chiến tranh nhân dân" về dịch bệnh do tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, đã báo cáo 69 trường hợp tử vong mới, đưa tổng số người tử vong tại quốc gia này lên tới hơn 600.
Nhà phân tích thị trường RBC Capotal Markets cho biết “ảnh hưởng của virus này tới thị trường dầu mỏ phần lớn vẫn là câu chuyện về nhu cầu của Trung Quốc với nhu cầu nhiên liệu bay suy yếu và cắt giảm hoạt động kinh tế, như việc ảnh hưởng tới nhu cầu bên ngoài Trung Quốc là rất nhỏ hiện nay”.
Khí tự nhiên tăng nhẹ do tồn trữ lớn hơn dự kiến
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng nhẹ do dự báo thời tiết lạnh hơn, nhu cầu sưởi ấm tăng cao và sản lượng giảm bù đắp mức tồn trữ cao hơn so với dự kiến trong tuần trước, trong khi giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường thế giới giảm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn New York tăng 0,1 US cent tương đương 0,1% lên 1,862 USD/mmBTU, đóng cửa phiên 3/2/2020 giá khí tự nhiên chạm 1,819 USD/mmBTU - thấp nhất kể từ tháng 3/2016.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ tăng 137 tỷ feet khối (bcf) khí trong tuần kết thúc vào ngày 31/1/2020. Số liệu này là cao hơn so với dự báo giảm 129 bcf của các nhà phân tích trong thăm dò của Reuters, và giảm 228 bcf trong cùng tuần năm ngoái. Dự trữ trong tuần tính tới ngày 31/1 giảm xuống 2.609 nghìn tỷ feet khối (tcf), cao hơn 8,3% mức trung bình tại thời điểm này trong 5 năm.
Sản lượng khí tại 48 tiểu bang của Mỹ giảm từ 93,7 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong ngày 4/2 xuống gần mức thấp nhất 5 tháng tại 92,5 bcfd trong ngày 5/2.
Refinitiv đã dự báo nhu cầu tại 48 tiểu bang gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 116,8 bcfd trong tuần này lên 122,9 bcfd trong tuần tới.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 7/2/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

51,1712

0,31

0,61%

-2,94%

Dầu Brent

USD/thùng

55,2877

0,38

0,69 %

-10,98%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,8737

0,00

0,10%

-27,46%

Xăng

USD/gallon

1,5039

0,0031

-0,21 %

3,99%

Dầu đốt

USD/gallon

1,6751

0,0048

-0,29 %

-12,23%

 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Hiệp định giữa Việt Nam và Indonesia về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư

Hiệp định giữa Việt Nam và Indonesia về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư

  Hiệp định giữa Việt Nam và Indonesia về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư được kí kết nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Thông tin cơ bản về Hiệp định giữa Việt Nam và Indonesia về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư
 
Thời gian kí kết: ngày 25/10/1991.
 
Địa điểm kí kết: Jakarta, Indonesia.
 
Hiệp định giữa Việt Nam và Indonesia về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư được kí kết nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
 
Mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam Và Indonesia, đặc biệt, cho đầu tư vốn của các nhà đầu tư của nước này trên lãnh thổ của nước kia trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
 
Hai nước đều nhận thức được rằng khuyến khích và bảo hộ lẫn nhau đối với đầu tư vốn và đầu tư theo hiệp định quốc tế góp phần làm tăng sự thịnh vượng quốc gia.
 
