Warning
  • Sorry No Product Found!!.

TT năng lượng TG ngày 3/2: Dầu tiếp tục giảm do lo ngại ảnh hưởng của virus corona

TT năng lượng TG ngày 3/2: Dầu tiếp tục giảm do lo ngại ảnh hưởng của virus corona

 Giá dầu tiếp tục sụt giảm trong ngày hôm nay, giảm bởi lo lắng về nhu cầu giảm tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới sau khi virus corona bùng phát.
Dầu thô Brent và dầu WTI của Mỹ giảm tuần thứ 4 liên tiếp trong tuần trước sau khi các hãng hàng không hủy các chuyến bay tới Trung Quốc. Chuỗi cung ứng ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng bị gián đoạn.
Dầu thô Brent ở mức 55,83 USD/thùng, giảm 79 US cent hay 1,4% sau khi mất gần 12% trong tháng 1/2020, tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2018.
Dầu thô WTI của Mỹ giảm 50 US cent xuống 51,06 USD/thùng, sau khi xuống mức thấp 50,42 USD/thùng. Dầu WTI đã giảm 15,6% trong tháng 1/2020, tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2019.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đình trệ trong tháng 1/2020 do các đơn hàng xuất khẩu giảm trong khi giới phân tích dự kiến số liệu sẽ giảm mạnh trong tháng 2/2020 do sự bùng phát của virus ảnh hưởng tới nhu cầu tại quốc gia này, ngay cả khi ngân hàng trung ương dự kiến bơm thêm thanh khoản để hỗ trợ nền kinh tế.
Michael McCarthy, nhà chiến lược thị trường tại CMC Maeekets, Sydney cho biết việc đóng cửa hàng không cho thấy sẽ có một số chậm trễ về nhu cầu.
Tổ chức OPEC và các đồng minh có thể chuyển cuộc họp từ tháng 3 sang tháng 2 để bàn luận về ảnh hưởng nhu cầu dầu mỏ từ sự bùng phát của virus này.
Sản lượng dầu của OPEC giảm trong tháng 1/2020 xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 sau khi một số thành viên dẫn đầu là Saudi Arabia tuân thủ quá mức theo thỏa thuận giảm sản lượng mới và do nguồn cung của Libya giảm.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 3/2/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

-51,4425

0,1149

-0,22 %

-5,68%

Dầu Brent

USD/thùng

-55,9280

1,9699

-3,40 %

-10,47%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,8609

0,0165

0,90 %

-30,08%

Xăng

USD/gallon

-1,4932

0,0051

-0,34 %

4,34%

Dầu đốt

USD/gallon

-1,6191

0,0116

-0,71 %

-15,07%

 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Hàng hóa TG tháng 1/2020: Giá dầu, đồng và cà phê giảm; vàng đi lên