Khuyến khích và bảo hộ đầu tư
1. Mỗi Bên kí kết khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư của Bên kí kết kia đầu tư trên lãnh thổ của mình, và sẽ chấp nhận những vốn đầu tư như vậy phù hợp với luật và qui định của mình.
 2. Những đầu tư của các nhà đầu tư của mỗi Bên kí kết được đối xử công bằng, thỏa đáng trong suốt thời gian đầu tư và được hưởng sự bảo hộ thích đáng và an toàn trên lãnh thổ Bên kí kết kia.
 Phạm vi áp dụng Hiệp định giữa Việt Nam và Indonesia về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư
 1. Lợi ích của Hiệp định này chỉ áp dụng cho những trường hợp đầu tư vốn của các nhà đầu tư của một Bên kí kết trên lãnh thổ của Bên kí kết kia đã được chuẩn y cụ thể bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Bên kí kết kia.
 2. Các nhà đầu tư của một Bên kí kết phải xin chuẩn y đối với bất kì đầu tư vốn nào được tiến hành trước hay sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
 3. Hiệp định này được áp dụng cho những đầu tư của các nhà đầu tư của Việt Nam trên lãnh thổ Indonesia đã được cho phép từ trước, phù hợp với luật về đầu tư vốn nước ngoài và bất kì luật sửa đổi hoặc luật thay thế nào và những đầu tư của những nhà đầu tư của Indonesia trên lãnh thổ Việt Nam đã được cho phép từ trước phù hợp với Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 của Việt Nam và bất kì luật sửa đổi hoặc thay thế nào.
 
Bồi thường do tổn thất hoặc thiệt hại
1. Đầu tư của các nhà đầu tư của một Bên kí kết trên lãnh thổ của Bên kí kết kia bị tổn thất hoặc thiệt hại do chiến tranh hoặc xung đột vũ trang, cách mạng, tình trạng khẩn cấp quốc gia, đảo chính, khởi nghĩa hoặc bạo loạn trên lãnh thổ của Bên kí kết đó, nhà đầu tư có liên quan sẽ được hưởng đền bù, bồi thường hoặc giải pháp khác phù hợp với luật quốc tế và trong bất kì trường hợp nào không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư của bất kì nước thứ ba nào trong những trường hợp tương tự.
2. Các nhà đầu tư của một Bên kí kết được hưởng sự đối xử trên lãnh thổ của Bên kí kết kia không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà các nhà đầu tư nước thứ ba được hưởng về bất kì vấn đề gì có liên quan.
Nguồn: vietnambiz/Kinh tế & Tiêu dùng
Trích: http://vinanet.vn