Hàng hóa TG tháng 1/2020: Giá dầu, đồng và cà phê giảm; vàng đi lên

 Biến động mạnh trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong nửa cuối tháng 1/2020 do virus Corona đã khiến giá một số mặt hàng chủ chốt giảm trong cả tháng đầu tiên của năm 2020, trong đó có dầu mỏ. 
Tại cuộc họp kín của Ủy ban khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva (Thụy Sĩ) vào rạng sáng 31/1 (theo giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) gây ra.
Đây là loại virus gây bệnh viêm phổi khởi phát từ Trung Quốc đã làm hơn 250 người tử vong và hơn 11.000 người nhiễm ở 25 quốc gia trên thế giới, tính đến ngày 1/2. Tình trạng khẩn cấp toàn cầu là công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế liên quan đến phòng chống dịch bệnh, giám sát, kiểm soát và phản ứng.
Sự bùng phát của dịch virus Corona được cho là sẽ tác động xấu đến nền kinh tế Trung Quốc, với tổng số ca nhiễm mới cao hơn so với số lượng ca nhiễm bệnh trong đợt bùng phát dịch Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hồi năm 2002-2003.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và việc hạn chế đi lại khiến các nhà kinh tế giảm bớt kỳ vọng tăng trưởng của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Goldman Sachs cho biết sự bùng phát dịch bệnh có thể giảm 0,4 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2020 và có thể kéo nền kinh tế Mỹ giảm thấp.
Tuy nhiên, WHO kêu gọi thế giới không hạn chế đi lại hay giao dịch với Trung Quốc, cho thấy niềm tin của tổ chức này vào việc Trung Quốc có thể ngăn chặn được virus Corona.
Năng lượng: Giá dầu và khí gas đều giảm
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1 (ngày 31/12020), giá dầu ngọt nhẹ (WTI) và dầu Brent Biển Bắc tiếp tục giảm phiên thứ 4 liên tiếp. Tính chung trong cả tuần qua cũng như cả tháng 1/2020, giá dầu sụt giảm.
Phiên 31/1, dầu WTI giao tháng 3/2020 trên sàn Nymex tại New York hạ 58 US cent (tương đương 1,1%) xuống 51,56 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 7/8/2019; dầu Brent giao cùng kỳ hạn trên sàn London cũng mất 13 US cent (tương đương 0,2%) xuống 58,16 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent kỳ hạn tháng 3/2020 đáo hạn ở phiên này. Giá dầu Brent giao tháng 4/2020 giảm 71 US cent (tương đương 1,2%) còn 56,62 USD/thùng.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI giảm 4,9%, và trong tháng 1/2020 giảm 15,6% - tháng giảm giá mạnh nhất kể từ tháng 5/2019. Trong khi đó, dầu Brent giảm 4,2% trong tuần qua và mất gần 12% trong tháng 1/2020.
Mối quan ngại về tác động của sự lây lan của dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu năng lượng đã “phủ bóng đen” lên thị trường dầu mỏ thế giới trong suốt tuần qua. Số ca tử vong do dịch viêm phổi cấp do virus corona mới tại Trung Quốc gia tăng, qua đó làm giảm nhu cầu đi lại và triển vọng nhu cầu năng lượng tăng chậm lại.
Trong khi đó, Saudi Arabia đã mở cuộc thảo luận về việc tiến hành sớm cuộc họp chính sách sắp tới của OPEC+ vào đầu tháng Hai thay vì trong tháng Ba, sau khi giá dầu liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây do virus Corona.
Sản lượng dầu của OPEC giảm trong tháng 1 xuống mức thấp nhất nhiều năm khi nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia và các thành viên vùng Vịnh tuân thủ quá mức theo thỏa thuận hạn chế sản lượng mới và nguồn cung từ Libya giảm bởi việc phong tỏa các cảng và mỏ dầu.
Tuy nhiên, nguồn cung toàn cầu vẫn dồi dào; sản lượng của Mỹ tăng 203.000 thùng/ngày lên kỷ lục 12,9 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2019.
Theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng trong hoạt động sản xuất tháng 1 của Trung Quốc giảm. Chỉ số PMI giảm xuống 50 từ 50,2 trong tháng 12/2019. Đợt nghỉ Tết kéo dài một tuần của Trung Quốc lẽ ra kết thúc vào ngày 31/1, nhưng Chính phủ đã yêu cầu nhiều nơi phải đóng cửa lâu hơn trong nỗ lực kiềm chế dịch bệnh.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy giá dầu vẫn được hỗ trợ gần mức hiện tại trong năm nay do những rủi ro về chính trị và việc hạn chế sản lượng của OPEC sẽ giúp cân đối nguồn cung ngày càng tăng. Cuộc thăm dò này được thực hiện với 50 nhà kinh tế và phân tích chủ yếu trước khi virus corona bùng phát.
Tuy nhiên, dự báo giá dầu sẽ vẫn chịu áp lực giảm cho tới khi Trung Quốc kiềm chế được virus corona. Sự bùng phát của virus có thể giảm nhu cầu dầu của Trung Quốc hơn 250.000 thùng/ngày trong quý 1/2020, kéo theo giá dầu giảm bởi dư cung.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Châu Á tuần này giảm bởi dư thừa nguồn cung do thị trường lo ngại về tác động của sự bùng phát virus Corona.
Giá LNG trung bình giao tháng 3 sang Đông Bắc Á ước tính khoảng 3,8 USD/mmBtu, giảm 0,2 USD/mmBtu so với một tuần trước.
Với nhu cầu trên khắp Châu Á giảm trong mùa Đông này do thời tiết ấm hơn bình thường, các mối lo ngại đang gia tăng rằng virus Corona có thể làm giảm mức tiêu thụ khí.
Kim loại quý: Giá vàng tháng 1 tăng nhiều nhất 5 tháng
Giá vàng tăng trong phiên cuối cùng của tháng 1/2020 và tính chung cả tháng đã tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng do lo ngại suy giảm kinh tế từ dịch bệnh viêm phổi cấp.
Kết thúc phiên 31/1, vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.585,66 USD/ounce. Kim loại này đã tăng hơn 4% trong tháng 1/2020 - nhiều nhất kể từ tháng 8/2019; vàng kỳ hạn tháng 4/2020 đóng cửa phiên giảm 0,1% xuống 1.587,9 USD/ounce.
Trong khi đó, các cuộc khảo sát cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc ổn định và dịch vụ mạnh trong tháng 1/2020. Tuy nhiên, khảo sát có thể đã thực hiện trước khi virus bùng phát mạnh.
Về những kim loại quý khác, nguồn cung palađi hạn hẹp khiến kim loại này có tháng tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 11/2016. Palađi đã tăng 18% trong tháng 1/2020, lên mức cao kỷ lục 2.583,19 USD/ounce trong ngày 20/1. Trong phiên 31/1 kim loại quý này giảm 1,2% so với phiên trước đó, xuống 2.283,19 USD/ounce.
Bạc đã tăng 1,1% trong phiên cuối tháng, lên 18,02 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 1,9% xuống 959,33 USD/ounce và tính chung cả tuần giảm nhiều nhất kể từ đầu tháng 11/2020.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng giảm tiếp
Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 tháng ở phiên 31/1 do các thương nhân và các quỹ bán ra, với dự đoán nhu cầu đang giảm tại Trung Quốc - nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – do virus corona đang bùng phát.
Đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London kết thúc phiên 31/1 giảm 0,4% xuống 5,567 USD/tấn, đầu phiên có lúc chỉ 5.533,5 USD/tấn - thấp nhất kể từ đầu tháng 9/2019 và giảm 12% kể từ ngày 16/1. Tình trong một tuần qua, giá đồng đã giảm 6,42%, còn trong tháng 1/2020 giảm 10,69%.
Nhà đầu tư không hy vọng sản xuất ở Trung Quốc sẽ sớm tăng tốc vì nhiều nhà máy tiếp tục kéo dài kỳ nghỉ Tết do dịch virus Corona. Một khảo sát chính thức cho thấy tăng trưởng trong hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm trong tháng 1, do đơn hàng xuất khẩu giảm.
Nông sản: Giá đường tăng, cà phê giảm
Phiên cuối cùng của tháng 1/2020, giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/20210 đóng cửa ở mức giảm 2 USD, hay 0,4%, xuống 406,2 USD/tấn, sau khi có lúc chạm mức cao nhất 2,5 năm tại 416,5 USD. Tính chung cả tuần giá đường trắng tăng 1,2%; trong tháng 1/2020 tăng khoảng 11%. Đường thô kỳ hạn tháng 3/2019 cũng tăng 0,02 US cent hay 0,1% lên 14,61 US cent/lb trong cùng phiên; tính chung cả tuần giá tăng 1,53% và cả tháng tăng 11,27%
Đường trắng kỳ hạn tháng 3 hiện giao dịch ở mức giá cao hơn 7,3 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5. Thị trường tiếp tục được hỗ trợ bởi sản lượng giảm tại Ấn Độ và Thái Lan. Sản lượng đường của Ấn Độ có thể giảm gần 18% trong niên vụ 2019/20 do hạn hán tiếp sau bởi lũ lụt tại bang sản xuất lớn thứ 2 của quốc gia này. Sản lượng đường của Thái Lan niên vụ 2019/20 giảm 28% so với một năm trước xuống 10,5 triệu tấn, mức thấp nhất trong 9 năm do hạn hán.
Đối với mặt hàng cà phê, arabica kỳ hạn tháng 3/2020 đóng cửa phiên 31/1 tăng 1,15 US cent hay 1,1% lên 1,0265 USD/lb sau khi có lúc xuống mức thấp nhất 3 tháng là 1,0015 USD. Tính chung cả tuần giá giảm 6,8%; còn so sánh với một tháng trước thì giá giảm 19,24%. Tuy nhiên cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 phiên này tăng 30 USD, hay 2%, lên 1.334 USD/tấn.
Khả năng vụ bội thu tại Brazil trong năm nay đảm bảo thị trường arabica được cung cấp tốt trong những tháng tới.
Trong nhóm ngũ cốc, giá đậu tương và lúa mì giảm trong phiên cuối tháng do lo ngại về virus Corona. Riêng ngô giá tăng do hoạt động mua vào mang tính kỹ thuật.
Kết thúc phiên 31/1, giá ngô trên sàn Chicago tăng 1-3/4 US cent lên 3,81-1/4 USD/bushel, tuy nhiên tính chung cả tuần giảm 1,24%, cả tháng giảm 1,35%; giá đậu tương giảm 3-3/4 US cent xuống 8,72-1/2 USD/bushel, tính chung cả tuần giảm 3,07%, còn cả tháng giảm 8,77%; lúa mì đỏ cứng vụ Đông giảm 6-3/4 US cent xuống 5,53-3/4 USD/bushel, tính chung cả tuần giảm 2,71%, còn cả tháng giảm 1,01%.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên cuối tháng do các nhà đầu tư mua mạnh sau khi giảm trong phiên trước, mặc dù tâm lý vẫn thận trọng do sự bùng phát lây lan nhanh chóng của virus Ccorona tại Trung Quốc.
Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 7/2020 lúc đóng cửa tăng 1,2 JPY lên 181,1 JPY (1,65 USD)/kg, tính chung cả tuần tăng 0,7%. Cao su kỳ hạn tháng 2 trên sàn giao dịch SICOM của Singapore tăng 1,6% lên 138 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới
 