Thâm hụt thương mại của Mỹ thu hẹp lần đầu tiên trong 6 năm

Thâm hụt thương mại của Mỹ thu hẹp lần đầu tiên trong 6 năm

 Thâm hụt thương mại của Mỹ sụt giảm lần đầu tiên trong 6 năm trong năm 2019, do cuộc chiến thương mại của Nhà Trắng với Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu, giữ nền kinh tế này tăng trưởng vừa phải bất chấp chi tiêu tiêu dùng suy giảm và đầu tư kinh doanh yếu.
Báo cáo của Bộ Thương mại ngày 5/2/2020 cũng chỉ ra chương trình nghị sự “nước Mỹ trước tiên” của chính quyền Trump đã làm giảm dòng hàng hóa vào năm ngoái, với xuất khẩu giảm lần đầu tiên kể từ năm 2016. Tổng thống Donald Trump đã cam kết giảm thâm hụt bằng cách dừng các giao dịch nhập khẩu thương mại không công bằng và đàm phán lại các hiệp định thương mại tự do.
Trump đã cho rằng việc cắt giảm thâm hụt thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hàng năm lên 3%. Tuy nhiên, nền kinh tế này đã không đạt được mốc đó, tăng 2,3% trong năm 2019, thấp nhất trong 3 năm sau khi tăng 2,9% trong năm 2018.
Với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo dài 19 tháng đang dịu đi, sự thu hẹp thâm hụt trong năm ngoái không có khả năng lặp lại.
Thâm hụt thương mại đã giảm 1,7% xuống 616,8 tỷ USD trong năm ngoái, giảm lần đầu tiên kể từ năm 2013. Tăng trưởng GDP là 2,9% giảm từ 3% trong năm 2018.
Nhập khẩu hàng hóa giảm 1,7% trong năm ngoái, cũng là lần giảm đầu tiên trong 3 năm. Mỹ đã nhập khẩu 2,4 tỷ thùng dầu thô, ít nhất kể từ năm 1992, do quốc gia này giảm đáng kể sự phụ thuộc vào dầu thô từ nước ngoài trong bối sản lượng và thăm dò trong nước tăng lên.
Xuất khẩu giảm 1,3% được dẫn đầu bởi sự sụt giảm trong các lô hàng tư liệu sản xuất, vật tư và nguyên liệu sản xuất và các hàng hóa khác.
Ở đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc năm ngoái, Washington đã giảm thuế với hàng tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, gồm cả sản phẩm tiêu dùng, nhập khẩu đang tăng. Thâm hụt thương mại hàng hóa nhạy cảm về chính trị với Trung Quốc đã giảm 17,6% xuống còn 345,6 tỷ USD vào năm 2019.
Nhà Trắng cũng tranh chấp với các đối tác thương mại khác, gồm Liên minh Châu Âu, Brazil và Argentina, cáo buộc họ giảm giá tiền tệ. Nhưng những nỗ lực này không kiềm chế được nhiều trong thâm hụt thương mại với EU, đã đạt cao kỷ lục 177,9 tỷ USD. Thâm hụt với Mexico tăng lên cao kỷ lục 101,8 tỷ USD.
Washington và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 trong tháng 1/2020. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn để thuế quan với 360 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (khoảng 2/3 của tổng số trị giá hàng hóa).
Hàng hóa nhập khẩu đã giảm mạnh trong tháng 12/2019, khiến thâm hụt thương mại giảm 11,9% xuống 48,9 tỷ USD trong tháng trước.
Khi điều chỉnh theo lạm phát, thâm hụt thương mại hàng hóa tăng 4,3 tỷ USD lên 80,5 tỷ trong tháng 12/2019.
Thương mại đã bổ sung gần 1,5 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong quý 4/2019, vượt mức đóng góp 1,2 điểm phần trăm từ chi tiêu tiêu dùng (chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế của Mỹ). Nền kinh tế này tăng 2,1% trong quý 4/2019, phù hợp với tốc độ trong quý 3/2019.
Mặc dù thâm hụt thương mại dự kiến tăng, nền kinh tế này có thể tiếp tục tăng vừa phải, với các báo cáo khác cho thấy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phục hồi và các công ty tư nhân tăng cường tuyển dụng trong tháng 1/2019.
Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho biết chỉ số hoạt động phi sản xuất tăng lên 55,5 trong tháng trước từ 54,9 trong tháng 12/2019. Chỉ số này trên 50 đánh dấu phát triển trong lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế của Mỹ.
 
Ngoài ra, báo cáo việc làm quốc gia ADP chỉ ra số việc làm lĩnh vực tư nhân tăng 291.000 việc trong tháng 1/2020, mạnh nhất kể từ tháng 5/2015, sau khi tăng 199.000 việc trong tháng 12/2019.
Nhập khẩu tăng 3,2% lên mức cao nhất 7 tháng trong tháng 12/2019 sau 3 tháng sụt giảm liên tiếp và nhập khẩu dầu tăng 1,7 tỷ USD. Nhập khẩu các hàng hóa khác cũng tăng 1,2 tỷ USD.
Các nhà kinh tế tin tưởng thuế 15% với hàng hóa trị giá 110 tỷ USD của Trung Quốc (có hiệu lực vào 1/9/2019) đã gây sức ép tới nhập khẩu trong giai đoạn những tháng này. Họ cũng dự đoán thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 sẽ đẩy lùi thuế quan có thể khuyến khích các công ty duy trì nhập khẩu trong cuối năm 2019.
Xuất khẩu hàng hóa tăng 0,9% lên 137,7 tỷ USD trong tháng 12/2019, trong đó xuất khẩu dầu tăng 1,5 tỷ USD cũng như xuất khẩu các hàng hóa tăng 1 tỷ USD. Xuất khẩu xăng dầu tháng 12/2019 tăng kỷ lục lên 17,1 tỷ USD. Nhưng xuất khẩu ô tô và linh kiện giảm 1 tỷ USD xuống 12,4 tỷ USD, thấp nhất kể từ tháng 11/2016.
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4385435
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2279
4123
6402
2330825
85381
4385435

Your IP: 18.191.154.132
Server Time: 2024-11-25 13:16:46

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 16 guests and no members online