ĐVT

Giá 31/12/19

Giá 31/1/20

31/1 so với 30/1

31/1 so với 30/1 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

61,06

51,56

-0,58

-1,11%

Dầu Brent

USD/thùng

66,00

56,62

-0,71

-1,24%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

42.520,00

36.760,00

-1.070,00

-2,83%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,19

1,84

+0,01

+0,66%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

169,05

150,41

-0,14

-0,09%

Dầu đốt

US cent/gallon

202,28

162,84

-1,36

-0,83%

Dầu khí

USD/tấn

614,00

501,00

-8,00

-1,57%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

58.990,00

52.430,00

-950,00

-1,78%

Vàng New York

USD/ounce

1.523,10

1.587,90

-1,30

-0,08%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.296,00

5.533,00

+21,00

+0,38%

 

Bạc New York

USD/ounce

17,92

18,01

+0,02

+0,11%

Bạc TOCOM

JPY/g

62,80

63,00

+0,40

+0,64%

Bạch kim

USD/ounce

966,58

961,03

-18,43

-1,88%

Palađi

USD/ounce

1.945,49

2.287,77

-11,71

-0,51%

Đồng New York

US cent/lb

279,70

251,70

-0,70

-0,28%

Đồng LME

USD/tấn

6.174,00

5.567,00

-20,50

-0,37%

Nhôm LME

USD/tấn

1.810,00

1.722,00

-9,00

-0,52%

Kẽm LME

USD/tấn

2.272,00

2.200,00

+12,00

+0,55%

Thiếc LME

USD/tấn

17.175,00

16.375,00

+350,00

+2,18%

Ngô

US cent/bushel

387,75

381,25

+1,75

+0,46%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

558,75

553,75

-6,75

-1,20%

Lúa mạch

US cent/bushel

292,00

303,75

-1,75

-0,57%

Gạo thô

USD/cwt

13,29

13,61

+0,05

+0,37%

Đậu tương

US cent/bushel

955,50

872,50

-3,75

-0,43%

Khô đậu tương

USD/tấn

304,70

291,00

-0,50

-0,17%

Dầu đậu tương

US cent/lb

34,77

29,94

-0,69

-2,25%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

478,10

450,50

-5,90

-1,29%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.540,00

2.777,00

-24,00

-0,86%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

129,70

102,65

+1,15

+1,13%

Đường thô

US cent/lb

13,42

14,61

+0,02

+0,14%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

99,75

95,95

+0,50

+0,52%

Bông

US cent/lb

69,05

67,50

-1,55

-2,24%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

426,20

435,50

-0,60

-0,14%

Cao su TOCOM

JPY/kg

200,00

178,40

-2,80

-1,55%

Ethanol CME

USD/gallon

1,39

1,35

-0,01

-0,74%

 Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg
 Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 31/1: Dầu tăng vọt khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp

TT năng lượng TG ngày 31/1: Dầu tăng vọt khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp

 Giá dầu tăng vọt trong ngày hôm nay sau khi giảm mạnh trong tuần này, khi Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về sự lây lan của virus corona bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng không khuyến cáo việc hạn chế đi lại, giao dịch.
Giá dầu đã giảm gần 4% trong tuần này xuống mức thấp nhất 3 tháng trước khi phục hồi trong ngày hôm nay, với các nhà đầu tư và thương nhân lo lắng về sự lây lan của visus sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu và các sản phẩm dầu mỏ như thế nào.
Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường tại OANDA, New York cho biết “WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu nhưng quan trọng hơn cho biết việc hạn chế đi lại và giao dịch là không cần thiết”.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 90 US cent lên 59,19 USD/thùng sau khi giảm 2,5% trong phiên trước. Dầu Brent vẫn giảm 2,5% trong tuần này.
Dầu thô WTI kỳ hạn tăng 1,03 USD lên 53,17 USD/thùng. Hợp đồng này đã giảm 2,2% trong phiên trước và trong tuần này giảm 1,9%.
Ngày hôm qua WHO đã tuyên bố sự bùng phát virus corona tại Trung Quốc (đã giết chết hơn 200 người và lây lan ra 18 quốc gia) là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu.
Bất chấp thông báo của WHO và sự phục hồi của giá dầu ngày hôm nay, các nhà phân tích vẫn thận trọng và cảnh báo nguy cơ tiếp tục giảm nếu virus này tiếp tục lây lan.
Moya cho biết sự điều chỉnh của dầu mỏ trong tháng 1, chính xác giảm 13% đã chín mồi cho sự phục hồi. Dầu có thể vẫn dễ bị tổn thương mặc dù sự lạc quan trong ngày hôm nay rằng virus corona có thể bị ngăn chặn.
Chính phủ Italy đã quyết định đóng tất cả các chuyến bay giữa Italy và Trung Quốc, các hãng hàng không gồm Air France, American Airlines và British Airways đã dừng tất cả chuyến bay tới các thành phố Trung Quốc.
Ngân hàng ANZ cho biết “chúng tôi tính toán rằng nhu cầu có thể bị thiệt hại 500.000 thùng/ngày khi Trung Quốc kiềm chế du lịch nước ngoài và các hãng vận tải quốc tế dừng bay”.
Giá cũng được thúc đẩy bởi các báo cáo rằng Saudi Arabia đã mở cuộc bàn luận về việc chuyển cuộc họp chính sách sắp tới vào đầu tháng 2/2020 từ tháng 3/2020 như dự định sau khi giá dầu giảm mạnh.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 31/1/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

53,1588

1,11

2,13%

-3,80%

Dầu Brent

USD/thùng

59,4323

1,14

1,96 %

-5,28%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,8276

-0,0056

-0,31 %

-33,08%

Xăng

USD/gallon

1,5381

0,0048

0,31 %

7,05%

Dầu đốt

USD/gallon

1,6796

0,0087

0,52 %

-12,18%

 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Loạt khẩu trang công nghệ hàng đầu

Loạt khẩu trang công nghệ hàng đầu

 Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa virus, chống bụi, nhiều mẫu khẩu trang còn được thiết kế độc, lạ và thời trang.
Airinum
Thiết kế gọn gàng, tạo cảm giác ôm gọn khi đeo là điểm nổi bật của sản phẩm tới từ thương hiệu Thuỵ Điển. Về khả năng bảo vệ, nó có năm lớp khác nhau và các lớp đều có thể thay được. Thời gian sử dụng 100 giờ. Màng lọc sử dụng các lớp vật liệu có kích thước khác nhau. Ngoài ra, Airnum còn có hệ thống van thở hai chiều giúp cho người đeo không cảm thấy khó chịu. Trên website, Airnum có giá niêm yết khoảng 1,6 triệu đồng nhưng đang trong tình trạng cháy hàng và phải tới tháng 4 mới có hàng trở lại.
 
Vogmask
Sản phẩm ra đời tại San Francisco, California (Mỹ), nơi quy tụ nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới. Điểm nổi bật của Vogmask là thiết kế bắt mắt với mặt ngoài nhiều hoạ tiết, hoa văn phù hợp với nhiều người dùng khác nhau. Nó có thể coi là một món đồ thời trang chứ không chỉ phụ kiện bảo vệ sức khoẻ. Khẩu trang có giá niêm yết 33 USD, gần 800.000 đồng, có thể tải sử dụng bằng cách giặt lại. Nó cũng được trang bị hệ thống van thở, lọc bụi bẩn PM 0.3, PM 2.5 và PM 10, khử mùi và loại bỏ virus, vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài.
 
Totobobo Mask
Sản phẩm có thiết kế lạ mắt, khi đeo khi kết hợp một phần làm từ vật liệu tái sử dụng, dạng trong và có thể đàn hồi cùng với một bộ lọc khá lớn. Ưu điểm của Totobobo Mask là có thể tối ưu hoá để vừa khít với nhiều khuôn mặt khác nhau. Sản phẩm có bốn kích cỡ khác nhau với giá từ 35 cho tới 42 USD. Các bộ lọc có thể thay thế và bán rời với giá từ 15 USD. Bộ lọc tiêu chuẩn Pro+ Filter có khả năng lọc 99% bụi PM 2.5.
 
Xiaomi Purely Anti-Pollution Air Mask
Sản phẩm tới từ hãng công nghệ nổi tiếng Trung Quốc có giá khoảng 400.000 đồng ở Việt Nam. Điểm đáng chú ý là nó có quạt nhỏ tích hợp pin sạc để hoạt động. Nhờ thế, người đeo có thể hít thở dễ dàng hơn nhờ luồng khí được lưu thông và trao đổi nhanh. Tuy nhiên, bộ lọc của khẩu trang này chỉ chống được bụi PM 2.5 và vẫn không được đánh giá cao về khả năng ngăn ngừa virus xâm nhập từ môi trường.
 
Ao Air
Sản phẩm giống một chiếc kính đeo với phần che trong suốt hoàn toàn và không sử dụng chất liệu vải như thông thường. Thay vào đó, bao quanh mặt và miệng người dùng là một lớp vỏ bảo vệ tạo ra không gian lớn giúp cho việc hít thở được dễ dàng mà vẫn có thể ngăn cách được với môi trường xung quanh. Ở hai vành khẩu trang, bên dưới tai, là hệ thống quạt hút và bộ lọc không khí cấp độ Nano. Ao Air thậm chí còn có cả kết nối Bluetooth để người dùng có thể theo dõi được môi trường xung quanh mình. Sản phẩm được cả giới công nghệ lẫn thời trang đánh giá cao về thiết kế và tính năng. Tuy nhiên, tới tháng 7/2020 sản phẩm mới có mặt trên thị trường cùng giá bán không hề rẻ, 350 USD. Mỹ và Hàn Quốc là hai thị trường mở bán sớm nhất.
 
 
Ible Airvida
Sản phẩm không phải khẩu trang mà là vòng đeo cổ. Tuy nhiên, nó lại có tác dụng bảo vệ không khác gì một chiếc khẩu trang vô hình nhờ công nghệ lọc bằng Ion. Hệ thống lọc bụi và vi khuẩn của sản phẩm sử dụng công nghệ tạo ra 2 triệu ion mỗi giây, cho phép ngăn ngừa được tới 99% bụi PM 2.5 ở khu vực trước mũi và miệng của người đeo, loại bỏ bụi phấn. Với việc không che chắn trước miệng và mũi, khả năng lọi bỏ nhưng bụi, vi khuẩn và virus có kích thước nhỏ của sản phẩm không được đánh giá cao.

Nguồn: vnexpress.net

Trích: http://vinanet.vn

WHO tuyên bố dịch virus corona là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu

TTO - Trong cuộc họp báo diễn ra lúc gần 3h sáng 31-1 (giờ VN) ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019-nCoV) từ Trung Quốc là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu".WHO tuyên bố dịch virus corona là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu - Ảnh 1.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chủ trì cuộc họp báo ở trụ sở của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ chiều 30-1 (giờ địa phương) - Ảnh: REUTERS

Động thái này của WHO diễn ra khi số ca nhiễm 2019-nCoV gây bệnh viêm phổi cấp đã gia tăng như vũ bão lên đến hơn 8.200 ca, vượt qua số ca nhiễm SARS (Hội chứng Hô hấp cấp nặng) giai đoạn 2002-2003. 

Tính đến 23h30 ngày 30-1 (giờ Việt Nam), theo báo South China Morning Post, số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu lên đến 8.241, bao gồm 8.123 ca nhiễm và 171 trường hợp tử vong ở Trung Quốc đại lục.

Trong khi đó, số quốc gia và vùng lãnh thổ xác nhận các ca nhiễm 2019-nCoV đã lên đến con số 21, mới nhất là Ấn Độ và Philippines.

"Trong các tuần vừa qua, chúng tôi đã chứng kiến tình trạng khẩn cấp của một mầm bệnh chưa từng biết trước đó và bùng phát chưa từng có tiền lệ. Và mầm bệnh này cũng đã được nhiều nước phản ứng cũng theo cách chưa từng có tiền lệ" - Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói tại họp báo.

"Hãy để tôi nói rõ, việc tuyên bố này không có nghĩa là chúng tôi không tin tưởng Trung Quốc. Việc chúng tôi lo ngại nhất là khả năng virus này lan truyền đến các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém hơn" - Tổng giám đốc WHO nói.

Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu hay Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC) là một tuyên bố chính thức của WHO do Ủy ban khẩn ban hành Quy định Y tế Quốc tế (IHR) về một cuộc khủng hoảng y tế công cộng mang tầm khả năng toàn cầu.

PHEIC là một khái niệm chỉ dùng cho những đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất, đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải chung tay hành động. 

Theo hãng tin Reuters, thông qua tuyên bố PHEIC, WHO sẽ đưa ra các lời khuyên, gợi ý cho các quốc gia trong việc chống dịch bệnh, bao gồm ngăn chặn hoặc giảm các ca lây nhiễm xuyên biên giới, tránh các hoạt động thương mại và du lịch không cần thiết.

Tuy nhiên, ông Tedros lại nhấn mạnh rằng chẳng có lý do gì để hạn chế các hoạt động du lịch hoặc thương mại với Trung Quốc vì "virus corona". 

"WHO không đề xuất và thật sự là chúng tôi phản đối bất kỳ sự hạn chế nào" - Tổng giám đốc WHO nêu tại họp báo.  

 "Dù những con số này [số ca lây nhiễm và tử vong] còn khá nhỏ… nhưng chúng ta phải cùng nhau hành động ngay bây giờ để hạn chế lây lan" - ông Tedros diễn giải rằng việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu như một biện pháp cảnh báo.

Đây là lần thứ 6 WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Việc WHO tỏ ra cẩn trọng trong việc tuyên bố dịch do virus corona là tình trạng khẩn cấp toàn cầu cũng dễ hiểu bởi tổ chức này đã nhận nhiều chỉ trích trong quá khứ khi sử dụng thuật ngữ này cho dịch cúm H1N1 năm 2009.

Tại thời điểm đó, WHO bị chỉ trích vì đã gây hoang mang, khiến mọi người đổ xô mua vắcxin chống H1N1 và sau đó phát hiện ra rằng H1N1 không nguy hiểm như đánh giá ban đầu. 

Tuy nhiên năm 2014, WHO bị chỉ trích vì xem nhẹ mức độ nguy hiểm của dịch Ebola, đã càn quét các quốc gia Tây Phi, giết chết hơn 11.300 người tính đến thời điểm nó bị dập tắt vào năm 2016. 

Trong 2 lần họp báo vào tuần trước, WHO đã từ chối ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. WHO cho rằng còn thiếu bằng chứng lây truyền từ người sang người bên ngoài Trung Quốc.

Hôm 27-1, WHO thừa nhận "lỗi đánh máy" trong đánh giá nguy cơ toàn cầu của chủng virus gây chết người corona, đính chính từ mức "moderate" (vừa phải) ban đầu thành mức "high" (cao).

Trong thông báo đính chính, WHO đánh giá nguy cơ của virus corona là "rất cao" ở Trung Quốc, "cao" ở cấp khu vực, và "cao" ở cấp toàn cầu.

Trích: https://tuoitre.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4385826
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2670
4123
6793
2330825
85772
4385826

Your IP: 3.145.62.36
Server Time: 2024-11-25 15:32:20

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 89 guests and no members online